5. Cùng Sửa Sai Cho Nhau

09/04/20193:26 SA(Xem: 2681)
5. Cùng Sửa Sai Cho Nhau
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 
  

5. CÙNG SỬA SAI CHO NHAU

- Này các Tỷ-kheo, ta sẽ giảng cho các thầy về việc sống chung giữa những người bất thiện và việc sống chung giữa những người thiện. Hãy chú ý lắng nghe. Ta sẽ giảng.”

- “Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-  Và thế nào là việc sống chung giữa những người bất thiện, và những người bất thiện sống với nhau như thế nào ? Ở đây, vị Tỷ-kheo trưởng lão suy nghĩ như sau: ‘Một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên,  không nên sửa sai ta. Ta không nên sửa sai một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên. Nếu một vị trưởng lão sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy mà không có thiện cảm, không làm một cách có thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói ‘Không !’ với vị ấy và sẽ gây rắc rối cho vị ấy, và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai. Nếu một vị trung niên sửa sai ta…Nếu một vị thiếu niên sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy mà không có thiện cảm, không làm một cách có thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói ‘Không !’ với vị ấy và sẽ gây rắc rối cho vị ấy, và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai.’

-  Cũng vậy, vị Tỷ-kheo trung niên suy nghĩ như sau…, vị tỷ-kheo thiếu niên suy nghĩ như sau: ‘Một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên,  không nên sửa sai ta. Ta không nên sửa sai một vị trưởng lão… và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai.

Chính bằng cách này mà có việc sống chung giữa những người bất thiện, và chính bằng cách này mà những người bất thiện sống với nhau.

-  Và thế nào là việc sống chung giữa những người thiện, và những người thiện sống với nhau như thế nào ? Ở đây, vị Tỷ-kheo trưởng lão suy nghĩ như sau: ‘Một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, nên sửa sai ta. Ta nên sửa sai một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên. Nếu một vị trưởng lão sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy với thiện cảm, chứ không phải làm mà không có thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói ‘Tốt !’ với vị ấy và sẽ không gây rắc rối cho vị ấy, và  khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai. Nếu một vị trung niên sửa sai ta…Nếu một vị thiếu niên sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy với thiện cảm, chứ không phải làm mà không có  thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói ‘Tốt !’ với vị ấy và sẽ không gây rắc rối cho vị ấy, và khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai.’

“ Cũng vậy, vị Tỷ-kheo trung niên …, vị tỷ-kheo thiếu niên suy nghĩ như sau: ‘Một vị trưởng lão – hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên,  nên sửa sai ta. Ta nên sửa sai một vị trưởng lão… và khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai.

Chính bằng cách này mà có việc sống chung giữa những người thiện, và chính bằng cách này mà những người thiện sống với nhau.”

 

                   ( Tăng Chi BK I, Ch II (VI):11, tr 146 – 148 )

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
02/09/2023(Xem: 41068)
Essence Of Prajñāpāramitā: Iha Śāriputra! (Tinh Túy Bát Nhã Ba La Mật Đa: Này Xá Lợi Phất, Ngay Hiện Tiền Này!) Commentary by Zen Master Thích Tuệ Hải Compiled and translated by Milam Sudhana Edited by Oliver K. Luu Published by Ekayana Zen Publications (8/2023)
Pháp Hội Địa Tạng - Thứ Hai và Thứ Ba ngày 11 và 12 tháng 9 năm 2023 tại chùa Bảo Quang, Santa Ana