Chương I Các Thức Năng Biến Trong Duy Thức Học

20/11/201012:00 SA(Xem: 22068)
Chương I Các Thức Năng Biến Trong Duy Thức Học

DUY THC TAM THP TNG LƯỢC GII
Thích Trí Châu
Thanh Lương Thiền Thất - Phật Lịch 2549, 2005


CHƯƠNG I

CÁC THỨC NĂNG BIẾN TRONG DUY THỨC HỌC


Duy thức học là một môn học nghiên cứu và khảo sát tất cả các tính chất của tâm thức con người và các hiện tướng của vũ trụ vạn vật. Từ đó Duy Thức Học chứng tỏ được rằng tất cả các pháp đều từ nơi Chân Tâm mà chuyển hiện ra, được gọi là Pháp Tướng. Chân Tâm là nguồn gốc của tất cả các pháp, là thể tánh chân như của các pháp, được gọi là Pháp Tánh.

Nguồn gốc của Duy Thức có thể tìm thấy trong các bài kinh, bài tụng hay các bài luận giải của Phật giáo nguyên thủyđại thừa như kinh A Hàm, kinh Hoa Nghiêm, kinh Giải Thâm Mật, kinh Lăng Già Tâm Ấn, kinh Lăng Nghiêm, A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, Du Già Sư Địa Luận, Bách Pháp Minh Môn Luận, Duy Thức Nhị Thập Tụng, Duy Thức Tam Thập Tụng, Bát Thức Qui Củ Tụng, v.v...

Bồ tát Thế Thân đã trước tác ra bộ Bách Pháp Minh Môn Luận, theo đó thì tất cả mọi hiện tượng, nhận thức, khái niệm và tư tưởng đều không ra ngoài 100 pháp. Tất cả Pháp Tướng đều nằm trong 100 pháp đó. Ngài cũng viết 30 bài tụng gọi là Duy Thức Tam Thập Tụng để giải thích mọi khía cạnh của vũ trụvạn vật để sau đó chỉ ra được cái thật tánh của tất cả các pháp. Thật tánh này chính là cái Pháp Tánh hay là cái Chân Tâm đã nói ở trên. Do đó phương pháp của ngài được gọi là Tùng Tướng Nhập Tánh, nương nơi hiện tướng mà nhập được thể tánh chân như.

Theo Duy Thức Học thì tất cả pháp đều không thật có, chúng chỉ là biểu hiện của Tâm Thức, không có tự thể chân thật, luôn luôn sanh diệtbiến chuyển không ngừng. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật bảo ông A Nan: A Nan phải biết, diệu tánh vốn viên minh, rời các danh tướng, xưa nay không có thế giớichúng sanh. Nhơn vọng có sanh, nhơn sanh có diệt, sanh diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chơn.

Thật tánh của chúng sanh vốn trong sáng cùng khắp. Do cái tự tánh trong sáng đó, chúng sanh lại vọng tưởng là có tánh sáng mà đem ra chiếu soi nên chân tâm bị chuyển biến thành ra tâm thức. Tâm thức còn được gọi là tâm hay là thức. Từ nơi chân như rốt ráo thanh tịnh lại khởi ra phân biệt cái có và cái không. Cứ thế tâm vọng tưởng phân biệt cứ huân tập tới lui không ngưng nghỉ trong tâm thức tạo ra các hình ảnh, các hiện tướngDuy Thức gọi là chủng tửhiện hành.

Các chủng tử và hiện hành cứ chập chùng xoay vần, chiếu soi lẫn nhau. Các chiếu soi này, lúc là năng, lúc là sở, lúc là chủ thể, lúc là đối tượng, liên tục lập đi lập lại, huân tập, tăng thượng, sanh diệt chuyển biến không ngưng nghỉ, tạo nên vô lượng các loại chủng tửhiện hành mới. Khi đầy đủ nhân duyên thì các chủng tử và hiện hành này chín mùi, chuyển biến thành một chúng sanh chánh báo trong một thế giới y báo. Chánh báo đó là cái thân xác ngũ uẩn của chúng ta, còn gọi là ngã và y báothế giớivạn vật nơi chúng ta nương tựa và sinh sống, còn gọi là pháp. Chánh báoy báo là cái nghiệp báochúng ta nhận lãnh, là quả báo của vô lượng các hành nghiệpchúng ta đã tạo ra trong vô lượng kiếp quá khứ. Chánh báo hay ngã là nghiệp quả riêng của mỗi chúng sanh, còn gọi là biệt nghiệp. Y báo hay pháp là nghiệp quả chung, là cảnh giới nơi đó chúng sanh nương tựa, ăn ở và sinh sống, còn gọi là cộng nghiệp.

Tùy theo nghiệp báo, sanh làm loài nào thì hiện ra các cảnh tướng và chúng sanh của loài đó. Loài người thì có thế giới của loài người, có sơn hà hải địa, có anh và có tôi. Có loài tế bào hay hộ trùng ở trong thế giới của thân thể con người, có loài ở trong thân thể của loài vật, của loài cá, của loài chim và ở ngay cả trong cây cỏ và gỗ đá. Có những loài vô hình ở trong không gian, nương nơi các gò hoang, miếu trống, nơi các cây cổ thụ hoặc đôi khi gá vào căn thân của các loài chúng sanh khác.
Vũ trụthế giới của loài này không phải vũ trụthế giới của loài kia. Như cùng một dòng sông mà con người thấy là dòng nước, loài quỷ thấy là dòng lửa còn bậc trời thì thấy là dòng lưu ly.

Chúng sanh không biết rằng các cảnh giới vũ trụthế gian đều do Tâm biến hiện nên tùy theo mỗi loài mà chấp cái này là Ngã, cái kia là Pháp. Mỗi loài đều có những Ngã và Pháp khác nhau mà nào đâu biết tất cả đều là hư dối do vọng tưởng phân biệt sanh ra.

Vì khởi vọng niệmthể tánh chân như vốn thanh tịnh bị dấy động và biến hiện ra sơn hà và hải địa, có chúng sanhthế giới. Thể tánh chân như ví như biển cả, chúng sanhthế giới ví như những đợt sóng và vọng niệm được ví như những cơn gió thổi sóng nhấp nhô liên tiếp, ngọn sóng sau đẩy ngọn sóng trước, ngọn sóng này diệt thì ngọn sóng khác sanh liên tiếp không ngưng nghỉ.

Mặt biển vốn thanh tịnh không có sóng mòi nhưng vì gió nổi lên nên hiện ra có sóng mòi. Chúng sinhthế giới cũng vậy, vốn đồng một thể với Chân tâm thanh tịnh nhưng vì vọng niệm dấy lên nên các chủng tướng hiện khởi, chuyển biếnhiện rahình tướng, chứ thật ra chỉ là giả như hoa đốm giữa hư không. Chân tâm khi bị dấy niệm ví như mặt biển chuyển sóng cồn, không còn là chân tâm thanh tịnh nữa mà trở thành Mặt Biển Tâm Thức. Từ biển tâm thức này mà chúng sanhthế giới được thành lập như lời kệ của đức Thế tôn trong kinh Lăng Già Tâm Ấn:

Ví như gió biển cả
Đây do gió mạnh thổi
Sóng to vỗ biển rộng
Không có khi đoạn dứt
Biển tàng thức thường trụ
Gió cảnh giới nổi dậy
Lớp lớp các sóng thức
Ào ạt mà chuyển sanh.

vọng niệm chiếu soi nên khởi ra Kiến Phần tức là chủ thể của cái thấy gọi là phần Năng Kiến. Kiến phần chiếu soi trở vào cái chân tâm thanh tịnh và thấy lờ mờ cái ánh của hình tướng và cho là có tướng thật. Cái hình tướng ấy là đối tượng của Kiến phần gọi là Tướng Phần, là phần bị thấy, là phần Sở Kiến.

Kiến phần lấy cái hình ảnh giả có này đưa trở lại vào tâm thức thành một chủng tử mới. Chủng tử mới này lại được chiếu soi mà chuyển biến và biểu hiện ra một tướng phần mới. Cứ thế các chủng tử và hiện hành cứ thay phiên làm nhân duyên, trùng trùng duyên khởi, tương sanh, tương duyên chuyển hiện thành vô số những chủng tửhiện hành mới, ví như ngọn nến được chiếu soi bởi nhiều lớp gương mà hiện lên muôn vàn hình ảnh chập chùng bất tận.

Các chủng tử và hiện hành này càng được chiếu soi thì càng chuyển biến, càng hiện đậm nét lên và trở nên mỗi lúc một thô kệch và nặng nề hơn, cho đến khi có đủ nhân duyên thì chuyển hiện thành thế giớichúng sanh.

Sự chuyển hiện ra chúng sanh và sơn hà hải địa từ vô lượng những chủng tửhiện hành nơi Tâm thức được ví như sự đâm chồi nẩy mộng từ những hạt giống nơi mặt đất trở thành cây nhánh và hoa lá. Tánh chất của sự tăng trưởng biến đổithành hình này được Duy Thức gọi là tánh chất Dị Thục. Dị là khác, Thục là chín có nghĩa là biến khác đi mà chín mùi.

vọng niệmTâm thức bị chuyển biến và biểu hiện khác đi, không còn là biển chân như thanh tịnh vô biên nữa mà là căn thân và thế giới thô kệch hạn hẹp. Để nhấn mạnh đến tánh chất chuyển biếnthành hình, Duy thức học gọi tâm thức đã chuyển biến này là Dị Thục Thức.

Dị thục có ba nghĩa. Thứ nhất là khác thời gian mà chín, dị thời nhi thục, có nghĩa là từ dạng chủng tửchuyển biến thành căn thân và thế giới đòi hỏi một thời gian. Thứ hai là khác loại mà chín, dị loại nhi thục, như trái cam, trước khi chuyển thành trái cam thì là nụ, là hoa, hoa tàn thì ra trái, khi còn nhỏ thì xanh và sần sùi, khi chín thì lớn, trơn láng và có mầu vàng. Thứ ba là biến khác đi mà chín, biến dị nhi thục, ví như trái cam khi còn xanh vị chua, khi chín thì vị ngọt.

Nương nơi Dị Thục thức, mạt na thức được sanh khởi. Mạt na là âm tiếng Phạn của chữ Manas, có nghĩa là tư lương nên mạt na thức còn được gọi là tư lương thức. Đặc tính của thức này là mê muội, chấp trước và so đo, chấp Kiến phần và Tướng phần là thật thể, chấp tất cả các chủng tử và hiện hành là thật có. Mạt Na thức cứ bám sát và ôm chặt lấy Dị Thục thức cho là của mình, cho là hằng còn tỷ như rễ cây bám chặt lấy mặt đất.

Các chấp chước đó càng ngày càng kiên cố khiến cho các chủng tử và hiện hành của các pháp trở nên thô kệch, rắn chắc lại cho tới một lúc nào đó hội đủ các điều kiện nhân duyên thì chuyển biến thành thế giới vật chấtDuy Thức gọi là Đới Chất Cảnh, là cảnh giớigiới hạn, bị bao lại, bị cột lại. Các chủng tử và hiện hành được ví như những hạt giống, nhân duyên được ví như những điều kiện tăng trưởng như sự hòa hợp của đất, nắng, mưa, ánh sáng cùng bóng đêm khiến cho hạt giống đâm chồi nẩy mộng.

Khi thế giớichúng sanh được thành hình thì chúng không còn được biết như là kết quả dị thục của tâm thức nữa mà bị mê vọng chấp là những cảnh giới hữu chất ở ngoài tâm thức. Cảnh giới này chỉ được nhận biết qua cửa ngõ của các giác quan thô kệch nơi mỗi chúng sanh như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân gọi là Ngũ Căn. Ngũ Thức nương nơi ngũ căn này mà nhận biết được cảnh giới sắc trần.

Nhưng chỉ riêng ngũ thức thôi thì các sự nhận biết đó sẽ rất đơn sơ và rời rạc. Nhãn thức chỉ biết sự có hình ảnh và không có hình ảnh chứ không biết rõ hình ảnh đó là gì, mầu sắc ra sao, nhĩ thức chỉ biết có tiếng động hay không có tiếng động, tỷ thức chỉ biết có mùi hay không có mùi, thiệt thức chỉ biết có vị hay không có vị, thân thức chỉ biết có sự xúc chạm hay không xúc chạm thôi. Phải có sự hòa hợp của ngũ thức với ý thức thì mới biết rõ được tánh chất của cảnh giới sắc trần. Ý thứcNgũ thức hợp lại thành sáu thức gọi là Tiền Lục Thức hay là Liễu Biệt Cảnh Thức.

Nguyên thủy thì Tâm chính là Bản Tánh Chân Như nhưng chỉ vì vọng niệm từ vô thủy nên biến hiện ra có ba phần là Dị Thục thức, Mạt Na thứcLiễu Biệt Cảnh thức. Các thức này hình như riêng biệt nhưng thật ra vốn chẳng khác vì đều gốc ở thể tánh chân như.

Ý thức được ví như thân cây, Tiền ngũ thức được ví như những cành cây vươn ra từ thân cây. Mạt na thức là rễ cây, luôn bám chặt vào mặt đất Dị thục thức. Tâm cũng được ví như nước của biển cả, bẩy chuyển thức gồm Mạt na thức và Tiền lục thức ví như những lớp sóng mòi, do nước của biển cả dấy động lên mà có chứ thực ra không có thật thể. Vì muốn trùng tuyên nghĩa này, đức Thế tôn nói kệ nơi núi Lăng Già:

Ví như nước biến đổi
Lớp lớp sóng mòi chuyển
Bẩy thức cũng như vậy
Tâm cùng hòa hợp sanh
Là chỗ tàng thức kia
Bao nhiêu các thức chuyển.

Bồ tát Thế Thân đã cô động các ý nghĩa trên trong hai bài tụng đầu của Duy Thức Tam Thập Tụng.

BÀI TỤNG THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI

Do giả thuyết Ngã Pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến duy tam
Vị: Dị Thục, Tư Lương
Cập Liễu Biệt Cảnh Thức
A Lại Da Thức
Dị Thục, Nhất Thiết Chủng.

Dịch là:

Ngã và Pháp không thật
Các chủng tướng chuyển hiện
Đều là do Thức biến
Thức năng biến có ba
Dị Thục, Tư Lương
Và thức Liễu Biệt Cảnh
Thứ nhất A Lại Da
Dị Thục, Nhất Thiết Chủng.

Có nghĩa là tất cả các pháp bao gồm cả chúng sanh lẫn thế giới đều là giả, không thật có. Tất cả đều do Thức chuyển biến mà hiện khởi ra. Thức có khả năng chuyển hiện ra các pháp đó được chia làm ba loại là Dị Thục, Tư LươngLiễu Biệt Cảnh Thức.

Như trên đã trình bầy, Dị Thục Thức là thức năng biến thứ nhất, còn được gọi là Tàng Thức Sơ Năng Biến, Căn Bản Thức, A Lại Da Thức, Tàng Thức, Nhất Thiết Chủng Thức hay là Thức Thứ Tám.

Tư Lương Thức là thức năng biến thứ hai, còn được gọi là Mạt Na Thức hay là Thức Thứ Bẩy.

Liễu Biệt Cảnh Thức là các thức năng biến thứ ba, còn được gọi là Tiền Lục Thức gồm Ý Thức và năm thức trước. Ý Thức còn gọi là Thức Thứ Sáu hay là Phân Biệt Thức. Năm thức trước còn được gọi là Tiền Ngũ Thức gồm Nhãn Thức, Nhĩ Thức, Tỷ Thức, Thiệt ThứcThân Thức tức là năm thức của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.

Kinh Hoa Nghiêm nói Tam giới duy Tâm, Vạn pháp duy Thức. Tất cả các pháp trong ba cõi Dục giới, Sắc giớiVô Sắc giới đều do tâm sanh. Các pháp trùng trùng duyên khởi, thế giới hiện hữu cả trong tâm tôi lẫn tâm anh. Trong anh có tôi và trong tôi có anh. Tâm trùm tất cả pháp giới, tất cả pháp giới đều do tâm sanh. Vạn hữuvũ trụ có thể nằm trọn trong một hạt cải và hạt cải có thể thâu nhiếp cả vạn pháp. Một là tất cả, tất cả là một. Tất cả đều do mê vọng, do mê vọng mà kết nên nghiệp duyên và do nghiệp duyên mà muôn pháp hiện khởi. Nên nói tất cả đều là huyễn hóa như trăng đáy nước, như hoa trong gương.

Kinh Lăng Giàthế gian như Hoa Hư Không. Hư không đâu có hoa đốm nhưng vì con mắt nhậm nên thấy hoa đốm giữa hư không. Vì chúng sanh quá mê muội không biết rõ như thế nên đức Phật rất thương sót cho chúng sanh. Thương sót không phải vì thấy chúng sanh khổ não trong sanh tử luân hồi, mà thương sót vì chúng sanh không biết mình vốn có sẵn cái chân như thanh tịnh, cứ vọng tưởng phân biệt, thấy có mình, có người, có vạn vật, có thế giớivũ trụ nên cứ phải trầm luân đau khổ trong sanh tử luân hồi.

Hãy nghe Đại Huệ dùng kệ tán thán Phật trong kinh Lăng Già Tâm Ấn:

Thế gian lià sanh diệt
Ví như hoa hư không
Trí chẳng thấy có không
khởi tâm đại bi
Xa lìa nơi tâm thức
Trí chẳng thấy có không
khởi tâm đại bi
Xa lìa chấp đoạn thường
Thế gian hằng như mộng
Trí chẳng thấy có không
khởi tâm đại bi

Muốn trở về với chân tâm, phải quán các pháp như huyễn. Biết được các pháp không thật thì mới có thể phá vỡ được màn vô minh kiên cố của ngã chấppháp chấp có từ vô thủy che lấp chân tâm. Một khi vọng tưởng phiền não của ngã chấppháp chấp không còn nữa, màn vô minh đã được phá vỡ thì chân tâm được hiển lộ. Chân Tâm còn được gọi là Bản Tánh Chân Như hoặc Phật Tánh hay là Chân Tâm Diệu Minh. Chư Phật ba đời cũng đều ở trong biển Chân Như này mà xuất hiện.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 140079)
16/11/2010(Xem: 41299)
30/10/2010(Xem: 50894)
20/11/2010(Xem: 123535)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.