Chương 31 - 32: Đoạn Gốc Rễ Sinh Khởi Ái Dục

13/06/201012:00 SA(Xem: 17229)
Chương 31 - 32: Đoạn Gốc Rễ Sinh Khởi Ái Dục

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG 
Thích Phước Tịnh Giảng Giải

CHƯƠNG XXXI - CHƯƠNG XXXII
ĐOẠN GỐC RỄ SINH KHỞI ÁI DỤC 

Thưa đại chúng,

Đoạn Gốc Rễ Sinh Khởi Ái Dụcchủ đề của hai chương ba mươi mốt và ba mươi hai mà chúng ta sẽ đi vào.

Trong chương ba mươi chúng ta đã khai thác những yếu tố yểm trợ cho ái dục sinh khởi, và làm cách nào để đoạn duyên sinh khởi. Hôm nay chúng ta đoạn nhân, đoạn gốc rễ của nó tức là đoạn hạt mầm sinh khởi ái dục.

Tôi cũng xin nhắc lại là trong chương ba mươi chúng ta đã đi vào bốn duyên và sáu nhân là những điều rất quan trọng quí vị nên ghi nhớ.

A. CHÁNH VĂN.

CHƯƠNG XXXI.

Sau đây là âm Hán văn của chương ba mươi mốt.

Phật ngôn: “Hữu nhân hoạn dâm bất chỉ, dục tự trừ âm. Phật vị chi viết: “Nhược đoạn kỳ âm, bất như đoạn tâm. Tâm như công tào, công tào nhược chỉ, tùng giả đô tức. Tà tâm bất chỉ, đoạn âm hà ích?” Phật vị thuyết kệ:

Dục sanh ư nhữ ý,
Ý dĩ tư tưởng sanh,
Nhị tâm các tịch tĩnh,
Phi sắc diệc phi hành.

Phật ngôn: Thử kệ thị Ca Diếp Phật thuyết.

Đức Phật dạy: “Có người vì lòng dâm dục không dứt, muốn tự đoạn âm. Phật bèn bảo rằng: “Đoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị công tào, công tào nếu ngừng thì kẻ tùng sự đều ngừng. Tâm tà không dứt thì đoạn âm có ích gì?”
Do đó Phật nói bài kệ:

Dục sinh từ nơi ý.
Ý do tư tưởng sanh.
Hai tâm đều lặng lẽ.
Không sắc cũng không hành.

Đức Phật dạy: “Bài kệ này do Đức Phật Ca Diếp nói.”

CHƯƠNG XXXII.

Phật ngôn: “Nhân tùng ái dục sanh ưu, tùng ưu sanh bố. Nhược ly ư ái, hà ưu hà bố?”

Đức Phật dạy: “Con người từ ái dục mà sinh sầu ưu, do sầu ưu mà sinh sợ hãi. Nếu thoát ly ái dục thì có gì mà sầu ưu, có gì mà sợ hãi”.

B. ĐẠI Ý.

Hãy khéo thực tập để đoạn gốc rễ sinh khởi ái dục.

Thưa quí vị, ý thức là cội gốc của ái dục. Đoạn được ý là đoạn được mọi gốc rễ của ái dục. Đoạn được gốc rễ của nỗi khổ. Đó là đại ý của chương Kinh ba mươi mốt nầy.

C. NỘI DUNG.

1. Sự ngăn trở của ái dục.

Đoạn Kinh cho ta thấy rõ những nỗi khổ của con người sinh khởi từ ái dục và nếu chúng ta đoạn ngay từ nhân thì kết quả chắc thực là mang đến sự an lạc giải thoát hiện đời và cả trong nhiều đời.

bài kệ của Ngài Ca Diếp cũng là nội dung của chương Kinh: “Dục sinh ra từ ý. Ý do tư tưởng sanh. Cả hai đều lặng lẽ. Không sắc cũng không hành.” Tức là ái dục sinh ra từ ý thức của chúng ta, mà ý thức nầy phát sinh là do nhớ nghĩ và tưởng tượng làm thành. (tư: nhớ nghĩ; tưởng: phát khởi sự tưởng tượng trong tâm). Hai điều nầy phối hợp lại dẫn dắt ý thức chúng ta đi vào con đường ô nhiễm. Nếu sự phối hợp của hai tâm (tư và tưởng) lặng đi, bị cắt đứt đi thì hành giả đoạn được ái, đoạn được dục.

Thưa, chúng ta có thể chia nỗi khổ ra làm hai cấp độ. Nỗi khổ ở tầng cạn trong đời sống chúng ta như giận hờn, ganh tị, bất an và nỗi khổ đưa chúng ta đi lang thang trong vô định từ kiếp nầy đến kiếp khác là nỗi khổ của sinh tử luân hồi sâu hơn. Hai nỗi khổ nầy có mặt từ nguồn chảy ái dục. Dĩ nhiên, phạm vi của ái dục rất rộng từ cuộc sống đời thường đến đời sống người tu, ở mức độ cạn, thô và sâu sắc tinh tế rất khó cho chúng ta nhận biết.

Đôi khi nghe từ ái dục nầy làm chúng ta dị ứng, chúng ta tưởng ái dục chỉ có trong đời sống gia đình, còn đời sống người tu là đã thoát ly hẳn ái dục. Thực ra không giản dị như vậy. Ái dục không phải chỉ ở tầng cạn của hình thể vật lý mà nó nằm sâu trong tâm thức con người, nên ta không thể nhìn ở mặt hình thức mà có thể đánh giá đúng sai về sự xả ly ái dục.

Ví dụ như trong quá khứ có những Bồ Tát, những vị Thiền sư, cư sĩ sống trong nhân gian nhưng tâm của họ viễn ly đời sống ái dục. Trong khi đó có những người sống đời viễn ly nhưng tâm họ đầy ô uế. Do vậy, chúng ta cần lưu ý điều nầy, vì hạt mầm ái dục ngủ ngầm rất sâu trong tiềm thức và được ý thức dẫn dắt sinh khởi, để hiện thành đời sống với bao khổ lụy, buồn vui.

Ở đây, trong chương ba mươi mốt Đức Phật xác định thân chỉ là món phụ tùng, là vật sở hữu, là tên đầy tớ bị tâm sai khiến và nguồn gốc chủ động rất là sâu thẳm từ bên trong của ý thức.

Chương ba mươi hai Đức Phật dạy: “Con người do ái dục mà sinh sầu ưu, do sầu ưu mà sinh sợ hãi. Nếu thoát ly ái dục thì có gì mà sầu ưu, có gì mà sợ hãi.”

Điều đầu tiên quí vị nên nhận biết sự ngăn trở ái dục đối với người tu trong quá khứ và trong hiện tại cũng như nhau. Những khó khăn của các Tỳ kheo xưa kia, thủa Đức Phật còn tại thế cũng là những khó khăn của chúng ta bây giờ.

Vào những năm đầu tiên cho đến năm thứ mười ba sau ngày thành đạo, Đức Phật chưa chế ra giới pháp, đến khoảng giữa năm thứ mười bốn về sau Tăng đoàn trở thành phức tạpô nhiễm phát sinh nên bắt đầu có pháp chế. Và cứ mỗi lần chuyện tiêu cực xẩy ra là Ngài chế ra một giới pháp. Giới bản Tỳ kheo chúng ta xử dụng ngày hôm nay vốn được hình thành dần theo sự phát triển của tăng đoàn, chứ không phải Ngài tư duy, thiết định ra trong một lần.

Do vậy Giới pháp của Ngài rất nhân bản vì được lập định trên nền tảng tâm thức con người. Từ sự việc, điều kiện đời sống thực tế của quí thầy ngày xưa xao động ra sao, tâm thức ô nhiễm ra sao mà xử lý. Nó khác biệt vô cùng so với những truyền thống của tôn giáo khác.

Điều quan trọng chúng ta bàn ở đây là tuy trong văn học nhấn mạnh ái dục là mầm mống chính sinh khởi bao nhiêu phiền não, sinh khởi con đường lang thang vô định của luân hồi, nhưng chúng ta lưu ý là đừng nhìn nó bằng cái nhìn hằn hộc, ghét bỏ, muốn trấn ngự và loại trừ. Nếu ta khởi tâm thức như vậy thì chúng ta làm cho sức phản ứng ngược của nó ngày càng mạnh. Nó là năng lực tự hữu, là hạt mầm chính của đời sống, là năng lượng chúng ta không thể tiêu diệt, loại trừ mà phương pháp tốt nhất là nhận diện, chuyển hóa dần để làm cho đời sống thăng hoa mà thôi. Chúng ta không nên nhìn ái dục bằng cái nhìn lệch lạc làm thành một lực phản ứng mạnh trong đời sống tu hành của chúng ta. Hãy xem nó là bình thường như mọi điều trong cuộc sống. Vì ái dụcnăng lượng tự hữu cực kỳ mạnh làm nên đời sống nầy và cũng là năng lực làm chúng ta có mặt trong nhiều kiếp sống trong tương lai.

Chúng ta thử nhìn suốt vào chiều dài phát triển của đạo Phật cho đến hôm nay; những thầy rời đời sống xuất gia trở về đời sống thế gian họ có thể vận dụng rất nhiều lý do nầy, lý do nọ nhưng nếu nhìn rõ hơn, tinh tế hơn thì lý do chính, động lực chính và mạnh nhất vẫn là ái dục.

Trong đạo Phật có câu “Người tu thành đạt được tới già như bông xoài, trứng cá.” Người tu rơi rụng giữa đường rất nhiều, còn mặc pháp phụcthanh tịnh nghiêm tu cho đến ngày tắt thở rất ít như bông xoài, trứng cá; đậu trái vào đầu mùa trĩu nặng nhưng còn lại tới già và chín chẳng được bao nhiêu. Tôi chỉ nhìn lại thế hệ của tôi cho đến bây giờ còn lại đâu được mấy người. Phật học đường ngày xưa mỗi lớp có khoảng bốn mươi, năm mươi thầy, khi lịch sử sang trang năm 1975 một số quí thầy được học hành tới nơi tới chốn hoàn tục đến hai phần ba.

Một chút dẫn chứng tôi kể ra đây để các vị thấy rằng sự ngăn trở của ái dục rất mạnh, từ quá khứ cho đến hôm nay và đây là con đường mà người ta khó vượt qua nhất.

Điều nầy không riêng gì trong đạo Phật mà những Tu sĩ của tôn giáo bạn cũng vậy; vấp ngã trên con đường tu làm sụp đổ, tan tác không những cá nhân mình, mà thanh danh của một hệ thống tín lý, giáo điều đã thấm sâu vào xã hội tưởng như ngàn đời cũng vì vấn đề ái dục muôn thuở của con người đành vỡ vụn.

Hiện tại vấn đề lợi dụng tình dục, xâm phạm và sách nhiễu tình dục trong nội bộ tôn giáo Độc thần đã bị phanh phui, bị thưa kiện phải bồi thường đến bạc tỷ là những sự kiện lớn đang được lưu ý và giới truyền thông Âu, Mỹ vẫn thường nói đến.

2. Dục sinh từ ý.

Bài kệ của Phật Ca Diếp dạy chúng ta là không có điều gì mà không phát sinh từ ý thức. Ái dục cũng đi con đường như vậy.

Ý thức ta như vị Vua được ví như Đại Địa nầy. Tất cả những tâm hành chỉ là những tùy tùng được gọi là tâm sở nương nơi Đại Địa nầy mà sinh trưởng. Ví dụ như động vật, thực vật nương nơi mặt đất mà sinh sôi nẩy nở. Nên mười tâm sở “Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, dục, thắng giải, niệm, định, tuệ.” được gọi là Thập Địa Pháp. Và “tưởng, tư” trong bài Kinh nầy là hai tâm hành trong Thập Địa Pháp.

Chúng ta thử đi vào hai tâm hành nầy:

– Tưởng là tưởng tượng, như khi ta nhìn một đối tượng tự nhiên phát khởi ra trong ý thức một sự việc, một điều gì không có thực hoặc chưa tới. Ví dụ như khi nhìn một đóa hoa, ta liền nầy sinh ra những ý nghĩ liên hệ về đóa hoa đó từ quá khứ hay tương lai một tràng dài trong tâm thức gọi là tưởng.

– Tư là tạo tác, hướng đến của ý thức. Nó sinh khởi ngay sau khi “tưởng” sinh khởi. Nó thúc đẩy ý thức tạo tác. Ví dụ nhìn đóa hoa sau khi tưởng có mặt rồi tức khắc “tư” nầy xuất hiện dẫn ý thức ta đưa đến một quyết định, hành động dứt khoát (và đó là nghiệp), phát sinh ra nhiều điều liên hệ chằng chịt đến khổ đau, vui buồn, bất hạnh...

Tóm lại, hai tâm hành nầy tương ưng yểm trợ làm cho ý thức ta sinh khởi cực mạnh, và trong duy thức học định nghĩa Tư và Tưởng nầy có ba tính chất là lành, dữ và vô ký.

Sau nầy trong truyền thống Duy thức người ta chia Thập Địa Pháp ra làm hai loại Biến hànhBiệt cảnh. (năm biến hành và năm biệt cảnh).

Ý thức như mặt đại địađại địa không thể sinh khởi khi không có những duyên phụ thuộc giúp đỡ như ánh nắng, không khí, sương mù, hạt giống, người gieo trồng... Cũng như vậy, những tâm hành của ái dục, phiền não nầy tuy sinh khởi từ ý nhưng một mình ý không thể quậy phá, mà phải cần những tùy tùng mang thông tin vào ra liên hệ nhiều thứ, đối chiếu đa chiều để làm phát sinh trong ta niệm ái nhiễm.

Cho nên từ ý sinh khởi ái dục có nghĩa là ý thức chủ động, là nhân chính tương ưng với những tâm hành tùy thuộc (tư và tưởng) nầy để cùng sinh khởi.

Và để kết luận, thưa đại chúng ý niệm sinh khởi không phải đơn thuầný niệm sinh khởi mà nó kéo theo nhiều bạn bè như một thác nước tuôn tràn đẩy chúng ta đi. Khi đã thành dòng chảy xiết thì chúng ta khó có cơ hội ngăn trở, chuyển dòng ý thức tiêu cực được.

3. Con đường khổ lụy của ái dục.

Con đường khổ lụy ở mức độ cạn là con đường tất yếu, các vị cư sĩ thử chiêm nghiệm đời sống của chính mình hay đời sống của người chung quanh sẽ thấy; hầu như tất cả nỗi khổ đều có nguồn gốc tứ ái dục. Chúng ta khoan nói đến tình yêu mến một con người, chỉ yêu thích một con thú thôi. Như khi ta nuôi những loài gia cầm có những con vật rất gần gũi, thông minh, rất có tình đối với con người như chó, mèo... mà ta rất yêu mến. Nếu nó đau ốm, nó bệnh hoạn là ta lo lắng, âu sầu, nếu lỡ mà nó chết thì đôi lúc lòng ta cũng khổ đau như mất người thân vậy. Từ nỗi khổ phát sinh do ái luyến các loại gia cầm ta thử nhìn lại nỗi khổ khi mất những người mình từng thương yêu, từng chung sống (cha mẹ, vợ hay chồng, con cái...) để cảm nhận lòng ta tan nát đến mức độ nào khi lâm vào hoàn cảnh chia lìa. Và hẳn nhiên khôngcon đường khổ lụy nào dìm chết con người bằng con đường khổ lụy của ái dục.

Cuộc đời con người thay đổi, vô thườngtâm thức chúng ta cũng thay đổi liên tục không hề dừng. Thoáng vui thoáng buồn bất chợt. Vừa thấy tin tưởng người mình thương, một lúc sau tự thấy nghi ngờ, ghen tương trong lòng bùng dậy. Và con đường tình ái nhân giancon đường nước mắt nhiều hơn nụ cười.

Tuy nhiên đây chỉ là con đường khổ lụy cạn mà thôi.

Nỗi khổ sâu nhất là nỗi khổ tử sinh bời bời trong nhiều kiếp. Ví dụ như kiếp nầy chúng ta gieo nghiệp ái với ai đó nhưng một kiếp sống với nhau nợ nần chưa trả hết nên đi loanh quanh chúng ta gặp lại. Có khi sống với nhau một đời, nếu đời sống của ta với người hôn phối không đậm đà, không hạnh phúc, không kết ái ânkết oán hờn cũng là điều kiện để chúng ta gặp lại. Lần gặp lại sau dĩ nhiên cũng chẳng phải là mang yêu thương, hạnh phúc tặng cho nhau mà đem hận thù ai oán chì chiết, hành hạ nhau thêm. Cả một đời gieo hệ lụy cho nhiều kiếp và khổ ải sâu nặng nhất do ái dục tạo thành là kết nên nghiệp cho chúng ta đi mãi trong cõi luân hồi.

Ngoài hai tầng khổ lụy của ái dục cạn và sâu, chúng ta có một tầng nền tảng ái chấp kiên cố làm nên mọi thống khổ cho kiếp người hiện tại dằng dặc đến tương lai là ái thân, chấp thân. Hay gọi là “ái chấp ngã”õ. Nếu chúng ta không giác ngộ, không nhận diện được thân nầy là giả tạm, thân nầy vốn không phải là ta thì từ chấp thân, sinh khởi ra ngàn vạn điều ái chấp những cái phụ thuộc của thân. Điều cạn là vật chất sở hữu như nhà cửa, tiền tài, xe cộ... Và ái sở hữu thân kế tiếp là những người mà chúng ta thương, những người chúng ta nghĩ là có thể mang hạnh phúc đến cho mình.

Cho nên nghiệp thức sâu xa nhất là chúng ta không giác ngộ được rằng chúng ta không phải là thân, mà cứ chấp thủ thân là ta. Đó là điều căn bản dẫn chúng ta đi vào con đường khổ lụy mịt mù của chốn tử sinh.

Thưa, nếu quí vị có chút kinh nghiệm khi quán chiếu, nhận diện vấn đề đều từ cội gốc của ái và dục thì thấy rõ đời sống của chúng ta sở dĩ còn đi lang thang trong cõi luân hồi, còn gặp nhau để vung vãi vào nhau những niềm đau, nỗi khổ là do còn nghiệp yêu thương, nghiệp ân ái, hay nghiệp oán cừu. Và tất nhiên nếu dùng từ dễ nghe và mát lòng, dễ chịu hơn ấy là do còn nghiệp yêu thương.

Nói như thế không có nghĩa là người tu phải loại trừ tất cả yêu thương, nhưng trên con đường tu chúng ta phải làm thế nào thăng hoa tâm thức của mình. Thương mà không có chất ái thì gọi là từ bi, thương mà có chất ái bên trong thì chúng ta dìm cuộc đời mình vào khổ lụy. Hai điều nầy gần nhau vô cùng nhưng cực kỳ khác nhau do thành quả của nó mang đến là nỗi khổ hay niềm hạnh phúc.

4. Sự thực tập.

Như chúng ta đã biết tất cả sự sinh khởi của ái nhiễm đều do ý thức của ta, và nó có tính chất tích cực cũng như tiêu cực. Hướng tiêu cực không chủ động và hướng tích cực do ý thức chủ động.

Ví dụ như cùng một vấn đề, nếu ta để tự nhiên phát sinh sự suy nghĩ, phần nhiều nó sẽ phát sinh theo chiều hướng tiêu cực. Nhưng chúng ta có thể làm cho sự suy nghĩ nầy phát sinh theo ý mình muốn, đưa nó đi vào vấn đề mình đã chủ ý theo chiều hướng tích cực. Ngôn từ Phật học gọi là “Như lý tác ý.” tức là nương vào lời dạy của các bậc giác ngộ khởi quán chiếu. Nương vào chân lý khởi sự nhận biết hầu đưa đời sống mình vào hướng an lạc, giải thoát.

Nếu ý đã sinh ra những điều trói buộc đọa đày, thì cũng từ ý sẽ sinh ra những niệm tích cực làm tâm thăng hoa nâng đỡ cuộc sống chúng ta.

Cho nên từ con đường ý thức có thể đưa đến cho ta việc làm tiêu cực nhưng cũng từ con đường chủ ý chuyển hóa được những hạt mầm ái nhiễm trong tâm thức ta.

Từ mức độ căn bản như trong Kinh Nguyên Thủy Đức Phật dạy hãy quán chiếu sâu sắc tất cả đối tượng chúng ta tiếp xúc tự thân nó là giả tạm, không hề chắc thực để loại trừ mê đắm ái dục. Nếu dục tưởng phát sinh từ tâm thức, thì cũng từ tâm thức chúng ta khởi quán để loại trừ.

Đây là phương pháp thực tập từ truyền thống văn học Kinh điển trao cho chúng ta, và quí vị có thể đọc vào văn học Kinh để thấy có rất nhiều phương pháp được Đức Phật dạy cho các Tỳ kheo thực tập.

Trong Kinh Pháp Cú có kể chuyện một vị Tỳ Kheo bị bệnh tương tư. Mặc dù chưa thấy mặt người kỹ nữ kia xinh đẹp như thế nào, nhưng khi nghe một thầy đi khất thực về kể lại có một nữ thí chủ rất đẹp đã cúng dường thầy hôm nay, vậy là thầy ấy bỏ ăn bỏ ngủ. Hôm sau thầy ôm bình bát đến khất thực nhưng không may, nữ thí chủ kia bị bệnh, cô sai người hầu ra cúng dường thay mình. Thầy tần ngần không chịu đi, chờ cho cô chủ ra đảnh lễ, nhìn được dung nhan cô thầy mới chịu về.

Về đến tịnh xá, thầy bỏ bát cơm không thèm ăn nằm vật ra tương tư người đẹp. Rủi ro thay, người con gái kia vắn số nên ngã bệnh và chết vào ngày hôm sau.

Đức Phật biết chuyện nầy, biết thầy Tỳ kheo đang mắc bệnh tương tư rất nặng và cũng biết vị Tỳ Kheo nầy sắp chấm dứt nghiệp ái, sẽ chứng quả A La Hán nên Thế Tôn kiên nhẫn để độ Thầy. Ngài sai thị giả vào nói với vua đưa xác người kỹ nữ ra giàn hỏa nhưng bảy ngày sau mới thiêu. Bảy ngày sau Đức Thế Tôn gọi hết các thầy Tỳ kheo phải theo Như lai ra bãi tha ma chú nguyện cho nữ thí chủ từng cúng dường chư Tăng. Ngài dẫn chư Tỳ kheo đi một vòng quanh xác chết, và sau đó xin nhà vua kêu gọi những ai đã từng thương yêu, ái mộ người Kỹ nữ hãy đem xác nàng về. Đầu tiên giá rất cao, sau đó hạ rẻ dần. Thế nhưng, sau bảy ngày phơi ngoài nắng, xác chết đã sình thối, bốc mùi không một ai dám lên tiếngĐức Thế Tôn bảo cho không. Từ điều đó, Ngài gọi thầy Tỳ kheo tương tư người đẹp kia khai thị và dạy hãy quán chiếu vô thường là thế nào, ô uế là thế nào. Thầy vâng lời ngồi lại quán chiếu vô thường, đoạn được tâm ái nhiễm chứng được Thánh quả.

5. Cái nhìn của Thiền nhân.

Thưa đại chúng, giờ đây chúng ta hãy bước vào con đường Thiền và khảo sát thử cái nhìn của Thiền nhân đối với vấn đề ái dục hầu chọn cách thực tập đoạn gốc rễ sinh khởi ái dục.

Cách tu của nhà Thiền là chặt thẳng vào gốc vấn đề chứ không phải đi loanh quanh ở ngoài. Nhận diện được tất cả khởi niệm lao xao từ sóng thức là cái bị nhìn thấy, mà không phải là ta. Giản dị vậy thôi. Cắt ngay sự sinh khởi từ trong trứng nước; lui lại nhận diện gốc rễ của sự sinh khởi.

Sống an trú nơi tâm thể an nhiên bất động tỉnh sáng nhận biết hiện tiền thì ngay khi hạt mầm ý thức vừa sinh khởi mà ta nhận diện được, không đồng hóa mình vào, không chạy theo nó là chúng đang bị loại trừ. Chúng ta nhìn mọi vật rõ ràng, không phát sinh ý niệm gì trong tâm thức thì không hề có ái nhiễm dục lậu gì cả. Ta chỉ làm mỗi một việc thong thả, nhẹ nhàng là nhận biết đơn thuần sự có mặt của nó.

Chỉ thực tập giản dị như vậy tức khắc ta đoạn ngay từ gốc của vấn đề ái nhiễm.

Trong tiến trình tu tập quán chiếu tôi muốn lấy câu nói sau đây trong nhà Thiền để ví dụ: “Chưa tu thấy nước là nước, núi là núi, bắt đầu tu thì thấy núi không phải là núi, mà nước không phải là nước, và khi thành công thì thấy núi vẫn là núi và nước vẫn là nước.”

Giai đoạn đầu là giai đoạn của phàm phu, nhìn là tâm thức chấp trước, ái nhiễm, mê đắm phát sinh, chấp chặt vào những đối tượng mình tiếp xúc.

Giai đoạn thứ hai là khởi quán, nhận diện được bên trong sự vật vốn không bền vững, vốn do duyên tạo thành, là giả tạm. Giai đoạn này có thể rất là dài, có khi thiền nhân phải vận dụng quán chiếu đến mười hay hai mươi năm mới dừng được tâm ái nhiễm, chấp trước.

Giai đoạn thứ ba là khi tâm đã thuần rồi thì lúc ấy thiền nhân nhìn mọi thứ mà tâm vẫn an trú trong trạng thái nhận biết tỉnh sáng, rạng ngời không phát sinh ý niệm gì lao xao nên gọi thấy nước là nước, thấy núi là núi vẫn như xưa.

Thưa quý vị, ta thử thực tập cái nhìn của thiền nhân đạt thẳng vào giai đoạn thứ ba này. 

Chúng ta tu là phải làm thế nào trong mọi tiếp xúc hàng ngày khi nhìn đừng để cho sóng thức khởi lao xao, không để cho ý thức chạy ra ngoài mà luôn an trú ngay nơi sự nhận biết tại đây. Xử dụng được sự nhận biết lặng lẽ vô ngôn hằng hữu thì gọi là cái nhìn của thiền nhân cắt đứt luôn tâm và tâm sở; và tức khắc ngay nơi tịch lặng, thiền nhân chứng nghiệm được trạng thái vô niệm của Niết Bàn.

Con đường tu tập với cái nhìn của nhà Thiền không khó. Nhưng để mời gọi năng lượng chánh niệm nhận biết tiếng nói của ý thức sinh khởi từng sát na trong ta cực kỳ khó.

Thông thường chúng ta nhìn là ở giây phút thứ hai, thứ ba khởi lên tiếng thì thầm độc thoại, đối thoại. Nên người tu Thiền giỏi là lúc nào, giờ nào đối duyên xúc cảnh chúng ta vẫn an nhiên lặng lẽ, bất động. Lúc nào cũng an trú trong trạng thái vô sinh bất diệt, an trú miên viễn trong nhận biết tỉnh sáng thì đoạn đứt con đường sầu khổ. Đây là con đường ngắn nhất để chúng ta loại trừ tận gốc rễ của ái dục, cắt đứt kiếp lang thang vô định trong cõi tử sinh.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57132)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.