Chương 01: Thức Tâm Đạt Bổn

12/06/201012:00 SA(Xem: 19047)
Chương 01: Thức Tâm Đạt Bổn

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG 
Thích Phước Tịnh Giảng Giải

CHƯƠNG I
THỨC TÂM ĐẠT BỔN

Thưa đại chúng,

Chúng ta chính thức đi vào chính văn của Kinh với chương thứ nhất là “Thức tâm đạt bổn.”

A. CHÁNH VĂN.

Phật ngôn: “Từ thân xuất gia, thức tâm đạt bổn, giải vô vi pháp, danh viết Sa Môn. Thường hành nhị bách ngũ thập giới, tấn chỉ thanh tịnh, vi tứ chân đạo hạnh thành A La Hán. A La Hán giả năng phi hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mạng, trụ động thiên địa. Thứ vi A Na Hàm. A Na Hàm giả thọ chung thần linh, thượng thập cửu thiên, chứng A La Hán. Thứ vi Tư Đà Hàm. Tư Đà Hàm giả nhất thượng nhất hoàn, tức đắc A La Hán. Thứ vi Tu Đà Hoàn. Tu Đà Hoàn giả thất tử thất sanh, tiện chứng A La Hán. Ái dục đoạn giả như tứ chi đoạn bất phục dụng chi.

Đức Phật dạy: “Người xuất gia từ giã người thân đi tu phải biết rõ bản tâm (đạt được đến nguồn gốc của bản thể), thấu hiểu được pháp vô vi, gọi đó là Sa môn. Thường hành trì hai trăm năm mươi giới, sống đời thanh tịnh, tu tập Tứ Thánh Đế, thành tựu quả vị A La Hán. A La Hán là vị có thể phi hành, biến hóathọ mạng vô cùng; khi ông dừng thì đất trời chuyển động. Thứ đến là quả A Na Hàm, vị chứng quả A Na Hàm sau khi mạng chung thần thức sinh lên từng trời thứ mười chín và chứng quả A La Hán ở đó. Kế đến là Tư Đà Hàm, người chứng quả Tư Đà Hàm còn một lần sinh lên cõi trời, một lần xuống nhân gian chứng quả A La Hán. Sau cùng là quả Tu Đà Hoàn, bảy lần sinh, bảy lần chết mới chứng quả A La Hán. Người chứng quả A La Hán là người đã đoạn sạch ái dục như tứ chi bị chặt lìa không thể dùng lại được.”

B. ĐẠI Ý.

Phẩm chất, công năng hành trìquả chứng của người tu là điều mà Đức Phật muốn nói đến trong đoạn Kinh nầy.

C. NỘI DUNG.

1. Ta có thực tập không?

Trước khi đi sâu vào nội dung chương kinh có vài điều tôi cần giải thích cùng đại chúng là trong truyền thống Thiền Vipassana được giảng dạy ở Miến Điện, các Sư đều dạy thiền sinh rằng: Thành đạt an lạc, giải thoátchứng nghiệm nó trong hiện đời không phải là đặc quyền riêng của giới tu sĩ. Tất cả ai nếu có nhiệt tình tu tập, hiểu biết đúng chánh pháphành trì theo đúng con đường Phật dạy; thì cho dù là cư sĩ, dù là đàn bà, dù là người khuyết tật đều có thể chứng quả an lạc hiện thời. Bốn quả chứng nầy thành đạt trong hiện đời chứ không phải ở một kiếp xa xôi và cũng không đặc quyền dành cho giới tu sĩ. Từ Sa môn được dùng ở đây thể theo văn cảnh của bài nầy nhưng chúng ta nên hiểu rộng hơn như vậy.

Thể ngộ được giáo lý, công năng hành trì của ta nghiêm túc, nhiệt tình của ta lớn lao thì ngay trong cuộc đời nầy ai cũng có thể chứng được quả an lạc, ngay trong hiện đời nếm được hương vị của Niết Bàn. Điều quan trọng là ta có thực tập hay không mà thôi.

2. Phẩm chất thực của vị A la hán.

Trong văn học A Hàm tức bốn bộ Nikaya danh từ Bồ Tát được xử dụng khi nói đến giai đoạn tầm đạo tu hành của Đức phật.Từ A La Hán dùng để chỉ cho quả chứng cao nhất của thánh chúng đương thời. Đức Thế Tôn trong văn học A Hàm cũng được gọi là bậc Đại A La Hán.

Sau khi đạo Phật phát triển và giáo lý được triển khai, Phật giáo đi vào Trung Hoa hình thành nền văn học Hán tạng; trong tinh thần Hán tạng tính kỳ thị và phân hóa nặng nề thêm. Chính trong văn học Phật giáo phát triển đã có ý xem thường bốn quả Thanh Văn, và cho rằng những vị đạt được quả A La Hán là những vị chỉ trừ được pháp chấpngã chấp vẫn còn, và đi con đường nhỏ hẹp không có năng lực độ sinh như các vị Bồ Tát. Nhưng nếu chúng ta nhìn rõ ràng vào đặc tính của giáo lý thì điều triển khai như thế có khi không đúng.

Ngã và pháp hai thứ nầy đều cùng tồn tại, nếu pháp mà mất thì ngã cũng không còn. Như hình hài ta đây nó được xây dựng bằng những sở hữu của ta, nếu không có những sở hữu của ta thì cái ta nầy không có mặt. Cái ta được nuôi dưỡng bằng quá khứ và bằng sở hữu, bằng sự liên hệ giữa mình với người để tồn tại. Ví như một con người mà không có quá khứ, trí nhớ không về được quá khứ thì con người đó không biết anh ta là ai và cái ta tự nhiên vắng bóng. Sở dĩ ta thấy đây là mình, ta có niềm tự hào vì ta có một quá khứ rất dài. Chỉ nhìn vào hiện đời đủ thấy quá khứ làm thành bản ngã. Ví dụ: quá khứ mà ta sinh ở đây, học trường nọ trường kia, ta có niềm tự hào về văn hóa của mình, tính cách con người mình, tên tuổi của mình... cho nên yếu tố đầu tiên để cái ta có mặt là vì quá khứ có mặt. Bên trong ta, những sở hữu như cái nầy của tôi, thân của tôi, tên của tôi và cảm thọ của tôi... và những sở hữu bên ngoài như đạo Phật của tôi, giáo lý của tôi... tất cả vây quanh đã làm nên cái ta rất nặng. Nếu không có những phụ tùng đó thì cái ta đồng thời cũng vắng mặt.

Nếu một con người không thiết lập được quan hệ với bất cứ ai, là người ở giữa sa mạc mênh mông hay trong rừng sâu thẳm, thì chắc chắn cái ta cũng bị tiêu mòn, biến mất. Ở trong rừng giữa muôn ngàn cầm thú thì ta đâu cần làm đẹp vì cây rừng, cầm thú đâu có biết khen ngợi. Sở dĩ ta làm muôn điều, cần bao nhiêu thứ để trang trí tô bồi cho cái ta hiện hữu giữa cuộc đời cũng chỉ vì muốn đạt được quan hệ giữa mình với người. Ta có niềm kiêu hãnh tự hào vì có người đối diện, nếu không có người đối diện ta không biết để mình vào đâu mà tự hào kiêu ngạo cả.

con người nên mới có sự nhận biết. Chủ thể luôn luôn đi kèm theo đối tượng. Xưa nay chưa bao giờ có chuyện không có đối tượng mà chủ thể còn tồn tại.

Ở mức độ thâm sâu hơn, không thể không có pháp (đối tượng) mà lại có ngã (chủ thể). Cho nên trong văn học Hán tạng bảo rằng: “A La Hán là những vị đã đoạn diệt được pháp chấp nhưng vẫn còn ngã chấp,” điều nầy hãy xét lại.

Thưa đại chúng, tôi xin chia xẻ vài điều cùng quí vị để chúng ta ý thức được rằng, tuy mình học văn học Phật giáo qua Hán tạng, nhưng chúng ta không nên quá nô lệ vào Hán tạng. Thông thường tâm thức người Việt chúng ta thích nhìn ra ngoài, hướng ngoại và sùng mộ Hán tạng. Chúng ta hãy vận dụng tư duy của mình để nhìn, dùng lăng kính của trí tuệ để soi, hầu thấy rõ có những điều rất ư là phi lý.

Chúng ta đã từng chia xẻ Kinh nầy nguyên tự thân nó không phải là Kinh Bốn Mươi Hai Chương, không hề có một phân chương nào trong kinh nầy, chỉ có bốn mươi hai đoạn mà thôi. Chỉ toàn là Phật ngôn, Phật ngôn... tức Phật dạy, Phật dạy... nhưng người xưa không thể chọn ra một tên gọi gì bao quát được nội dung văn bản nầy nên đành ghi tên là Kinh Bốn Mươi Hai Chương. Thực tế trong Phạn bản không hề có biệt danh Kinh nầy.

Từ khi đã thình hành văn bản Hán tạng, người sau một mực tuân thủ, một mực nô lệ văn bản không dám làm gì để cải cách, hoặc ghi chú từng chương xuất xứ từ đâu trong văn học A Hàm. Cho đến những bản dịch tiếng Việt cũng thế, hoàn toàn tuân theo cách dịch, cách chú giải và cách phân đoạn của các vị sư Trung Hoa. Đây là điều rất ư vụng về của chúng ta.

Kinh văn ghi:“Vị A La Hán có thể bay đi tự tại, biến hóathọ mạng vô cùng.” Chỉ một câu nầy cũng đủ biểu lộ rõ ràng cho chúng ta thấy văn hóa Trung Hoa đang có mặt. Và A La Hánquả vị chứng tột cùng, nhưng đây không phải là quả vị Tiểu Thừa.

Từ ngày đầu khi Phật giáo du nhập vào đất nước nầy, các vị sư Ấn Độ phải mượn văn hóa Trung Hoa và ngôn ngữ của Lão, Trang để diễn đạt tính cách cùng phẩm chất của các vị A La Hán. Các vị A La Hán có thể vân du đây đó. “Đằng vân giá vũ” tức là có thể cưỡi mây, gọi mưa. Tài của các vị Tiên ngày xưa ở Trung Hoa được diễn đạt như vậy. Trên thực tế, có thể có các vị tiên nhânnăng lực chú sớ làm mây, làm mưa cho nên khi đạo Phật đến nơi nầy, đầu tiên muốn giải thích giá trịnăng lực của các vị A La Hán phi thường họ phải vận dụng từ “Năng phi hành biến hóa, khoáng kiếp thọ mạng, trụ động thiên địa.” Nếu chúng ta nhìn bằng tuệ giác con nhà Phật, từ dùng nầy sẽ mang một nội dung khác và cũng không có gì là sai lầm thái quá.

Một người khi đã thành đạt được tuệ giác là người có khả năng giáo hóa rất lớn. Khả năng nầy không hạn chế ở chốn sơn môn, tự viện hay một vùng văn hóa nào mà khả năng giáo hóa có thể mở rộng đến nhiều vùng khác nữa.

Chỉ cần một tác phẩm trí tuệ được viết ra, hoặc lời dạy của các bậc thầy đạt đạo nói ra mà có người cùng thời ghi chép lại thì dòng tuệ giác chứng ngộ sâu xa ấy, tác phẩm trí tuệ ấy có thể vượt thời gian không gian qua năm, bảy trăm năm cho đến cả ngàn năm. Nếu một tác phẩm hiện đời được sinh ra từ nguồn tuệ giác sâu đậm, có thể dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau; đó là khả năng giáo hóa rất mênh mông của vị A La Hán. Đôi khi có thể chưa cần là A La Hán, chỉ cần có tuệ giác vượt bực, đầy đủ phẩm chất đạo hạnh, có khả năng giáo hóa tuyệt vời thì đã đánh động trái tim người nghe đương thời rất rộng

3. Thọ mạng vô cùng.

“Khoáng kiếp thọ mạng”: Là thọ mạng rất dài của vị A La Hán. Trên thực tế chúng ta chưa thể nào tìm ra được vị A La Hánthọ mạng vô cùng như thế. Về chùa Tây Phương ở Việt Nam, chúng ta chỉ nhìn thấy hình ảnh mười tám vị A La Hán gầy ốm, trơ xương được người ta tạo thành trên những tác phẩm điêu khắc gỗ mà thôi. Do vậy “Khoáng kiếp thọ mạng” nên được hiểu rằng hình hài bọt bèo tuy tan rã, nhưng pháp thânhóa thân của các vị A La Hán vẫn còn. Chúng ta đừng nghĩ hóa thân là do hình hài được biến hóa. Hóa thân cũng tùy theo năng lượng của sự tu tập, và tuệ giác của từng người mà có thể có những hóa thân khác nhau. Năng lựcthọ mạng của hóa thân nầy có thể kéo dài lâu hay mau tùy theo năng lượng của ta cho ra đời những hóa thân ấy.

Hóa thân ai cũng có thể có, ở cấp độ cạn nhất đó là thân được sanh ra từ tâm lý. Một người con trai cũng có thể làm ra hóa thân. Ví dụ như anh ta chỉ cần viết ra ba chữ rất ư là bình thường, rồi gửi cho người mình yêu. Người con gái khi nhận được thì lòng rung động, cô cất giữ lá thư tình đầu đời rất kỷ. Rồi một ngày mưa gió tình cờ nào đó, có dịp đọc lại lá thư cô chấn động. Trong trái tim cô tình yêu trong sáng ngày xưa sống dậy. Lá thư kia chính là hóa thân của người con trai. Chỉ có ba chữ thôi nhưng nó có khả năng sống đến tận mười lăm, hai mươi năm năm sau.

Chúng ta có thể giải thích rằng hình hài vật lý đến rồi đi, rồi biến mất rất nhẹ nhàng. Đó chỉ là phần thô. Nhưng ngoài hình hài nầy còn có một hình hài tinh tế, mịn hơn đó là hình hài lý tưởng. Một người chỉ chuyên làm điều lành, trong tâm thức chưa bao giờ có một niệm ô uế, xấu ác, đen tối tự nhiên nơi họ tỏa sáng một năng lượng yêu thương hiền thiện. Dù cho ngoại hình dung nhan họ không mỹ miều, mặt rỗ đầy thẹo nhưng khi đến với họ chúng ta vẫn thấy họ đẹp, họ rất dễ thương và lòng yêu kính của ta dâng lên. Cho nên năng lượng dù rất vô hình chúng ta không thấy được, nhưng nó bàng bạc chung quanh tạo thành một vòng đai khí quyển bảo vệ, nuôi dưỡng người ấy, bất cứ ai đến gần đều cảm nhận được.

Những bậc đạo sư, những bậc thầy lớn, có đời sống thánh thiện khi họ du hành từ quốc gia nầy đến quốc gia khác để giáo hóa, tuy không thông hiểu ngôn ngữ của xứ sở nơi họ đến, nhưng chỉ sự hiện diện của họ thôi, quần chúng, tín đồ... đều cảm nhận năng lượng từ bi đến từ họ. Có những vị thầy rất tuyệt vời như đức Đạt Lai Lạt Ma chẳng hạn, khi Ngài đến với quần chúng Tây phương, Ngài đâu có dùng ngôn ngữ địa phương họ, Ngài dùng tiếng Tây Tạng để nói với họ và khả năng diễn đạt bằng ngôn từ dịch thuật bị hạn chế, rơi rụng đi ít nhiều phẩm chất của lời Ngài, nhưng thiền sinh Tây phương đâu để ý; họ chỉ cần nhìn phong cách Ngài, nhìn Ngài cười nói là họ đủ thấy an lạc và họ thương kính Ngài như bố mẹ mình.

Ngày xưa vào khoảng thập niên 70, Đại Đức Narada người Tích Lan (người viết cuốn Đức PhậtPhật pháp) mỗi năm Ngài đến Việt Nam vài lần để dạy học, ở tại chùa Xá Lợi. Tuy cả hai bên thầy trò không cùng một ngôn ngữ, nhưng chúng tôi rất thích đến bên Ngài, ngồi gần Ngài. Chỉ nhìn thấy Ngài cười là chúng tôi thấy ấm áp, thanh thản làm sao.

Cho nên “Khoáng kiếp thọ mạng” là hóa thân, là vùng năng lượng. Nó có công năng vô hình tỏa rộng đánh động hạt mầm giác ngộ của những người đương thời. Năng lượng nầy dù các vị ra đi vẫn lưu lại dấu ấn trong không gian. Những người tâm thức tĩnh lặng, trong sáng, năng lượng vô hình thấm đẫm vào trong không gian hay trụ xứ của họ. Những người có cảm giác tinh tế sẽ nhận ra được điều nầy. Nên “khoáng kiếp thọ mạng” có thể hiểu và giải thích theo nhiều tầng mức.

4. Đất trời chuyển động.

“Trụ động thiên địa” có nghĩa là sự có mặt, sự dừng lại của các vị làm lay động đất trời. Họ mang tuệ giác trao tặng cho con người. Nếu chúng ta sống trong đêm dài mê đắm không biết sau hình hài nầy có gì còn lại. Chúng ta cũng chưa biết sau vui buồn của đời người cái gì làm nền cho nó sinh khởi. Đối với các bậc giác ngộ, bằng tuệ giác các Ngài khai triển cho ta rõ ngoài hình hài nầy còn có thọ mạng gọi là Pháp thân vượt thời giankhông gian. Nếu một ai phát tâm đi theo con đường giác ngộ, rời bỏ mê chấp của thân, của cảm thọ, của ý niệm cũng đủ gây chấn động lớn trong không gian vô hình.

Trong văn học Đại thừa có câu: “Nhất nhơn phát tâm quy nguyên, thập phương thế giới toại thành tiêu vẫn.” Một người phát tâm trở về nguồn chơn, về thể tánh của họ thì mười phương thế giới biến mất không còn. Khi Đức Thế Tôn sắp thành đạo, hành tinh nầy bảy lần chấn động, cung trời cũng bảy lần chấn động. Có nghĩa là khi con người kia sửa soạn bước vào được không gian giác ngộ thì làm cho những năng lượng tiêu cực, những thế lực xấu ác tự nhiên chấn động. Tuệ giác của Ngài, năng lực giáo hóa của Ngài làm rung động tâm thức mọi người, mọi nơi để họ có thể giác ngộ. Do vậy, năng lực vĩ đại vô cùng đó trải rộng và lan xa.

Trong Đại Tỳ Bà SaCâu Xá Luận giải thích về bốn Thánh quả Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na HàmA La Hán rất chi tiết. Các nhà Phật học thời ấy phân ra làm “tứ hướng” và “tứ quả”, còn có một từ gọi chung là ‘Tứ song bát bối” hoặc bát Thánh, hoặc Bát hiền Thánh. Tất nhiên sau nầy các nhà Phật học của hệ Phát triển kỳ thị nên họ cho rằng đây là quả vị chứng đắc của hàng Thanh Văn Tiểu thừa, vấn đềchúng ta chưa cần đi sâu. Bây giờ, chúng ta thử ghé lại quả Tu Đà Hoàn và nhìn bằng cái nhìn Thiền tập để giải minh.

5. Đi vào dòng thánh.

Quả vị Tu Đà Hoàn còn được gọi là quả Dự lưu hay Nhập lưu. Nhập lưuđi vào dòng chảy, tức là bước vào dòng đưa ta trôi vào biển Niết Bàn.

Một người nghe giáo pháp của Phật dạy thấy rõ lý Tứ Đế có được con mắt trí tuệ thanh tịnh cũng gọi là đắc Pháp Nhãn tịnh hay Thanh tịnh Pháp nhãn gọi là người chứng quả Dự lưu hướng hay Tu Đà Hoàn hướng, và từ đây đi thẳng vào Dự lưu quả, như dòng sông chỉ có một đường chảy thẳng vào biển.

Từ Dự lưu hướng bước vào Dự lưu quả cũng như thế, người ấy sẽ không còn rớt vào ba đường ác và họ sẽ đi ngang qua các quả vị kế tiếp. Tùy công phu mà có sự nhanh chậm khác nhau. Có khi trong một thời thiền tọa, cũng có khi sanh lại bảy lần mới chứng vô lậu vô sanh.

Trong văn học kinh điển từ hệ A Hàm cho đến văn học Đại thừa thường nói chỉ trong một thời pháp của Đức Phật có rất nhiều người mở được con mắt pháp chứng quả Tu Đà Hoàn. Khi chứng được Tu Đà Hoàn là người đó đã thực sự bước vào dòng chảy của các bậc Thánh, chỉ việc thả trôi mình từ từ vào biển Niết Bàn. Không có một điều kiện gì, lý do gì làm cho người đó vướng lại bờ, thối tâm trong việc tu tập.

Tại sao ngày xưa chỉ trong một thời pháp mà Đức Thế Tôn có thể làm cho mọi người có được con mắt pháp trong sạch, trôi vào biển Niết Bàn dễ như thế? Còn chúng ta cũng đọc, cũng học, cũng nghe pháp thoại nhưng tại sao không mở được con mắt pháp? Thưa, người xưa chứng được Pháp nhãn tịnh rất dễ vì năng lượng của Đức Phậtnăng lượng của một bậc Đại Giác Ngộ mênh mông, khả năng đánh động tâm thức từ năng lượng của Ngài đến với trái tim môn đồ đủ làm cho họ giác ngộ rồi.

Thưa đại chúng, cũng là một bài pháp thoại, nếu chúng ta nghe qua CD thì năng lượng thẩm thấu vào ta khó có thể bằng được khi nghe trực tiếp từ vị thầy ngay tại pháp đường.

Khi nghe trực tiếp đòi hỏi chúng ta phải rất chánh niệm, nếu lơ đãng thì ngôn ngữ đi ngang qua, lướt nhanh ta chưa kịp cảm nghiệm lời nói đã trôi qua mất. Nhiều khi trong lúc đọc sách sự tập trung chú ý của ta cũng không có mặt hoàn toàn trên từng dòng chữ, và nghe CD cũng vậy. Sách vở, CD là những vật thể chết, không linh hồn nên năng lượng truyền đạt rất hạn chế, chỉ có được trong phạm vi chừng mực của nó.

Trong khi sự truyền đạt của vị Thầy tại pháp đường là sự truyền đạt sống. Một lời nói, một cử chỉ diễn đạt; nhất là người truyền đạt có được định lựctuệ giác thì tất cả sẽ được đi thẳng từ trái tim người nói đến người nghe. Thế nên nghe pháp trực tiếp năng lượng bao giờ cũng lớn hơn, sâu hơn nhiếp phục người nghe dễ dàng hơn. Do vậy, lời Đức Thế Tôn ngày xưa cùng sự có mặt của Ngài đã trực tiếp đi ngay vào tâm thức thính chúng làm người nghe cảm nhận tức thì, họ dễ đi vào dòng chảy của Thánh chứng nhập quả vị Tu Đà Hoàn là thế.

Pháp nhãn tịnh là một trong năm loại mắt. Tuy có năm loại nhưng đều tập trung và có mặt trong đôi mắt chúng ta đang sử dụng đây. Ấy là nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãnPhật nhãn:

G Nhục nhãn: Mắt thịt. Đôi mắt chúng ta được gọi là nhục nhãn do vì nó không thể nhìn thấy xuyên qua bên kia tường vách. Hơn nữa mắt ta luôn nhìn sự vật bằng thiên kiến; chứa đựng yêu thương, chứa đựng hận thù, giận ghét, oán hờn nên cái nhìn đó luôn bị hạn chế. Hạn chế bởi ngăn ngại vật chất và sai lệch bởi nghiệp thức nặng trĩu của chúng ta.

G Thiên nhãn: Mắt trời. Những vị Trời đã tu mười nghiệp lành. Mắt các vị ấy nhìn xuyên qua được vật ngại, năng lực cực lớn có thể thấy được các vì sao đang hình thành hay những hành tinh đang dẫy chết mà không cần đến viễn vọng kính.

G Tuệ nhãn: Mắt nhìn thấy được lý nhân duyên. Nhìn với con mắt phàm thì thấy đây là con trai, con gái, nhà cửa, lá hoa... nhưng khi nhìn với tuệ nhãn tức nhìn bằng con mắt tuệ thì biết thân nầy vốn là hợp thể ngũ uẩn cấu tạo thành; đạt được cái nhìn thấu thị, thấy rõ được bản chất của sự vật, của cảm thọ (niềm đau, nỗi khổ, hạnh phúc...), thấy được suốt đáy vấn đề, vượt thoát ngã chấp.

G Pháp nhãn: Mắt khi chạm đến bất cứ cái gì đều hồi quang trực nhậnan trú được nơi tự thể tâm thanh tịnh; “Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại sắc. Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.”: “Trúc biếc, hoa vàng không cảnh khác. Trăng trong, mây bạc, một thể tâm”. Thế nên thấy rõ được nơi hoa vàng, trúc biếc, mây bạc, trăng trong đâu đâu cũng thể hiện chân thường chúng ta gọi là người đã đạt được pháp nhãn.

G Phật nhãn: Khả năng mắt dung thông luôn bốn tầng nầy gọi là Phật nhãn. Vừa có pháp, vừa có tuệ, vừa có năng lực diệu kỳ bao trùm mắt của các vị Trời. Tuy con mắt ấy cũng được cấu tạo bằng sắc chất như con mắt của chúng ta, nhưng bên trong năng lực tuệ giác bao trùm, chạm điều gì đều thấy là Pháp thân cả thì gọi là Phật nhãn.

6. Thấu đạt nguồn tâm.

Nội dung chính và rất quan trọng của đoạn kinh nầy là câu: “Thức tâm đạt bổn, giải vô vi pháp.” Hãy mở cánh cửa đi vào “Thức tâm đạt bổn” chúng ta sẽ thấy nó có liên hệ với Pháp nhãn tịnh.

Kinh Bốn Mươi Hai Chương xuất hiện vào đầu kỷ nguyên, từ khi đạo Phật mới được truyền vào Trung Hoa. Đến thế kỷ thứ bảy thời kỳThiền tông cực thịnh môn đồ Lục Tổ Huệ Năng là Ngài Huyền Giác với khúc hát Chứng Đạo Ca có đôi điều trùng hợp nội dung kinh. Đây là ca khúc sau khi chứng đạo Huyền Giác đã viết ra thật tuyệt vời. Vào đầu là bốn câu có liên hệ đến “thức tâm đạt bổn, giải vô vi pháp” Tôi xin đọc lên để quí vị cùng nghe:

Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân.
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân.
Vô minh thật tánh tức Phật tánh.
Huyễn hóa không thân tức Pháp thân.

Trúc Thiên dịch:

Dứt học vô vi” nhàn đạo nhân.
Không trừ vọng tưởng chẳng cầu chân.
Tánh thực vô minh tức Phật tánh.
Thân không, ảo hóa tức pháp thân.

Thể nghiệm được Đạo, không ngược xuôi, hướng ngoại tìm cầu, vị đạo nhân nầy nhàn hạ vô vi. Bây giờ tính của vô minhPhật tính. Thân huyễn hóa bọt bèo nầy chính là Pháp thân. Vị ấy nhàn hạ không làm gì hết. Không trừ vọng tưởng và cũng không cần cầu Phật quả, Niết Bàn. Chẳng cần trừ khổ đau phiền não của tự thân, cũng chẳng cần cầu chứng quả an lạc gì của Thánh cả. Sống an nhiên, lặng lẽ, phất phơ trên cuộc đời. Nhẹ nhàng đi ra đi vào. Thực tánh của vô minh chính là Phật tánh, và thân nầy chính là pháp thân.

Chúng ta biết rằng Phật giáo Trung Hoa đã từng trải qua bao lần pháp nạn, và trong những kỳ pháp nạn nầy nhà vua ra lệnh tịch thu tất cả thu tài sản của chùa đem về cho quốc gia, còn chư Tăng thì bị đuổi trở về thế tục làm thường dân.

Nhưng sau khi làn sóng tiêu diệt, phá hủy Phật pháp qua rồi, những con người “Thức tâm đạt bổn” là những Thiền nhân nếu có cơ hội thì họ hiên ngang đứng dậy phục hồi đạo pháp rất dễ dàng. Tại sao vậy? Thưa, vì những ông thầy tu nầy nắm vững căn bản gốc rễ của sự tu tập, thể ngộ được tâm tánh, thấy suốt được bản thể của sinh diệtkhông sinh diệt.

Dù sống lẫn lộn vào trong nhân gian, ra phố chợ làm thuê làm mướn họ cũng tu được. Lang thang như kẻ không nhà họ cũng tu được, họ không nhất thiết phải sinh hoạt theo nghi thức tôn giáo, thờ Phật, lễ bái, tụng kinh... cho nên với những con người nầy khi thời cơ đến, cơ hội hoằng pháp đến là họ đứng lên dựng lại già lam, tự viện.

Vì thế, trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa dù bốn lần bị pháp nạn vẫn không thể làm cho Đạo Phật chìm mất trên vùng đất nầy. Gần nhất là cuộc Cách mạng văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông, toàn bộ sinh hoạt văn hóa, tôn giáo đều bị tiêu hủy nhưng không diệt được hạt mầm yêu thương đạo trong lòng người tu.

Cho nên phẩm chất đạt ngộ của người tu rất là quan trọng, chúng ta bước đầu phải gầy dựng cho được “Thức tâm đạt bổn” ngay nơi bản thân mình.

Nhưng làm thế nào để “Thức tâm đạt bổn?” Thưa, chúng ta cần phải quay lại chính mình. Đó là điều quan trọng và căn bản. Quay lại chính mình để nhận cho ra được thực tánh và nhận ra điều căn bản nầy là nền tảng vững chắc để từ đó ta sống an nhiên tự tại.

Người tu nếu “Thức tâm đạt bổn” được rồi sẽ có hùng lực rất lớn. Dù cho bị muôn ngàn cay đắng của cuộc đời vùi dập, ta vẫn vươn vai đứng lên sừng sững như núi. Không vì bất cứ một trở lực nào làm cho ta chán nản, không vì bất cứ một điều gì làm ta buông rơi lý tưởng tu tập của mình. Chẳng hạn khi ta đến một trung tâm tu học nghe nói nơi ấy rất dễ thương, nhưng khi vào rồi ta thấy chung quanh cũng chỉ toàn là người phàm. Tâm thức họ cũng đố kỵ, nhỏ nhen, cũng ganh tị, tiêu cực làm ta thất vọng, chán nản và thần tượng trong ta bị sụp đổ.

Nhưng nếu chúng ta nhận ra được “Đạo” trong ta là ngọn hùng phong thì bất cứ môi trường nào, tăng thân nào, tự viện nào ta vẫn sống thảnh thơi an nhàn. Họ tốt, họ không tốt ta vẫn hiên ngang sống. Nếu không, chúng ta sẽ bị đưa qua, đẩy lại, chờn vờn lên xuống như cánh bèo trôi lênh đênh trên mặt nước. Họ đi lên chúng ta đi lên, họ đi xuống chúng ta đi xuống giống như họ và rồi sẽ bị quét sạch không thương tiếc. “Thấu đạt nguồn tâm” chúng ta sống như mọi người nhưng việc chúng ta làm không giống như mọi người. Chúng ta thách đố cuộc đời, dù phong ba có làm điêu đứng muốn nhận chìm chúng ta, chúng ta vẫn là người an trú trong Pháp nhãn tịnh đang trôi dần, trôi dần vào biển Niết Bàn. Không thể trôi vào con đường nào khác.

7. Giải ngộ pháp vô vi.

Thưa đại chúng, ta nên lưu ý một điều hai chữ Vô Vi là từ rất đặc biệt của Lão, Trang, chẳng hạn như câu: “Vô vi nhi vô bất vi” có nghĩa không làm gì cả nhưng không phải là không làm. Hay không làm gì cả mà làm tất cả mọi việc gọi là vô vi. “Giải vô vi pháp”của kinh Bốn Mươi Hai Chương tức thấu được pháp vô vi.

Phẩm chất của một vị Sa môn được định nghĩa trong câu “Thức tâm đạt bổn, giải vô vi pháp” là phải rõ được nguồn tâm, đạt đến gốc của bản thể hay tự tánh của mình. Biết được pháp vô vi mới xứng đáng là vị Sa môn, mới có phẩm chất trọn vẹn của người tu.

Ở cấp độ cạn nhất họ phải thể hiện công hạnh ấy qua việc hành trì hai trăm năm mươi giới. Sinh hoạt hàng ngày phải biểu lộ được nó ra thân tướng từ việc hoằng pháp, giáo hóa, độ sinh... đều phải căn cứ trên “Giải vô vi pháp” nên phẩm chất của một vị Sa môn rất lớn và rất quan trọng. Giải ngộ pháp vô vi còn có một hàm nghĩa là thể ngộ ngũ uẩn vô ngã.

Vô Ngã là trái tim của giáo lý đạo Phật. Khi Đức Thế Tôn thuyết minh về Vô Ngã là Ngài ngang nhiên hiển thị một tuyên ngôn đối kháng lại truyền thống Vệ Đà. Một truyền thống đã có mặt trên đất nước Ấn Độ hơn mấy ngàn năm. Truyền thống Vệ Đà cho rằng con người vốn là Tiểu Ngã mà trong quá trình tu tập sẽ tiến dần dần đến thể nhập vào Đại Ngã mênh mông của vũ trụ.

Từ lý tưởng, quan niệm Tiểu Ngã nhập vào Đại Ngã nầy đã sản sinh ra giai cấp Bà La Môn; một giai cấp từng làm tình, làm tội, chia xẻ phân hóa xã hội Ấn Độ cho đến bây giờ vẫn còn. Bằng kiến chấp thường còn bất biến của linh hồn con người, truyền thống Vệ Đà đã tạo ra giai cấp tu sĩ và hệ văn hóa tư tưởng mà phần tiêu cực của nó đã làm nên một xã hội Ấn Độ phân hóa như hiện tại. Nên chúng ta có thể nói không có điều gì tệ hại, nặng nề bằng ảnh hưởng tôn giáo phủ trùm lên trên xã hội. Đức Phật xuất hiện trên cõi đời như một nhà đại cách mạng. Ngài đã làm một cuộc cách mạng rất lớn phá vỡ nền tảng hệ tư tưởng giáo lý cổ truyền tặng món quà bình đẳng tuyệt đối cho Ấn Độ.

8. Vô ngãNiết bàn.

Thưa quí vị, điều mà Đức Phật muốn nói ở đây là bản thân con người vốn Vô Ngã. Tuy Vô Ngã nhưng bên trong có tự thể Niết Bàn. Tự thể Niết Bàn này là trạng thái chứng nghiệm của tự tâm. Tức là ngoài hình hài sinh diệt vô thường nầy, ngoài suy tư bời bời mất còn nầy còn có một nền tảng cho sinh diệt, mất còn có mặt và hiện khởi. Thế nên Vô Ngã nhưng vẫn có trạng thái Niết Bàn. Trong kinh U Đà Na Đức Phật nói: “Nếu không có Niết Bàn làm nền sẽ không có phiền não sanh tử.”

Nói một cách khác, nếu Vô Ngã là không ngơ như không gian trống rỗng, vô tri, vậy thì ai diệt sạch phiền não, ai chứng nhập Niết Bàn? Chúng ta tu để không còn gì hết, không thể nhập trạng thái Niết Bàn mà chỉ để trở về trạng thái hư vô ư? Cho nên nếu thấu hiểu được pháp Vô Vi (giải vô vi pháp), là đi ngang qua tầng Vô ngã, chứng nghiệm được tự thể Niết Bàn của tự tâm trong hiện tiền.

Tiềm phục trong văn học A Hàm, trong Kinh bộ Nikaya ngày xưa nếu không có sẵn tinh thần trên thì các nhà Phật học Đại thừa không triển khai thành Phật Tánh, Niết Bàn, Chân Như, Thật tướng... cho đến Thiền Trung Hoa khai triển Bản Lai Diện Mục, Vô Vị Chân Nhân, Vô Vi pháp... như một dòng chảy của Phật giáo Thiền Đốn Ngộ sau nầy cũng chưa hề vượt ngoài nội dung giáo lý vô ngã. Có thể cách giải thích và cách dùng từ tuy khác nhưng nội hàm cũng vô ngã mà thôi. Người ta có thể hiểu lầm từ Pháp thân giống với từ Đại Ngã của Bà La Môn, nhưng nội hàm hai chữ Pháp thân phải được hiểu là cái thân mênh mông không sinh không diệt chính là Phật thân của chúng ta.

“Thức tâm đạt bổn” là con đườngchúng ta quay trở lại để thăm dò sự sống có mặt trong ta ngay nơi thân nầy. Chúng ta có thể ví mình như một thân cây trải ngang qua bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nó đã từng qua những mùa Thu rụng lá, thay cành nhưng biết rằng mình còn gốc, và không bao giờ chết.

Quay lại thể tâm, thì “Thức tâm đạt bổn” là biết được gốc, tức bản tâm uyên nguyên, là Phật tánh của chính ta. Nó luôn luôn có mặt trong từng cử động, từng cái nhìn, từng lúc cười nói... Nó không phải là cái gì xa lạ, và ta không cần phải tìm Đông, tìm Tây mới có. Trong từng ý nghĩ vui buồn có mặt tức khắc có tâm Phật.

Tâm Phật vốn không sinh, không diệt có nghĩa là tâm không xao động, biến hiện vì ngoại cảnh. Tâm Phật nầy tĩnh lặng, sáng rỡ chính là sự nhận biết trực tiếp vô ngôn. Khả năng nhận biết nầy vốn rất mênh mông và luôn luôn hiện tiền.

Ở mức độ thô, ta chỉ nhận diện được những cảm thọ. Ở mức độ tinh tế hơn, nếu thực tập giỏi ta nhận diện được những tràng suy nghĩ khởi lên liên tục trong tâm thức ta. Tất nhiên “sự nhận biết trực tiếp vô ngôn” là nhận biết được ý thức thì thầm suy nghĩ, cảm thọ vui buồn. Ta tạm nói nó có mặt ở tầng sâu, ở bên sau ấy. Nó vốn tự hữu, không cần phải học ta mới có. Nó đã có sẵn từ ngàn vạn đời trong kiếp tử sinh. Nó là bản tâm thanh tịnh, là Phật tánh, là pháp Vô vi. Nó không ngôn ngữ, không lời. Thể nhập được nó, cả cuộc đời ta sống với nó, nắm được nó thì hình hài nầy là vật sở hữu của ta thôi. Lúc ấy đến, đi, mất, còn có gì là quan trọng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58735)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.