- Lời Dẫn
- Phần Mở Đầu: Ly Dục Tịch Tĩnh
- Chương 01: Thức Tâm Đạt Bổn
- Chương 02: Ngộ Vô Vi Pháp
- Chương 03: Hiện Hạnh Sa Môn
- Chương 04: Con Đường Thiện Ác
- Chương 05: Làm Mới Thân Tâm
- Chương 06 - 08: Tu Hạnh Nhẫn Nhục
- Chương 09: Bác Học Đa Văn
- Chương 10- 11: Tùy Hỷ Và Cúng Dường
- Chương 12: Vượt Qua Khó Khăn
- Chương 13: Tịnh Tâm Thủ Chí
- Chương 14 – 15: Hành Đạo Thủ Chân
- Chương 16: Xả Ly Ái Dục
- Chương 17: Thắp Sáng Trí Tuệ
- Chương 18: Siêu Việt Nhị Biên
- Chương 19 - 20: Tam Pháp Ấn
- Chương 21 - 22: Tham Đắm Các Dục
- Chương 23 - 25: Họa Hại Của Ái Dục
- Chương 26: Quán Chiếu Sự Thọ Dụng
- Chương 27: Trôi Vào Biển Giải Thoát
- Chương 28: Thận Trọng Với Ý Thức
- Chương 29: Phong Cách Sa Môn
- Chương 30: Đoạn Các Duyên Sinh Khởi Ái Dục
- Chương 31 - 32: Đoạn Gốc Rễ Sinh Khởi Ái Dục
- Chương 33: Mặc Giáp Tinh Tấn
- Chương 34: Con Đường Trung Đạo
- Chương 35: Thanh Lọc Thân Tâm
- Chương 36: Hạnh Phúc Con Đường Tâm Linh
- Chương 37: Thân Cận Bên Phật
- Chương 38: Người Hiểu Đạo
- Chương 39: Nhất Vị Pháp
- Chương 40: Thân Tâm Nhất Như
- Chương 41: Nỗi Sợ Tử Sinh
- Chương 42: Nhìn Bằng Đôi Mắt Phật
- Tổng Kết / Phụ Lục Hán Văn
KINH BỐN MƯƠI
HAI CHƯƠNG
Thích Phước Tịnh Giảng Giải
TỔNG KẾT
Thưa đại chúng,
Chúng ta có thể
lấy chương bốn mươi hai làm phần tổng kết cho văn bản Kinh. Tuy nhiên với cái
nhìn của hành giả trên tiến trình tu, chúng ta có thể đúc kết đôi điều rất ngắn
trước khi khép lại bản Kinh đã học.
1. Con đường gian khó.
Con đường chúng ta phải đi ngang qua để thành đạt bản hoài của người tu rất khó nhọc. Người xưa, những người đi trước chúng ta đã cực nhọc vô cùng mới có một chút thành đạt trên con đường nầy. Khi bước vào đời sống tâm linh đòi hỏi chúng ta phải đầu tư tất cả năng lượng, tất cả thân tâm, tế bào của hình hài này vào chuyện tu mới mong thành đạt ít nhiều. Như Lục Tổ Huệ Năng ngộ đạo rồi nhưng vẫn phải ẩn cư trong đám thợ săn mười sáu năm để mài dũa tâm. Đến khi có cơ hội mới ra khai lập đạo tràng đầu tiên với đám sĩ phu và Vi Sư Quân thời đó. Tiếp đến đời thứ hai là Nam Nhạc Hoài Nhượng đã thân cận bên Lục Tổ tám năm mới khai ngộ được đạo, và Ngài Huệ Trung phải ở trên núi Bạch Nhai đến bốn mươi năm để luyện tâm cho thuần thục mới ra giáo hóa đồ chúng.
Chúng ta là những người tu còn rất phàm phu, tâm luôn xao động; chưa đi đã chạy, chưa ngồi mà tâm đã nằm. Bước đầu chúng ta tu là chỉ làm một việc giản dị mời tâm có mặt nơi thân từng sát na, sau đó làm dừng lại những xao động của tâm thức, và cuối cùng những xao động dần dần vắng mặt. Chỉ còn lại trạng thái tâm tĩnh tại, sáng tỏ không rời chúng ta lúc nào.
2. Hứa với lòng.
Quảng đường từ đầu cho đến lúc an trú tâm phải trải qua một thời gian dài để luyện, chứ không phải một ngày một bữa. Thế nên chúng ta phải hứa với lòng một đời này thành tựu đạo nghiệp. Khởi phát dũng lực một đời này phải giải quyết xong chuyện sinh tử thì mới có khả năng vượt thoát tử sinh.
Thưa quí vị, trên con đường hướng thượng vượt thoát tử sinh nhọc nhằn, gian nan vô cùng, trải qua ngàn vạn thác ghềnh nhưng khi đã thành tựu đạo nghiệp thì chợt nhận ra trăng hôm nay vẫn là trăng của nghìn xưa. Khi chưa đến được Lô Sơn thì ao ước làm thế nào đến cho được để chiêm ngưỡng, nhưng khi bước chân đến nơi thì không gì lạ. Trên núi cũng sương giăng buổi sáng mịt mù, dưới chân Lô Sơn vẫn ầm ầm sóng Triết Giang từng ngày không dứt như lời thơ của Tô Đông Pha từng vịnh:
Lô sơn yên
tỏa Triết Giang triều,
Vị đáo sanh
bình hận bất tiêu
Đáo đắc hoàn
lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa
Triết giang triều.
Trúc Thiên dịch:
Mù tỏa non
Lô sóng Triết giang,
Khi chưa đến đó
luống mơ màng
Đến rồi nào
thấy chi đâu lạ
Mù tỏa non Lô
sóng Triết giang.
3. Thông minh khéo nhận.
Đoạn đường tu đi qua những gian khổ vô cùng nhưng khi đạt đến vùng đất an nhiên của tự tâm thì các vị phát giác ra một điều, nó là cái ta đã có sẵn tự bao giờ. Nó là cái mà ta đã xử dụng hàng ngày. Ta đi tìm Niết Bàn, tìm an lạc mà chúng ta quên là an lạc Niết Bàn tự có trong mắt, trong tai, trong mũi, trong lưỡi như Tổ Lâm Tế đã nói: “Sáu đạo thần quang chưa từng gián đoạn.”
Chúng ta hãy quay lại ngay nơi đây, ngay nơi cái thấy, cái nghe, khéo nhận ra cái tâm Phật vô sinh bất diệt của mình. Nếu không thì chạy vạy trăm kiếp, nghìn đời càng chạy càng xa, càng tu càng chìm nổi.
4. Cẩn trọng khi hành trì và hóa Đạo.
Nét nổi bật nhất trong Kinh Bốn Mươi Hai Chương là Phật dạy chúng ta hãy cẩn trọng với ái dục. Con người có mặt trong nhân gian là do ái dục. Ái dục là năng lượng tự nhiên làm thành đời sống của chúng ta nên trong con người nào cũng có chất ái dục. Và Đức Thế Tôn đặc biệt nhấn mạnh điều này nhiều lần trong Kinh Bốn Mươi Hai Chương.
Ở mức độ cạn, xả ly được ái dục chúng ta mới thành một người tu có phẩm chất, có đạo hạnh. Nhưng ở cấp độ thâm sâu, muốn làm được đạo, muốn giáo hóa, muốn độ sinh, muốn làm cho Phật pháp hưng thịnh, điều quan trọng chúng ta phải xả ly ái. Nếu không thì trên con đường đi chúng ta vướng mắc đủ thứ chuyện làm tan nát thân danh của chính mình. Mình hủy phá đạo làm cho Phật pháp suy thoái, làm cho niềm tin của Phật tử tín đồ đổ vỡ.
Mức độ tinh tế hơn nữa của ái có nghĩa là ái thân, ái bản ngã. Các vị lột ra được hết những lớp ái chấp bản ngã thì mới mong an trụ được trong tự thể tâm vô niệm của chúng ta.
Con đường tu của chúng ta để thành đạt quả Bồ Đề là con đường trở về nhận ra được chúng ta không phải là thân này, là vui buồn sầu khổ, bất an của cảm thọ. Cũng không phải những suy nghĩ, thầm thì độc thoại và đối thoại. Ta là tự thể tâm vô sinh, bất diệt. Là sự nhận biết sáng chói hiện tiền.
Chúng ta hãy quý tiếc ngày giờ, sinh mạng và nỗ lực hành trì. Mạng người rất quý chỉ ngắn trong một hơi thở. Chúng ta lao xao trong kiếp nhân sinh không bao lâu rồi chìm mất vào cát bụi. Hãy tỉnh giác trong từng hơi thở khi có được kiếp người, nỗ lực tinh cần xin đừng thả trôi.
Phật pháp không phải xa vời với chúng ta, không phải là cái gì bên ngoài, không phải là con đường hướng ngoại, thủ đắc mà là con đường quay về trong chính thân tâm ta:
Vô minh thật
tánh tức Phật tánh,
Huyễn hóa không
thân tức pháp thân.
Tánh thực vô
minh tức Phật tánh,
Thân không
huyễn hóa tức pháp thân.
Chúng ta có thể quy y Đức Thế Tôn, quy y với Giáo pháp, với Tăng đoàn nhưng cuối cùng con đường tu tập vẫn là quay về với vị Phật của chính mình, quay về tự tâm thành đạt Giải Thoát.
Tu viện Lộc
Uyển
26-02-2008
PHỤ LỤC HÁN VĂN
Bản dịch của
CA-DIẾP-MA-ĐẰNG
VÀ TRÚC-PHÁP-LAN
四十 二章經
後 漢迦葉摩騰竺法蘭同譯
序
世 尊成道已,作是思惟:離欲寂靜,是最為勝。大禪定,降諸魔道。於鹿野苑中轉四諦法輪,度憍陳如等五人而證道果。復有比丘所說諸疑,求佛進止。世尊教勅,一 一開悟,合掌敬諾而順尊勅。
第 一章
佛 言:「辭親出家,識心達本,解無為法,名曰沙門。常行二百五十戒,進止清淨,為四真道行,成阿羅漢。阿羅漢者,能飛行變化,曠劫壽命,住動天地;次為阿那 含,阿那含者,壽終靈神上十九天,證阿羅漢;次為斯陀含,斯陀含者,一上一還,即得阿羅漢;次為須陀洹,須陀洹者,七死七生,便證阿羅漢;愛欲斷者,如四 肢斷,不復用之。」
第 二章
佛 言:「出家沙門者,斷欲去愛,識自心源,達佛深理,悟無為法,內無所得,外無所求,心不繫道,亦不結業,無念無作,非修非證,不歷諸位而自崇最,名之為 道。」
第 三章
佛 言:「剃除鬚髮而為沙門,受道法者,去世資財,乞求取足,日中一食,樹下一宿,慎勿再矣!使人愚蔽者,愛與欲也。」
第 四章
佛 言:「眾生以十事為善,亦以十事為惡。何等為十?身三、口四、意三。身三者:殺、盜、婬;口四者:兩舌、惡口、妄言、綺語;意三者:嫉、恚、癡。如是十事 不順聖道,名十惡行;是惡若止,名十善行耳。」
第 五章
佛 言:「人有眾過而不自悔,頓息其心,罪來赴身,如水歸海,漸成深廣。若人有過,自解知非,改惡行善,罪自消滅,如病得汗,漸有痊損耳。」
第 六章
佛 言:「惡人聞善,故來擾亂者。汝自禁息,當無瞋責。彼來惡者而自惡之。」
第 七章
佛 言:「有人聞吾守道行大仁慈,故致罵佛。佛默不對。罵止,問曰:『子以禮從人,其人不納,禮歸子乎?』對曰:『歸矣。』佛言:『今子罵我,我今不納,子自 持禍歸子身矣!猶響應聲,影之隨形,終無免離,慎勿為惡。』」
第 八章
佛 言:「惡人害賢者,猶仰天而唾,唾不至天,還從己墮。逆風揚塵,塵不至彼,還坌己身。賢不可毀,禍必滅己。」
第 九章
佛 言:「博聞愛道,道必難會。守志奉道,其道甚大。」
第 十章
佛 言:「覩人施道,助之歡喜,得福甚大。」沙門問曰:「此福盡乎?」佛言:「譬如一炬之火,數千百人,各以炬來分取,熟食、除冥;此炬如故,福亦如之。」
第 十一章
佛 言:「飯惡人百不如飯一善人,飯善人千不如飯一持五戒者,飯五戒者萬不如飯一須陀洹,飯百萬須陀洹不如飯一斯陀含,飯千萬斯陀含不如飯一阿那含,飯一億阿 那含不如飯一阿羅漢,飯十億阿羅漢不如飯一辟支佛,飯百億辟支佛不如飯一三世諸佛,飯千億三世諸佛不如飯一無念無住無修無證之者。」
第 十二章
佛 言:「人有二十難:貧窮布施難,豪貴學道難,棄命必死難,得覩佛經難,生值佛世難,忍色忍欲難,見好不求難,被辱不瞋難,有勢不臨難,觸事無心難,廣學博 究難,除滅我慢難,不輕未學難,心行平等難,不說是非難,會善知識難,見性學道難,隨化度人難,覩境不動難,善解方便難。」
第 十三章
沙 門問佛:「以何因緣得知宿命?會其至道?」佛言:「淨心守志,可會至道。譬如磨鏡,垢去明存,斷欲無求,當得宿命。」
第 十四章
沙 門問佛:「何者為善?何者最大?」佛言:「行道守真者善。志與道合者大。」
第 十五章
沙 門問佛:「何者多力?何者最明?」佛言:「忍辱多力,不懷惡故,兼加安健;忍者無惡,必為人尊。心垢滅盡,淨無瑕穢,是為最明。未有天地,逮於今日,十方 所有,無有不見、無有不知、無有不聞,得一切智,可謂明矣。」
第 十六章
佛 言:「人懷愛欲不見道者,譬如澄水,致手攪之,眾人共臨,無有覩其影者;人以愛欲交錯,心中濁興,故不見道。汝等沙門,當捨愛欲,愛欲垢盡,道可見矣。」
第 十七章
佛 言:「夫見道者,譬如持炬入冥室中,其冥即滅而明獨存。學道見諦,無明即滅而明常存矣。」
第 十八章
佛 言:「吾法念無念念,行無行行,言無言言,修無修修。會者近爾,迷者遠乎!言語道斷,非物所拘,差之毫釐,失之須臾。」
第 十九章
佛 言:「觀天地念非常,觀世界念非常,觀靈覺即菩提;如是知識得道疾矣。」
第 二十章
佛 言:「當念身中四大,各自有名,都無我者;我既都無,其如幻耳。」
第 二十一章
佛 言:「人隨情欲求於聲名,聲名顯著,身已故矣!貪世常名而不學道,枉功勞形。譬如燒香,雖人聞香,香之燼矣,危身之火而在其後。」
第 二十二章
佛 言:「財色於人,人之不捨,譬如刀刃有蜜,不足一餐之美,小兒舐之,則有割舌之患。」
第 二十三章
佛 言:「人繫於妻子、舍宅,甚於牢獄。牢獄有散釋之期,妻子無遠離之念。情愛於色,豈憚驅馳,雖有虎口之患,心存甘伏。投泥自溺,故曰凡夫;透得此門,出塵 羅漢。」
第 二十四章
佛 言:「愛欲莫甚於色,色之為欲,其大無外。賴有一矣,若使二同,普天之人,無能為道者矣。」
第 二十五章
佛 言:「愛欲之人,猶如執炬逆風而行,必有燒手之患。」
第 二十六章
天 神獻玉女於佛,欲壞佛意。佛言:「革囊眾穢,爾來何為?去!吾不用。」天神愈敬,因問道意。佛為解說,即得須陀洹果。
第 二十七章
佛 言:「夫為道者,猶木在水,尋流而行,不觸兩岸,不為人取,不為鬼神所遮,不為洄流所住,亦不腐敗,吾保此木決定入海。學道之人,不為情欲所惑,不為眾邪 所嬈,精進無為,吾保此人必得道矣。」
第 二十八章
佛 言:「慎勿信汝意,汝意不可信。慎勿與色會,色會即禍生。得阿羅漢已,乃可信汝意。」
第 二十九章
佛 言:「慎勿視女色,亦莫共言語。若與語者,正心思念:『我為沙門,處於濁世,當如蓮華,不為泥汙。想其老者如母,長者如姊,少者如妹,稚者如子。』生度脫 心,息滅惡念。」
第 三十章
佛 言:「夫為道者,如被乾草,火來須避。道人見欲,必當遠之。」
第 三十一章
佛 言:「有人患婬不止,欲自除陰。佛謂之曰:『若斷其陰,不如斷心。心如功曹,功曹若止,從者都息;邪心不止,斷陰何益?』」佛為說偈:「欲生於汝意,意以 思想生,二心各寂靜,非色亦非行。」佛言:「此偈是迦葉佛說。」
第 三十二章
佛 言:「人從愛欲生憂,從憂生怖。若離於愛,何憂何怖?」
第 三十三章
佛 言:「夫為道者,譬如一人與萬人戰,挂鎧出門,意或怯弱,或半路而退,或格鬬而死,或得勝而還。沙門學道,應當堅持其心,精進勇銳,不畏前境,破滅眾魔而 得道果。」
第 三十四章
沙 門夜誦迦葉佛遺教經,其聲悲緊,思悔欲退。佛問之曰:「汝昔在家曾為何業?」對曰:「愛彈琴。」佛言:「絃緩如何?」對曰:「不鳴矣。」「絃急如何?」對 曰:「聲絕矣。」「急緩得中如何?」對曰:「諸音普矣。」佛言:「沙門學道亦然,心若調適,道可得矣。於道若暴,暴即身疲;其身若疲,意即生惱;意若生 惱,行即退矣;其行既退,罪必加矣。但清淨安樂,道不失矣。」
第 三十五章
佛 言:「如人鍛鐵,去滓成器,器即精好。學道之人,去心垢染,行即清淨矣。」
第 三十六章
佛 言:「人離惡道,得為人難;既得為人,去女即男難;既得為男,六根完具難;六根既具,生中國難;既生中國,值佛世難;既值佛世,遇道者難;既得遇道,興信 心難;既興信心,發菩提心難;既發菩提心,無修無證難。」
第 三十七章
佛 言:「佛子離吾數千里,憶念吾戒,必得道果。在吾左右,雖常見吾,不順吾戒,終不得道。」
第 三十八章
佛 問沙門:「人命在幾間?」對曰:「數日間。」佛言:「子未知道。」復問一沙門:「人命在幾間?」對曰:「飯食間。」佛言:「子未知道。」復問一沙門:「人 命在幾間?」對曰:「呼吸間。」佛言:「善哉!子知道矣。」
第 三十九章
佛 言:「學佛道者,佛所言說,皆應信順,譬如食蜜,中邊皆甜。吾經亦爾。」
第 四十章
佛 言:「沙門行道,無如磨牛,身雖行道,心道不行;心道若行,何用行道。」
第 四十一章
佛 言:「夫為道者,如牛負重,行深泥中,疲極,不敢左右顧視,出離淤泥,乃可蘇息。沙門當觀情欲,甚於淤泥,直心念道,可免苦矣。」
第 四十二章
佛 言:「吾視王候之位如過隙塵,視金玉之寶如瓦礫,視紈素之服如敝帛,視大千界如一訶子,視阿耨池水如塗足油,視方便門如化寶聚,視無上乘如夢金帛,視佛道 如眼前華,視禪定如須彌柱,視涅槃如晝夕寤,視倒正如六龍舞,視平等如一真地,視興化如四時木。」
四 十二章經(終)