09. Phẩm Thân Cận Thứ Chín

21/07/201112:00 SA(Xem: 12363)
09. Phẩm Thân Cận Thứ Chín
KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN
Dịch giả: Thích Chính Tiến - Thích Quảng Độ
PL. 2506 - 1962

Quyển thứ bảy

PHẨM THÂN CẬN THỨ CHÍN

 

Phật nói: Các bậc đại Bồ Tát biết ơnbáo ơn, tu các phương tiện, làm lợi ích chúng sinh, phải nên tùy thời thích nghi mà hiển bày Phật pháp.

Bấy giờ Phật bảo các vị Bồ Tát rằng:

-Này các Thiện nam tử! Cách đây đã lâu, có một vị Phật ra đời, hiệu là Vô Úy VươngNhư LaiỨng CúngChánh Biến TriMinh Hành TúcThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐiều Ngự Trượng PhuThiên Nhân SưPhật Thế Tôn. Ngài ra đời để tiếp dẫn cho những kẻ có duyên với Phật pháp, và khi độ hết những người có duyên rồi Ngài liền vào Niết Bàn.

Sau khi Ngài nhập diệt, trong thời Chính Pháp, có một người Bà La Mônhết sức thông minhthụ trì năm giớiủng hộ Phật pháp

Một hôm người Bà La Môn, nhân có duyên sự, phải đi đến một nước khác, mà con đường này, lại có nhiều giặc cướp. Cùng đi với người Bà La Môn, còn có năm trăm người nữa. 

Khi đến quãng đường khó khăn, họ liền tạ trú lại. Nơi đây thường có một bọn cướp gồm năm trăm người, ẩn núp để cướp giật những khách bộ hành. 

Khi thấy bọn người Bà La Môn dừng lại, tên tướng cướp liền mật sai một người đi dò xét rồi hẹn giờ cùng xông ra. Nhưng trong đám cướp ấy lại có một người, trước kia là bạn thân với người Bà La Môn, và vì chỗ thân thiện, nên mới đến trước bảo người Bà La Môn rằng:

“Ông bạn nên biết, canh một, đêm nay sẽ có cướp đến. Tôi sợ lúc đó lộn xộn, sẽ làm phương tổn đến ông, nên mới đến trước báo cho ông hay. Vậy ông nên tìm cách một mình lánh xa đi, đừng để các bạn ông biết”.

Nghe xong, người Bà La Môn nghẹn ngào, đau đớn. Muốn đem việc đó nói cho mọi người đồng hành biết, nhưng lại sợ họ giết hại người kia. Nếu họ giết hại, họ sẽ phải đọa vào ba đường ác, chịu khổ vô cùng. Mà nếu cứ im đi, thì bọn cướp sẽ hại đồng bạn.

Nếu bọn cướp giết hại những người đồng hành, chúng cũng sẽ phải sa vào ba ngả ác, chịu các tội khổ. Thật là khó nghĩ! Sau một lúc phân vân, người Bà La Môn tự quyết định rằng: “Ta phải dùng phương tiện làm lợi ích cho chúng sinh, dù phải đọa vào ba đường ác, cũng là vì chúng sinh mà chịu khổ, chứ không phải vì bản thân.” Nghĩ xong, người Bà La Môn liền cầm dao giết người kia đi, khiến các bạn đồng hành đều được bình an.

Khi ấy, mọi người sửng sốtđồng thanh hỏi rằng: “Xưa nay, ông vốn là người cao quý, hiền lương, tại sao hôm nay ông lại làm một việc cực ác như vậy? 

Lúc đó, người Bà La Môn quỳ gối chắp tay, lòng sinh hổ thẹn, nói rằng: -Lẽ ra tôi không được làm ác, nhưng vì lợi ích của chúng sinh, và của các bạn, mà hôm nay tôi phải giết người.

Đồng bạn lại hỏi:

-Ông tự ý giết người, chứ có lợi lạc gì cho chúng tôi đâu?

Người Bà La Môn nói:

-Đây là một tên cướp, định mưu hại các bạn. Vì các bạn mà tôi phải giết y, để các bạn được bình an trở về. Còn tội khổ phải đọa địa ngục, tôi sẽ xin chịu.

Bấy giờ năm trăm người, vừa mừng vừa sợ, đồng thanh nói rằng:

Ở đời không gì hơn mệnh sống, và không gì đáng sợ hơn cái chết. Thế nên, hết thảy chúng sinh đều sẵn sàng bỏ cả vàng bạccủa báucho đến quốc thành, thê tử, hoặc cơm ăn, áo mặc để đổi lấy mệnh sống.

Nói xong, liền tự nghĩ rằng: “Người Bà La Môn này, vì làm lợi ích cho chúng sinh, đã không sợ các nỗi thống khổ trong ba đường dữ. Ngày nay chúng ta nên ghi nhớ trọng ân và sẽ phải báo đền trọng ân ấy.” Nghĩ thế rồi, tất cả đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Trong khi ấy, thì bọn cướp cũng đã đến và đồng thanh nói rằng:

-Xưa nay ông là người cao quý, hiền lương, tại sao có thể làm một việc đại ác như thế này?

Người Bà La Môn nói:

-Thật tôi không nên làm việc cực ác ấy, nhưng vì lợi ích của chúng sinh, và cũng vì tính mệnh của các ông nữa, mà tôi phải làm.

Bọn cướp lại hỏi: -Việc ông giết người có lợi ích gì cho chúng tôi?

Người Bà La Môn bảo bọn cướp:

-Ta đã biết trước là các ngươi hiện ở đây, nhưng ta cứ mặc nhiên, không báo cho nhà Vua và đồng bạn của ta biết, bởi thế nên tính mệnh của các ngươi mới được toàn vẹn.

Nghe xong, bọn cướp tự nghĩ: “À ra vì thế mà cuộc đời chúng ta được bình an.” Nghĩ rồi liền chắp tay nói với người Bà La Môn rằng:

-Quý hóa thay, bậc Đại Sĩ! Người tu nguyện đại bi. Xin dậy cho chúng tôi biết, chúng tôi phải làm gì để đền đáp ơn cao cả ấy?

Người Bà La Môn nói:

-Các ngươi muốn trả ơn ta, thì chỉ có cách là: Các ngươi hãy cải tà quy chính, làm ăn lương thiện và mau phát tâm Vô thượng Bồ Đề.

Bấy giờ bọn cướp, vì muốn báo ân, liền phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Phật bảo Ngài A Nan rằng: “Bồ Tát siêng tu tinh tiến, muốn trang nghiêm đạo Bồ Đề, muốn đền đáp ơn Phật, thì phải nhớ nghĩ đến hết thảy chúng sinh, như thương nhớ một đứa con vậy.

Ông nên biết, người Bà La Môn lúc ấy, có phải ai khác đâu, chính là Như Lai đây.

Nhờ thế mà sau chín kiếp tu hànhNhư Lai đã chứng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Lại nữa, Bồ Tát tu các phương tiệnbiết ơnđền ơn. Khi Như Lai ở Trúc Lâm tinh xá, có một Tỷ Khưu, mắc bệnh lở lói, khắp cả thân thể máu mủ thường chảy, ai cũng sợ hãi, không dám thân gần. Vị Tỷ Khưu này, ở trong căn phòng dột nát, cách xa đại chúng.

Bấy giờ Như Laidùng sức thần thông, che mắt mọi người, không cho ai biết, Như Lai một mình đến chỗ người Tỷ Khưu có bệnh, trông nom săn sóc, lấy nước rửa ráy.

Nghĩ như thế rồi, Như Lai bèn cho hết thảy chư Thiên ở cõi Dục biết. Đế Thích Đề Hoàn Nhân cùng với trăm nghìn quyến thuộc vây quanh trước sau, đứng giữa không trung, mưa mọi thứ Thiên hoa và khởi các loại Thiên nhạc.

Lúc đó Vua cõi trời Đao Lợi nâng một chiếc bình bách phúc trang nghiêm, trong đựng đầy nước đại bi thanh tịnh, đến trước mà dâng Như Lai, cúi đầu đính lễ, rồi đứng lại một bên. 

Như Lai liền giơ cánh tay đầu đủ phúc đức lên, thì ngay lúc ấy, từ năm đầu ngón tay nhỏ bé phóng ra những tia sáng lớn, chiếu khắp các cõi trời

Khi các người cõi trời, theo ánh sáng ấy mà cùng đến hội họp rồi, Như Lai mới đến chỗ người Tỷ Khưu có bệnh. Lúc đến nơi, Như Lai liền phóng ra một luồng hào quang từ đỉnh đầu, chiếu vào người bệnh Tỷ Khưu. 

Khi gặp được ánh sáng ấy, người bệnh Tỷ Khưu cảm thấy hết đau đớn, liền ngồi dậy cúi đầu quy mệnh. Lúc đó Như Lai dùng tay phải đỡ lấy nước từ Vua Đế Thích và rửa đầu cho người bệnh Tỷ Khưu, còn tay trái thì xoa vuốt mình mẩy. Tay Như Lai đưa tới đâu thì những vết lở lói trên mình Tỷ Khưu đều khỏi đến đấy. 

Sau khi bình phục, người Tỷ Khưu vui mừng khôn xiết, liền cất tiếng niệm rằng:

-Kính lạy đức Thích Ca Mâu Ni! Đấng Đại Từ Phụ, Đấng Vô Thượng Y Vương! Con nay đã hết thân bệnh. Xin Như Lai rủ lòng thương xót, cho con Pháp dược để trừ hết bệnh hoạn của thân, tâm.

Bấy giờ Như Lai bảo người bệnh Tỷ Khưu rằng: “Như Lai vẫn nhớ trọng ân của ngươi. Nay Như Lai muốn đền đáp ơn ấy.” Nghe xong, người bệnh Tỷ Khưu vô cùng kinh ngạcNhư Lai liền chỉ dạy cho những điều lợi hỷ. 

Người Tỷ Khưu vui mừng, và ngay lúc ấychứng quả A La Hán đầy đủ Tam MinhLục thông và tám món giải thoát.

Khi ấy Vua Đế Thích và các quyến thuộc, cùng vô lượng Thiên chúng đều nghi ngờ, liền hỏi: “Tại sao đức Như Lai đã hạ thân vàng ngọc để rửa những vết ung nhọt, đầy máu mủ của người bệnh Tỷ Khưu, mà lại bảo là báo ân, thì việc đó ra sao? Xin Như Lai vì chúng con mà phân biệt giải thích?”

Phật bảo Đế Thích và Chư Thiên rằng: “Các ông hãy nghe cho kỹ tôi sẽ vì các ông mà nói việc kiếp trước”.

“Này Đế Thích, ở đời quá khứ, cách đây vô lượng A tăng kỳ kiếp, có một ông Vua độc ácvô đạothường hay áp bứcbóc lột dân lành một cách phi lý để đoạt của cải. Ông Vua độc ác này có một người bầy tôi thân tín, tên là Ngũ Bá. 

Nhà Vua cho Ngũ Bá có toàn quyền trừng trị những người phạm pháp, hoặc thi ân hay gia uy là tùy ở Ngũ Bá, nhưng nếu có lợi lộc đút lót, thì phải chia cho nhà Vua. Cho nên Ngũ Bá thường hay đánh đập phạm nhân; ai có nhiều tiền của hối lộ thì tha, ai không có tiền đút lót thì đánh đập có khi đến chết và coi đó là việc đó rất thường.

“Một hôm có một người Ưu Bà Tắc phạm chút lỗi nhỏ, được giao cho Ngũ Bá tùy ý trừng phạt.

Nhưng Ngũ Bá vốn biết người Ưu Bà Tắc là một người hiền lànhphúc hậu, nên không nỡ đánh đập bèn tha cho, do đó mà người Ưu Bà Tắc được thoát nạn và vui mừng khôn xiết. 

Kiều Thi Ca nên biết: Ngũ Bá lúc bấy giờ, nay là người bệnh Tỷ Khưu và người Ưu Bà Tắc nay là Như Lai vậy. Cho nên, Bồ Tát trong vô lượng A tăng kỳ kiếp, ơn tuy nhẹ nhưng cũng lo đền đáp, cho đến khi thành bậc Chính Giác mà lòng thường không quên.”

Lúc đó Vua Đế Thích và vô lượng thiên chúng hết sức vui mừng, có bốn vạn tám nghìn chư thiênphát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác

Phát tâm xong rồi, trổi thiên nhạc cúng dàng Như Lai, đoạn trở về cõi trời.

Phật bảo Ngài A Nan rằng: “Nếu người thiện namthiện nữ biết ơn, muốn báo ơn, thì phải làm bốn việc sau đây:

  1. Phải gần gũi bạn hiền.
  2. Phải dốc lòng nghe pháp.
  3. Phải suy nghĩ nghĩa lý.
  4. Phải đúng như pháp mà tu hành.

Lại có bốn việc nữa sau đây:

  1. Theo pháp chứ không theo người.
  2. Theo nghĩa, không theo chữ.
  3. Theo trí, không theo thức.
  4. Theo Kinh liễu nghĩa, không theo Kinh không liễu nghĩa.

Làm theo tám việc ấy gọi là biết ơn.

Nếu lại làm theo tám pháp sau đây mà không nhiễm trước gọi là báo ân:

  1. Lợi
  2. Suy
  3. Hủy
  4. Khen
  5. Tán thán
  6. Chê bai
  7. Khổ
  8. Vui

Lại nữa, nếu làm theo bốn việc sau đây thì gọi là biết ơn và báo ơn:

  1. Thấy những kẻ độc ác, lòng sinh thương xót, để khởi lòng từ.
  2. Thấy những người đau khổ, mắt không thể rời, để khởi tâm thương.
  3. Thấy Sư trưởngcha mẹ và những bậc có đức, tâm tính vui vẽ, để khởi lòng kính mến.
  4. Thấy những người thù oán, lòng không giận tức, để tu phép hỷ xả.

Bấy giờ Ngài A Nan sửa lại y phục đến trước Phật bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, khi Thế Tôn mới phát tâm Bồ Đề, đã biết ơnbáo ơn mà làm theo bốn việc kể trước, là thế nào?

Phật bảo A Nan rằng:

-Ở thời quá khứ, cách đây vô lượng A tăng kỳ kiếp, có một vị Phật, hiệu là Tỳ Bà ThiNhư LaiỨng CúngChánh Biến TriMinh Hành TúcThiện Thệ Thế Gian GiảiVô Thượng SĩĐiều Ngự Trượng PhuThiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Ngài ra đời để giáo hóa cho chúng sinh có duyên với Phật PhápGiáo hóa xong, Ngài mới vào Niết Bàn.

Sau khi Chính Pháp và Tượng Pháp của Phật diệt rồi, có một nước gọi là Ba La NạiNhân dân giàu có, đất đai phì nhiêu. Vua dùng chính pháp trị nước, không ức hiếp dân lành.

Trong nước lớn có một dãy núi gọi là Tiên Thánh Sơn. Trên núi thường có năm trăm vị Bích Chi Phật và rất nhiều Thần, Tiên. Lại có vô số cầm thú, trong số đó, có con sư tử tên là Kiên Thệ, lông vàng chói lọi, mạnh khỏe lực lưỡng, bệ vệ uy nghiêm, khi cất tiếng rống, chim đang bay phải rơi xuống, các thú rừng đều sợ hãi, tìm nơi ẩn núp.

Một hôm sư tử Kiên Thệ đến chỗ khe núi, thấy một vị Bích Chi Phậtthân tướng uy nghithanh tịnh.

Kiên Thệ thấy, thì lòng vui mừng, không sợ. Rồi từ đó, cứ ngày ngày đến gần để nghe vị Bích Chi Phật tụng kinhthuyết pháp.

Bấy giờ có người thợ săn, thấy sư tử Kiên Thệ, mình vàng chói lọi, hết sức mừng rỡ, liền tự nghĩ rằng: “Nếu mình bắt được con sư tử kia lột da đưa dâng nhà Vua chắc sẽ được ban thưởng rất nhiều, bảy đời không phải thiếu thốn. Nhưng sư tử Kiên Thệ là chúa sơn lâm, cung tên khó có thể bắn nổi, và bẫy rập cũng khó có thể bắt được. Vậy ta phải lập mưa để bắt. 

Kiên Thệ thường kính mến và gần gũi vị Sa Môn Bích Chi Phật, ta phải giả dạng làm Sa Môn, dấu cung tên có tẩm thuốc độc dưới lớp Cà sa, rồi từ từ tến đến ngồi dưới gốc cây kia. Kiên Thệ thấy ta tất sẽ lại gần, lúc đó ta sẽ giương cung bắn, thì chắc cả trăm phần là được”.

Nghĩ như thế rồi, liền trở về nói với người nhà rằng: “Tổ tiên ta đã trải mấy đời làm nghề săn bắn, mà ta chưa từng nghe nói có con thú nào lại có bộ lông vàng chói như thế, huống nữa bây giờ ta được thấy, thì phải bắt cho bằng được. “Nói xong, lập tức, cạo đầu, khoác áo Cà sa như đã định trước, rồi trở vào trong núi, ngồi dưới gốc cây

Khi thấy người Tỷ Khưu giả mạo kia, sư tử Kiên Thệ sinh lòng vui mừng, tiếng ngay lại gần, liếm chân Tỷ Khưu. 

Lúc đó, người thợ săn giương cung bắn ngay. Bị trúng tên độc, sư tử gầm thét, kêu rống, muốn vồ lấy người thợ săn mà xé tan thân xác.

Nhưng lại nghĩ rằng, đó là một vị Sa Môn, mặc áo hoại sắc là tiêu biểu của Chư Phật, Hiền Thánh. Nếu ta định giết thì chẳng khó gì, nhưng nếu giết người tức là phá hoại cái tiêu biểu của chư Phật, Hiền, Thánh vậy. Nghĩ như thế liền nuốt giận chịu khổ.

Sau một lúc lâu, vì thuốc độc chạy khắp thân thểsư tử cảm thấy đau đớn, khó nhẫn, lại định cấu xé người thợ săn. Nhưng lại nghĩ rằng, nếu giết thì không khó, nhưng Chư Phật, Hiền, Thánh sẽ quở trách hơn nữa người đời sẽ không phân biệt được được thiện ác

Đây là một kẻ ác nhân, mang lòng thâm độc, âm mưu hại ta, nếu ta không nhịn được thì cũng không khác gì kẻ kia.

Người tu hành nhẫn nhục, ai cũng kính mến, kẻ không nhẫn nhịn, ai cũng ghét bỏ, vì thế mà càng them phiền não tăng trưởng thì sinh tử thêm lên, sinh tử càng tăng thì phải sinh vào những nơi nạn xứ; sinh vào nơi nạn xứ, thì xa lìa bạn lành, xa lìa bạn lành thì không được nghe Chính pháp, không được nghe Chính pháp càng sinh hoài nghihoài nghi càng nhiều thì phải xa lìa đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, vì thế ta không nên làm ác.

Nghĩ như thế rồi, liền nói bài kệ rằng:

Đối với người mặc (áo) pháp

Xin tự nguyện bỏ mình

Trọng không khởi tâm ác.

Đối với người Xuất gia,

Xin tự nguyện bỏ mình,

Trọn không khởi tâm ác.

Nói bài kệ xong, liền vật ra chết. Lúc đó trời đất rúng động, cầm thú sợ hãi, bỏ chạy tứ tán, trời xanh mưa máu, mặt nhật lu mờ

Bấy giờ người thợ săn mới cởi bỏ áo pháp, cầm dao lột lấy da đem về. Khi về tới nhà liền đưa dâng Vua. Vua thấy vui mừng, mới nói với quần thần rằng: “Ta chưa từng nghe thấy có giống thú nào mà lông lại vàng chói như thế. Vậy mà hôm nay mắt lại được thấy, thế mới lạ. Vua mới hỏi người thợ săn dùng cách nào mà bắt được da ấy.

Người thợ săn tâu Vua rằng: -Nếu Bệ hạ có tha cho hạ thần, thì hạ thần mới dám tâu.

Nhà Vua nói: -Cho phép nhà ngươi cứ tự do mà nói.

Người thợ săn bèn thuật lại đầy đủ câu chuyện cho Vua nghe. 

Nghe xong, Vua thấy lòng nghẹ ngào, đau đớn, nói chẳng nên lời. 

Liền triệu tập tất cả quan đại thần và các tiểu vương lại mà tuyên bố rằng: “Các khanh nên biết, ta từng được nghe các bậc trí giả nói rằng, nếu có con thú nào lông mình sắc vàng, tức là Bồ Tát hóa hóa thân, vì hết thẩy chúng sinhmở lòng Bồ Đề mà làm việc đại lợi ích

Tại sao ngày này, tên thợ săn độc ác này dám dùng quỷ kế để giết hại một vị Bồ Tát?

Nay nếu ta đem quan tước, bổng lộc, voi, ngựa, của báu, cơm áo, tiền tài và tơ lụa mà ban thưởng kẻ ác nhân này, thì tức là ta đã vào hùa với y mà làm việc vô đạo vậy”.

Nói xong liền đem người thợ săn ra mà chém đầu. Rồi đem bộ da sư tử vào trong núi, tìm lấy xác chết bọc lấy, và dùng ngưu đầuchiên đàn chất lên thành giàn mà đốt. Đốt xong thu lấy Xá lợi, xây tháp cúng dàng.

Phật bảo A Nan và đại chúng rằng:

-Các thiện nam tử! Kiên Thệ sư tử bấy giờ, nay là Như LaiThích Ca Văn Phật vậy. Bồ Tát thân cận thiện trí thức như thế biết ơn và báo ơn

Bởi thế Bồ Tát thường được gần gũi thiện hữutri thức và chóng thành được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Thiện nam tử! Bồ Tát siêng tu, gần thiện trí thức, cầu nghe Chính phápcho đến một câu, một bài kệ hoặc một nghĩa để diệt trừ hết thảy phiền não trong ba cõi. Khi Bồ Tát dốc lòng cầu lời Phật dạy, vì khao khát phép mầu, nên chẳng tiếc thân mệnh, dù có phải đứng trên sắt nóng, bị lửa thiêu đốt, cũng không lấy thế làm lo. 

Bồ Tát vì một câu kệ còn chẳng tiếc thân mệnh, huống chi cả mười hai bộ Kinh.

Vì một câu kệ mà đến thân mệnh còn không tiếc, huống chi những báu vật khác.

Là vì cái lợi nghe pháp làm cho thân tâm được yên vui, sinh ra tín tâm chân chính.

Được thấy người thuyết pháp, cũng như thấy cha mẹ, lòng không dám khinh lờn.

Vì chúng sinh mà dốc lòng nghe pháp, chứ không phải vì lợi lộc; vì làm lợi cho chúng sinh chứ không phải vì tư lợi.

Vì chính pháp mà không sợ mọi nạn khổ, cho đến đói khát, nóng lạnh, hổ lang, ác thú và những việc giặc giã, trộm cướp, hết thảy đều không sợ. 

Trước phải điều phục lấy mình, diệt trừ tận gốc các phiền não, rồi sau mới nghe pháp. Khi nghe pháp, lòng không rối loạncung kính người nói pháp, tôn trọng pháp, thế gọi là Bồ Tát biết ơnbáo ơn.

Thế nào gọi là Bồ Tát dốc lòng nghe pháp? Nghe pháp có bốn điều:

1. Tâm thành tín.

2. Tâm chuyên chú.

3. Tâm cung kính.

4. Thiện tâm.

Sở dĩ Bồ Tát dốc lòng nghe phápcần cầu mười hai bộ Kinh, là vì nhớ nghĩ trọng ân của Phật, muốn cho chính pháp của Phật được lưu bố khắp nơi, muốn làm cho Phật pháp trường tồn mãi mãi; muốn cho thế gian tin ở Phật pháp, khiến cho hết thẩy chúng sinh đều chứng được đạo Vô Thượng Bồ Đề

Thế là Bồ Tát vì nghĩ đến vô lượng chúng sinh ở mười phương, vì đền đáp ơn sâu dầy của Phật, cho nên dốc lòng nghe phápcần cầu mười hai bộ Kinh.

Tại sao Bồ Tát lại cần cầu Phật pháp?

-Là vì muốn khiến cho chúng sinh, sinh lòng tin cậy. Cho nên Bồ Tát cần cầu Phật pháp.

Tại sao Bồ Tát phải tìm hiểu Nhân Luận?

-Là vì muốn hiểu thấu mọi tội lỗi, muốn phá trừ các tà thuyết của ngoại đạo, muốn biết phương tiện để điều phục chúng sinh, muốn phân biệt rõ ý nghĩa của lời Phật dạy để đối trị những lời lời nói của thế gian. Bởi thế Bồ Tát phải tìm hiểu Nhân Luận.

Tại sao Bồ Tát phải tìm hiểu Thanh Luận?

-Là vì muốn cho lời nói được thanh tịnh trang nghiêm. Nếu lời nói không thanh tịnh thì không thể giải thích rõ ràng mọi ý nghĩa, vì muốn hiểu biết hết thảy mọi nghĩa lý đề làm cho chính pháp khỏi bị tổn hại, để diệt trừ lòng kiêu mạn của người khác và phá tan mọi ta kiến. Vì muốn biết phương tiện để điều phục chúng sinh, bởi thế mà Bồ Tát phải tìm hiểu Thanh Luận.

Tại sao Bồ Tát phải tìm hiểu các phương Thuốc?

-Là vì muốn khiến cho chúng sinh thoát khỏi tứ bách tứ bệnhxa lìa các điều ác; vì thương xót hết thảy chúng vì muốn cho chúng sinh sinh lòng tin tưởng để tránh mọi khổ đau cho lòng được yên vui. 

Khi lòng đã được yên vui thì thường nhớ nghĩ đến tâm đại bi cứu độ chúng sinh của Phật.

Bởi thế mà Bồ tát tìm hiểu mọi phương thuốc.

 

Tại sao Bồ Tát phải tìm hiểu các học thuật thế gian?

-Là vì muốn làm lợi ích cho chúng sinh một cách dễ dàng. Là vì nếu hiểu suốt các học thuật thế gian thì rất dễ phá trừ lòng kiêu mạn của mọi người để điều phục họ, khiến cho họ sinh lòng chính tín, trừ bỏ các tà kiến và chấp trược. Bởi thế mà Bồ tát phải tìm hiểu các học thuật thế gian.

Nếu Bồ Tát nào không chịu cầu học năm việc ấy thì không thể chứng được đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Vì muốn được đạo Vô Thượng Bồ Đề mà Bồ Tát phải cầu năm việc ấy.

Bồ Tát ghi ơn, trả ơn là vì chúng sinh mà nói. Nhưng nói việc gì? Và nói cách nào?

-Nói việc gì là nói mười hai bộ Kinh vậy. Còn nói cách nào là phải thông thạo năm việc kể ở trên. Vì muốn chứng được đạo Vô Thượng Bồ Đề cho nên phải nói theo hai cách:

1. Nói Pháp theo thứ lớp;

2. Nói Pháp Thanh Tịnh.

Nói pháp theo thứ lớp là: Trước phải nói bố thí, kế nói trì giới v.v…cho đến Trí tuệ. Nếu muốn ghi ơn, đền ơn, thì phải suy nghĩ nghĩa lý, rồi như Pháp mà tu hành. Thế gọi là nói Pháp theo thứ lớp.

Nói Pháp Thanh Tịnh là:

Nếu người nghe thì ngồi mà người nói lại đứng, thì không nên nói pháp. 

Nếu người nghe cố tìm những lỗi của Pháp và của người nói Pháp thì cũng không nên nói Pháp. 

Nếu người nghe căn cứ vào người nói mà không căn cứ vào Pháp, thì cũng không nên nói Pháp. 

Nếu người nghe chấp theo chữ mà không y theo nghĩa, thì cũng không nên nói Pháp;

Cho đến người nghe không y theo Kinh liễu nghĩa thì cũng không nên nói Pháp. Tại sao vậy?

Là vì những người ấy không biết cung kính chư Phật, Bồ Tát, và Pháp Thanh Tịnh

Nếu người nói Pháp biết tôn trọng Pháp và những người nghe Pháp cũng biết sùng kính, dốc lòng nghe Phápkhông sinh tâm khinh nhờn, thế gọi là nói Pháp Thanh Tịnh.

Lại nữa, nói Pháp theo thứ lớp là nói hết thẩy các Pháp. Nói là nói hết thẩy các Pháp nghĩa là nói mười hai bộ Kinh cho đến một câu, một bài kệ hay nửa bài kệ, trong đó tùy theo lời nóiý nghĩa và phương tiện trình bày, chỉ giáo lợi ích cho mọi người. Cũng có khi phải dùng lời quở trách, có lúc nên nói thẳng, cũng có khi cần phải thí dụ, cứ tùy chỗ nên nói, hoặc nói thiển cận cho người nghe dễ hiểu, cứ tùy theo chỗ người ta muốn nghe, dùng phương tiện mà nói Pháp, thế gọi là Bồ Tát biết ơn và đền ơn, theo thứ lớp mà nói Pháp.

Nói Pháp Thanh Tịnh là: Các bậc đại Bồ Tát đối với những việc oán ghét phải tu tập lòng từ.

Khi đã được lòng từ rồi, dùng mọi phương tiện để nói Pháp cho những người độc ác, những người dông dỡ cho đến những kẻ ham đắm dục lạctâm hồn phóng túng, và những người nghèo cùng, khiến cho họ đều cùng được tỉnh ngộ, đừng vì khen mình chê người, đừng vì ăn uốnglợi lộc và danh vọng.

Thế gọi là Bồ Tát biết ơn và đền ơn mà nói Pháp Thanh Tịnh

Theo đúng như Pháp mà tu tập các điều thiện, diệt trừ ba nghiệp, đầy đủ Thanh Tịnh, ghi ơn đền ơn để trang nghiêm đạo Vô Thượng Bồ Đề

Nếu các bậc đại Bồ Tát muốn nhớ ơn để trả ơn thì phải suy nghĩ giáo nghĩahọc rộng, nghe nhiều để thông suốt hết thẩy để nêu cao ngọn đuốc Phật pháp

Nếu muốn làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh, thì phải tu các Pháp bố thítrì giới v.v… lại phải cúng dàng những người nói Pháp, không tìm lỗi của Pháp và của người nói Pháp, không mang lòng ác hại, đem sự yên vui cho mọi người, thế gọi là biết ơn.

Sau khiến cho cả mình và người được hưởng phúc báo ở cõi người và cõi trờicho đến khi chứng được đạo quả Niết Bàn, thế gọi là báo ơn.

Lại nữa Bồ Tát phải theo bốn phép để tu hạnh nhẫn nhụcdiệt trừ lòng bất nhẫn, trang nghiêm đạo Bồ Đề:

1. Khuyên hết thảy chúng sinh tu hạnh nhẫn nhục.

2. Tự mình nhẫn và dạy người khác nhẫn để xa lìa sự sợ hãi, thế gọi là biết ơn.

3. Nhờ sự nhẫn nhục nên không sinh lòng giận hờn, không làm hại ai, không phải chịu khổ não nên không lòng ân hận.

4. Sau khi bỏ thân này, được hưởng phúc báo ở cõi người và cõi trờicho đến chứng được đạo quả Niết Bàn, thế gọi là báo ơn.

Này các thiện nam tử! Bồ Tát lại theo bốn việc mà siêng tu tinh tiến để diệt bỏ tính lười biếng, trang nghiêm đạo Bồ Đề:

1. Khuyên hết thảy chúng sinh vì đạo Bồ Đề mà siêng tu tinh tiến.

2. Xa lìa mọi phiền nãotăng trưởng các pháp lành cho thân được yên vui, thế là tự lợi.

3. Bồ Tát tinh tiến, không làm phiền chúng sinh, đánh đập, chửi rủa, thế là lợi tha.

4. Bỏ thân này rồi, được hưởng phúc báo ở cõi ngườicõi trời, mình được yên vui, cho đến được đạo Bồ Đề, thế là được đại quả báo.

Lại nữa, Bồ Tát theo bốn việc mà tu phép định để phá trừ tâm tán loạntrang nghiêm đạo Bồ Đề:

1. Khuyên hết thẩy chúng sinh vì đạo Bồ Đề mà tu Thiền định.

2. Đời này được yên vui, thân tâm vắng lặng, thế gọi là biết ơn.

3. Vì thân tâm vắng lặng, nên không làm phiền chúng sinh, thế gọi là biết ơnđền ơn.

4. Bồ Tát bỏ thân này rồi, được thân thanh tịnhyên ổn vui vẻ, chứng được Niết Bàn;

Thế là Bồ Tát theo bốn việc mà tu Thiền định.

Lại nữa, Bồ Tát biết ơnđền ơn, cũng phải theo bốn việc mà thành tựu trí tuệ để phá trừ vô minhtrang nghiêm đạo Bồ Đề:

1.-Dùng pháp Tứ Nhiếp dạy bảo chúng sinh, vì đạo Bồ Đềtu hành trí tuệ.

2.-Vì hiểu thấu “tính”, “tướng” của các pháp, nên mình được yên vui, thế là tự lợi.

3.-Có thể giúp chúng sinh về các việc thế gian và xuất thế gian, thế là lợi tha.

4.-Có thể tiêu trừ được hai cái chướng phiền não và trí tuệ phàm phu, thế là được quả báo lớn.

Như vậy gọi là biết ơnđền ơn. Đó là Bồ Tát theo bốn việc mà tu trí tuệ không thể nghĩ bàn.

Lại nữa, Bồ Tát dùng trí tuệ kiếp trước, biết được các việc kiếp trước, hiểu suốt các nghiệp của chúng sinh, dù thiện hay ác, cũng đã đến ngày được hưởng một duyên lành. 

Cho nên Bồ Tát, vì muốn làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh, đã dùng đại phương tiện, từ cung trời Đâu Suất, đầy đủ thọ mệnh, có ba điều tối thắng:

1.- Thọ mệnh hơn hết;

2.- Đẹp đẽ hơn hết;

3.- Danh thơm hơn hết;

Khi mới giáng sinh, phóng ra những tia sáng lớn, chiếu khắp mười phương và đã biết trước giờ phút ra đời ngay từ khi mới thụ thai. Lúc vừa sinh ra, đã đi bảy bước, không phải dìu dắt và tự nói rằng: “Kiếp này là kiếp sau chót của ta.” 

Bấy giờ, Chư Thiên, Quỷ, Thần, Càn Thát BàA Tu LaCa Lâu LaKhẩn Na LaMa Hầu La Già dâng các thứ hoa, hương, trổi ca nhạc và treo phan, phướn cúng dàng. 

Bồ Tát có ba mươi hai tướng, đẹp đẽ trang nghiêm, không ai hơn được; thân thể khỏe mạnh, khí lực đầy đủ, dùng sức từ thiện, dẹp chúng ma quân. Khi lên bảy tuổi, không học thế sự mà hiểu biết hết thảy, học không cần thầy, tự tu mà chứng đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Sau khi thành đạoPhạm Thiên khuyến thỉnh chuyển bánh xe pháptế độ chúng sinh. Khi nhập đại định thì dù cho sấm sét cũng không lay chuyển. 

Các loại thú vật, thường đến gần giũ, mến như mến cha mẹsúc vật dâng các thức ăn.

Phật hiểu lòng mình, linh thần tuôn mưa, tắm gội thân thể, cây rủ cành lá, che rợp khắp mình.

Trong sáu năm tu khổ hạnh, Ma thường tìm kiếm mà không thấy một lỗi lầm.

Thường ngồi thiền định, thành tựu được sáu tâm niệm, để hiểu biết các giác quan có lúc khởi, lúc diệt. 

Đó là điểm bất khả tư nghị của Bồ Tát giống với chúng sinh.

Còn điểm khác với chúng sinh, là Bồ Tát làm lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng sinh, như người điên được thấy Như Lai thì trở lại bản tâm, người mù được thấy, người điết được nghe, người sinh ngược trở lại thuận và những tính tham, sâm, si đều trừ diệt.

Đó là chỗ bất khả tư nghị của Bồ Tát khác với chúng sinh.

Lại nữa, tuy cũng sinh ra như chúng sinh, nhưng chỗ hành động của Như Lai không thể nghĩ bàn: Như Lai thường nằm nghiêng bên phải, như sư tử vương, dù cỏ hay lá cũng không làm loạn được, gió cuốn, bão táp mà y phục không lay động. 

Khi cất chân đi, như sư tử vương và Bạch Nga Vương. Nếu lúc muốn đi, bao giờ cũng bước chân phải trước, những chỗ đi qua, đều bằng phẳng không còn cao thấp. Khi ăn xong, không còn sót một hạt cơm ở miệng. Đó là chỗ “Cộng sinh” bất khả tư nghì của Như Lai.

Lại nữa, tuy cũng sinh như chúng sinh, nhưng Như Lai có ba mươi hai tướng không thể nghĩ bàn:

1- Bàn chân bằng phẳng;

2- Bàn chân có nghìn xoáy ốc;

3- Ngón chân dài và nhỏ;

4- Gót chân đầy đặn;

5- Ngón tay có nhiều vân;

6- Chân tay mềm mại;

7- Bụng tròn trĩnh, đầy đặn như bụng kim sắc lộc vương;

8- Mắt cá chân bằng phẳng;

9-Tay dài tới đầu gối;

10- Năm căn ẩn kín, như tượng mã vương;

11- Mình tròn trằn, đầy đặn như cây Ni Câu Đà;

12- Lông trong mình đều nghiêng lên phía trên;

13- Lông đều xoáy theo bên phải;

14- Thân mình sắc vàng;

15- Thường chiếu sáng cách thân tám thước.

16- Lớp da mịn màng, không dính bụi bặm;

17- Bảy chổ đầy đặn, bằng phẳng;

18- Nửa mình trên như mình sư tử;

19- Cánh tay tròn lẳn;

20- Xương ngực bằng phẳng;

21- Thân hình vạn vỡ;

22- Trong miệng có bốn mươi rằng;

23- Răng nhỏ khít và rất đều;

24- Răng trắng như ngà;

25- Hàm vuông như hàm sư tử;

26- Khi ăn thấy hương vị thượng hảo;

27- Đỉnh trên tráng nhô lên thành tướng nhục kế;

28- Lưỡi dài và rộng;

29- Tiếng như tiếng Phạm Âm;

30- Sắc mắt xanh biếc;

31- Mắt như mắt ngưu vương;

32- Khoảng giữa lông mi có một sợi lông dài và trắng.

Như thế cho đến tám mươi vẻ đẹp không thể nghĩ bàn. 

Mỗi mỗi tướng tốt lại có vô lượng trăm nghìn vẻ đẹp huyền diệu

Mỗi một tướng tốt đều là kết quả của sự tu diệu hạnh của Bồ Tát từ lúc mới phát tâm Bồ Đề kiên cố cho đến khi được thành đạo Vô Thượng Bồ Đề.

Phật lại nói: “Như Lai đã từng trong vô lượng A tăng kỳ kiếp dốc lòng tu trì tịnh giới, cho nên nay mới được cái tuớng bàn chân bằng phẳng. 

Nhờ sự cúng dàng cha mẹHòa Thượng Sư Trưởng và các bậc có đức, cho nên được tướng nghìn xoáy ốc dưới bàn chân. 

Đối với chúng sinh không mang lòng làm hại, không có ý tưởng cướp đoạt, hễ thấy cha mẹHòa ThượngSư trưởng và những bậc có đức, thì ra xa đón chào, sửa đặt tòa ngồi, cung kính lễ báidẹp bỏ lòng kiêu mạn, nhờ thế mà nay được tướng ngón tay dài và nhỏ.

Có đủ ba hạnh kể trên, nên được tướng gót chân đầy đặn. 

Nhờ dùng Tứ nhiếp pháp giúp đỡ chúng sinh, nên được tướng ngón tay có nhiều vân. 

Dùng các thứ dầu thơm tắm gội cho cha mẹSư Trưởng và các bậc có đức, nhờ thế mà được tướng chân tây mềm mại. 

Nhờ công tu tập các pháp lành, không biết chán mỏi, nên được tướng bụng tròn trặn, đầy đặn. 

Nghe pháp vui vẽ, thích nói lại cho người khác nghe, và ưa làm việc đạo, nhờ thế mà được tướng mắt cá chân bằng phẳng. 

Nhờ ba nghiệp thanh tịnh, khám bệnh cho thuốc, phá trừ lòng kiêu ngạoăn uống có chừng mực, nên được tướng tay dài bằng gối.

Thấy người chia rẽ, dùng lời nói khéo cho người ta đoàn tụ với nhau; biết tự tu hổ thẹn, lại dạy người tu, nhờ thế mà được tướng năm căn ẩn kín.

Tự mình tu sạch ba nghiệp, lại dạy người khác tu, nếu chúng sinh nào đau ốm, thì tìm cách chạy chữa, như thế mà được tướng thân mình tròn lẳn.

Nhờ lòng vui vẻ nghe pháp, lại hay nói lại cho người khác nghe, mà được tướng lông trong mình đều hướng lên trên.

Suy nghĩ ý nghĩa sâu xa của các pháp, ưa tu các pháp lành, cúng dàng cha mẹSư Trưởng và những bậc có đức; nếu đi dọc đường gặp pháp, hoặc tăng phòng đều cúng dàng, giữa đường nếu có gạch đá, gai góc hay vật bẩn thỉu thì dọn đi, nhờ thế mà được coi tướng lông trong mình đều xoáy bên phải.

Nếu đem thức ăn hoặc đồ châu báu cho người, thì không bao giờ sinh lòng sân hận, nhờ thế mà được hai tướng: Một là sắc vàng, hai là thường có ánh sáng và lại được tướng da mình mịn màng, không dính bụi nhơ. 

Thường giúp cho những thứ cần dùng, nhờ thế mà được tướng bảy chỗ đầy đặn.

Tự mình dẹp bỏ tính kiêu mạnbiết điều hòa tính tìnhtùy theo sở thích của mọi ngườinhư pháp tu hành để diệt các điều bất thiện và tăng tưởng các pháp lành, nhờ thế mà được tướng nửa mình trên như mình sư tử, tướng cánh tay tròn lẳn và tướng xương ngực bằng phẳng, tướng ngón tay nhỏ và tướng thân hình đầy đặn.

Nhờ không nói lưỡi hai chiều và làm cho những người tranh giành phải hòa thuận mà được tướng có bốn mươi răng, tướng răng khít không hở kẽ, tướng răng bằng nhau, đều đặn.

Nhờ tu các nghiệp từ bi, thiện lạc mà được tướng răng trắng như ngà. 

Thấy người thiếu thốnvui vẻ giúp đỡ, đón đưa, nhờ thế mà được tướng hàm vuông như hàm sư tử, coi hết thẩy chúng sinh như một người con, vì thế mà được tướng ăn thức gì cũng thấy mùi vị thượng hảo, thường bố thí chúng sinh pháp vị Vô thượng, gặp người hay quên thì cho trí nhớ, tự mình giữ năm giới, lại dạy người cũng tu tập lòng từ, hay bố thí pháp cho mọi người, nhờ nhân duyên ấy mà được tướng nhục kế, tướng lưỡi dài rộng, cứ như thực mà nói pháp cho mọi người vui mừng, nói những lời êm áidịu dàng, không đúng giờ không nói, do đó mà được tướng tiếng Phạm Âm.

Chứa góp lòng thương, coi hết thẩy chúng sinh như cha mẹ, nhờ nhân duyên ấy mà được sắc mắt xanh biếc, và tướng mắt ngưu vương, thấy những người có đức, thành thật tán thán, do đó mà được tướng bạch hào.

Đó là ba mươi hai tướng, tuy có những nhân duyên khác nhau, nhưng nhân duyên chính là cái nhân “trì giới” và “tinh tiến”. Tại sao vậy? Vì nếu không chịu trì giới, và siêng tu tinh tiến, thì đến thân người còn chẳng được làm, nói chi đến ba mươi hai tướng?.

Lại nữa, phàm đã làm việc thì lòng nhất định không hối hận, nhờ thế mà được tướng bàn chân bằng phẳng. 

Và khi làm việc thì dốc lòng làm, do đó mà được tướng nghìn xoáy ốc dưới bàn chân, tướng ngón tay có nhiều vân, tướng bảy chỗ bằng phẳng tuớng da mịn màng, tướng thân thẳng và tròn, tướng lưỡi dài rộng. 

Thường tu các pháp thiện và dạy người khác tu, cho nên được tướng ngón tay dài nhỏ, tướng tay chấm gối; tướng thường phát ánh sáng cách xa tám thước và tướng răng khít, không thưa hở.

Nhờ công phu tu sạch ba nghiệp nên được các tướng khác.

Lại nữa, đối với chúng sinh, sinh tâm thuần thiện, nhờ nhân duyên ấy được tướng tay chân mềm mại, da thịt mịn màng, bụi nhơ không bám. 

Vì theo thứ lớp và thời tiết mà tu tập các pháp lành, cho nên được tướng thứ hai, thứ ba, và thứ tư. 

Ưu làm điều lành, lòng không chán nản, nhờ nhân duyên ấy mà được tướng thân sắc vàng; tướng thân thường sáng; tướng răng trắng; tướng giữa khoảng lông mi có sợi lông trắng.

Nếu nghe người ta ca ngợi đức tính của mình không sinh lòng kiêu mạn, không giấu giếm việc lành không cho người khác biết, nhờ nhân duyên ấy mà được tướng Mã âm tàng.

Phàm tu các việc lành đều hồi hướng cho đạo Bồ Đề, vì thế mà được tướng lông trong mình đều hướng lên phía trên và đều xoay theo bên phải; tướng trong miệng có bốn mươi chiếc răng; tướng khi ăn thấy mùi vị thượng hảo.

Nhờ nhân duyên siêng tu tinh tiến, nên được tướng hàm vuông như hàm sư tử; tướng nửa mình trên như mình sư tử

Dốc lòng thương nhớ hết thẩy chúng sinh, như mẹ thương con, nhờ nhân duyên ấy mà được tướng răng nhỏ và bằng phẳng, tướng mắt xanh biết như mắt Ngưu vương.

Nhờ tu tập các pháp lành không biết chán nản, cho nên được các tướng khác.

Các bậc đại Bồ Tát, khi y vào tịnh hạnh mà tu ba mươi hai tướng tối, khi các nghiệp đã được thanh tịnh, tuy có ba mươi hai tướng tốt như thế nhưng chưa đầy đủ, chưa được hoàn toàn trong sáng.

Bồ Tát còn phải tu theo mười ba hạnh để thấu suốt đầy đủ hết thảy các pháp của Phật. 

Trong vô lượng tướng, chúng sinh không giống nhau, có Thượng, Trung và Hạ không thể nghĩ bàn.

Bởi thế Phật nói, trong ba mươi hai tướng, đem công đức tích góp hợp của hết thảy chúng sinh mà so sánh thì mới chỉ bằng cái tướng mảy lông của Như Lai

Hết thảy các lỗ chân lông đều có công đức, chứa góp hòa hợp mà thành một vẻ đẹp, rồi tập hợp công đức của tám mươi vẻ đẹp, tăng gấp trăm lần mới thành một tướng. 

Duy có hai tướng Bạch hào và Nhục kế thì phải tập hợp hết thảy các tướng khác, tăng đến nghìn lần mới thành được hai tướng đó. 

Bởi đem hòa hợp hết thảy công đức, đem hết công đức của ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẽ đẹp tăng lên nghìn vạn ức lần mới thành được cái tướng Lôi âm của Như Lai, mà âm vang xa thẳm đến vô lượng vô biên thế giới của chư Phật nhiều như vi trần cũng đều nghe thấy. 

Vì làm lợi ích cho chúng sinh mà Bồ Tát tu hạnh đại từ bi, nhớ ơn đền ơntu tập các pháp sâu xa mầu nhiệm, khó thể nghĩ bàn các tướng tốt vi diệu như thế.

Trong mỗi tướng có thể lợi ích cho vô lượng trăm nghìn vạn ức chúng sinh, khiến cho đều mở lòng Bồ Đềlần lượt tu tập, đầy đủ công đức, cho thành được ba mươi hai tướng tốt đẹp.

Khi có đủ các tướng tốt đẹp rồi, đều khiến đi đến gốc cây Bồ Đềhàng phục ma quân chứng thành Phật quả, quay bánh xe Chính Pháp, độ cho chúng sinh qua khỏi bể khổ, ngu sisinh tử mà lên bờ giác ngộgiải thoát yên vui để thành tựu công việc lợi ích cho hết thảy chúng sinh.

Phật bảo Ngài A Nan, hết thảy đại chúng và các bậc đại Bồ Tát rằng: “Các thiện nam tử! Các ông ai có thể thường nhớ ơn của Phật, hộ trì Chính pháp, biên chép đọc tụng kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân sâu xa vi diệu này? 

Ai có thể ở đời ác trược sau này, phát tâm đại tinh tiến thụ trì ủng hộ đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác? Ai có thể hộ pháp truyền bá Kinh này để làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh?”

Bấy giờ trong đại hội có một vạn tám nghìn vị đại Bồ Tát, đều từ chỗ ngồi đứng dậy sửa lại y phục, để hở vai áo bên phải, đầu gối bên phải quỳ sát đấtchắp tay cung kính mà bạch Phật rằng:

“Bạch Đức Thế Tôntrong đời ác trược sau này chúng con đều có thể thụ trì ủng hộ đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác; đều có thể hộ trì Chính pháp và giáo hóa chúng sinh.”

Lúc đó Bồ Tát Sư Tử lại nói rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, con cũng có thể dùng mọi phương tiện để giúp đỡ chúng sinh”. 

Bồ Tát Kim Cương nói: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu chúng sinh sắp sa vào ba đường dữ con có thể ngăn lại, khiến cho khỏi sa đọa.” 

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi nói: “Bạch Đức Thế Tôn, nếu có chúng sinh cầu tu các thiện pháp, con có thể khiến cho hết thẩy đều đầy đủ như ý.” 

Bồ tát Trí Tràng nói: “Con có thể cho chúng sinh được trí lớn.” 

Bồ Tát Pháp Trang nói: “Bạch Đức Thế Tôn con có thể lấy pháp mà bố thí khắp cho chúng sinh.”

Bồ Tát Nhật Quang nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con nguyện đem sự yên vui mà bố thí chúng sinh.”

Bồ Tát Nguyệt Quang nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con có thể giáo hóa hết thảy chúng sinh, khiến tu phúc thiện.”

Bồ Tát Thiện Hộ nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con có thể giáo hóa hết thẩy chúng sinh, khiến không buông lung.”

Bồ Tát Vô Tận Ý nói: “Bạch Đức Thế Tôn, con có thể giáo hóa hết thảy chúng sinh, khiến cho thấy rõ “tính’, “tướng” của vô tận pháp giới.” 

Bồ Tát Nguyệt Thượng nói: “Bạch Thế Tôn, con có thể bố thí chúng sinh điều yên vui không gì hơn.”

Như thế, các vị Bồ Tát lần lượt tự lập thệ nguyện vi diệu để trang nghiêm đạo Bồ Đề, làm lợi ích cho hết thảy chúng sinh.

Vì muốn nhớ ơn Phật và muốn đền đáp ơn Phật, nên từ chỗ ngồi đứng dậy, hồ quỳ, chắp tay mà bạch Phật rằng: “Xin Đức Thế Tôn đem Kinh này giao phó cho hàng Bồ Tát chúng con.”

Bấy giờ Ngài A Nan bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, Kinh này nên đặt tên là gì và phụng trì như thế nào?”

Phật bảo Ngài a Nan:

-Kinh này gọi là Kinh “Nhiếp Chúng Sinh Thiện Bản”, cũng gọi là “Đại Phương Tiện”, cũng gọi là “Vi Mật Hạnh”, cũng gọi là “Phật Báo Ân”.

Phật bảo Ngài A Nan và các bậc đại Bồ Tát rằng: “Các ông phải như thuyết mà tu hành.”

Khi Phật nói phẩm Chúc Lũy này có bảy vạn, hai nghìn vị Thanh Văn phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.

Hết thảy chư Thiên, Long, Quỷ, Thần, Kiền Thác Bà, Khẩn Na LaMa Hầu La Già, Nhân, Phi Nhân, và đại chúng, nghe Phật thuyết Pháp, vui mừng vâng theo.

*

* *

KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN

Quyển Thứ Bảy Đến Đây là Hết

 

NAM MÔ ĐẠI BÁO ÂN HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁTMA HA TÁT (BA LẦN)


Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Mọi loài và chúng sinh

Đều đồng thành Phật đạo.

Trên đền bốn ơn nặng

Dưới cứu khổ ba đường

Nếu có ai thấy nghe

Phát nguyện tâm Bồ Đề

Hết một báu thân này

Đồng sinh An Lạc Quốc.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :