189. Kinh Thánh Đạo[1]

31/05/201112:00 SA(Xem: 40730)
189. Kinh Thánh Đạo[1]
Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Câu-lâu-lấu, ở Kiếm Ma-sắt-đàm, đô ấp Câu-lâu.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Có một con đường khiến chúng sanh được thanh tịnh, xả bỏ ưu sầu, than khóc, dứt hết buồn khổ ảo não, chứng được như pháp. Đó là Thánh chánh định, có tập, có trợ[2] và cũng có cụ[3], bao gồm bảy chi. 

“Thế nào là Thánh chánh định nói tập, nói trợ và nói cụ gồm bảy chi? Đó là, chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm. Nếu do bảy chi này mà có tập, có trợ và có cụ[4], khéo hướng đến tâm chuyên nhất[5], đó gọi là Thánh chánh định có tập, có trợ và có cụ. Vì sao vậy? Chánh kiến sanh chánh chí, chánh chí sanh chánh ngữ, chánh ngữ sanh chánh nghiệp, chánh nghiệp sanh chánh mạng, chánh mạng sanh chánh phương tiện, chánh phương tiện sanh chánh niệm, chánh niệm sanh chánh định. Hiền thánh đệ tử tâm được chánh định như vậy lập tức dứt sạch dâm, nộ, si. Hiền thánh đệ tử chánh tâm giải thoát như thế, lập tức biết như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

“Trong các chi ấy, chánh kiến đứng ngay hàng đầu. Nếu thấy rõ tà kiếntà kiến thì đó gọi là chánh kiến. Nếu thấy rõ chánh kiếnchánh kiến thì đó cũng gọi là chánh kiến

“Thế nào là tà kiến? 

“Đó là cho rằng không có bố thí, không có trai tự, không có chú thuyết, không có thiện, ác nghiệp, không có quản báo của thiện, ác nghiệp, không có đời này đời sau, không có cha, không có mẹ, không có bậc chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cõi này, khéo hướng đến cõi kia, tự tri, tự giác, trong đời này hay đời sau mà tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là tà kiến.

“Thế nào gọi là chánh kiến? 

“Đó là thấy rằng có bố thí, có trai tự, có chú thuyết, có thiện, ác nghiệp, có quả báo của thiện, ác nghiệp, có đời này đời sau, có cha có mẹ, có bậc chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cõi này, khéo hướng đến cõi kia, trong đời này hay đời sau tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là chánh kiến.

“Đó gọi rằng thấy tà kiếntà kiến thì đó là chánh kiến. Thấy chánh kiếnchánh kiến; đó cũng gọi là chánh kiến. Khi biết rõ như thế, liền phải cầu học, muốn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến. Đó gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm về sự đoạn trừ nơi tà kiến, thành tựu chánh kiến. Đó gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo kiến phương tiện, do phương tiện của kiến. Vì thế cho nên bảo chánh kiến là đứng ngay ở hàng đầu.

“Nếu thấy tà chí là tà chí, thì đó là chánh chí. Nếu thấy chánh chí là chánh chí thì đó cũng là chánh chí.

“Thế nào gọi là tà chí? Đó là niệm dục, niệm nhuế, niệm hại, được gọi là tà chí.

“Thế nào gọi là chánh chí? Đó là niệm vô dục, niệm vô nhuế, niệm vô hại, được gọi là chánh chí.

“Thấy rõ tà chí là tà chí, thì đó là chánh chí. Thấy rõ chánh chí là chánh chí, thì đó cũng là chánh chí. Biết như thế rồi, liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà chí, thành tựu chánh chí. Đó gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà chí, thành tựu chánh chí. Đó gọi là chánh niệm.

“Tất cả ba chi này đi theo chánh chí, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

“Nếu thấy rõ tà ngữtà ngữ, thì đó là chánh ngữ. Nếu thấy chánh ngữchánh ngữ, thì đó cũng chính là chánh ngữ.

“Sao gọi là tà ngữ? Nói dối, nói hai lưỡi, lời nói thô ác, lời nói thêu dệt, đó gọi là tà ngữ.

“Thế nào là chánh ngữ? Xa lìa sự nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, thêu dệt, đó gọi là chánh ngữ. Đó cũng gọi là thấy tà ngữtà ngữ, thì gọi là chánh ngữ. Thấy chánh ngữchánh ngữ, cũng gọi là chánh ngữ. Biết như vậy rồi liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ. Đó là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà ngữ, thành tựu chánh ngữ, gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo chánh ngữ, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

“Nếu thấy tà nghiệptà nghiệp, thì đó là chánh nghiệp. Nếu thấy chánh nghiệpchánh nghiệp, thì đó cũng chính là chánh nghiệp.

“Thế nào gọi là tà nghiệp? Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, gọi là tà nghiệp. Thế nào gọi là chánh nghiệp? Lìa sát sanh, trộm cướp, tà dâm, gọi là chánh nghiệp. Đó gọi rằng thấy tà nghiệptà nghiệp thì gọi là chánh nghiệp. Thấy chánh nghiệpchánh nghiệp, cũng gọi là chánh nghiệp. Biết như thế rồi liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo chánh nghiệp, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

“Nếu thấy tà mạngtà mạng, thì đó gọi là chánh mạng. Nếu thấy chánh mạngchánh mạng, thì cũng gọi là chánh mạng

“Thế nào là tà mạng? Nếu có sự mong cầu mà không mãn ý; bằng nhiều loại chú thuật súc sanh, bằng tà mạng mà nuôi sống. Nó không như pháptìm kiếm áo chăn, mà lại bằng phi pháp; không như pháp mưu cầu ẩm thực, giường chõng, thuốc thang, các tư cụ sanh hoạt, mà bằng phi pháp. Đó là tà mạng. Thế nào là chánh mạng? Nếu không có sự mong cầu không mãn ý; không dùng các thứ chú thuật, tà mạng để nuôi sống. Người ấy như pháptìm kiếm áo chăn, thì đó là pháp vậy; như pháp mà mưu cầu ẩm thực, giường chõng, thuốc thang, các tư cụ sanh hoạt, thì đó là pháp vậy. Đó gọi là chánh mạng. Đó là nói rằng, thấy tà mạngtà mạng thì gọi là chánh mạng; thấy chánh mạngchánh mạng, cũng gọi là chánh mạng. Kia biết như vậy rồi, bèn cầu học để đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; đó là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm nơi sự đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng, đó gọi là chánh niệm. Ba chi này đi theo chánh mạng, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

“Thế nào là chánh phương tiện? Tỳ-kheo để đoạn trừ ác pháp đã sanh mà phát khởi ý dục tìm cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm trừ diệt; vì để ác pháp chưa sanh thì không sanh, nên phát khởi ý dục tìm cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm mà trừ diệt; để pháp thiện chưa sanh thì sanh nên phát khởi ý dục tìm cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm trừ diệt; để thiện pháp đã sanh tồn tại, không bị quên, không thối thất, càng lúc càng phát triển rộng rãi, tu tập biến mãn đầy đủ, nên phát khởi ý dục tìm cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm mà trừ diệt; đó gọi là chánh phương tiện.

“Thế nào là chánh niệm? Tỳ-kheo quán nội thân như thân; quán, cho đến, thọ, tâm, pháp như pháp; đó gọi là chánh niệm.

“Thế nào là chánh định? Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ; đó gọi là chánh định.

“Thế nào là chánh giải thoát? Tỳ-kheo, tâm giải thoát khỏi dục, tâm giải thoát khỏi nhuế, si; đó gọi là chánh giải thoát. Thế nào là chánh trí? Tỳ-kheo biết tâm giải thoát dục, tâm giải thoát nhuế, si; gọi là chánh trí.

“Đó là bậc hữu học thành tựu tám chi. Lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi.

“Thế nào là hữu học thành tựu tám chi? Là học từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó là hữu học thành tựu tám chi.

“Thế nào là lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi? Đó là vô học chánh kiến cho đến vô học chánh trí. Đó là lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi. Vì sao vậy? Vì chánh kiến là đoạn trừ tà kiến. Nếu nhân tà kiến sanh vô lượng ác pháp bất thiện, vị ấy phải đoạn trừ nó. Nếu nhân chánh kiến sanh ra vô lượng thiện pháp, vị ấy tu tập được sung mãn. Cho đến chánh trí đoạn trừ tà trí. Nếu nhân tà trí sanh vô lượng pháp ác bất thiện, vị ấy đoạn trừ nó. Nếu nhân chánh trí sanh vô lượng pháp thiện, vị ấy tu tập để được sung mãn

“Đó là hai mươi phẩm thiện và hai mươi phẩm bất thiện. Tức là tuyên thuyết bốn mươi đại pháp phẩm được chuyển vận nơi Phạm luân mà không một ai có thể chế ngự mà bài xích, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm, và các loại thế gian khác.

“Đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân ấy, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên và Ma, Phạm, và các loại thế gian khác; mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, người ấy đối với như pháp có mười trường hợp đáng bị chỉ trích.

“Những gì là mười? Hoặc chê bai chánh kiến, khen ngợi tà kiến. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào có tà kiến, mà hoặc cúng dường vị ấy, hoặc tán thán vị ấy, thì đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác ấy, mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, vị ấy đối với như pháp đây là trường hợp thứ nhất đáng bị chỉ trích.

“Hoặc chê bai, cho đến chánh trí, khen ngợi tà trí. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào có tà trí mà hoặc cúng dường vị ấy, hoặc tán thán vị ấy, thì đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác ấy, mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, vị ấy đối với như pháp đây trường hợp thứ mười đáng bị chỉ trích.

“Đó gọi là đối với như pháp có mười trường hợp đáng bị chỉ trích. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết, được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm, và các loại thế gian khác ấy, mà phi bác; thì người ấy đối với như pháp có mười điều bị chỉ trích.

“Lại có những Sa-môn, Phạm chí khác sống ngồi chồm hổm[6], thuyết giảng sự ngồi chồm hổm. Sống vô sở hữu, thuyết giảng vô sở hữu, thuyết vô nhân, thuyết vô tác, thuyết vô nghiệp; nghĩa là đối với thiện ác được tạo tác bởi người này hay người kia mà chủ trương đoạn tuyệt, phá hoại ở kia hay ở đây, những người ấy đối với bốn đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác, những người ấy cũng có sự chỉ trích, lo lắng, sợ hãi.”

Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành
 
 
 
 

[1]Tương đương Pāli M.117 Mahā-cattārīsaka suttaṃ.

[2]Hữu tập hữu trợ 有習有助. Pāli: sa-upanisa, cùng với sự thân cận, hay phương tiện, sa-parikkhāra cùng với sự hỗ trợ hay tư trợ.

[3]Hữu cụ 有具. Bản Pāli không có từ tương xứng, nhưng nội dung tương đồng. Nghĩa là một chi Thánh đạo này bao gồm bảy chi Thánh đạo còn lại.

[4]Nhờ bảy chi này làm phương tiện và hỗ trợ cho chánh định.

[5]Tâm đắc nhất 心得一; trạng thái tập trung vào một điểm. Pāli: cittassa ekaggatā, cũng dịch là tâm nhất cảnh tánh.

[6]Tồn cứ 蹲踞. Pāli: Okkalā Vessa-Bhanna, những người ở Ukkalā, Vassa và Bhanna, được coi như theo chủ trương vô nhân (ahetuvāda), vô tác (akiriyavāda), và vô sở hữu (natthikavādā). Bản Hán đọc Ukkalā như là Ukkūla, ngồi chồm hổm.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.