Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

09/04/20193:22 SA(Xem: 3791)
Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 
  

GIỚI THIỆU

 

Trong khi Chương trước đã nói về gốc rễ của các tranh chấp, Chương IX này được dành cho việc giải quyết các tranh chấp. Kiểu tranh chấp dễ giải quyết nhất là tranh chấp giữa hai người cùng có những ý định thiện lành. Trong đời sống xuất gia, những tranh chấp ấy thường xoay quanh các điều lệ về Giới luật. Như vậy, Kinh Văn IX, 1 chứng tỏ rằng các tranh chấp ấy có thể chặn đứng ngay từ mầm mống khi người phạm lỗi công nhận như thế là mình đã vượt qua giới luật và người kết tội chấp nhận lời xin lỗitha thứ cho người kia.

Tiếp theo là hai bài kinh do Đức Phật thuyết giảng rõ ràng là vào thời kỳ Ngài đã già, có lẽ vào giai đoạn cuối của cuộc đời Ngài. Trong Kinh Văn IX, 2 , Ngài đã thiết lập những hướng dẫn để giải quyết các ý kiến khác biệt về việc diễn giải Giáo pháp. Điều đáng ghi nhận là ở đây Ngài nhấn mạnh đến ý nghĩa của giáo lý vượt lên trên ngôn từ, mà Ngài gọi là ‘ rất  vi tế ’. Trong cùng bài kinh ấy, Ngài cũng đưa ra lời hướng dẫn về cách xử sự đối với một người phạm giới. Ngài nhấn mạnh rằng, vị Tỷ-kheo khiển trách có thể cảm thấy lo ngại khi phải sửa sai vị phạm giới, và mặc dù vị phạm giới có thể bị tổn thương bởi lởi chỉ trích, bao lâu mà vị Tỷ-kheo khiển trách vẫn còn thấy có cơ may thay đối được cách hành xử của vị phạm giới và giúp vị ấy “ thoát ra khỏi các pháp bất thiệnan trú trong thiện pháp”, thì vị khiển trách nên nói chuyện với vị phạm giới. Đức Phật dạy rằng, “ nhưng khi thấy rằng không có cơ may thay đổi cách hành xử của vị phạm giới, và nỗ lực sửa sai vị ấy chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn,” thì nên giữ thái độ ‘ bình thản’(/ xả) đối với vị ấy.”

Kinh Văn IX, 3, theo như lời giới thiệu mở đầu, bài kinh này ra đời chỉ một thời gian ngắn sau khi Mahāviīra, vị lãnh đạo của Kỳ-Na-giáo (Jain) đã qua đời, và được biết trong Kinh tạng Pāli như là Kinh Nātaputta. Sau khi Mahāviīra qua đời, đệ tử của ông đã phân chia thành hai phe phái tấn công nhau thật gay gắt. Bài kinh này do Đức Phật thuyết giảng để đề phòng một số phận tương tự  xảy ra trong cộng đồng tăng đoàn của Ngài. Đức Phật xác định mối đe dọa trước tiên đối với sự thành công của giáo lý của Ngài là việc bất đồng ý kiến về Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo. Ngài dạy rằng. bất đồng về vấn đề sinh sống và qui luật rèn luyện có tầm quan trọng thứ hai. Trong cùng bài kinh này Ngài giải thích phương cách giải quyết các tranh chấp về Giáo phápGiới luật. Hai phương pháp đầu là để giải quyết bất đồng ý kiến giữa những người đang tranh chấp và đưa vấn đề bất đồng ấy ra giữa cộng đồng tăng chúng lớn hơn để được giải quyết theo quyết định của đa số. Phương pháp cuối cùng được sử dụng khi các phương pháp khác đều thất bại, là một thủ tục được gọi là “ lấy cỏ che lấp”. Thủ tục này cho phép một Tỷ-kheo đại diện của mỗi phe tranh chấp thay mặt cả nhóm để thú nhận việc phạm giới mà không đi sâu vào chi tiết – ngoại trừ đối với các vi phạm lớn. Phương pháp này, nghĩa là hãy bỏ qua chuyện gì đã qua, tìm cách tránh né nhu cầu cần phải duyệt lại toàn bộ bối cảnh của cuộc tranh chấp, vì điều này có thể khơi lại sự tức giận cũ.

Kinh Văn IX, 4, (1) nhấn mạnh rằng để tránh các vấn đề giới luật có thể bùng phát và gây chia rẽ, các Tỷ-kheo liên hệ - cả vị phạm giới lẫn vị khiển trách – cần phải suy ngẫm lại, lắng dịu cơn giận đối với nhau, và đạt được hòa giải. Kinh Văn IX, 4,(2) nhấn mạnh rằng các vấn đề giới luật trước tiên cần phải ‘giải quyết nội bộ ’, trong phạm vi các vị đồng tu với mình, để cho sự bất hòa không lan rộng ra ngoài và lôi cuốn thêm người khác vào cuộc tranh chấp.

Đức Phật thường nhấn mạnh rằng để Giáo đoàn được phát triển, tăng ni phải liên tục sửa sai, khiển trách và khích lệ nhau. Thái độ lý tưởng, theo Kinh Văn IX, 5  gồm ba chiều: cần phải  mở lòng đón nhận sự sửa sai từ người khác; vui lòng sửa sai người phạm giới, ngay cả đối với bậc trưởng thượng của mình, khi có nhu cầu; và sẳn sàng sửa sai những vi phạm của chính mình. Tuy nhiên, nhận lời chỉ trích từ người khác có thể gây tổn thương bản ngã, tạo nên phản ứng chống đối và tức giận. Để giải quyết vấn đề này, trong bài Kinh Tư Lượng  {Anumanasuttam – Trung BK I - Kinh số 15) – được đưa vào đây như là Kinh Văn IX, 6, Tôn giả Moggallāna ( Mục-kiền-liên) liệt kê những tính cách khiến cho một Tỷ-kheo chống lại sự sửa sai và đưa đến nhu cầu tự soi chiếu bản thân để loại bỏ những tính cách ấy.

Xung đột thỉnh thoảng bùng nỗ giữa thành viên của cộng đồng cư sĩ tại gia và giới xuất gia. Đức Phật công nhận rằng trong một vài trường hợp, cách hành xử của một cư sĩ đòi hỏi Tăng đoàn phải bày tỏ thái độ không chấp nhận; vì thế Ngài cho phép các Tỷ-kheo “ lật úp bình bát”,  nghĩa là, từ chối không nhận thực phẩm cúng dường của một cư sĩ có cách hành xử sai trái.(1) Những điều kiện cho phép  hành động như vậy được xác định trong Kinh Văn IX, 7, (1). Kinh cũng công nhận rằng các cư sĩ có thể nói lời phiền trách đối với một Tỷ-kheo không sống đúng như tiêu chuẩn Giới luật mà họ mong đợi. Để đáp lại, cư sĩ được phép chính thức tuyên bốmất lòng tin “ đối với Tỷ-kheo ấy, những điều kiện về vấn đề này được giải thích trong Kinh Văn IX, 7, (2). Để tạo điều kiện cho sự hòa giải giữa vị Tỷ-kheo và người cư sĩ, Tăng đoàn có thể quyết định rằng vị Tỷ-kheo thoái hóa phải đến gặp người cư sĩ để xin lỗi về hành vi sai trái mà vị này đã vi phạm đối với người cư sĩ ấy, như được trình bày trong Kinh Văn IX, 7, (3).

Bốn điều luật dành cho Tỷ-kheo đã được thiết lập trong Giới bổn Patimokkha được gọi là Bốn Pháp Ba-la-di ( Parajika ), là “ những trọng tội bị trục xuất khỏi Giáo đoàn”. Đó là :  tội hành dâm; trộm cắp ( một vật có giá trị trên mức nào đó); giết người; vọng ngữ khi tuyên bố đã chứng đắc được pháp ‘ siêu phàm”, chứng được một  thần thông hay một cấp bậc chứng đắc cao hơn.  Một Tỷ-kheo phạm một trong những trọng tội đó sẽ không còn được ở trong cộng đồng tăng chúng và phải bị trục xuất khỏi Giáo đoàn. (2) Thường thì tăng hay ni phạm những tội này sẽ thú nhận tội lỗitình nguyện ra khỏi Giáo đoàn. Nhưng cũng có trường hợp khi người phạm tội che dấu việc phạm giới của mình và cố gắng giả vờ như là một thành viên hợp pháp của Giáo đoàn. Trong những trường hợp đó, Đức Phật không do dự bảo các Tỷ-kheo trục xuất kẻ phạm giới ấy.

Kinh Văn IX, 8 , (1) - (2) chỉ để giải quyết trường hợp như vậy. Trong bài kinh thứ nhất, Đức Phật qui định nguyên tắc chung rằng người phạm giới đang giả vờ như một Tỷ-kheo bình thường cần phải bị trục xuất ngay. Người này cũng giống như vỏ lúa mì giữa các hạt lúa mì. Bài kinh thứ hai mô tả một sự kiện khi Đức Phật từ chối không đọc tụng Giới bổn Patimokkha bởi vì có một kẻ phạm giới , ‘ nội tâm thối nát, hư hỏng, theo ác pháp’ đang ngồi giữa đại chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Moggallana, nhở có thiên nhãn thôngtìm ra người phạm ác giới nên đã dùng sức mạnh kéo người ấy ra khỏi giảng đường, và đóng chốt cửa lại đằng sau ông ta

Tạo bài viết
01/12/2024(Xem: 49260)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…