Kim-Cang Bát-Nhã Trong Dòng Lịch Sử

04/11/20164:14 SA(Xem: 9736)
Kim-Cang Bát-Nhã Trong Dòng Lịch Sử

KIM CANG BÁT NHÃ TRONG DÒNG LỊCH SỬ
Thích Thái Hòa
Nhà xuất bản Hồng Đức 2016

 

kim cang bat nha
Mục Lục
Ngỏ
KIM CANG BÁT NHÃ TRONG DÒNG LỊCH SỬ
Thời Điểm Và Văn Bản
Vấn Đề Các Phiên Bản
Các Bản Chú Sớ 
Chính Những Người Ấy
Ước MơHiện Thực 
TINH THẦN KINH KIM-CANG TRONG TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ
Vạn Hạnh Thiền Sư Với Tinh Thần Vô Trú
Các Vua Lý Và Hành Hoạt 
Các Thiền Sư Với Nghĩa Không 
Sắc Không Con Đường Ngộ Đạo
Hương Vị Cho Cuộc Đời 
TUỆ TRUNG THƯỢNG SỸ VỚI NGHĨA NHƯ CỦA KINH KIM-CANG
Khuôn Mặt Nổi Vượt Giữa Rừng Thiền 
Vạn Sự Quy Như
Siêu Việt Ý Niệm Nhị Nguyên 
Vung Tuệ Kiếm Kim-Cang
Bài Ca Diệu Thường
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VỚI KINH KIM-CANG 
Vua Hiền Đại Việt 
Hai Nguồn Tư Liệu
Đạt Tới Cốt Tủy Của Thiền Học 
Hiển Thị Thực Tính Kim-Cang 
Pháp Thân Vô Trú
Giác NgộHiển Thị Thực Tướng Vô Tướng
Nghĩa Như Trong Thi Kệ Thị Tịch
TỪ KHÔNG LÝ VÀ VÔ NIỆM CỦA KINH
KIM-CANG ĐẾN HÀNH ĐỘNG ĐẠI NGHĨA
CHÍ NHÂN CỦA NGUYỄN TRÃI 
Hai Mặt Đạo Và Đời
Nghĩa Không Với Đại Nghĩa Và Chí Nhân 
Giấc Mơ Nam Hoa Và Tào Khê Thủy
Con Đường Kiến Tánh
Ngay Nơi Niệm Mà Vô
THƯ MỤC THAM KHẢO

Ngỏ


Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.

Không lớn khôn, thì không thể nào có trí lực để hiểu được cuộc sống của chính mình, của mọi người và muôn vật. Không có hiểu biết, thì không thể thương quý. Không có thương quý, thì không có sự trân trọng, giữ gìnbảo vệ.

Quá khứ tuy đã qua, nhưng nếu khôngquá khứ ta sẽ không bao giờ có hiện tại và không có hiện tại, ta sẽ không bao giờ có tương lai. Tương lai của ta như thế nào, nó liên hệ chặt chẽ với những suy nghĩ và hành động của ta trong hiện tạihiện tại là kết quả tất yếu của tư duy và hành động từ quá khứ đem lại.

 Kim-Cang Bát- Nhã trong dòng lịch sử Quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là những ý niệm, chúng tương tác với nhau trong dòng chảy nhân duyên, nhân quả. Nên, ta nhìn quả mà thấy nhân hay ta nhìn nhân mà thấy quả. Nhân quả là dòng chảy tương tục chưa bao giờ dừng lại nơi dòng chảy của tâm thức cá nhântâm thức cộng đồng. Ta hãy nhìn nhân và quả như chính nó. Chính nó được tạo nên và tác động từ những cái phi nó. Cái phi nó không có tên gọi, nhưng chính cái đó có năng lực tạo thành các tên gọi và tạo thành dòng lịch sử của thế gianxuất thế gian.

Kinh Kim Cang Bát Nhã từ khi đức Thế Tôn dạy cho Tôn giả Tu-bồ-đề và thính chúng lúc bấy giờ, tại Tinh-xá Kỳ-viên ở Thành Phố Xá-vệ, về việc phát Bồ đề tâm, an trú chơn tâm và nhiếp phục vọng tâm đã được chư Tô kết tập, phiên dịch, giải giảng, chú thích và tu tập chứng ngộ trải qua nhiều thời đại và nhiều quốc gia khác nhau đã tạo thành một dòng chảy lịch sử về Nghĩa Không của Kim Cang Bát Nhã.

Niết-bàn hay Đệ-nhất Nghĩa-không, thì chỉ có một, nhưng Không-nghĩa lại có vô lượng nghĩa. Chân Như chỉ có một, nhưng an trú Chân như, thì lại có vô lượng pháp môn. Trong vô lượng pháp môn ấy, thì pháp môn an trú ở nơi chỗ “vô trú” là sự an trú tối thượng. Vô trú thì làm gì có khứ lai, sinh diệt.

“Vô trú” là tâm không bị kẹt mắc đối với năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới; “Vô trú” là tâm không bị mắc kẹt đối với các vọng tưởng ngã, nhân, chúng sanhthọ giả; “Vô trú” là tâm không bị mắc kẹt đối với những ý niệm có không, thường đoạn, lai khứ, đồng nhất và dị biệt; “Vô trú là tâm không bị mắc kẹt vào những ý niệm ngã và vô ngã, pháp và vô pháp, không phải pháp và không phải vô pháp; “Vô trú” là tâm không bị mắc kẹt đối với sinh tử hay niết bàn, phiền não hay bồ đề, chúng sanh hay phật. “Vô trú” là vì tự tánh của tâm và muôn vật xưa nay vốn rỗng lặng thanh tịnhchâu biến cùng trong dòng lịch sử khắp, chẳng hề có khứ lai, sinh diệt, tại Thánh không tăng, tại phàm không giảm.

“Vô trú” là vậy, nên Kim Cang Bát Nhã luôn luôn là dòng chảy “vô trú”. Vô trú thì trong, hữu trú thì đục. Vô trú thì vô cùng, hữu trú thì hữu tận. Vô trú thì tự do, hữu trú thì bị buộc ràng. Tất cả những gì có được trong cuốn sách này đều là vô trú đúng như tự tánh của chính nó mà không phải vô trú của những ý niệm nhị nguyên sắc không, trong đục. Nên, mọi chữ nghĩa, tên gọi trong cuốn sách này đều là mây ngàn gió nội, bóng nguyệt dòng sông, bọt nước đổ dốc, ánh chớp lưng trời hay là tiếng rống của chú trâu đá giữa đêm trường cô tịch. Biết vậy, cơm tự chín và thơm. Không biết vậy, nhọc công nấu hoài mà cơm vẫn sống và khê.

Chùa Phước Duyên - Huế, ngày 20 - 8 - 2016

Tỷ Khưu - Thích Thái Hòa

Xem nội dung:
pdf_download_2
Kim Cang Bát Nhã Trong Dòng Lịch Sử


Đọc thêm:
Sách ebook pdf của thầy Thích Thái Hòa







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :