07. Phẩm Từ Bi Thứ Bảy

21/07/201112:00 SA(Xem: 12822)
07. Phẩm Từ Bi Thứ Bảy
KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN
Dịch giả: Thích Chính Tiến - Thích Quảng Độ
PL. 2506 - 1962

PHẨM TỪ BI THỪ BẢY


Lúc đó đại chúng vây quanh đức Thế Tôn, cúng dàng, cung kínhtôn trọng tán thán.

Khi ấy Đức Như Lai vì muốn cứu chúng sinhkhỏi cái khổ trong ba cõitiêu trừ năm món phiền não và mười điều ràng buộc, khiến hết thảy chúng sinh đều được giải thoát vào cảnh Niết Bàn yên vui nên Ngài mới mở lòng từ bi sâu xa mà chỉ bày hai thứ ruộng phúc:

Một là ruộng phúc hữu vi; hai là ruộng phúc vô vi. Ruộng phúc hữu vi là cha mẹ; ruộng phúc vô vi là Sư trưởng, Chư Phật, Pháp, Tăng và các vị Bồ Tát. Nếu chúng sinh hết lòng phụng dưỡng cúng dàng, sẽ được phúc báo và có thể tiến đến thành đạo Bồ Đề.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Ngài Xá Lợi Phất, các vị đại đệ tử và các hàng Bồ Tát rằng: “Các ông nên biết, chẳng bao lâu nữa Như Lai sẽ vào Niết Bàn.” Khi nghe Phật nói như thế, Ngài Xá Lợi Phất cảm thấy thân thể rụng rờiđau đớn như cắt, buồn rầuthương xót quá đến ngất đi và ngã xuống đất. 

Người xung quanh lấy nước lạnh rửa mặt cho Ngài, hồi lâu mới tỉnh. Ngài liền đứng dậychấp tay, đọc bài kệ ca khen ngợi công đức của Phật rằng:

Phật như nhạc cõi trời,

Nghe không bao giờ chán,

Phật sắp nhập Niết Bàn,

Hết thảy đều mất lợi.

Bể sinh tử năm ngả,

Ví như vũng bùn nhơ,

Bị ái dục ràng buộc,

Ngu si không xa lìa.

Kiếp xưa tu chính đạo,

Bố thí không phân biệt

Từ lông mi phóng quang,

Soi tỏ không hạng định,

Mắt tựa ánh trăng rằm,

Chiếu khắp mười phương cõi,

Khiến chúng sinh trông thấy,

Hết thảy đều vui mừng.

Nói trăm nghìn kệ, tán thán Phật xong, Ngài Xá Lợi Phất cúi đầu lễ chân Đức Thế Tôn, nhiễu quanh trăm nghìn vòng, rồi nói với đại chúng và Thiên, Long, Quỷ thần, Nhân, Phi nhân rằng:

“Nầy các Thiện nam tử! Lạ thay! Cõi thế gian này trở thành hư không, khổ thay! Cõi thế gian này tan biến. Đau đớn thay, cõi thế gian này nguy ngập! Cây cầu diệu pháp, nay sắp hư hoại cây đạo cao tột, nay sắp gẫy nát cột phướn diệu bảo, nay sắp nghiên ngả; mặt trời Phật Pháp sắp lặn núi đại Niết bàn gần ngày sụp đổ!”

Đại chúng nghe rồi, lòng sinh sợ hãivô cùng kinh ngạcMặt trời mờ xám, núi non nghiêng ngửa, trái đất rung động

Bấy giờ Ngài Xá Lợi Phất đứng giữa đại chúng, nói bài kệ rằng:

Tôi thấy thân tướng Phật,

Như núi vàng chói lọi,

Tướng đẹp, đủ oai đức

Danh thơm còn muôn thuở.

Nên siêng tu tinh tiến,

Để ra ngoài ba cõi,

Lựa chọn mọi nghiệp lành,

Niết Bàn vui hơn hết.

Đọc bài kệ ấy để an ủi đại chúng rồi, Ngài Xá Lợi Phất vận dụng thần thông, bay lên hư khônghóa thành một nghìn voi báu, đứng quyện lấy nhau, hướng một nghìn đầu ra ngoài; mỗi con voi có bảy ngà, trên mỗi ngà có bảy cái ao, trong mỗi ao có bảy bông sen, trên mỗi đài sen có bảy vị hóa Phật, mỗi vị hóa Phật đều có Xá Lợi Phất đứng hầu bên cạnh; mỗi một Xá Lợi Phất phóng ra những luồng ánh sáng lớn, chiếu khắp mười phương vô lượng thế giới để chiêu tập những chúng sinh có duyên với Phật pháp

Khi những chúng sinh đó đến rồi, Ngài Xá Lợi Phất lại hiện ra thân lớn, chật cõi hư không, sau lại biến thân nhỏ lại mà nhẩy xuống đất; hoặc lửa trong thân bốc cháy bừng bừng, hoặc nước trong mình phun ra cuồn cuộn, tràn ngập hư không.

Sau khi đã hiện trăn nghìn vô số các thứ thần biến như thế, Ngài từ trên hư không xuống, đến chỗ đại chúngthuyết pháp để chỉ dạy những điều lợi ích, yên vui, khiến cho vô lượng chúng sinh mở lòng Bồ Đề

Lại có trăm nghìn người chứng được quả Tu Đà Hoàn cho đến đạo A La Hán và hàng ức triệu người phát tâm Thanh Văn và tâm Bích Chi Phật

Sau khi làm những việc lợi ích ấy rồi, Ngài Xá Lợi Phất nói với đại chúng rằng: “Tôi sẽ không thể yên lòng mà nhìn Đức Như Lai vào Niết Bàn.” Nói xong liền bay lên hư không và dùng lửa thần thông, tự đốt cháy mình mà chứng nhập Niết Bàn trước.

Khi ấy đại chúng nhìn Ngài Xá Lợi Phất, mắt không muốn chớp, lòng sinh thương tiếcvật vã khóc than, mặt trời lu mờ, trái đất chuyển động. Rồi trăm nghìn đại chúng, thu lượm Xá lợi, xây tháp cúng dàng, vây quanh Ngài Xá Lợi Phấtđau khổ, sầu thương, lòng sinh mê man, quên mất chính niệm.

Lúc bấy giờ Đức Như Lai dùng sức từ bi hóa làm Xá Lợi Phất đứng giữa đại chúng. Thấy thế, mọi người đều cùng vui mừng, những nỗi buồn khổ tiêu tan, và hết thảy phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Lúc đó, Ngài A Nan, nhờ thần lực của Phật, biết rõ trong lòng mọi người đều có chỗ ngờ vực, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa lại áo để hở vai bên phải, đầu gối bên phải quỳ sát đấtchấp tay cung kính mà bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, tại sao Ngài Xá Lợi Phất lại vội vàng nhập diệt trước đức Thế Tôn, khiến cho đại chúng buồn rầuđau khổ như vậy?”

Phật bảo Ngài A Nan và đại chúng rằng: “Chẳng những ngày nay ông Xá Lợi Phất mới nhập diệt trước Như Lai, mà ở những kiếp quá khứ xa xưa cũng không nỡ thấy thấy ta nhập diệt trước”. 

Ngài A Nan bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn, trong những kiếp quá khứ Ngài Xá Lợi Phất đều nhập diệt trước Đức Phật, vậy việc đó như thế nào, xin Đức Thế Tôn nói cho chúng con rõ.”

Phật bảo Ngài A Nan: Ông hãy nghe cho kỹ:

Cách đây một A tăng kỳ kiếp, bấy giờ có nước gọi là Ba La Nại, Vua nước ấy tên là Đại Quang Minh, làm bá chủ sáu mươi tiểu quốc và tám trăm thôn xã. Vua Đại Quang Minh vốn có từ tâmbố thí hết thảy, không trái ý người. 

Cùng thời ấy, có một ông Vua nhỏ ở nước láng giềng thường mang lòng oán ghét. 

Vua Đại Quang Minh, hàng tháng cứ đến ngày trai, dùng năm trăm con voi, chở các thứ châu báu của cải, áo mặc, thức ăn đến một cái chợ lớn và ngoài bốn cửa thành để bố thí cho mọi người

Bấy giờ những nước thù địch và những kẻ oán ghét thấy Vua Đại Quang Minh bố thí tất cả, không trái ý người, liền đua nhau đến lấy các thức ăn, áo mặc, vàng bạcchâu báu đem đi. 

Khi ấy, ông Vua nhỏ nước láng giềng nghe thấy đức bố thí của Vua Đại Quang Minh, sinh lòng ghen ghét. Ông liền triệu tập quần thần để xem có thể đến nước Ba La Nại xin cái đầu của Vua Đại Quang Minh. Trong đám quần thần không ai dám lãnh sứ mạng đó.

Vua lại truyền lệnh, nói rằng: “Nếu người nào dám sang nước Ba La Nại để xin đầu của Vua Đại Quang Minh thì sẽ được thưởng một nghìn cân vàng.” 

Lúc ấy có một người Bà La Môn xin đi và xin nhà Vua cấp đủ lương thực cho cuộc hành trình. Nước ấy cách Ba La Nại hơn sáu nghìn dặm, nhà Vua cung cấp đầy đủ hành trang và giục người Bà La Môn lên đường.

Khi người Bà La Môn đến ranh giới nước Ba La Nại, thì đất liền chấn động, chim muông sợ hãi, bỏ chạy tứ tán, mặt trời bị che lấpmặt trăng thì lu mờ; các vì tinh tú mất vị trí thường, cầu vòng đỏ, đen, trắng, ngày đêm thường hiện sao băng. Tất cả suối, hồ, ao, giếng trong xứ đều cạn; hoa quả, cây cối tốt đẹp xanh tươi đều trở nên khô héo. 

Lúc người Bà La Môn đến thành Ba La Nại, đứng ở ngoài cửa, thì thần giữ cửa bảo người canh gác rằng: “Người Bà La Môn đại ác này từ phương xa đến, muốn xin đầu Vua Đại Quang Minh, ngươi chớ cho vào”. 

Người Bà La Môn phải ở ngoài cửa thành mất bảy ngày, không thể vào được. 

Một hôm, y nói với người gác cửa rằng: “Tôi từ phương xa tới đây, muốn được yết kiến nhà Vua”. 

Người gác cửa liền vào tâu Vua: “Tâu Bệ hạ, có một người Bà La Môn từ phương xa đến, muốn được bệ kiến, hiện đang ở ngoài cửa.”

Vua nghe thấy thế, tức tốc ra đón tiếp, như con được gặp cha. Vua chào mừng trước rồi, hỏi rằng: “Đường xá xa xôi, nay Ngài mới đến, Ngài có mệt mỏi lắm không?”. 

Người Bà La Môn đáp: -“Tôi ở phương xa, nghe thấy công đức nhà Vua, bố thí không trái ý người.  Thanh danh của Bệ hạ, xa gần đều ca ngợithật không ngoa. Bởi thế không quản đường xa, vượt qua sông núi đến đây, tôi muốn xin Bệ hạ một vật.”

Vua nói: -Tôi là người sẵn sàng bố thí tất cả, Ngài cần gì, xin cứ cho biết.

Người Bà La Môn nói:

-Thực thế sao? Tôi đến đây chỉ xin cái đầu của Bệ hạ, chớ không cần vật gì khác cả.

Vua nghe nói thế, liền tự nghĩ rằng, từ vô thủy kiếp đến nay, ta đã bỏ bao nhiêu thân mệnh, nhưng chưa từng bao giờ vì pháp vong thân cả; lăn lộn trong vòng sinh tửuổng công, mệt trí. Nay cái thân này, đã thề cùng chúng sinhcầu đạo Bồ Đề, nếu mà không cho thì trái với bản nguyện của ta. Nếu không đem cái thân này mà bố thí, thì nhờ duyên gì để chứng được đạo quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác?

Tự nghĩ thế rồi, Vua liền nói với người Bà La Môn rằng:

-Được lắm, nhưng hãy cho tôi suy xét một chút để tìm người phó thác ngôi Vua, phu nhân và Thái tử, sau bảy ngày tôi sẽ dâng đầu biếu Ngài.

Bấy giờ, nhà Vua vào cung báo cho các phu nhân biết ý định đó và tìm lời an ủi họ rằng:

“Ở đời, hết thảy ân ái đều phải có ngày xa lìacon người có sống thì có chết; sự nghiệp có thành thì có bại, vạn vật tươi thắm trong mùa xuân, như thu, đông thì tàn tạ.” 

Phu nhân và Thái tử nghe những lời ấy rồi nghẹn ngào sẽ hỏi nhà Vua rằng:

-Đại vương vì lẽ gì lại nói như vậy?

Vua đáp: -Có người Bà La Môn từ phương xa đến đây để xin đầu của ta và ta đã hứa cho họ rồi.

Phu nhân và Thái tử nghe xong, vật vã than khóc, đầu tóc rối bù, y phục rách nát và tâu Vua rằng:

-Tâu Đại vương, thân mình là vật đáng quý nhất trên đời, tại sao Đại vương lại có thể bỏ cái khó bỏ để đem cho người khác?

Bấy giờ năm trăm vị Đại thần hỏi người Bà La Môn rằng:

-Người dùng cái đầu máu mủ hôi thối này làm gì?

Người Bà La Môn đáp: -Tôi chỉ cần xin đầu, hỏi tôi làm chi?

-Ngươi đến nước ta, ta phải hỏi, và ngươi phải trả lời.

Khi ấy người Bà La Môn cũng muốn nói thật, nhưng lòng sinh sợ hãi, sợ các Đại thần giết chết.

Năm trăm Đại thần bảo người Bà La Môn rằng:

-Ngươi đừng sợ hãi, chúng ta sẽ vì Đại vương mà tha cho ngươi. Người Ba La Môn nghèo hèn kia! Ngươi lấy cái đầu đầy máu mủ để làm gì? Chúng ta mỗi người sẽ làm một cái đầu bằng bảy thứ báu để đổi cho ngươi và cho ngươi tất cả các thứ cần dùng, trong bảy đời, ngươi sẽ không phải thiếu thốn.

Người Bà La Môn nói: -Tôi không cần dùng các thứ đó.

Bấy giờ các vị Đại thần không được thỏa nguyện, lòng sinh khổ não, cất tiếng than khóc mà tâu Vua rằng: -Nay Đại vương nỡ nào vì một người Bà La Môn, mà vĩnh viễn xa lìa Tổ quốc, nhân dânphu nhân và Thái tử?

Nhà Vua nói: -Nay ta vì các ngươi và hết thảy chúng sinh mà xả thân bố thí.

Khi ấy có một Đại thần thấy nhà Vua đã quyết định xả thân bố thí cho người Bà La Môn, liền tự nghĩ rằng: “Ta nay làm sao có thể ngồi nhìn Đại vương bỏ thân mệnh này?”. Nghĩ thế rồi, liền vào một căn phòng vắng vẻ, dùng dao tự sát.

Lúc đó, nhà Vua đi vào vườn sau, gọi người Bà La Môn đến, bảo rằng:

-Ngươi từ phương xa đến để xin đầu ta, ta vì lòng từ bi thương xót ngươi, không làm trái ý ngươi. Ta nguyện đời sau được đầu trí tuệ để bố thí cho các ngươi.

Nói xong, Vua chắp tay lễ bái mười phương, mà nguyện rằng: “Kính lạy chư Phật mười phương, rủ lòng thương xótchư đại Bồ Tátuy thần ủng hộ, khiến cho con được thành tựu nguyện này.”

Nguyện rồi, bảo người Ba La Môn cắt đầu. Người Bà La Môn nói:

-Nhà Vua có sức mạnh thế kia, nếu khi đau đớn, không chịu nổi, lại sinh hối hận mà quay lại giết tôi thì sao? Vậy nhà Vua hãy dùng tóc tự quấn mình vào cành cây cho tôi cắt đầu.

Nhà Vua nghe nói, sinh lòng thương xót và tự nghĩ: “Người kia già yếu, nếu không cắt được đầu ta, sẽ mất lợi lớn.” Liền theo lời thỉnh cầu, lấy tóc tự trói mình vào cây, rồi bảo người Bà La Môn:

-Ngươi hãy cắt đầu đặt vào tay ta, ta sẽ trao cho ngươi.

Khi ấy, người Bà La Môn, tay cầm dao, tiến lại gốc cây. Tức thời thần cây lấy ngón tay ấn vào đầu người Bà La Môn, người ấy té ngất bất tỉnh. 

Lúc đó Vua Đại Quang Minh bảo thần cây rằng: “Sao ông không giúp tôi, lại gây khó khăn để cản trở phép lành?”

Khi thần cây nghe Vua nói thế, lòng thấy khổ não. Vua nói to lên rằng: “Lạ thay! Khổ thay! Bầu trời xanh ngắt mà lại mưa máu, trái đất rung độngmặt trời mờ ám.” Lúc đó người Bà La Môn cắt đầu nhà Vua, đem về nước láng giềng.

Bấy giờ năm trăm Thái tử và các quần thần, tẩm liệm thân tàn của Vua Đại Quang Minh, xây tháp cúng dàng. 

Phật bảo Ngài A Nan rằng: “Vị đệ nhất đại thần lúc bấy giờ, thấy Vua Đại Quang Minh đem đầu bố thí, mắt chẳng nỡ nhìn, nên đành tự sát, nay chính là Xá Lợi Phất, còn Vua Đại Quang Minh, nay chính là ta, Thích Ca Như Lai vậy. Bồ Tát tu tập khổ hạnh như thế, thề vì chúng sinh, nhớ ơn chư Phật, nên được siêu thoátthành đạo Vô thượng Bồ Đề

Xá Lợi Phất, được biết Như Lai, sắp vào Niết Bàn, mắt chẳng nỡ thấy, bèn nhập diệt trước cũng như xưa kia, chẳng nỡ thấy ta, xả thân bố thí, việc đó không khác. 

Trong khu vườn ấy, gốc cây kia, ta đã từng bỏ đủ một ngàn cái đầu của ngôi Vua Chuyển Luân để bố thí, chớ đừng nói các kiếp khác, khi không làm Vua, ta cũng đã từng hy sinh cả thân thể, chân tay để bố thí nữa.”

Khi Phật nói đến nhân duyên tu khổ hạnh đó, thì vô lượng trăm nghìn chúng sinh phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác;

Hàng trăm nghìn người được quả Tu Đà Hoàn cho đến quả A La Hán.

Và vô lượng trăm nghìn người phát tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật.

Hết thảy đại chúngChư thiên, Long, Quỷ thần, Nhân và Phi nhân, nghe Phật thuyết pháp vô cùng sung sướng, liền cúi đầu đỉnh lễ mà lui ra.

Bấy giờ ở nước Ma Già Đà có năm trăm tên giặc, thường đón đường cướp phá, hà hiếp kẻ vô cớ, làm cản trở sự đi lại. Vua Ma Già Đà sai quân đi bắt. Họ lùa chúng vào rừng, đến một nơi hiểm trở và bắt trọn ổ cướp, rồi móc mắt, xẻo mũi, cắt tai chúng. 

Lúc đó, năm trăm tên giặc, thân thể đau đớn, sắp chết đến nơi. Trong số năm trăm người ấy, có một người là đệ tử Phật. Người này bảo đồng bọn rằng: “Chúng ta chẳng sống được bao lâu nữa, tại sao không chí thành xưng niệm danh hiệu của Phật?”

Bấy giờ năm trăm người, đồng thanh hô to lên rằng: “Kính lạy đức Phật Thích Ca Mâu Ni!”

Trong khi ấy, thì Phật từ núi Kỳ Xà Quậtdùng sức thần thông đến núi Càn Đà

Gió lớn nổi lên, rung chuyển cây cối, bụi chiên đàn cuốn lên, mờ mịt hư không. Gió liền thổi đến khu rừng, nơi bọn giặc ngộ nạnthu nhặt những mắt, mũi, tai v.v…của bọn giặc và làm cho bình phục như cũ. 

Khi bọn giặc được hoàn đôi mắt, hết các thương tích, máu biến thành sữa, thì bảo nhau rằng: “Chúng ta nhờ ơn Đức Phật mà thân thể được yên vui. 

Nếu muốn báo đền ơn Phật, chúng ta phải mau mau phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác”.

Nói xong, tất cả đều đồng thanh hô to lên rằng:

“Những người chưa được yên vui, ta sẽ làm cho được yên vui, những người chưa được giải thoát, ta sẽ khiến cho được giải thoát; những chưa được độ, ta sẽ độ cho; những người chưa đắc đạo, ta sẽ khiến cho được vào Niết Bàn.”

Lại nữa, những phương tiện từ bi và sức uy thần của Đức Như Lai thật khó nghĩ bàn. Hồi Đức Phật ở nước Xá Vệlúc ấy trong núi Quật Sơn có năm trăm người, thường đón đường cướp phá, làm mọi điều phi pháp

Bấy giờ Đức Như Lai dùng sức phuơng tiện, hóa làm một người, cưỡi con voi lớn, mình mặc áo giáp, lưng đeo cung tên, tay cầm giáo nhọn. Con voi trang sức bằng các thứ bảy báu; đồ trang sức của người ấy cũng toàn bằng thất bảo, lộng lẫy, sáng chói; một mình đi vào con đường hiểm trở, đến núi Quật Sơn. 

Lúc đó, từ trên núi, năm trăm tên cướp trông thấy người ấy từ đằng xa, liền bảo nhau rằng: “Chúng ta làm giặc đã lâu, chưa từng thấy người nào như thế.”

Tên đầu đảng mới hỏi đồng bọn rằng: -Các anh thấy gì?

-Chúng tôi thấy một người cưỡi con voi lớn, y phực lộng lẫy, yên cương của voi toàn bằng thất bảotỏa ra ánh sáng, chiếu rực trời đất mà lại chỉ có một mình, đang từ đằng xa đi đến. Nếu ta bắt được, thì y phục và đồ tư trang của người ấy dùng đến bảy đời cũng không hết. 

Tên đầu đảng nghe xong, lòng sinh vui mừng và khẽ bảo đồng bọn rằng: “Cẩn thận, chớ bắn vội! Chúng ta hãy từ từ bao vây cả phía trước, phía sau, rồi cùng xông ra một lượt mà bắt.”

Lúc bấy giờ năm trăm người đồng thanh hô to, bảo người kia hãy đứng lại.

Người kia dùng sức từ bi, rủ lòng thương xót, liền giương cung bắn. 

Năm trăm tên cướp lần lượt bị tên, thương tích đau nhức, không thể chịu nổi, đều cùng té nhào, lăn lộn kêu khóc, ngồi dậy nhổ tên ra, nhưng tên cứ dính chặt, không sức nào nhổ nổi.

Bọn cướp sợ hãi và nói với nhau rằng: “Hôm nay chúng ta tất phải chết. Từ xưa đến nay chưa gặp người nào mà khó chống cự như người này. Rồi cùng đọc bài kệ hỏi rằng:

“Ông là người thế nào

Có sức chú thuật này,

Hiện phép Long, Thần, Quỷ,

Một tên bắn năm trăm

Đau khổ không thể tả.

Chúng tôi đều quy y,

Xin vì nhổ tên độc,

Thuận theo không dám trái.”

Bấy giờ người kia liền nói bài kệ đáp rằng:

“Vết thương không đau mấy,

Tên bắn chẳng quá mạnh,

Người khỏe không thể nhổ.

Chỉ nghe nhiều là khỏi.”

Nói kệ xong, người kia liền hiện thân Phật, phóng hào quang lớn, chiếu khắp mười phương. Hết thảy chúng sinh được tấy ánh sáng đó, thì người mù trở lại sáng, người gù đứng thẳng được, người què được tay chân, kẻ mê lầm được thấy chính đạo. Nói tóm lại mọi sự không vừa ý, đều được toại nguyện.

Khi ấy Đức Như lai thuyết pháp cho năm trăm người nghe, chỉ dạy những điều lợi lạc. Năm trăm người nghe pháp vui mừng, thương tích bình phục, máu trở thành sữa, liền mở lòng Vô thượng Bồ Đềđồng thanh đọc bài kệ rằng:

“Chúng ta phát tâm rồi.

Làm lợi ích chúng sinh.

Phải nên thường cung kính,

Thuận theo học chư Phật,

Nhờ Phật sức từ bi,

Cứu khổ, lòng yên vui.

Nên phải nhớ ơn Phật,

Bồ Tát và Thiện Hữu

Sư trưởng và cha mẹ,

Cùng mọi loài chúng sinh.

Oán, thân lòng bình đẳng,

Ấn đức không có hai.”

Bấy giờ trên không trung, các trời ở cõi dục và trời Kiều Thi Ca, mưa hoa, tấu nhạc cúng dàng Như Lai đồng thanh đọc kệ rằng:

Con nhờ phúc đời trước,

Được sáng sủa nghiêm sức

Cúng dàng các thứ quí

Lợi ích cho hết thẩy

Thế Tôn rất khó gặp

Diệu pháp khó được nghe.

Nhờ vun trồng cõi phúc

Nay được gặp Như Lai

Chúng con nhớ ơn Phật,

Đều cùng phát đạo tâm.

Con nay được thấy Phật

Nếu có nghiệp thiện gì

Xin vì mọi chúng sinh

Hồi hướng đạo Vô thượng.

Nói kệ xong, các vị trời đi nhiễu quanh Phật trăm nghìn vòng, cúi đầu lễ Phật rồi bay lên hư không, biến đi.

Lại nữa, sức từ biphương tiện của Đức Như Lai thật khó nghĩ bàn. 

Một lần, tại nước Tỳ Giá Ly, có người Bà La Môn, chấp theo tà kiến tham đắm kiêu căng

Ngài Xá Lợi Phất và Đại Mục Kiền Liên đến nhà nói pháp khuyên nhủ, nhưng người ấy không chịu tin theo, cứ cố chấp tà thuyết

Người này giàu cócủa báu vô số, nhưng lại không con. Người ấy tự nghĩ, một mai chết đi, của cải mất hết. Nghĩ như thế rồi, liền đến thần miếu, và các thần cây, lễ bái cầu tự

Sau chín mươi ngày, người vợ mang thai. Chín tháng mười ngày, sinh được con trai, tân hình đẹp đẽtướng mạo khôi ngô, cha mẹ yêu mến, mọi người tôn trọng. khi mười hai tuổi, một hôm cùng các bè bạn đi chơi, giữa đường bị một con voi say đạp chết. 

Cha mẹ hay tinvật vã than khóc, lòng phát điên cuồng, mình mẩy lấm láp, bứt tóc, rức tai, cất tiếng than rằng: “Sao mình bạc phúc thế này, có sống cũng như chết vậy!” Sau tìm đến nơi con chết, ôm lấy xác con, kêu gào thảm thiết tỉnh rồi lại mê, tâm trí cuồng loạn, khỏa thân mà đi. 

Lúc đó may sao, được thấy Đức Như Lai. Phật dùng sức từ bi, hóa làm người con. Cha mẹ thấy vậy, vội đến ôm lấy, vui mừng không xiết, tâm hết cuồng loạntỉnh táo như trước.

Bấy giờ Phật mới nói pháp cho nghe, nghe xong đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

 

Lại nữa, sức từ bithiện căn của Như Lai không thể nghĩ bàn.

Một lần, có ông Vua tên là Lưu Ly, xuất quân chinh phạt nước Xá Duy, bắt những người họ Thích, đem đi rồi đào hố chôn vừa tới nách, không cho cử động

Hơn bảy ngày sau, Đức Như Lai dùng sức từ bi biến chỗ đất đó thành một cái ao. Nước ao trong mát, đủ tám công đức. Trong ao có các thứ hoa thơm ngát, như hoa Ba đầu ma, hoa Phân đà lợi, to bằng bánh xe, xanh, vàng, đỏ, trắng. Lại có các loài chim, cùng hòa tiếng hót. 

Những người họ Thích thấy thế, sinh lòng vui mừng, liền phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác

Sau khi phát tâm Bồ Đề thì Vua Lưu Ly lấy rượu cho năm trăm voi đen uống thật say, đóng móng sắt vào chân, buộc kiếm nhọn vào ngà, rồi đóng một hồi trống, thả đàn voi ra, dày đạp những người họ ThíchThân thể tan nát, xương da rã rờingổn ngang trên mặt đất. 

Nhưng nhờ sức từ bi của Phật, nên thân tâm được yên vui nên mới mở lòng Bồ Đề, nên đối với chúng sinh, sinh tâm bình đẳng; vì sinh tâm bình đẳng nên không mang lòng sầu hận; vì không sầu hận nên sinh lên cõi trời

Khi sinh lên cõi trời rồi, nhờ có thiên nhãn, thấy đủ căn duyên, liền nói với nhau rằng: “Nhờ từ ân của Phật, chúng ta mới được sinh thiên. Cung điện toàn bằng thất bảoy phục lộng lẫy, thân tướng rực rỡca nhạc tuyệt vời, hết thảy đều nhờ thần lực của Đức Như Lai mà có. Vậy nên chúng ta phải phát tâm đại bi làm lợi ích chúng sinh. Bất cứ nơi nào có Phật Pháp, hoặc ở thành, ấp, làng mạc, hoặc trong rừng núi, hay cung điện, nhà cửa, hễ có người đọc tụng, biên chép, giải bày nghĩa lý, thì người ấy được mọi sự cung cấp, đầy đủ như ý, không bao giờ thiếu thốn. Nếu có xảy ra chiến tranh, bệnh tật, đói khát, thì chúng ta phải ngày đêm ủng hộtâm không xa lìa.” 

Lúc mọi người phát nguyện như thế rồi, thân tướng trở nên sáng sủa, chói lọi, rực rỡ hơn trước bội phần, họ vui mừng nhảy múa, bay trên hư không mà đi.

Lại nữa, sức từ bi phương tiện của Đức Như Lai không thể nghĩ bàn.

Sau khi đánh phá nước Xá Duy và hãm hại những người họ Thích rồi, Vua Lưu Ly bắt những người con gái dòng họ Thích, chọn những người có nhan sắc, và tài năng, gồm năm trăm người, bắt họ xếp hàng, gảy đàn, thổi sáo, múa hát, mà trở về nước mình.

Khi về tới nhà, các bà phu nhân và cung nữ lên ngồi trên chính điện mà nói với mọi người rằng: “Hôn nay ta sung sướng vô cùng”. 

Lúc đó, những người con gái họ Thích hỏi Lưu Ly rằng: -Tại sao hôm nay các bà ấy sung sướng?

Vua đáp: -Vì ta đã thắng kẻ thù.

Những người con gái họ Thích nói:

-Nhà Vua không thắng đâu. Thật ra thì cả bốn bộ binh của nhà Vua cũng không thể địch lại được một người họ Thích chúng tôi. Nhưng vì chúng tôi là đệ tử của Phật, không tranh giành với ai, nên để nhà Vua thắng đó thôi. Nếu chúng tôi mà chống cự, thì chắc chắn nhà Vua phải kéo quân sang nước Xá Duy ba bốn lần.

Lần thứ nhứt, khi nhà Vua mang quân đến, những người trong dòng họ Thích chúng tôi đã bảo nhau rằng: “Ông Vua Lưu Ly này không biết đến ân nghĩa, sinh lòng tàn ác. Nếu chúng ta cùng ông ta giao chiến, thì không phân biệt được người hiền, kẻ ngu, đen trắng không rõ. Vậy chúng ta chỉ nên làm cho ông ta sợ hãi mà rút lui thôi. 

Nói xong liền phát thệ rằng: “Mọi người chúng ta đều phải bắn, nhưng không được để mũi tên gây nên thương tích.” Rồi xuất bốn bộ binh ra chống cự Vua Lưu Ly.  Cách bốn mươi dặm, giương cung mà bắn. Những mũi tên theo nhau bay đi vun vút và đều trúng đích. Thấy thế, Vua Lưu Ly mang lòng hoảng sợ, liền mở đường chạy lui.

Hơn chín mươi ngày sau, Vua Lưu Ly lại cử binh đi đánh dòng họ Thích. 

Lúc đó những người họ Thích họp lại bàn rằng: “Lưu Ly là con người tàn ác, không biết hổ thẹn, lại kéo quân đến, muốn rước lấy họa hoạn hay sao?”

Nói xong cũng tuyên thệ rằng: “Hôm nay chúng ta cùng nhắm áo giáp mà bắn, đừng để cho người bị thương.” Thế rồi mọi người đều giương cung bắn, khiến cho áo giáp và những đồ binh khí của địch tan tành, gẫy nát, chỉ còn người không. 

Khi ấy, Vua Lưu Ly trong lòng sợ hãi, liền triệu tập các quần thần để thương nghị

Vua nói: “Hôm nay, chúng ta sợ khó toàn tính mệnh”

Trong số có một vị đệ nhất đại thần tâu rằng: “Những người họ Thíchđều là đệ tử của Phật, giữ giới bất sát, tu hạnh từ binếu không, thì thân mệnh chúng ta chẳng bao lâu nữa sẽ bị tiêu diệt.”

Vua nói: “Nếu thật như thế, thì ta hãy tiến lên”.

Lúc đó, những người họ Thích khoang tay đứng nhìn. Quân mã của Vua Lưu Ly đến gần bức hiếp. Trong số dòng họ Thích, có một người Bà La Môn bảo những người họ Thích rằng: “Tai họa đã đến nơi, sao lại thản nhiên mà đứng nhìn như vậy?”

Họ đáp: “Chúng tôi không tranh giành với ai cả, nếu đánh nhau với kẻ kia thì không phải là đệ tử của Phật.” Bất mãn với những lời nói đó, người Bà La Môn xông ra vòng chiến, đánh Vua Lưu Ly; bắn một phát, giết bảy người và chỉ trong khoảng thời gian ngắn, số tử thương đã tăng lên rất nhiều, và bốn bộ binh của Vua Lưu Ly phải tìm đường rút lui. 

Lúc bấy giờ, những người họ Thích lại nghĩ rằng: “Chúng ta không làm bạn với kẻ ác nhân này.” Nghĩ xong, liền họp nhau đuổi người Bà La Môn ấy đi. Sau khi đuổi người Bà La Môn đi, thì Vua Lưu Ly lại xuất quân đánh nước Xá Duy và vì thế nên nhà Vua mới thắng.

Nghe xong, Vua Lưu Ly sinh lòng hổ thẹn, liền sai bọn Chiên đà la xẻo tai, mũi, cắt chân tay của những người con gái họ Thích, rồi mang xe chở đến cái mả thật cao mà vứt. 

Sau khi bị cắt chân tay; những người con gái họ Thích lăn lóc kêu gào, khóc than thảm thiếtđau đớn khổ cực biết rằng cái thân tàn chẳng còn sống được bao lâu. 

Họ bắt đầu gọi đến cha mẹ, anh em và chị em, hoặc kêu trời, la đất, đau đớn không cùng. 

Trong số những người con gái đó, có một người đứng hạng nhất bảo những người kia rằng: “Này các chị em, tôi đã từng theo Phật, được biết trong lúc tai nạn nguy cấp, nếu người nào phát được một niệm niệm Phật, dốc lòng quy mệnh, thì được an ổn và đúng như ý nguyện.”

Lúc đó năm trăm người con gái họ Thích đồng thanhchí thành niệm rằng: “Kính lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc Vô thượng Chính đẳng Chính giác!” Rồi lại cùng xướng to lên rằng: “Đau đớn thay! Than ôi, đấng Bạc Già Phạm!” 

Khi nghe xướng như thế, thì ở giữa không trung, nhờ sức uy thần và thiện căn của Đức Như Lai, một áng mây đại bi nổi lên, rồi tiếp theo là những giọt nước đại từ tuôn xuống thân thể của những người con gái họ Thích. Nhờ những giọt mưa ấy, mà tai mũi, chân tay lại hoàn như cũ.

Cảm thấy vô cùng sung sướng, những người con gái họ Thích đồng thanh hô to lên rằng: “Lạy Đức Từ Phụ Như LaiĐức Thế Tôn không gì hơn. Ngài là phương diệu dược của thế gian. Đối với những chúng sinh trong ba cõi, Ngài thường cứu khổ, ban vui, bởi thế nên ngày nay chúng con mới được thoát nạn”.

Rồi bảo nhau rằng: “Chúng ta phải nghĩ đến ơn của Phật và phải nhớ báo ơn Phật.”

Nhưng họ lại nghĩ: Nên lấy gì để báo ân Đức Phật? Thân của Như Lai là thân kim cương, thường còn không mất, không đói khátsắc tướng mầu nhiệm, hết thảy đều đầy đủ; trăm nghìn phép định, năm căn, năm lực và bảy món trợ đạo không thể nghĩ bàn; ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, phúc tuệ trang nghiêm, thường ở cảnh đại Niết Bàn, coi chúng sinh như con, oán thân bình đẳng, không mong báo đáp

Ngày nay chúng muốn báo ân Phật thì chỉ nên xuất giagiữ gìn giới cấm và hộ trì chính pháp

Suy nghĩ thế rồi, liền cầu áo bát, trở về bản quốc đến nơi tinh xá của Tỷ Khưu Ni xin được xuất gia.

Lúc ấy, bọn lục quần Tỷ Khưu Ni, thấy những người con gái họ Thích, tuổi hãy còn trẻ, nhan sắc lộng lẫy thì tự nghĩ rằng: “Tại sao họ lại có thể bỏ những cái khó bỏ để đi xuất gia? Ta hãy đem những sự khoái lạc ở đời nói cho họ nghe, và bảo họ đợi khi nào luống tuổi hãy xuất gia, như thế chẳng khoái lắm sao? Nếu họ hoàn tục, tất sẽ đem áo bát dâng cho ta.” Suy nghĩ thế rồi, bọn lục quần Tỷ Khưu Ni đến trước những người con gái và đem những việc trên nói cho họ nghe. 

Những người con gái nghe xong, lòng thấy khổ não. Và tự nghĩ rằng: “Đây là nơi yên ổn, sao lại có sự đáng sợ như vậy, chẳng khác nào trong thức ăn, ngon ngọt mà pha lẫn thuốc độc. Những điều mà bọ Tỷ Khưu Ni kia vừa nói cũng lại như thế. Trong những món dục lạc ở đời, có nhiều nguy hại, ta đã biết rồi, tại sao lại còn tán dương những thứ đó và khuyên ta trở về để đắm theo ngũ dục?” Nghĩ xong liền oà lên khóc và ra khỏi phòng Tăng.

Bấy giờ có một vị Tỷ Khưu Ni tên là Hoa Sắc hỏi những người con gái rằng:

-Tại sao các người lại khóc?

-Vì không được như ý nguyện.

-Các ngươi nguyện điều gì?

-Chúng tôi muốn xuất gia mà không được chấp thuận.

-Các ngươi muốn xuất gia thì ta sẽ độ cho.

Những người con gái nghe rồi, lòng sinh vui mừng nói với bà Hoa Sắc rằng: “Bạch Hòa Thượng, chúng con khi còn tại gia, gặp nhiều thống khổhọ hàng ly tán, lại bị xẻo mũi, cắt tay, chặt hết tay chân, đau đớn khôn cùng”.

Lúc ấy bà Hoa Sắc bảo các đệ tử rằng: “Những nỗi tân khổ của các ngươi đâu đáng kể. Khi ta còn tại gia đã phải gánh chịu không biết bao nhiêu khổ cực.”

Những người con gái họ Thích liền quỳ xuống, chắp tay, xin Thầy nói lại căn nguyên của các nỗi khổ còn tại gia cho nghe.

Bấy giờ bà Hoa Sắc Tỷ Khưu Ni mới vào đại địnhdùng sức thần thôngphóng hào quang lớn chiếu khắp cõi Diêm Phù Đề, chiêu tập những người có duyên với Phật pháp, Thiên, Long, Quỷ thần, Nhân và Phi nhân

Rồi giữa đại chúng, bà tự nói rằng: “Khi ở tại gia, ta là người nước Xá Vệcha mẹ gả ta cho người phương Bắc. Theo phong tục nước ấy, người đàn bà khi mang thai, gần ngày sinh nở phải về nhà cha mẹ mình. Cứ như thế, vài năm một lần, sau lại mang thai. Có một kỳ gần đến ngày sinh, hai vợ chồng ta, về nhà cha mẹ đi được nửa đường thì gặp một con sông, nước sông tràn đầy, chảy xiết, đường xá vắng tanh, lại nhiều giặc cướp. 

Khi tới sông, thì trời vừa sẩm tối, không thể qua được, đành phải ngủ lại trên bờ sông. Lúc canh một thì bụng chuyển đau, ta liền ngồi dậy và không bao lâu sinh được một trai.

Trong đám cỏ trên bờ sông, có một con rắn độc, thấy mùi máu tươi, nó mới tìm đến, nhưng chưa đến chỗ ta nằm. Trong khi đó thì chồng ta và người đầy tớ đang ngủ ở giữa đường. Rắn đến chỗ người đầy tớ và cắn chết ngay, rồi lại nơi chồng ta, vì ngủ không biết, nên cũng bị nó cắn chết. 

Lúc ta hô: “Rắn! Rắn!” Không thấy chồng ta trả lời. Sau khi cắn chết chồng ta và người đầy tớ rồi, nó lại cắn luôn cả trâu, ngựa. 

Sáng hôm sau, thấy thân thể của chồng sưng phồng, thối nát, xương thịt tan rã, ngổn ngang trên đất. Ta đau buồn sợ hãi quá đến nỗi ngất đi rồi vật vã than khóc, đập đầu, rứt tóc, thân hình lấm láp, tỉnh rồi lại mê, qua mấy ngày liền, đau khổ buồn thương như vậy.

Một mình ở lại bờ sông cho đến khi nước sông rút bớt, ta mới cõng đứa con nhỏ sau lưng, còn đứa hài nhi mới sinh thì bọc vào trong áo, lấy thắt lưng buộc chặt rồi ngậm ở nơi miệng mà lội qua sông. 

Khi đến giữa dòng, ta quay lại nhìn đứa con lớn còn ngồi trên bờ, thì thấy một con mãnh hổ đang hồng hộc chạy tới: Ta vừa cất tiếng tri hô, bỗng đứa hài nhi rơi theo dòng nước. Ta vội cúi xuống mò tìm, đứa hài nhi đã chẳng thấy, thì đứa con nhỏ trên lưng, vì không tay giữ, cũng lại té xuống sông và bị dòng nước cuốn đi. Trong khi đó, thì đứa con lớn trên bờ kia bị hổ ăn thịt

Nhìn cảnh ấy, lòng ta tan nát, đứt, từng khúc ruột, máu trào ra miệng, kêu gào khóc than; chỉ trong một buổi sớm ta đã phải chứng kiến bao cảnh tang tóc như vậy? Khi lên đến bờ sông, ta liền ngã lăn ra bất tỉnh. 

Một lúc sau, ta thấy một bọn người đi đến. Trong đám người đó, có một ông Trưởng giả là bạn của cha mẹ ta. 

Ta vội hỏi thăm tin tức cha mẹ, thì được người Trưởng giả cho biết rằng, nhà cha mẹ ta vừa cháy đêm trước và cha mẹ đều bị chết thiêu. Được biết tin ấy, ta lại chết ngất, hồi lâu mới tỉnh. 

Vừa đúng lúc đó, có năm trăm tên cướp phá bọn ông Trưởng giả kia. 

Bấy giờ tên cướp bắt ta dẫn đi, rồi ép ta làm vợ, giao cho ta giữ cửa, khi bị người đuổi, gặp lúc nguy cấp, phải mở cho mau. 

Ít lâu sau, một hôm chồng ta cùng bọn giặc đi cướp giật, bị các tài chủ trong làng, hợp lực đuổi bắt, phải bỏ chạy về. 

Lúc đó, trong nhà ta vừa sanh con, chồng ta đứng ngoài, gọi hai ba lần, nhưng không ai mở cửa. 

Bấy giờ, y tự cho rằng ta muốn hại y. Nghĩ rồi, y liền trèo tường mà vào và hỏi tại sao ta không mở cửa? Ta nói là vì vừa mới sinh nở nên không kịp ra mở cửa. Thấy thế, tên tướng cướp mới nguôi giận và bảo ta rằng: “Người ta hễ có thân, thì tất có con. Vì ngươi sinh đẻ mà suýt nữa nguy hại cho ta, đứa con này có ích gì, đem giết cho mau!”. Nhưng lòng ta thương xót, không nỡ đem giết. Bấy giờ tên cướp rút dao chặt hết tay chân đứa trẻ rồi bảo ta phải ăn cho hết, nếu không chịu ăn, y sẽ chém đầu. 

Vì quá sợ hãi nên ta phải ăn, sau khi ăn xong, y hết tức giận.

Sau đó chồng ta tiếp tục đi cướp phá. Một hôm bị nhà Vua bắt được, đem ra trị tội. Cái phép trị giặc là phải xử tử và người vợ của tội nhân cũng bị chôn theo chồng. Lúc ấy, ta mặc toàn đồ anh lạc. Có kẻ tham lợi, ban đêm đến đào mả để lấy của báu và bắt ta đem đi. Nhưng ít lâu sau, nhà Vua cho người đi dò xét và ta lại bị bắt

Sau khi bắt được ta, nhà Vua theo luật mà xử như trị tội giặc. Phép trị tội giặc là xử tử và người vợ của tội nhân cũng chôn theo. Nhưng chôn không được kỹ, nên đêm đến các loài hổ lang ra bới lên để ăn tử thi, nhờ thế mà ta thoát chết

Khi ra khỏi mả, hồn ta mê manmặc dầu cứ đi mà không biết đi đâu. 

Dọc đường ta gặp nhiều người, ta liền nhờ họ chỉ cho một nơi yên ổn, để diệt trừ mọi nỗi lo âu sầu muộn

Bấy giờ có một vị Trưởng lão thuộc dòng Bà La Môn, rủ lòng thương xót, nói với ta rằng: “Lão từng nghe nói, trong giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nhiều yên vui, không còn khổ não.”

Được nghe xong, ta thấy vui mừng vô hạn. Ta liền đến chỗ Ngài Đại Ái ĐạoKiều Đàm Di Tỷ Khưu Ni cầu xin xuất gia

Sau khi xuất gia, ta cứ lần lượt y theo giáo pháp mà tu tậpcho đến khi chứng được đạo quả A La Hán, đầy đủ tam minhlục thông và tám món giải thoát.

Các ngươi thấy chưa? Khi còn ở tại gia, ta đã phải trải qua những nỗi khổ đau như vậy. Nhưng cũng nhờ thế mà ngày nay ta mới chứng được đạo quả.

Những người con gái họ Thích nghe xong, lòng rất vui mừng, chứng được pháp nhãnĐại chúng nghe rồi, đều cùng phát tâmcầu đạo Vô thượng.

Khi bấy giờ bà dì Phật là Ngài Kiều Đàm Di Tỷ Khưu Ni bảo các vị Tỷ Khưu Ni, Thức Xoa Ma NaSa Di NiƯu Bà Di và hết thảy phụ nữ rằng: Phật pháp là lợi ích lớn. Chỉ trong giáo pháp của Đức Như Lai mới có đầu đủ các công đức và ba thứ quả báo. Hết thảy chúng sinh đều có phần trong đó. 

Thế mà Đức Như Lai lại không cho phụ nữ chúng ta được dự vào Phật pháp là vì lẽ gì? Là vì phụ nữ chúng ta phần nhiều hay ngờ vựcchấp trước, không có lòng hỷ xả. Cũng vì chấp trước nên mới tạo không biết bao nhiêu nghiệp trói buộc, đến nỗi bị ngu si và ái dục che lấp mất chân tâm, do đó mà phải chìm đắm mãi trong bể khổ sinh tử, mặc cho lớp sóng ái dục dập vùi

Vì tà kiến và tham ái làm chướng ngại, nên mới sinh ra kiêu ngạo, lười biến, bởi thế thân này, không thể đạt đến đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, không thể có được ba mươi hai tướng tốt

Trong đường sinh tử, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương, dùng phép Thập thiệngiáo hóa chúng sinh; cũng không thể đạt đến ngôi Phạm Vương cùng tột, không thể kiến lập Chính Pháp, và khuyến thỉnh chư Phật chuyển bánh xe pháp để cho hết thẩy chúng sinh đều được lợi lạc. Bởi thế nên Đức Như Lai không cho nữ nhân được làm đệ tử

Thiên Ma Ba Tuầncác loại tà kiến và hết thảy ngoại đạo chuyên làm điều ác, chấp theo tà thuyếtphá hoại chính pháp, diệt Phật Pháp TăngVì vậy Đức Như Lai không cho nữ nhân dự vào Phật Pháp.

“Ta vì hết thảy phụ nữ, ba lần thỉnh cầu Đức Như Lai cho được xuất giatu học Phật pháp, mà Phật không thuận. 

Vì không được như nguyện, lòng ta buồn tủi, giận cho thân phận nữ nhânbất giác, lệ tràn mí mắt, ta mới thất thểu bước ra khỏi Kỳ Hoàn Tinh Xá.

Lúc đó ta gặp Ngài A Nan. Ngài A Nan hỏi tại sao mà trông ta buồn khổ như vậy. Ta liền thuật lại cho Ngài A Nan nghe là ta muốn xuất gia, tu theo Phật pháp, mà cầu xin đến ba lần Đức Như Lai cũng không chấp thuận, bởi thế nên ta buồn khổ.

Bấy giờ Ngài A Nan bảo ta đừng lo, Ngài hứa sẽ xin Đức Như lai chấp thuận cho ta vào Phật PhápNghe lời Ngài A Nan nói vậy lòng ta sung sướng vô cùng.”

Khi ấy Ngài A Nan vào bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, con muốn cầu xin Thế Tôn hứa khả cho một việc.” 

Phật bảo A Nan: -Ông muốn xin điều gì, cứ nói.

A Nan thưa: -Bạch Đức Thế TônDi Mẫu Ba Xà Ba Đề đã chăm nom nuôi nấng sắc thân của Thế Tôn, đến ngày nay, Thế Tôn đã thành Phật. Nếu kể đến công lao của Di Mẫu đối với Như Lai, thì Như Lai phải mang ơn Di Mẫu rất nhiều.  Thế mà, hết thảy chúng sinhNhư Lai còn cho dự vào Phật Pháp huống chi Di Mẫu, nỡ nào Như Lai không thuận?

Phật bảo Ngài A Nan:

-Đúng như lời ông nói. Không phải ta không biết đến thâm ân của Di Mẫu đối với ta, nhưng ta không muốn cho nữ nhân dự vào Phật pháp. Nếu ta cho nữ nhân ở trong Phật pháp, thì sau năm trăm năm, chính pháp của ta sẽ suy đồi. Bởi thế mà ta không muốn để cho nữ nhân dự vào Phật pháp.

Bấy giờ Ngài A Nan cúi đầu lễ, rồi quỳ gối, chấp tay lại bạch Phật rằng: -Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ chư Phật ở quá khứ đều có đủ bốn bộ chúng, mà chỉ có một mình Đức Thích Ca Như Lai là không đủ.

Phật bảo Ngài A Nan:

-Nếu Di Mẫu quý chuộng Phật pháp, phải hết sức tinh tiếntu tập phép Bát Kính, ta sẽ ưng thuận, cho được xuất gia sống trong Phật pháp.

Lúc đó Ngài A Nan lễ Phật, đi nhiễu ba vòng, rồi lui trở ra. Ngài liền đến báo cho ta biết là Đức Như Lai đã theo lời cầu xin của Ngài mà bằng lòng cho ta được xuất gia, phụng trì Phật pháp

Được biết tin ấy lòng ta vui mừng vô hạn, và bạch Ngài A Nan rằng:

-Quí hóa thay, Ngài A Nan! Ngài đã hết lòng thỉnh cầu Đức Như Lai, khiến cho tôi được toại nguyện.”

“Rồi Ngài nói lại cho ta nghe pháp Bát Kính mà Đức Như Lai đã ân cần dạy bảo. Nghe xong, nửa mừng nửa tủi, ta tự nghĩ rằng: Thân ta đây là cái thân vô thường, nay được đem đổi lấy cái thân quý báumệnh sống ta đây, niệm niệm hằng biến diệt, không nhất định, nay được đem đổi lấy mệnh quý báuthân mệnhcủa cải của ta đây đều do nhân duyên giả dối mà có, không phải chân thật, nay được đem đổi lấy của báu vĩnh viễn bất diệt

Khi nghĩ đến những công đức và lợi ích như thế, ta liền sinh lòng chí thành cung kính cúng dàng Ngài A Nan và bạch rằng: “Đại Đức A Nan, xin Ngài đừng lo. Tôi sẽ trọn đời tuân theo giáo pháp mà Đức Như Lai chỉ dạy. Dù có phải bỏ cả thân mệnh chăng nữa, tôi cũng không dám vi phạm.”

“Bấy giờ Đức Như Lai mới nói pháp Bát Kính nhiệm mầu cho ta nghe. 

Lúc đó, ta vận dụng lòng đại bi, vì hết thảy nữ nhân đời vị lai mà bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, nếu sau này, trong đời ác trược, có người Thiện nữ nào, đối với Phật pháp, sinh lòng kính mến, thì xin Thế Tôn cũng nhận cho được vào Phật pháp.”

Khi ấy Phật bảo ta rằng: -Quí hóa thay! Nếu sau này có những người Thiện nữ, biết hộ trì Phật pháp, theo thứ lớp mà tu tậpgiữ giớibố thíhọc rộng, tu các thiện pháptại gia hay xuất gia, thụ tam quy hoặc trì ngũ giới, hay giữ đủ các giới, tu các pháp lục độ và các pháp trợ đạo, ta sẽ cho được tùy ý mà tu tập, và cũng được ba thứ quả báo ở cõi ngườicõi trời và đạo quả Vô Thượng.

Nghe Phật nói thế, lòng ta vui sướng vô cùng, ta liền bạch Phật rằng: -Bạch Thế Tôn, nếu nữ nhân chúng tôi mà được ba thứ quả báo ấy, thì chính là nhờ ơn Phật vậy.

Phật nói: -Đừng nghĩ như thế, Như Lai không hề có ơn, đối với chúng sinhNhư Lai không bao giờ kể có ơn. Nếu kể ơn tức là phá hoại cái tâm bình đẳng của Như Lai. Nên biết rằng, đối với chúng sinh nếu Như Lai còn kể có ơn hay không ơn, thì Như Lai không có tâm bình đẳng. 

Nếu chúng sinh nào đem lòng hủy hoại Phật, Như Lai không giận, hoặc có chúng sinh lấy hương chiên đàn mà ướp vào thân Như LaiNhư Lai cũng không mừng. 

Như Lai đối với hết thảy chúng sinh đều bình đẳng, không còn oán, thân phân biệt. Ơn là ơn của A Nan, chớ không phải của Như Lai. Là vì nhờ có A Nan mà nữ nhân mới được vào Phật pháp

Vậy nên đời sau, các Tỷ Khưu Ni và hết thảy những người Thiện nữ, thường phải nên hết lòng ghi nhớ ơn của A Nan, nhắc nhở danh hiệucung kính, cúng dàng, tôn trọng tán thán, đừng để dứt mất. Nếu không thể làm được như thế luôn luôn, thì đêm ngày sáu thời, cũng phải để tâm ghi nhớ.

Bấy giờ, Ngài Kiều Đàn Di bảo các vị Tỷ Khưu Ni và tất cả mọi người Thiện nữ rằng: “Chúng ta phải nên dốc lòng quy mệnh A Nan Đại Sư. Nếu người Thiện nữ nào, muốn cầu sự yên ổn và quả báo tốt lành, cứ đến ngày mùng Tám tháng Hai, hoặc mùng Tám tháng Tám, mặc áo sạch sẽ, dốc lòng thụ trì phép Bát Trai Giới, ngày đêm sáu thời, siêng tu tinh tiến, thì Ngài A Nan sẽ dùng sức uy thần, tùy nguyện giúp đỡ, khiến được như ý.”

Nghe pháp xong, đại chúng vui mừng, rồi đi vòng bên phải mà lui ra.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :