Sau khi đi
hành hương ở
Ấn Độ, hoặc
Tích Lan hay
Trung Quốc, Bhutan về, tôi hay kể lại những chuyến đi ấy cho
chư Tăng và quý
Phật Tử nghe. Cũng có lúc ghi lại thành sách để lại cho
đời sau.
Đặc biệt khi đi
Ấn Độ về tôi
hay nói: Phật là bậc Thầy vĩ đại của tất cả
chúng sanh, đã
xuất thân từ
Ấn Độ. Còn chư Tổ
xuất thân từ Trung Hoa.
Chúng ta về Trung Hoa nhiều khi
cảm thấy gần gũi hơn là
Ấn Độ. Có lẽ vì Trung Hoa có phong tục tập quán gần giống với ta chăng?
Tuy nhiên đi về
Ấn Độ chúng ta sẽ có những lợi điểm như sau:
Người già sẽ trẻ lại, người bệnh sẽ hết bệnh, người
phiền não sẽ bớt
phiền não, người chưa có
lòng tin sẽ
phát khởi lòng tin. Người nhiều chướng duyên sẽ bớt đi rất nhiều.
Khi đi thì cái đầu của ai cũng rỗng và túi của ai cũng đầy, nhưng khi về thì đầu của ai cũng đầy mà túi của ai cũng rỗng. Ai cũng cười, nhưng đó là
sự thật. Những
sự thật ấy đã được
chứng minh qua những người khác nhau và những lần đi khác nhau mà ai đã đi rồi thì mới thể nghiệm được điều đó, nếu chưa đi hoặc không có ý đi thì dầu cho có
giới thiệu hay cách mấy đi chăng nữa cũng chỉ như nhìn cái bánh đẹp, món
ăn ngon thôi, chứ
thực tế chưa ăn nên giữa hai người đã đi và chưa đi khác nhau nhiều lắm.
Nhiều người khi về rồi thì tánh tình
thuần thục hơn, biết thương người nghèo hơn, nên đã ra tâm làm phước,
bố thí,
cúng dường. Sau khi về lại trụ xứ của mình thì lại siêng
đi chùa hơn, học thuộc kinh và
tham gia nhiều khóa
giáo lý của
Giáo Hội tổ chức. Hoặc có người
phát tâm xuất gia hay giá kéo (gieo duyên
xuất gia) v.v... Thật là:
Nhứt nhơn tác phước thiên nhơn hưởng,
Độc thọ khai hoa
vạn thọ hương.
Nghĩa là:
Một người làm phước ngàn người hưởng
Một cây
trổ bông, hàng vạn cây được thơm lây.
Nếu
chúng ta nhìn lại
cuộc đời của
Đức Phật thì
rõ ràng là thế. Tuy Ngài đã
thị tịch Niết-bàn rồi, nhưng Ngài đã nuôi sống
cho không biết bao nhiêu
thế hệ của
thế gian trụ trì Tăng Bảo và Ngài cũng đã độ
cho không biết bao nhiêu người bỏ bến mê về bờ giác, có thể là đã siêu sanh vào
cảnh giới Niết-bàn hay đã
tung tăng ở một cõi
thượng giới nào đó. Chỉ những kẻ không tin
nhân quả, không tin tội phước,
báng Phật khinh Tăng thì tự họ chuốc lấy nạn khổ nơi
cảnh giới địa ngục mà thôi. Đây không phải là sự hù dọa mà là một
sự thật hợp với
nhân quả, vì không có một nhân nào xấu mà đơm hoa, kết trái
thành quả tốt hay ngược lại, cũng chẳng có một nhân tốt nào mà phải gặt
hái quả xấu.
Do vậy, câu “nhân nào quả nấy” vẫn đúng cho suốt cả
thời gian và
không gian, không có
giới hạn nào cả.
Nếu
chúng ta luôn luôn ở gần gũi bạn lành, những
thiện hữu trí thức, chẳng khác nào
chúng ta mặc áo
đi vào trong một căn phòng đầy hương thơm, hoặc
đi vào buổi sáng mai. Tuy hương thơm và sương mai không làm ướt áo, nhưng
mùi thơm ấy và sự
thẩm thấu của sương mai ấy có thể là cho ta cảm nhận được về
mùi thơm và độ lạnh của sương. Còn nếu
chúng ta mặc áo
đi vào gian hàng cá. Tuy ta không mua cá, không ăn cá, nhưng mùi tanh hôi của cá cũng
len lỏi vào áo mặc của mình. Điều ấy cho ta thấy rằng ở gần những
ác hữu tri thức, bao giờ
chúng ta cũng sẽ bị nhiễm lây những bệnh vốn có gốc gác từ
vô minh phiền não như thế.
Đức Phật đã dạy từ ngàn xưa trong nhiều
kinh điển khác nhau là: Dẫu cho sống cách xa Phật bao đời, nhưng nếu đem lời dạy của
Đức Phật để
áp dụng vào cuộc sống của mình để thăng hoa
đời sống tâm linh, thì người ấy vẫn ở cận kề bên Phật. Còn kẻ nào dẫu cho ở gần Phật, nhưng không
tu học thì cũng giống như ở xa Phật vậy.
Phật cũng đã dạy rằng: Tuy làm phước
bố thí tài sản của cải hay ngay cả đến
thân mạng này đi nữa, thì phước báu ấy không bằng biên chép, ấn tống kinh sách của Phật và
đọc tụng từ một chữ
cho đến bốn câu, một
bài kệ, rồi đem
ý nghĩa ấy giảng nói cho người khác nghe thì
công đức này lớn gấp trăm ngàn lần
công đức bố thí nói ở trước.
Như thế
chứng tỏ rằng, phước báu ấy có hai loại là
hữu lậu và
vô lậu. Cái gì thuộc về
hữu lậu tất có
đối đãi. Cái gì thuộc về
vô lậu, tức không bị
chi phối bởi những sự thường tình của nhân thế!
Có nhiều người
Ấn Độ sống gần bên chân
Đại Tháp Bồ-đề nhưng họ không có
tâm học hỏi
giáo lý cao siêu nhiệm mầu của Phật, mà cứ mãi đi
xin ăn để nuôi thân, thế nhưng vẫn không đủ. Còn
chúng ta tuy sống xa Phật và đất Phật trong hàng muôn vạn dặm nhưng vẫn là gần, vì
chúng ta hiểu được những gì mà
Đức Phật đã dạy. Nếu
chúng ta biết
ứng dụng vào
đời sống hằng ngày thì
chúng ta sẽ được
lợi lạc vô cùng.
Từ khi
xây dựng cho đến nay,
Trung Tâm Tu Học Viên Giác đã tổ chức được mấy lần
giới đàn truyền giới tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, thức-xoa, sa-di và sa-di ni cũng như có bốn vị
xuất gia với mỗi người mỗi vẻ mà tôi sẽ tường thuật như dưới đây.
Đầu tiên là Đồng Thuận, cháu của Hạnh Bảo. Khi Hạnh Bảo về
Việt Nam thăm quê thì thân sinh và bào huynh của Hạnh Bảo có
ý muốn cho Đồng Thuận
quy y với Hạnh Tấn và làm
đệ tử xuất gia. Tôi nhận được hai lá thư như thế gởi từ
Việt Nam trước khi sang
Trung Tâm Tu Học Viên Giác ở Bồ-đề
Đạo Tràng để dự lễ khánh thành vào tháng 3 năm 2002. Tôi đem điều ấy nói với Hạnh Tấn và
dĩ nhiên lúc ấy Hạnh Tấn không
phản ứng hoàn toàn thuận mà cũng chẳng
nghịch ý của tôi đề nghị. Khi qua
Ấn Độ,
lúc ấy Đồng Thuận cũng từ
Việt Nam sang, rồi Thầy trò
gặp nhau và cũng ngay trong tháng 3 năm 2002 ấy tôi đã
chứng minh lễ giá kéo và Hạnh Tấn đã
cạo tóc cho Đồng Thuận ngay để rồi Thầy trò sau đó đi
hành hương chung với
phái đoàn trên đất Phật. Còn tôi cũng như một
phái đoàn khác đi sang Nhật bốn ngày.
Năm đó (2002), tôi có
nhân duyên đi
Ấn Độ đến hai lần. Lần thứ nhất vào tháng 3 và lần thứ hai vào tháng 10. Lần thứ hai này có cả Hạnh Tấn. Nhân cơ hội này, Đồng Thuận được
thọ giới sa-di và Hạnh Tấn cho
pháp tự là Thông Trị. Cùng trong
Giới Đàn Phương Trượng này, tôi đã cho chú Hạnh Giải
xuất gia mà
cuộc đời của chú cũng thật là
ly kỳ.
Ngày xưa chú Thị Duyên Nguyễn Nhân và tôi là bạn
với nhau khi còn tu ở Hội An. Chú là
đệ tử xuất gia của
Hòa Thượng Thích Như Huệ, bây giờ Ngài là Hội Chủ
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, đang là
Phương Trượng chùa
Pháp Hoa tại Adelaide. Trong khi chú ấy ở chùa Tỉnh Hội, Hội An từ 1964 đến 1968 thì tôi ở chùa
Phước Lâm và
Viên Giác. Sau khi vào Sài Gòn thì chú và tôi vẫn
tá túc ở chùa
Hưng Long, đường Minh Mạng, quận 10, bây giờ là Ngô Gia Tự. Rồi năm 1971 tôi xong Tú tài 2 lo giấy tờ đi du học tại Nhật. Sau đó chú lại dời về Lưu Học Xá Minh Hải ở Sài Gòn do
Hòa Thượng Bổn Sư mua để làm cơ sở cho quý chú từ miền Trung vào đây có nơi
nương náu tu học.
Chúng tôi xa nhau từ
dạo ấy.
Đến năm 1975, thời thế nhiễu nhương
chúng tôi đã chẳng
liên lạc với nhau cho đến gần 30 năm sau tôi mới nhận được một lá thư thật dài gởi từ
Việt Nam sang Đức kể rõ hết mọi nỗi niềm và chướng duyên trên chặng đường của 30 năm ấy. Đúng là vật đổi sao dời và
cuối cùng Thị Duyên đã thưa với tôi là cho con làm lại
cuộc đời. Ý chú ấy là muốn
xuất gia trở lại sau gần 30 năm
gián đoạn và muốn nhận tôi làm Thầy. Sau khi đọc thơ, tôi
suy nghĩ nhiều lắm và bảo hãy
liên lạc với Thầy Bổn Sư trước, nếu có ý gì thì cho tôi biết thêm.
Cuối cùng chú muốn
xuất gia với tôi. Do
vậy mà tôi đã tạo cơ hội cho chú sang Đất Phật để
xuất gia và
thọ giới năm 2002 và 2003. Khi
thọ giới sa-di tôi cho
pháp tự là Hạnh Giải.
Trong báo
Viên Giác số Xuân năm Ất Dậu 2004, tôi có viết một bài nhan đề là “Liếp cải vườn chùa”, trong đó có nói rõ về sự
liên hệ ngày xưa ấy cũng như những
liên hệ bây giờ và năm nay tôi qua
Ấn Độ vào tháng 10 năm 2004 để
lễ Phật và
tham dự lễ Hội Hành Hương của
Gia Đình Phật Tử Việt Nam trên
thế giới, tổ chức từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 2004. Chú Hạnh Giải quá
xúc động cho việc này, nên đã làm hai bài thơ lúc khai mạc và lúc bế mạc để tặng cho gần 100
anh chị em Huynh Trưởng về dự
Đại Hội. Lời thơ rất đạt ý và
thanh thoát, vì sau năm 1975 chú đã
trở thành Giáo sư Việt Văn và với
văn chương ấy chú đã
đi vào cõi thơ lấy tên là Nguyễn Đức Nhân với tựa đề là Lệ nóng thay lời.
Lệ Nóng Thay Lời
(Kính tặng anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai cùng các
anh chị Huynh Trưởng, các em
Phật Tử trong nước và Hải Ngoại)
1.
Sáng hôm nay
Buổi sáng cuối thu miền trung Bắc Ấn
Tại thị trấn Bodh-Gaya
Nhân loại có hay chăng
Gió
Hy Mã Lạp Sơn hối hảchuyển về không khí lạnh
Đất Bodh-Gaya thúc cỏ cây giục nhựa mùa
cho lá xanh lấp lánh
Nắng Bodh-Gaya reo vui
mừng đón đoàn con Phật
ly hươngNắng sáng nay sao đẹp lạ thường!
Nhân loại có hay chăng
Tại thị trấn Bodh-Gaya
Đâu chỉ có ánh bình minh
Có cả ánh mắt, ánh tim
Của
Phật Tử Việt NamKhắp năm châu tụ về đây
hòa chung trong nguồn sáng
Nhân loại có hay chăng
Tại thị trấn Bodh-Gaya
Sáng hôm nay
Thoảng mùi hương khác lạ
Ôi! Hương thầm
hoa sen trắng Việt Nam2.
Hỡi
mặt trời thân thương
Hỡi trái đất thân thương
Người
Phật Tử Việt NamCam nhận
ly hươngDù
xa cách gần ba mươi năm
Dù mỗi người đi mỗi ngả
Dù giạt trôi sống nơi quê người xứ lạ
Đâu dễ gì quên
Dễ đâu
xa mặt cách lòngVẫn thầm nhớ thầm mong
Dù
phức tạp buồn vui giữa đời thường tất bật
Nhưng vẫn hẹn về nơi quê
hương Đức Phật
Để thăm nhau và góp sức lo chung
Một nỗi lo
trong sáng vô cùngGóp vào dòng đời ngát hương sen trắng
Người
Phật Tử Việt Nam đượm nhuần tĩnh lặng
Thắp sáng
tâm hồn Bi, Trí, Dũng
trung kiênNgười
Phật Tử Việt Nam đâu dễ sống hèn
Quì gối
van xin chức quyền,
lợi dưỡngNgười
Phật Tử Việt Nam vị tha,
độ lượngTrung với Đạo, hiếu với
chúng sanhNgười
Phật Tử Việt Nam đâu chỉ biết riêng mình
Đau đớn hướng về ngôi nhà chung: Tổ Quốc.
3.
Sáng hôm nay
Trong vườn xanh
Đại ThápTại thị trấn Bodh-Gaya miền Trung Bắc Ấn
Không phải đang mơ
Rõ ràng hiện thựcTôi đã thấy đoàn
Phật Tử Việt NamĐoàn con
Phật áo lam
Từ khắp năm châu
Thành kính nguyện cầu
Nguyện cầu
ánh đạo vàngsáng soi vào
thế lực vô minh tà ác
Nguyện cầu cho Tổ Quốc
Việt Namthanh bình an lạcNguyện cầu cho
loài ngườikhông nghe tiếng đạn bom
Không
Không phải đang mơ
Rõ ràng hiện thựctôi đã thấy đoàn
Phật tử Việt NamĐoàn con
Phật áo lam
Sáng trưng quỳ dưới chân
Đại ThápNhập Quán Từ Bi rạng ngời chơn chất
Rồi mai đây
Chia tay
Trở lại đời thường
Thanh thoát chân đi
Ánh mắt
yêu thươngNgười
Phật Tử Việt NamIn dấu
từ tâm khắp nơi trên châu lục
Mặt trời yêu dấu ơi!
Làm sao ngăn trái tim đừng
bồi hồi cảm xúcLàm sao ngăn dòng lệ mặn đang rơi
Đẹp quá đi thôi
Thương quá đi thôi
Mừng quá đi thôi
Lệ nóng thay lời.
Đêm chia tay được tổ chức tại
chánh điện Trung Tâm Tu Học Viên Giác ở Bồ-đề
Đạo Tràng, Hạnh Giải muốn tôi ngâm bài thơ này nhưng vì
thời gian có hạn. Vả lại
lúc ấy ai cũng mệt sau ba ngày
Đại Hội, nên tôi đã trao qua cho chị
Tâm Minh Vương Thúy Nga để đăng trên đặc san Sen Trắng của
Gia Đình Phật Tử Việt Nam Hải Ngoại.
Bài ca đêm chia tay
Thơ Nguyễn Đức Nhân
(Kính tặng
Sư Phụ Phương Trượng, quý Thầy, quý Cô, các
anh chị cựu Huynh Trưởng, các
anh chị Huynh Trưởng, các Ban
Bảo Trợ Gia Đình Phật Tử có mặt trong đêm
văn nghệ bế mạc
Hội Nghị Gia Đình Phật Tử Việt Nam trên
thế giới tại
Ấn Độ).
Lửa bập bùng cháy bừng
Sáng soi bao tình thân
Lửa bập bùng cháy bừng
Lửa reo cùng bước chân
Lửa
hân hoan dấu yêu bao tình lam
Trong lòng tôi, lửa ôi, tôi đang buồn
Lửa ơi! Đừng cháy tàn
Đêm ơi! Đêm cứ dài
Để tôi còn nhìn Thầy
Để tôi vui tình lam
Lửa ơi! Đừng cháy tàn
Đêm ơi! Đêm cứ dài
Lửa ơi! Buồn
não nùngChia tay trong ngày mai
Ba mươi năm xa rồi
Bao năm nhớ thương người
Người ơi! Người áo lam
Màu lam màu
Việt NamNhớ xưa áo lam về
Hát ca vang núi đồi
Hò vui xanh ruộng đồng
Cười tươi chèo qua sông
Nhớ xưa áo lam về
Áo lam qua phố phường
Áo lam đi sáng đường
Áo lam người tôi thương
Nhớ xưa ngày đấu tranh
Cầm tay rừng cờ bay
Xông lên quyết không lùi
Đấu tranh chống
độc tàiÁo lam quyết sẵn sàng
Hy sinh vì Đạo vàng
Nhớ xưa ngày đấu tranh
Cờ bay, rừng cờ bay
Áo lam quyết một lòng
Áo lam tươi màu hồng
Áo lam người tay không
Nhớ xưa ngày đấu tranh
Cờ bay, rừng cờ bay
Áo lam
che chở Thầy
Áo lam bị tù đày
Áo lam luôn
mỉm cườiTrái tim màu sen tươi
Đêm nay ngồi bên nhau
Ngày mai ngày chia tay
Sống chung trên địa cầu
Bao giờ gặp lại nhau
Lửa ơi! Đừng cháy tàn
Đêm ơi! Đêm cứ dài
Để tôi được nhìn Thầy
Để tôi vui tình lam
Người ơi! Người đừng đi
Ba mươi năm còn gì
Xa nhau quá lâu rồi
Áo lam ơi đừng đi.
Ấn Độ, chiều ngày 09.11.2004
Đó là những tâm tình mà Hạnh Giải đã gởi đến cho tất cả
anh chị em lam viên
hiện diện cũng như khiếm diện trong lần
đại hội lịch sử ấy. Anh Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai bảo rằng tôi là người có phước, nên đã có nhiều người tài giỏi như thế ở dưới trướng để
phục vụ. Thật ra thì tất cả chỉ vì Dân Tộc và
Đạo Pháp mà thôi. Nếu
phụng sự cho
cá nhân thì việc ấy đâu có
ý nghĩa gì nữa.
Ngày nay ai đó trong
chúng ta đi
hành hương tại
Ấn Độ, khi về khuôn viên Bồ-đề
Đạo Tràng thì thấy hai
cảnh trí thật
Việt Nam được
xây dựng nơi đó. Đầu tiên là một
đại hồng chung cao hơn hai thước được dựng dưới một ngôi nhà lục giác và bên cạnh đó có ghi chú
rõ ràng ngày tháng,
xuất xứ của quả chuông này là do sự
vận động của Dr.
Diệu Liên ở California, Mỹ Quốc, dưới sự hỗ trợ nhiệt tình của Thầy Pháp Chơn ở San Jose,
đệ tử của
Thượng Tọa Bác Sĩ Thích
Hải Ấn, chùa Từ Đàm
Việt Nam, và quả chuông ấy đã được
xây dựng trong công viên của Bồ-đề
Đạo Tràng và lễ khánh thành đã diễn ra vào ngày 20 tháng 2 năm 2004 này.
Ngoài ra phía tận cùng của hồ cá, nơi có tượng
Đức Phật ngồi thiền định vào
tuần lễ thứ sáu sau khi
Thành Đạo, có một hòn non bộ mà cách kiến trúc
hoàn toàn Việt Nam, mà ngay cả đá, xi măng và thợ thầy cũng mang từ
Việt Nam qua để
xây dựng trong suốt thời gian cuối năm 2003 đến đầu năm 2004 này.
Công trình này cũng do
Thượng Tọa Hải Ấn, Thầy Pháp Chơn và cô
Diệu Liên thực hiện chuyên chở cũng như
vận động tài chánh v.v... Điều quan
trọng không phải là việc
chúng ta có thể
chiêm ngưỡng một
công trình có
giá trị văn hóa Phật Giáo Việt Nam có
tính cách lịch sử như thế, mà điều quan trọng ở đây là làm sao để
xây dựng thành công được hai
công trình này. Quả là điều
bất khả tư nghì. Như
chúng ta cũng biết cơ sở bồ-đề
Đạo Tràng đã được UNESCO
công nhận là
di sản văn hóa thế giới vào năm 2003 vừa rồi, không dễ để thêm vào một vật gì cả, cũng không dễ để
lấy đi một vật gì ở đó. Ngoài việc đóng góp
tịnh tài gần 200.000 US của
Phật Tử tại Mỹ do cô
Diệu Liên vận động cho cả hai
chương trình thì phải nói rằng chính nhờ sự ngoại giao khôn khéo của cô với Thầy Chủ Tịch và chính phủ Tiểu Bang Bihar mà hai
công trình ấy đã được
thực hiện.
Năm rồi (2003), vào tháng 10, trước khi đi Úc tôi đã ghé
Trung Tâm Tu Học Viên Giác ở Bồ-đề
Đạo Tràng, ở đó một tháng, có gặp cô
Diệu Liên và cả Thầy
Hải Ấn từ
Việt Nam sang. Tôi cũng đã
trao đổi với Thầy ấy thật nhiều về
vấn đề Tăng Ni sinh
Việt Nam đang du học tại đây và những
vấn đề trao đổi học Tăng và học Ni trong tương lai qua
con đường giáo dục ở trong cũng như ngoài nước. Giữa tôi và
Thượng Tọa Hải Ấn có những điểm tương đồng.
Đến ngày 23 tháng 10 năm 2004, khi đổi chuyến bay tại Phi Trường Bangkok qua chuyến bay đi Gaya thì
tình cờ gặp cô
Diệu Liên cũng đi cùng chuyến. Hôm đó là ngày thứ bảy trong tuần và hình như mỗi tuần chỉ có một chuyến đi từ Bangkok và một chuyến về Bangkok vào mỗi thứ tư. Nghe đâu phi trường này trước đây là phi trường quân sự và hai năm
trở lại đây họ đã dành cho máy bay dân sự
hạ cánh. Đó là một sự
tiện lợi vô cùng cho khách
hành hương từ Colombo, thủ đô
Tích Lan, Bangkok v.v...
Hy vọng trong tương lai gần sau khi tân trang xong, phi trường này sẽ có nhiều chuyến bay hơn để khách
hành hương đỡ
vất vả là phải bay đến Calcutta, hoặc New Delhi rồi mới đổi đi xe lửa hoặc xe bus sau 15 đến 20 tiếng đồng hồ mới đến được Bồ-đề
Đạo Tràng sau gần 1.000 km đường trường như thế.
Quả thật là quá
vất vả cho một cuộc
hành trình về đất Phật.
Thật sự ra so với cuộc
chiêm bái của Ngài
Huyền Trang từ năm 628 đến năm 645 vào Đời nhà Đường gồm hai năm đi, hai năm về và 13 năm
tu học ở Nalanda chỉ toàn là đi bằng đường bộ hoặc dùng ngựa để chở kinh thì chặng đường
hành hương của
chúng ta như
thế sự cực nhọc chẳng thấm vào đâu. Hoặc
xa hơn nữa khi Phật còn
tại thế, Ngài đã gian khổ như thế nào để thành được bậc
Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác kể từ 25 thế kỷ trước, thì
chúng ta sẽ thẹn lòng khi nhắc đến những sự
cực nhọc gian khổ ấy.
Tuy nhiên mỗi
thời đại mỗi khác và mốc
thời gian của 25 thế kỷ trước khó có thể
so sánh với bây giờ nhiều lắm. Bây giờ
chúng ta có cơ hội trở vê nguồn như thế là điều quá
phước đức rồi.
Lần này tôi ở tại Bồ-đề
Đạo Tràng có ba
sự kiện quan trọng đã xảy ra. Đó là việc Đồng Tác, người
Ấn Độ gốc Assan, sau khi ở tại
Trung Tâm Tu Học Viên Giác một năm, đã học thuộc
Đại Bi Thập Chú tiếng Việt và có thể hô canh
ngồi thiền cũng như đi thời
công phu chiều bằng tiếng Việt, qua sự
giới thiệu chuẩn y của
Hạnh Nguyện và Hạnh Định tại
Trung Tâm tôi đã làm
lễ xuất gia cho chú này, cũng trong khung cảnh
an lành vào một buổi sáng tinh sương sau thời
Công Phu Khuya tại
Đại Tháp, dưới sự
chứng minh của
Chư Tôn Đức và quý
Phật Tử.
Thật
cảm động khi thấy một thanh niên
Ấn Độ đã cầm bản văn tiếng
Việt Nam trên tay để xin tôi,
Hạnh Nguyện và Hạnh Định
xuất gia, nguyện sống đời
tỉnh thức của một vị Tăng Sĩ. Sau khi
xuất gia em rất vui, vì được
mọi người ngợi khen cũng như bày tỏ
cảm tình với một người sắp bước vào
con đường cao cả.
Ngày xưa, cách đây 200 năm, khi Vua Gia Long và một số
chư Tăng,
Phật Tử sang Thái Lan tỵ nạn vì
đánh nhau với quân Tây Sơn, rồi quý Thầy cũng như
Phật Tử đã lập chùa để
đến nay nơi ấy, tuy không còn
bóng dáng một
chư Tăng Việt Nam nào nữa, nhưng mỗi ngày hai thời
Công Phu sáng chiều tiếng
Việt Nam vẫn còn vang vọng đâu đây tại thủ đô Vọng Các ấy. Đúng là pháp Phật nhiệm mầu.
Ngay cả ngày nay sau năm 1975 tại hải ngoại,
Việt Nam chúng ta đã
xây dựng hơn 600 ngôi chùa như thế, rồi bây giờ hay nhẫn đến mấy trăm năm sau đi nữa, mái chùa
che chở hồn dân tộc ấy vẫn còn đây và
dĩ nhiên nếu có người ngoại quốc tại xứ đó
xuất gia để
giữ gìn thì cũng là điều quý hóa chứ có sao đâu. Vì
Đạo Phật không riêng cho một ai cả.
Rồi một hôm, cuối tháng 10 năm 2004, Hạnh Định đã đưa cô
Diệu Liên đến sảnh đường của
Trung Tâm để ra mắt tôi và có việc trình thưa. Đó là
ý nguyện xuất gia của cô ấy. Sau đó tôi có hỏi
lý do cũng như những động cơ đi
xuất gia, thì cô
trả lời rằng:
- Con đã
dự định từ lâu rồi nhưng thiếu
nhân duyên nên chưa đi
xuất gia được. Con xin Thầy làm Thầy thế độ cho con và con nương vào Thầy để
tu học.
Hỏi ra mới biết là cô đi du học sang Mỹ năm 1973. sau đó học xong
tiến sĩ và đã dạy tại
Đại Học Berkley 18 năm và bây giờ, sau khi
xây dựng xong hai
công trình tại
Đại Tháp thì
ý hướng xuất gia của cô lại càng mãnh liệt hơn nữa.
Tôi xoay qua có ý hỏi Hạnh Định về việc này, vì sau khi cho Đồng Tác
xuất gia là để nương theo
Hạnh Nguyện và Hạnh Định. Còn bây giờ
trường hợp cô
Diệu Liên thì sao? Thật ra sau khi đã
trở về ngôi
Phương Trượng tôi đã không muốn thâu nhận
đệ tử xuất gia nữa, vì lẽ để có nhiều
thì giờ cho mình hơn và khi nhận
đệ tử xuất gia là
cần phải có nhiều bổn phận hơn nữa. Nhưng
trường hợp này cũng quá
đặc biệt, cho nên tôi nhận lời và đây là
đệ tử xuất gia thứ 45 của tôi và có lẽ cũng là người nữ có bằng cấp,
địa vị cao nhất trong
xã hội Mỹ, nhưng đã
từ bỏ tất cả để sống đời
tỉnh thức.
Cuối cùng thì tôi đã thuận và đổi lại
pháp danh là Thiện Liên và có một số đề nghị như sau: Mỗi năm cô về
Ấn Độ ở
tu học trong ba hay 4 tháng. Khi về lại Mỹ thì ở với
Sư Cô Minh Huệ tại chùa
Phật Bảo ở Chicago và mỗi năm từ Rằm tháng tư đến rằm tháng bảy qua
Viên Giác ở Đức để
an cư kiết hạ và tùng chúng
tu học. Cô đã
đồng ý và thế là một lễ xuống tóc đã được chuẩn bị.
Hôm đó là sáng sớm ngày thứ bảy, 30 tháng 10 năm 2004 nhằm ngày 17 tháng 9 năm Giáp Thân. Nghĩa là trước lễ vía Đức
Quán Thế Âm Bồ Tát hai ngày. Có nhiều người hỏi tôi tại sao không coi ngày để cho
xuất gia, tôi thường
trả lời rằng:
Nhân duyên nó là
vậy thì hãy
tùy duyên đi. Tôi biết có nhiều Thầy Cô khi nhận
đệ tử thì
xem tuổi, xem ngày và cho
xuất gia phải
kiêng cữ từng li từng tí, nhưng
cuối cùng những người như thế tôi thấy cũng chẳng bền. Sự
tỉnh thức và sự
dụng công tu học cũng như
uy đức của
chúng Tăng mới là
căn bản, chứ những sự
kiêng cữ ấy nó chỉ có tính ước lệ mà thôi.
Hôm đó
Hòa Thượng Thích
Thanh Thế là
sư đệ của
Hòa Thượng Bảo Lạc đến từ
Việt Nam chứng minh và có sự
tham dự đông đủ của
chư Tăng Ni trong
Trung Tâm và một số
Phật Tử đi
hành hương. Thế là mái tóc đen của mẹ cha xin trả lại cho mẹ cha, người
trần thế xin trả về cho
trần thế. Giờ đây, nơi
Kim Cương Tòa là một người đầu tròn áo vuông và
tư tưởng cũng như y trang cô đã chuẩn bị từ lâu rồi, nên không có gì là bỡ ngỡ.
Giờ đây có thêm một
tâm hồn hướng thượng và trong
giáo lý Phật Đà có ghi thêm
tên tuổi của một người nữ
Việt Nam đã có công với
Tam Bảo nơi cội bồ-đề, được
dự vào hàng ngũ của người
xuất gia, với
danh nghĩa là người tỵ nạn
Việt Nam đi tìm đạo và
ngoài ra cộng đồng Tăng Lữ Việt Nam ở ngoại quốc cũng có thêm một
Ni cô giỏi ngoại ngữ và dày dạn
kinh nghiệm trong việc ngoại giao cũng như chúng lý.
Viên Giác có thêm một
Ni cô tuổi đời hơn 50 vẫn còn có một
thời gian khá dài để
phụng sự cho đạo. Đó là kết quả của bao nhiêu ngày tháng cô Thiện Liên đã đi tìm và nay thì
nhân duyên là vậy.
Ngoài ra có hơn hai mươi
Phật Tử đến từ Hoa Kỳ cũng đã được tôi, Thầy
Thanh Thế, Thầy Tâm Tường, Thầy Hạnh Chánh, Thầy Đồng Văn,
Hạnh Nguyện, Hạnh Định v.v... truyền cho họ
tại gia Bồ Tát Giới vào ngày này.
Một
sự kiện khác cũng không kém phần quan trọng là anh
Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, người
anh cả của
Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay, cũng đã được gắn huy hiệu cấp Dũng do
Thượng Tọa Thích Viên Lý đọc bảng tấn phong thọ cấp của
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ trong nước gởi ra.
Thượng Tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ
Văn Hóa Giáo Dục của GHPGVNTN tại Hoa Kỳ đọc những
quyết định của
Giáo Hội và tôi với
tư cách là Tổng
Thư Ký GHPGVNTN Âu Châu đã gắn huy hiệu cấp Dũng với lá bồ-đề có bốn hột cho anh. Đây cũng là cấp cao nhất của GĐPTVN mà
chúng tôi hay gọi là “cấp Tướng”. Sau đó Thầy Viên Lý, Thầy Nguyên Siêu và
chúng tôi đã rước nến từ nơi
Kim Cương Tòa đốt sáng cả một chân trời rồi từ từ truyền ánh sáng ấy qua cho anh Cao Chánh Hựu, anh Tư Đồ Minh và anh Bạch Hoa Mai. Đây là một dấu mốc quan trọng, một
sự kiện lịch sử có một không hai của Tổ Chức
Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước vậy.
Tổ chức
Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã qua 60 năm
sinh hoạt ở trong nước và 30 năm
sinh hoạt ở ngoại quốc. Cũng có lúc thăng, lúc trầm, lúc khởi sắc, lúc
bi thương, nhất là trong các
thời kỳ Pháp Nạn, nhưng
Gia Đình Phật Tử bao giờ cũng
gắn liền với Giáo Hội và với đất nước. Ngày nay ở ngoại quốc mỗi
quốc gia có người
Việt Nam sinh sống đều có
Phật Tử và nơi nào có Huynh Trưởng thì các
anh chị em cũng
cố gắng tổ chức thành một
Gia Đình Phật Tử,
mặc dầu Đoàn Đội không đủ, hoặc ngành Oanh Vũ thì nhiều, nhưng ngành Thiếu thì bao giờ cũng thiếu, vì các em lo bận học và thi cử, nhưng khi sang ngành Thanh rồi thì kẻ đi lấy chồng, người đi làm xa v.v... thế là
Gia Đình Phật Tử yếu dần.
Lý do chính là thiếu người hướng dẫn, nhất là thiếu các
anh chị Trưởng có nhiều năm
kinh nghiệm. Đã có lần tôi viết về “Giáo dục Thanh
Thiếu Niên Việt Nam ở Hải Ngoại ngày nay”, có đề cập về
vấn đề này và đã có nhiều Tổ Chức cho lên trên mạng Internet và đã có nhiều người đọc,
theo dõi cũng như
thực hiện theo.
Từ cấp “Mở Mắt” của Oanh Vũ
cho đến những cấp bậc lớn nhất của
Gia Đình Phật Tử đều có những phù hiệu khác nhau đeo kèm với
hoa sen trắng. Riêng bốn cấp lớn nhất của
Gia Đình Phật Tử là cấp Tập, cấp Tín, cấp Tấn và cấp Dũng. Trong bốn cấp này theo nội quy của
Gia Đình Phật Tử là phải
trải qua nhiều trại huấn luyện và phải trình nhiều Tiểu Luận, Luận Văn và
Luận Án, có những đề tài
liên quan với
Phật Học và
đặc biệt là
vấn đề đào tạo một thế hệ thanh
thiếu niên sống theo
tinh thần Bi Tri Dũng của
Đạo Phật. Trên mỗi cánh tay áo phải
của quý anh chị đều có đeo cấp bậc của mình. Cấp Tập gồm 2 lá bồ-đề và 1 hạt màu nâu, nền vàng. Cấp Tín gồm hai lá bồ-đề và hai hạt. Cấp Tấn cũng hai lá bồ-đề, nhưng ba hạt và cấp Dũng cũng hai lá bồ-đề, nhưng bốn hạt. Cả nước
Việt Nam chỉ có bốn anh cấp Dũng và
mới đây có thêm năm anh được thọ cấp ấy. Trong đó có anh
Tâm Huệ Cao Chánh Hựu. Nguyên là một Thẩm Phán trong Tòa Án Quân Sự ở Đà Nẵng trước năm 1975 và tất cả các anh cấp Dũng hầu như ai cũng trên 70 tuổi cả. Có vị đã hơn 80 tuổi như anh Châu tại
Việt Nam. Thế nhưng trong
Gia Đình Phật Tử họ vẫn gọi nhau là
anh chị, như trong một
gia đình rất
thân mật.
Chính nhờ “dây thân ái” đó đã kết thành vòng tay lớn. Cho nên suốt 60 năm qua trong nước cũng như ở ngoại quốc đã có nhiều
Hòa Thượng, nhiều
Thượng Tọa,
Sư Bà,
Ni Sư,
Đại Đức v.v... cũng đã
xuất thân từ tổ chức
Gia Đình Phật Tử này. Điều
đặc biệt cũng chỉ có
Việt Nam mới có Tổ Chức
Gia Đình Phật Tử do
Bác Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
sáng lập vào thập niên 1940. Còn trên
thế giới chưa có nước
Phật Giáo nào có được một Tổ Chức quy tụ cả hơn 300.000 người trẻ có kỷ luật như thế.
Tôi vốn cũng là thành viên của
Hội Đồng Tăng Già Thế Giới gồm 36 nước Hội Viên và tôi cũng đã
đảm nhận công việc của Thanh Niên
Tăng Ni Thế Giới, nhưng tổ chức này nó cũng chỉ có
tính cách tinh thần thôi. Chứ sự
sinh hoạt không sinh động như của
Gia Đình Phật Tử Việt Nam.
Chúng tôi đã họp rất nhiều lần tại Taipei, Souel, Singapore, Malaysia, Hannover, Indonesia v.v... nhưng đầu tiên trong mấy năm nay cũng chỉ có tính cánh
thân hữu,
trao đổi thôi chứ chưa có gì
thực tế cụ thể cả.
Hôm nay, vào các ngày 7, 8, 9 tháng 11 năm 2004 , nơi
Kim Cương Tòa, nơi
Đức Bổn Sư đã
chứng ngộ đạo lý vô thượng, các
anh chị em Huynh Trưởng lần đầu tiên về đây dự
Đại Hội từ khắp các châu và mong rằng
trong đời người Huynh Trưởng và nhất là
đời người Phật Tử ít nhất cũng nên có
một lần về đất Phật để
chiêm bái, nguyện cầu, thì kết quả của sự
dụng công trên đường
học đạo ấy ngày càng thăng hoa rất nhiều.
Sở dĩ Phật Giáo Tây Tạng nổi tiếng ở ngoại quốc ngày nay về nhiều mặt, vì lẽ
chư Tăng và
Phật Tử hành trì,
hạ thủ công phu rất nhiều, nhiều hơn
chư Tăng Ni và
Phật Tử Việt Nam mình nhiều lắm. Ngày nay tại
Việt Nam và ở ngay hải ngoại này có rất nhiều người đi
xuất gia, tu và học, nhưng người
hành trì và
dụng tâm hạ thủ công phu để
giải thoát thì phải nói rằng ít lắm. Rất ít so với
Phật Giáo của nước khác.
Tôi đã có
cơ duyên đón tiếp cũng như
tham dự những khóa tu do Đức Đạt-lai Lạt-ma chủ giảng ở Đức có khi lên đến hơn 10.000 người một lúc. Cả Hội Trường đều
im phăng phắc qua
tâm từ của Ngài và
tâm từ ấy được
thể hiện qua những nụ cười thật
từ bi trí tuệ và mỗi ngày như thế Ngài dậy từ 3 hay 4 giờ sáng và từ đó Ngài
hành trì cho đến 6 giờ sáng mới nghỉ. Một vị Thầy được
truyền thống Phật Giáo Tây Tạng cũng như
thế giới tôn xưng là
hậu thân của
Bồ Tát Quán Thế Âm mà còn
dụng công tu học như thế. Còn
chúng ta thì sao? Xin tự hỏi lại ở mỗi người.
Thật sự ra đi
xuất gia tu học là phải tự hiểu mình là ai, chứ không phải để hiểu người khác là ai. Đây là
vấn đề sinh tử của việc
tu học vậy. Vì trong sáu tỷ người hiện nay có mặt trên châu lục này không có ai giống ai về
vấn đề tâm lý, tình cảm, gương mặt và ngay cả
chỉ tay của mỗi người mỗi khác, làm sao
chúng ta có thể hiểu hết được
tâm lý của con người? Điều quan trọng là mình phải hiểu bốn
chân lý căn bản. Đó là Khổ, Tập, Diệt, Đạo và
Thập Nhị Nhân Duyên để tu,
quán sát,
xem xét, tập trung vào đề tài
thiền quán cũng
như tự kiểm soát thân tâm của mình. Khi
trí huệ mình được khai mở, như
Đức Phật đã tỏ rạng vào đêm mồng 8 tháng 12 cách đây 2548 năm về trước, thì
lúc ấy ta sẽ hiểu được tất cả
bản thể của
vũ trụ. Còn bây giờ không
cần phải hiểu để làm gì, mà dầu cho có bậc
giác ngộ nào đó có nói cho ta thật
cặn kẽ đi nữa, chắc gì ta đã tin.
Tại sao ta không tin?
Tại vì chúng ta còn
ngờ vực. Tại sao lại ngờ vực? Vì
thành kiến,
ngã chấp tràn đầy và
vô minh kiến hoặc còn ngự trị nơi cái tu và cái học cái
chấp trước của mình, thì làm sao
chấp nhận người khác và
chấp nhận sự
hiểu biết của người khác? Do vậy, nếu mỗi người trong
chúng ta đều
hiểu rõ nguyên tắc này thì
chắc chắn sự
tu học sẽ có kết quả.
Kể từ ấy
đến nay đã có không biết bao nhiêu bậc
giác ngộ về lý
duyên sanh và
tánh không cũng như các
pháp không thật tướng này. Cho nên đã có rất nhiều vị
đắc đạo từ
Ấn Độ đến Trung Hoa,
Nhật Bản,
Đại Hàn,
Việt Nam,
Tây Tạng, Thái Lan, Miến Điện,
Tích Lan v.v... vì những vị
Tổ Sư ấy biết
ứng dụng giáo lý của
Đức Phật vào cuộc sống
nội tâm của mình. Còn bao nhiêu người khác vẫn còn lang thang trong
lục đạo cũng chỉ vì không hiểu mình là ai và cứ cố bám lấy cái ngã ấy để xây thành những bức thành
kiên cố của
si mạn và
tà kiến thì
thời gian nổi trôi trong sự vui ở cõi
chư Thiên, trong sự khổ đau của
loài người hay sự
đọa đày nơi
địa ngục vẫn còn nhiều lắm.
Vì vậy mỗi người hãy mau mau
tỉnh thức mà
dụng công tu học vậy.
Chúng ta đi đến Bhutan, Népal, Trung Hoa,
Nhật Bản,
Đại Hàn, Thái Lan,
Tích Lan, Miến Điện v.v... đi đến đâu cũng thấy chùa to Phật lớn. Vì có như thế mới
tượng trưng được cái đại thể của dân tộc. Còn
Việt Nam chúng ta phải nói rằng còn thua xa
Phật giáo thế giới rất nhiều về phẩm cũng như về lượng. Do vậy, nên
cố gắng hành trì và
thể hiện sự
tu học ấy càng đậm nét hơn nữa. Trên từ các bậc
Hòa Thượng, dưới
cho đến các
chú tiểu,
ni cô mới vào chùa cũng phải có một
tâm niệm như thế, thì mới mong
Phật Giáo ngày càng đi sâu vào
quần chúng hơn nữa.
Nếu không, cũng chỉ là
hình thức bên ngoài, chứ đó quyết không phải là
tinh thần mà
Đức Phật muốn dạy cho
chúng ta.
Hy vọng ở
thế hệ ngày mai, cả người
Việt Nam lẫn người ngoại quốc ngày càng có nhiều người hiểu về
giáo lý của
Đức Phật, rồi
phát tâm tu học,
giải thoát, để cứu đời ra khỏi những tật đố,
tai ương. Nếu
chúng ta chưa hiểu một cách
rốt ráo giáo lý của
Đức Phật thì
chúng ta cũng chỉ như người mù sờ voi vậy thôi. Sờ trúng cái này thì nói nó giống như cái gì mình đã chấp, nhưng trên
thực tế con voi không phải như vậy. Nó không phải từng phần, mà nó cũng chẳng phải
toàn phần. Vì tất cả nó cũng chỉ là một sự tổng hợp của mọi thứ, con voi ấy mới
trở thành một con voi.
Khi
chúng ta chưa hiểu đạo thì
chúng ta nghĩ là: Đạo phải
phục vụ cho mình. Nhưng khi
chúng ta hiểu đạo rồi thì
chúng ta phải nói: Mình phải
phục vụ cho đạo. Vì đạo
cần phải bảo vệ, chứ mình đâu có quan trọng gì đối với 6 tỷ người ở đầu thế kỷ 21 này mà
bảo vệ.
Có nhiều
nhà Sư nhìn
Đạo Phật dưới nhãn quan này hay nhãn quan nọ, rồi đem
Đức Phật từ khía cạnh này gắn sâu vào khía cạnh khác và
nếu không vậy thì cũng
biến đổi tư tưởng của mình theo cái nhìn
phiến diện nào đó và muốn cho
mọi người phải theo mình, thì đây là
hoàn toàn sai trái với
giáo lý của
Đạo Phật. Trong
Kinh Kim Cang,
Đức Phật có hỏi Ngài Tu-bồ-đề rằng:
“Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có phải
Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng được
thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề chăng?”
(Tu-bồ-đề, ư ý vân hà?
Như Lai ư
Nhiên Đăng Phật sở hữu pháp đắc
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề phủ?)
Ngài Tu bồ-đề đáp rằng:
“Bạch Thế Tôn! Không phải vậy.
Theo như con hiểu
lời Phật dạy thì Phật ở chỗ Phật Nhiên Đăng không có
thành tựu pháp
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.”
(Phất dã,
Thế Tôn. Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, Phật ư
Nhiên Đăng Phật sở
vô hữu pháp đắc
A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.)
Vì sao thế? Vì: “Như Lai giả,
vô sở tùng lai, diệc
vô sở khứ, cố danh
Như Lai.” Nghĩa là:
Như Lai đó, chẳng từ đâu đến, cũng chẳng đi về đâu, nên gọi là
Như Lai.
Vậy ở mỗi
chúng ta đều có
Như Lai, nhưng
chúng ta vẫn mãi tìm cầu
Như Lai ở cõi khác hoặc ở ngoài ta. Trong khi đó
Như Lai ở trong ta thì chẳng có ai tìm cầu, nhắc nhở
đánh thức dậy. Thực sự ra
Tịnh Độ hay Niết-bàn,
địa ngục hay khổ đau chỉ có cùng một cửa chứ không hai.
Đi vào thì mình gọi là
đi vào địa ngục, bước đến cảnh khổ. Còn đi ra thì mình nói ra khỏi
luân hồi, sanh vào
Tịnh Độ. Cũng chỉ có một cửa ấy chứ không có hai cửa.
Giống như ví dụ lúc
ban đầu là trái hồng còn non nếu ăn sẽ bị đắng. Nếu qua
thời gian chịu
hấp thụ ánh sáng
mặt trời, sương gió thì hồng kia sẽ chuyển từ xanh sang vàng và từ chát đến ngọt. Vị ngọt ấy quyết không từ ngoài mà đến. Nó ở bên trong trái hồng ấy. Nhưng làm thế nào và
thời gian bao lâu để hồng kia chuyển từ đắng sang ngọt
lệ thuộc bởi khí hậu và những
điều kiện khác. Đôi khi hồng mới non còn chát đã rụng rồi, nhưng khi hồng đã ngọt rồi thì không còn
vị đắng nữa.
Cũng như thế ấy, sự
giác ngộ hoàn toàn nếu
đi theo con đường căn bản thì từ
Bồ Tát đến
thành Phật phải
trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp, mà mỗi a-tăng-kỳ kiếp như vậy là một con số 1 và năm mươi hai con số 0
đi theo sau. Như thế, khi đã
thành Phật rồi thì không còn bị
luân hồi nữa. Điều quan trọng ở đây là
chúng ta có tự chuyển không? Hay
chúng ta cứ mãi tìm cầu bên ngoài. Nếu cứ thế thì
Đức Phật trong tương lai ấy vẫn
ngồi yên trong cõi lòng ấy chứ không thể vực dậy được, như quả hồng kia vẫn chát rơi rụng chứ không tự chuyển với khả năng sẵn có của mình từ chát sang ngọt được. Thật đáng tiếc thay.
Cũng như lửa,
nếu không từ củi thì sẽ không có lửa, nhưng lửa đâu phải tự sinh, mà do
bản chất của gỗ trong ấy đã có lửa rồi.
Phật tánh cũng vậy. Khi nào chất xúc tác
trợ duyên thì
Đức Phật kia sẽ ngồi dậy bên trong để
tỉnh thức chúng ta như Vua A-dục đã quỳ gối xuống và mong rằng tất cả
chúng ta cũng đều
hiện thân là những người con Phật biết thật sâu sắc cho sự
hiện hữu giác ngộ ấy nằm bên trong chứ không phải bên ngoài, thì ai ai cũng sẽ
an lạc,
hạnh phúc, chứ không phải chỉ có một vài người có thể ngộ được
chân lý ấy mà thôi.