29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi Thứ Hai Mươi Chín

24/04/201012:00 SA(Xem: 41272)
29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi Thứ Hai Mươi Chín
29. PHẨM CÚNG DƯỜNG XÁ LỢI
THỨ HAI MƯƠI CHÍN

Lúc đó, Thiên Đế cầm bình thất bảo cùng đồ cúng dường đến chỗ trà tỳ, ngọn lửa tự nhiên đồng thời tắt. Thiên Đế liền mở nắp kim quan, muốn thỉnh răng nanh của Phật.

Ngài A Nâu Lâu Đà liền ngăn lại và hỏi : “Ông làm gì thế ?”

Thiên Đế nói : “ Tôi muốn thỉnh răng nanh Phật về trời cúng dường.”

Ngài A Nâu Lâu Đà bảo : “ Chớ vội lấy ! Ông nên chờ đại chúng để cùng nhau chia.”

Thiên Đế nói : “ Trước kia đức Phật hứa cho tôi một răng nanh Xá Lợi, vì cớ ấy nên tôi vừa đến thời lửa liền tắt.”

Nói xong, Thiên Đế liền lấy một răng nanh xá Lợi ở hàm trên bên hữu đem về thiên cung xây tháp cúng dường.

Lúc đó có hai quỉ La Sát Thiệp Tập ẩn thân theo sau Đế Thích, mọi người đều chẳng thấy, hai quỉ trộm lấy một cặp răng nanh Xá Lợi của Phật.

Tất cả đại chúng cùng nhơn dân trong thành đồng thời muốn tranh lấy xá lợi.

Ngài A Nâu Lâu Đà bảo rằng: Đại chúng nên chẫm rãi chờ ! Như lời Phật dặn phải theo đúng pháp cùng nhau chia để cúng dường.

Mọi người chẳng nghe theo lời ngài A Nâu Lâu Đà, đều võ trang muốn dành lấy Xá Lợi. Đồng áp đến bên kim quan, nhìn thấy bông Đâu La Miên cùng bạch diệp còn nguyên chẳng cháy, Thấy thế mọi người đứng nhìn cất tiếng khoc than, đồng cúng dường đãnh lễ, quì xuống rơi lệ nói kệ tán thán rằng :

Như Lai do sức đại tự tại, Tất cả thế gian được tự tại, Đại Bi bổn nguyện ở cõi nầy,
Vòng quanh biển khổ độ chúng sanh. Vô lượng trí huệ sức thần thông, Ra vào sanh tử không chướng ngại, Một thân hiện ra làm nhiều thân, Nhiều thân một thân làm vô lượng. Thần biến ứng khắp người đều thấy, Không duyên liền hiện nhập Niết Bàn, Chúng tôi hết phước không duyên ứng, Nên bị Như Lai buông bỏ rời. Kim quan của Phật nơi Song Thọ, Tất cả lực sĩ không khiêng nổi, Do sức Đại Bi tự cất lên, Bay trên hư không một Đa La. Chẫm rải bay vòng thành Thi Na, Bảy ngày bay đủ bảy vòng thành, Sau đó tự đến chỗ trà tỳ, Thần lực bất cộng làm việc ấy. Đại chúng trời người không lường được, Đức Phật ở trong Đại Niết Bàn, Kim Cang bất hoại sức tự tại, Tất cả lửa đuốc đều chẳng cháy, Từ nơi giữa ngực phóng chơn hỏa, Bảy ngày đốt cháy mới hết củi, Trời người không thể tắt lửa nầy, Đại Bi Thế Tôn hiện thần lực. Đế Thích vừa đến lửa bèn tắt, Bông Đâu La Miên bao thân Phật, Ngọn lửa quá to mà chẳng cháy, Ngàn trương bạch điệp quấn thân Phật, Ở trong lửa hừng mà chẳng cháy, Mới biết Như Lai sức tự tại. Tự tại với pháp là Pháp Vương, Kỉnh lễ Từ Tôn trong ba cõi, Lễ đấng vô úy trong các thành, Lễ đấng đại từ che tất cả, Lễ đấng thần biến đại tự tại, Chúng tôi từ nay xa Thế Tôn, Buồn khổ không ai cứu vớt được, Buồn thay, thương thay đấng Đại Thánh, Vĩnh biệt ngày nào lại thấy Phật !

Đại chúng nói kệ xong, than khóc cúng dường.

Lúc đó ngài A Nâu Lâu Đa vì tất cả đại chúng mà chẫm rãi tháùo bạch điệp cùng bông Đâu La. Ngàn bức bạch điệp của Ma Ha Ca Diếp đều còn nguyên vẹn. Ngàn bức bạch điệp của nhân dân trong thành trừ một lớp ngoài còn nguyên, ngoài ra đều cháy ra tro tất cả. Bông Đâu La Miên còn nguyên như cũ.

Ngài A Nâu Lâu Đà đem bạch điệp Đâu La Miên còn nguyên không cháy nầy cắt nhỏ ra chia cho đại chúng khiến đem về xây tháp cúng dường. Ngài lại đem tro bạch điệp cũng chia cho đại chúng. Những thứ tro khác đại chúng riêng tự lấy để đem về xây tháp cúng dường.

Người trong thành Câu Thi Na đã sắm sẵn tám cái ché bằng vàng, mỗi ché dung lượng một hộc, cùng tám tòa sư tử trang nghiêm bằng bảy báu. Ché vàng để trên tòa sư tử, mỗi tòa có ba mươi hai lực sĩ khiêng. Trên mỗi tòa có ba mươi hai gái đẹp trang sức lộng lẫy : Áo màu , chuỗi ngọc. Tám người vịn ché vàng, tám người cầm lọng báu, tám người cầm gươm báu, tám người cầm cờ Tiết dựng bốn mặt ché.

Theo sau mỗi tòa, có vô lượng đại chúng trổi nhạc cầm phan lọng rải hương hoa. Lại có vô lượng võ sĩ cầm cung tên kiếm kích vệ hộ tòa sư tử.

Lúc khiên tám tòa sư tử ra khỏi thành, nhơn dân trong thành liền đem vô số hương thủy hương nê theo sau lực sĩ, để sửa sang mặt đất làm thành con đường bằng phẳng thơm sạch thẳng đến chỗ trà tỳ. Nhơn dân lại giăng treo vô số phan lọng hương hoa chuỗi ngọc chơn châu trang nghiêm hai bên đường để chờ cung nghinh Xá Lợi của Như Lai.

Lúc các lực sĩ khiêng tám tòa sư tử báu đến chỗ trà tỳ đại chúng cất tiếng kêu khóc vang động, cùng nhau đãnh lễ chí tâm cúng dường Như Lai.

Đức Thế Tôn dùng sức Đại Bi làm cho thân Kim Cang nát thành hột Xá Lợi nhỏ, chỉ bốn răng nang còn nguyên vẹn.

Đại chúng ngó thấy Xá Lợi càng thêm buồn thương than khóc đồng đãnh lễ cúng dường.

Ngài A Nâu Lâu Đà cùng người trong thành vừa khóc than rơi lệ, vừa thâu lấy Xá Lợi để vào trong ché vàng trên tòa sư tử. Tám ché vàng đựng đầy Xá Lợi của Phật mới hết.

Đại chúng thấy thân Xá Lợi vào ché vàng xong, lại khóc lóc đảnh lễ cúng dường.

Các đại lực sĩ cùng nhân dân đại chúng rước Xá Lợi vào thành Câu Thi Nađể giữa ngã tư đường. Người trong thành võ trang bốn đội quân phòng vệ bốn mặt thành. Lại sai năm trăm nhà chú thuật giỏi chia ra gìn giữ bốn cửa thành. Dầu võ trang phòng vệ như vậy, nhưng trọn không có lòng chiến tranh.

Ngoài thành cũng như trong thành, nhơn dân treo vô số phan lọng.

Tám ché vàng đựng Xá Lợi để yên trên tòa sư tử trọn bảy ngày.

Đại chúng trời người cũng trọn bảy ngày khóc than chẳng dứt và không ngớt đảnh lễ cúng dường.

Mỗi tòa sư tử đều có năm trăm nhà chú thuật gìn giữ, phòng ngừa có Thiên , Long, Dạ Xoa, Quỉ Thần đến lén lấy Xá Lợi.

Quốc Vương Ca Tỳ La Vệ cùng dòng Thích Ca thân quyến của Phật, vì thần lực của Phật nên sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn hai mươi mốt ngày mới hay tin. Quốc Vương cùng dòng họ Thích lật đật đến thành Câu Thi Na, thấy khắp thành phan lọng rợp trời, quân đội và các nhà chú thuật gìn giữ bốn cửa thành nghiêm ngặt.

Quốc Vương Ca Tỳ La hỏi thăm biết rằng Phật nhập Niết Bàn đã qua hai mươi tám ngày, trà tỳ rồi sắp sửa chia Xá Lợi. Quốc Vưông xin phép các nhà chú thuật cùng quân đội giữ thành để được vào đảnh lễ Xá Lợi của Đức Như Lai. Người giữ thành liền cho Quốc Vương cùng dòng họ Thích vào thành.

Vừa thấy Xá Lợi của Phật đựng trong ché vàng trên tòa sư tử, Quốc Vương Ca Tỳ La Vệ cùng người họ Thích Ca đều rơi lệ nghẹn ngào cúi đầu đảnh lễ rồi đi nhiễu bảy vòng, muốn thỉnh một phần Xá Lợi của Đức Như Lai đem về nước cúng dường.

Đại chúng đáp rằng : “ Dầu biết các ông là quyến thuộc dòng Thích Ca, nhưng Đức Thế Tôn trước kia có dặn phân chia Xá Lợi, chưa nghe nói đến các ông. Xá Lợi nầy đều có thỉnh chủ, đâu dám chia cho các ông, các ông nên trở về.”

Quốc Vương cùng người dòng Thích Ca thỉnh Xá Lợi chẳng được, vì quá đau đớn nên kêu gào ngất xỉu, giây lâu tỉnh lại bảo đại chúng rằng : “ Đức Thế Tôn giáng sanh trong dòng Thích Ca của chúng tôi, nay vì thương xót các ông mà nhập Niết Bàn tại đây. Sao các ông lại hẹp hòi khinh khi chúng tôi mà chẳng chịu chia một phần Xá Lợi. Nói xong, đồng đảnh lễ Xá Lợi đi nhiễu bảy vòng, buồn khóc rơi lệ ôm giận mà trở về Ca Tỳ La Vệ.

Vua A Xà Thế chúa nước Ma Già Đà chẳng hay Đức Như Lai nhập Niết Bàn . Trong đêm Đức Phật nhập Niết Bàn, vua mộng thấy mặt trăng rớt, mặt trời từ đất mọc lên, các ngôi sao rơi rớt khắp nơi, hơi khói từ đất bay lên, bảy sao chổi hiện ra trên trời, lửa lớn cháy khắp hư không rồi đồng thời sa xuống đất. Khi tỉng giấc lòng vua kinh sợ triệu các quan đến để hỏi.

Các quan tâu rằng : Đây là điềm Đức Phật nhập Niết Bàn. Sau khi Đức Phật diệt độ, lục đạo chúng sanh phiền não nổi dậy, nên nhà vua thấy lửa to cháy từ hư không sa xuống đất. Nguyệt ái từ quang của Phật đều tắt mất nên nhà vua thấy mặt trăng lặn. Tám muôn luật nghi tất cả giới pháp, chúng sanh không tuân hành mà theo tà pháp đọa nơi địa ngục, nên nhà vua thấy các ngôi sao sa xuống. Tam đồ ác đạo hiện khắp thê gian, chúng sanh bị khổ như ánh nắng gay gắt nóng bức, nên nhà vua thấy mặt trời từ đất mọc lên.

Vua A Xà Thế liền cùng các quan suốt đêm thẳng đến thành Câu Thi Na, muốn vào thành để đảnh lễ Kim Cang Xá Lợi của Như Lai, người giữ cửa thành cho vua cùng các quan vào thành. Đến giữa ngã tư đường nhà vua thấy ché vàng đựng Xá Lợi để trên tòa sư tử, liền rơi lệ khóc lóc , cùng các quan đồng đãnh lễ cúng dường đi nhiễu Xá Lợi bảy vòng. Vua A Xà Thế yêu cầu đại chúng cho thỉnh một phần Xá Lợi để đem về nước cúng dường. Đại chúng không bằng lòng. Vua A Xà Thế thỉnh Xá Lợi không được liền đảnh lễ buồn tức trở về nước.

Vua nước Tỳ Gia Ly, vua nước A Lặc Già La, vua nước Tỳ Nậu, vua nước Sư Già Na, vua nước Ba Kiên La, hay tin Phật nhập Niết Bàn đều dắt các quan đi gấp đến thành Câu Thi Na, thấy vô số quân binh phòng vệ bốn cửa thành, các vua xin vào thành để đảnh lễ cúng dường Xá Lơiï. Người giữ thành liền mở cửa cho vào. Sau khi buồn than đảnh lễ cúng dường Xá Lợi xong, các vua đều xin chia phần Xá Lợi để thỉnh về nước cúng dường. Đại chúng không bằng lòng. Các vua sầu khổ đảnh lễ Xá Lợi buồn tức trở về nước.


Khi về đến nước nhà, Quốc Vương Ca Tỳ La Vệ cùng vua các nước đều sai sứ đến thành Câu Thi Na để xin thỉnh Xá Lợi. Người trong thành Câu Thi Na bảo rằng : “ Đức Thế Tôn đã nhập Niết Bàn tại nước của chúng tôi, toàn thân Xá Lợi phải để tại nước chúng tôi cúng dường mãi mãi, quyết chẳng chia cho người nước ngoài.”

Sứ giả của các nước bảo rằng : “ Nếu chịu chia xá Lợi cho các nước thời tốt, bằng không, chúng tôi, buộc phải dùng sức mạnh để đoạt lấy.”

Vua A Xà Thế lại sai đại tướng Võ Hành đem binh đến bảo người trong thành Câu Thi Na : “ Nếu chịu chia Xá Lợi thời tốt, bằng không chúng tôi sẽ thêm binh lực để đoạt lấy.

Người trong thành đều trả lời tùy ý. Rồi tất cả những tráng sĩ cùng nam nữ trong thành đồng võ trang kéo bốn bộ binh ra thành muốn giao chiến với binh các nước.

Lúc đó nước Tỳ Gia Ly sai quân đội đến thành Câu Thi Na. Nước Tỳ Nậu, nước Giá La Ca La, nước Sư Gia Na, nước Ba Kiên La cùng Quốc Vương Ca Tỳ La Vệ, năm nước này cũng đều sai quân đội đến thành Câu Thi Na.

Quân của bảy nước vây kín thành Câu Thi Na.

Lúc đó trong đại chúng có một Bà La Môn họ Yên ở giữa quân đội của tám nước to tiếng khuyên rằng : “ Xin các lực sĩ thành Câu Thi Na lóng nghe ! Đức Thế Tôn từ vô lượng kiếp chứa công đức lành, tu hạnh nhẫn nhục, các ngài cũng thường nghe Đức Phật khen ngợi hạnh nhẫn nhục. Hôm nay Đức Như Lai vừa diệt độ, các ngài đâu nên vì Xá Lợi mà đánh đập nhau, hành động nầy chẳng phải là cử chỉ tôn kính Xá Lợi. Các ngài nên chia Xá Lợi của Như Lai làm tám phần để cúng dường ở tám nước.”

Các lực sĩ đáp rằng : “ Xin kính tuân lời đề nghị ấy.”

Lúc đó Yên Bà La Môn liền chia Xá Lợi làm tám phần bằng nhau. Chia xong Yên Bà La Môn to tiếng xin thỉnh cái bình dùng lường Xá Lợi để đem về tụ lạc Đầu Na La xây tháp cúng dường. Đại chúng đồng bằng lòng.

Các Cư SĩBà La Môn ở nước Tất Ba Diên Na xin thỉnh tro chỗ trà tỳ. Đại chúng cũng bằng lòng.

Lúc đó người thành Câu Thi Na lãnh được phần Xá Lợi thứ nhứt. Người nước Ba Kiên La thỉnh được phần Xá Lợi thứ hai. Người nước Sư Già Na thỉnh được phần Xá Lợi thứ ba. Người nước A Lặc Già thỉnh được phần Xá Lợi thứ tư. Người nước Tỳ Nậu thỉnh được phần Xá Lợi thứ năm. Người nước Tỳ Gia Ly thỉnh được phần Xá Lợi thứ sáu. Người nước Ca Tỳ La Vệ thỉnh được phần Xá Lợi thứ bảy. Chúa nước Ma Già Đà Vua A Xà Thế thỉnh được phần Xá Lợi thứ tám. Người trong tám nước đều xây tháp cúng dường Xá Lợi tại nước mình.

Yên Bà La Môn thỉnh bình đựng Xá Lợi về xây tháp tại tụ lạc Đầu Na La.

Người nước Ba La Diên Na cũng thỉnh tro đem về xây tháp cúng dường.

Lúc đó trong Diêm Phù Đề có tám tháp thờ Xá Lợi của Phật, một tháp thờ bình lường Xá Lợi, một tháp thờ tro. Thế là việc phân chia Xá Lợi đã xong.

Lúc đó chư Bồ Tát, hàng Thanh Văn, Trời, Người, Bát Bộ Quỉ Thần, Quốc Vương, Trưởng Giả, Quan, Dân toàn thể đại chúng buồn khóc rơi lệ cúi đầu đảnh lễ Xá Lợi của Phật mà đi.

- TRỌN BỘ –


BỔ KHUYẾT TÂM KINH
MA HA BÁT NHàBA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhãba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc ; sắc tức thị không, không tức thị sắc ; thọ, tưởng, hành, thức, diệt phục như thị. Xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng : Bất sanh , bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giãm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức ; vô nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt thân, ý ; vô sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp ; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới ; vô vô minh diệc, vô vô minh tận, nãi chílão tử diệc, vô lão tử tận ; vô khổ, tập, diệc, đạo ; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn.

Tam thế chư Phật y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết :

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.”

VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN

Nam mô A di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha, A di rị đô bà tỳ, a di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ ta bà ha. ( 3 lạy )

Khể thu ûTây phương An lạc quốc.
Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư.
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh.
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ,
Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu,
Cập pháp giới chúng sanh cầu ư chư Phật.
Nhứt thừa vô thượng Bồ Đề đạo cố,
Chuyên tâm trì niệm A Di Đà Phật,
Vạn đức hồng danh kỳ sanh tịnh độ.
Duy nguyện Từ Phụ A Di Đà Phật,
Ai lân nhiếp thọ từ bi gia hộ.

A Di Đà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân.
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di,
Hám mục trừng thanh tứ đại hải.
Quang Trung hoá Phật vô số ức,
Hoá Bồ Tát chúng diệc vô biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam mô Tây Phương cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.( niệm 10, 20, 30 câu tùy ý )

Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát ( 10 tiếng )
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát ( 10 tiếng )
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát ( 10 tiếng )
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát ( 10 tiếng )

HỒI HƯỚNG

Đệ tử chúng đẳng, hiện thị sanh tử phàm phu, tội chướng thâm trọng, luân hồi lục đạo, khổ bất khả ngôn ; kim ngộ tri thức, đắc văn A Di Đà danh hiệu, bổn nguyện công đức, nhứt tâm xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh, nguyện Phật từ bi bất xả, ai lân nhiếp thọ, đệ tử chúng đẳng, bất thức Phật thân, tướng hảo quang minh, nguyện Phật thị hiện, linh ngã đắc kiến cập kiến Quán Âm Thế Chí chư Bồ Tát chúng, bỉ thế giới trung, thanh tịnh trang nghiêm, quang minh diệu tướng đẳng, linh ngã liễu liễu đắc kiến, A Di Đà Phật.

Ngã kim trì niệm A Di Đà
Tức phát Bồ Đề quảng đại nguyện :
Nguyện ngã định huệ tốc viên minh
Nguyện ngã công đức giai thành tựu
Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm
Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham sân si
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.
Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại
Diện kiến ngã Phật A Di Đà
Tức đắc vãng sanh Cực Lạc sát.
Ngã ký vãng sanh Cực Lạc
Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện
Nhứt thiết viên mãn tận vô dư
Lợi lạc nhứt thiết chúng sanh giới.
Ngã Phật chúng hội hàm thanh tịnh,
Ngã thời ư thắng liên hoa sanh
Thân đỗ Như Lai Vô Lượng Quang
Hiện tiền thọ ngã Bồ Đề ký.
Mong ngã Như Lai thọ ký
Hóa thân vô số bá cu chi
Trí lực quảng đại biến thập phương
Phổ lợi nhứt thiết chúng sanh giới
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Nguyện sanh Tây Phương tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất Thối Bồ Tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát Bồ Đề tâm,
Tận thử nhứt báo thân,
Đồng sanh Cực Lạc Quốc,
Tận thử nhứt báo thân
Đồng sanh An Dưỡng Quốc.

NGUYỆN

A Di Đà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thính phân minh, diện phụng Di Đà, giữ chư thánh chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.

Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ Tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng trí.

Chí tâm đảnh lễ : Nam Mô A Di Đà Phật Thế Tôn.

Nguyện ngã Tội chướng tất tiêu diệt ( 1 lạy )
Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng ( 1 lạy )
Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh tịnh ( 1 lạy )
Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu ( 1 lạy )
Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền ( 1 lạy )
Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn ( 1 lạy )
Nguyện ngã Liên đài tự tiêu danh ( 1 lạy )
Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký ( 1 lạy )
Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời ( 1 lạy )
Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc ( 1 lạy )
Nguyện ngã Viên Mãn Bồ Tát đạo ( 1 lạy )
Nguyện ngã Quảng độ chư chúng sanh ( 1 lạy )

Chí tâm qui mạng đảnh lễ : Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô lượng vô biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Như Lai biến pháp giới Tam Bảo ( 1 lạy )

Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (l lạy)
Tự quy y Pháp, đượng nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải.( 1 lạy )
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại .( 1 lạy )
 
HẾT KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN TRỌN BỘ

Chân thành cảm ơn Thầy Thích Đồng Bổn
Đạo hữu Lệ Diệu đã giúp đánh máy vi tính bộ kinh này
(Tâm Diệu)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.