Chương X Bất Tương Ưng Hành Pháp

20/11/201012:00 SA(Xem: 10582)
Chương X Bất Tương Ưng Hành Pháp

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
Thích Trí Châu
Thanh Lương Thiền Thất - Phật Lịch 2549, 2005

CHƯƠNG X
BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP

 

Trước khi bàn về Bất Tương Ưng Hành Pháp, những pháp không thuộc về Tâm và cũng không thuộc về Sắc, chúng ta hãy thử ôn lại khái quát về các chương trước.

Như các chương trên có nói, chỉ vì một niệm vô minh mà Tâm Thể uyên nguyên ban đầu bị khuấy động chuyển biến thành tâm thức với những vọng kiến phân biệt và chiếu soi. Những phân biệt và chiếu soi đó khởi sanh ra các chủng tử và hiện hành. Chủng tửhiện hành đó cứ trùng trùng điệp điệp, tương sanh, tương duyên làm duyên khởi cho vô lượng các chủng tử và hiện hành khác với đủ mọi tánh chất, thiện có, ác có và có cả không thiện lẫn không ác. Những hạt giống chủng tửhiện hành này cứ quay cuồng, làm nhân duyên cho nhau mà tăng trưởng, sanh diệt không ngưng nghỉ, tạo nên vô số những chủng tử nghiệp. Những hạt giống nghiệp mạnh thì ngoi lên trên, những hạt giống nghiệp nhẹ thì bị đè xuống dưới trong mảnh đất tâm thức.

Tâm Thể uyên nguyên ban đầu bị vẩn đục, chuyên biến thành Tâm Thức với các Tâm Vương cùng các Tâm Sở liên hệ. Các thức Tâm vương và Tâm Sở lại tiếp tục quấn quýt lấy nhau, tiếp tục chiếu soi vào các chủng tử và hiện hành, làm cho chúng tăng trưởng và trở nên càng ngày càng hiện đậm nét thêm, khiến tâm thức càng ngày càng vẩn đục và trở nên ngăn ngại, không còn thanh nhẹ, cho đến khi hội đủ tất cả những yếu tố về nhân duyênthời gian thì chín mùi chuyển biến dị thục thành căn thân và thế giới.

Tâm VươngTâm sở thuộc về các pháp liên quan đến vấn đề tâm linh tinh thần gọi là tâm pháp, là các pháp thuộc về tâm.

Có tám thức Tâm vương là: A lại da thức, Mạt na thức, Ý thức và Tiền ngũ thức. Mỗi Tâm vương này lại có những Tâm sở tương ưng đi kèm như những vị vua có quân thần đi theo. Các Tâm sở này có nhiều hay ít là tùy theo chúng thuộc loại Tâm vương nào, nhưng tất cả không ngoài 51 thứ. Năm mươi mốt thứ tâm sở này gồm có: 5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện pháp, 6 căn bản phiền não, 20 tùy phiền não, và 4 tâm sở bất định.

Căn thân và thế giới thuộc về sắc pháp, là các pháp liên quan đến các hiện tượng vật chất. Sắc pháp có 11 pháp gồm có 5 căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân (không kể ý căn vì nếu coi nó là Mạt na thức thì nó thuộc về tâm vương, nếu coi nó như bộ óc thì nó là tịnh sắc căn nằm bên trong, không lộ ra nên không tính) và 6 trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Ở cõi Dục chúng sanh có đầy đủ ngũ cănngũ thức nên dùng đoạn thực để duy trì mạng sống. Chư thiên ở cõi trên không dùng đoạn thực để duy trì mạng căn. Cõi Sơ Thiền chỉ còn ba thức nhãn, nhĩ và thân (không có tỷ và thiệt). Từ cõi Nhị Thiền trở lên thì năm thức trước không hiện hành nữa vì từ đây trở đi chư thiên đã xa rời các cảnh thô chướng, vào được định cảnh vắng lặng và có thể dùng ý thức để duy trì mạng sống (ý sanh thân).

Ở cõi Dục có đủ mọi loài chúng sanh. Có loài nhỏ ly ty như những hộ trùng nằm trong thân thể của loài người hay trong thân thể của các loài chúng sanh khác, chúng nương dựa vào những thân thể ấy mà sinh sống, lấy đó làm nơi nương tựa, làm nơi y báo. Nếu là hộ trùng nương dựa trong các thân căn của loài ruồi muỗi thì cái thế giới y báo ruồi muỗi này đối với các hộ trùng nẩy nở và sinh sống trong đó cũng vĩ đại ví như trái đất và vũ trụ của cõi Diêm phù đề này đối với loài người.

Có những loài nương vào các cây cỏ hoặc gỗ đá, có những loài ma quỷ sống vất vưởng, nương vào các hang miếu và các mồ mả. Có các loài bị giam hãm, kìm kẹp trong mười sáu tầng địa ngục nóng lạnh ở phía dưới châu Diêm Phù Đề, phía dưới các dẫy núi Thiết Vi. Có các chư thiên trong các cõi trời tứ thiên do bốn vị Tứ Thiên Vương cai quản ở các cõi trời bao quanh lưng chừng núi Tu di, hay các vị ở trong các tầng trời cao hơn, tỷ như cõi trời tam thập tam thiên, cai quản bởi trời Đế thích ngự trị nơi trung tâm trong cung trời Đao lợi trên đỉnh núi Tu di. Cao hơn nữa là các chư thiên ở cung trời Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Tất cả gọi chung là cõi Dục vì còn có dục ái dâm.

Bây giờ chúng ta bàn đến bất tương ưng hành pháp, là những pháp không thuộc về Tâm pháp và cũng không thuộc về Sắc pháp.

Duy thức học chia bất tương ưng hành pháp ra làm 24 món. Ta hãy ráng học tên của 24 món này rồi sẽ từ từ bàn đến chúng sau. 24 món bất tương ưng là: đắc, mạng căn, chúng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng báo, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định vị, tương ưng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, hòa hợp tánhbất hòa hợp tánh.

Những nghiệp nhân đã tạo ra trong kiếp trước và những nghiệp nhân lưu lại từ vô thủy làm nhân duyên cho nhau, tăng trưởng và chín mùi tương ưng với cộng nghiệp của loài nào thì thần thức khi rời chánh báo cũ sẽ bị cuốn hút đến thế giới cộng nghiệp của loài mới này. Thần thức khi sắp rời thân trung ấm sẽ cảm thấy rất hãi hùng và kinh sợ vì bóng tối và những vang động làm chấn động tâm tư nên khi vừa thấy ánh sáng ở phía trước thì gia tốc xâm nhập vào như thiêu thân đâm đầu vào lửa. Đó là diễn trình của một chuyển biến đến thế giới cộng nghiệp mới, khởi đầu cho một quả báo mới tức là bắt đầu một dòng nghiệp mới với một căn thân mới. Sự bắt đầu có một căn thân mới đó gọi là đắc và căn thân có được trong kiếp sống mới này gọi là mạng căn.

Thần thức là tâm thể bị lưu ngại mà chuyển biến liên tục trong ba cõisáu đường. Ba cõisáu đường tiếng Hán Việt gọi là là tam giớilục đạo. Tam giới gồm dục giới, sắc giớivô sắc giới. Lục đạo là sáu cõi gồm trời, người, a tu la, ngạ quỷ, súc sanhđịa ngục.

Nếu nghiệp báo được làm người thì thần thức bị thu hút và chiêu cảm đến cái thế giới cộng nghiệp của loài người, là thế giớichúng ta đang hiện hữu. Khi này những tia sáng rực rỡ lóe lên để thần thức nương theo đó mà gá vào như đã nói ở các chương trước là những tia sáng phát sinh do sự giao cấu cọ sát của đôi nam nữ.

Sự cấu kếthòa hợp giữa tinh trùng trong tinh dịch của người nam và huyết dịch nơi noãn sào của người nữ cùng với thần thức gá vào đó đã tạo nên căn thân của kiếp này. Nghiệp báo là nhân, thần thức, tinh trùng và huyết dịch là duyên. Khi đủ điều kiện tăng trưởng thì chuyển hiện thành căn thân loài người tức là đắc được mạng căn của loài người. Thần thức của loài người được chia làm bốn thứ Sanh hữu, Bản hữu, Tử hữuTrung hữu.

Khi tạo ra nghiệp thì có thiện có ác. Nghiệp thiện thì sanh vào ba đường lành gồm trời, người, a tu la. Nghiệp dữ thì sanh vào ba đường ác gồm ngạ quỷ, súc sanhđịa ngục. Nhưng những mạng căn đã đắc được này thì không phải là thiện cũng không phải là ác, thiện hay ác là những suy nghĩ và hành động của mỗi một loài sau khi có được mạng căn đó.

Khi đã đắc được mạng căn rồi thì tâm thức không còn ở trong thể uyên nguyên thanh tịnh nữa. Cho dù đắc được mạng căncõi trời Vô Sắc Giới, không còn có cái sắc thân ù lỳ thô kệch như Dục giới, thì tâm thức vẫn còn những ô nhiễm vi tế nên các quang minh nơi tâm thể vẫn còn bị lưu ngại. Vì vẫn còn lưu ngại nên vẫn còn cái nhân vi tế của tham, sân và si nên vẫn còn tạo nghiệp và do đó vẫn còn sanh diệt luân hồi.

Trong kinh có kể câu chuyện một vị tu thiền phi tưởng phi phi tưởng, khi gần chứng quả bị phiền não vì các tiếng động gây ra bởi các loài cá phóng lên và phóng xuống ở ven suối và các loài chim bay nhẩy, kêu hót ở chung quanh, đã nổi lên một niệm sân hận là muốn sát hại tất cả các loài chim và cá đó, nên sau này khi đã hết thọ mạngcõi trời phi tưởng phi phi tưởng thuộc Vô sắc giới thì bị luân hồi trở lại làm kiếp phi ly, một loại chồn biết bay bắt được cả cá dưới nước lẫn chim trên trời.

Trở lại việc đắc được mạng căn ta sẽ thấy trong cùng một cõi tỷ dụ như trên trái địa cầu, nơi chúng ta đang sinh sống có rất nhiều loài chúng sinh. Nào là loài người, loài trâu bò, sư tử, hươu nai, loài chim, loài cá, loài rắn rít, côn trùng, loài cỏ cây và gỗ đá cùng những ma quỷ, thần hoàng ở các hang miếu, v. v... Nếu cùng có một cộng nghiệp chung thì sanh cùng một loài thí dụ như cùng loài người, cùng loài trâu, cùng loài hươu. Cùng chung một loài với nhau thì gọi là chúng đồng phận. Loài người do thai sanh và sống nhờ ăn uống và hít thở không khí trên mặt đất, loài cá do noãn sanh sống ở dưới nước, ăn các rong rêu và sinh vật ở dưới nước. Người không thể sinh sống trong nước và cá không thể sinh sống trên mặt đất.

Tuy cùng sanh ra là người nhưng không phải ai cũng có đời sống vật chấttâm linh giống nhau. Không một người nào giống in hệt người nào, không một người nào có cách sinh sống và tư duy giống người nào dù rằng là anh em sinh đôi. Mỗi người có một phần số riêng do nghiệp lực đã tạo ra từ thuở vô thủy, từ những kiếp trước và những nghiệp đang tiếp tục tạo ra. Chính vì thế có những người thông minh, có những người đần độn. Có những tài năng thiên phú về tâm linh, thi ca, âm nhạc, học thuật, y thuật, công xảo thuật; có những người đần độn, sanh ở nơi thật nghèo nàn đói khổ, có nhũng người tàn tật, có những người hung dữ tàn nhẫn và có những người thật từ bi nhân ái.

Sở dĩ có những khác biệt như thế vì ngoài những nghiệp chung mỗi người còn có những nghiệp riêng rẽ khác biệt với các người khác gọi là biệt nghiệp. Trong cuộc sống vì mê đắm, mỗi cá nhân lại tạo cho mình một cá tánh hay một nhân dáng cá biệt, khác với các cá nhân khác. Có người nhuộm tóc mầu xanh, có người nhuộm tóc mầu đỏ, quần áo thay đổi nay thời trang này mốt thời trang nọ. Có người phải độn cái mũi cho cao lên, cắt cái má cho lúm đồng tiền, cắt cái mí mắt cho thành hai mí, cắt cái cằm ra cho có cằm chẻ, có những người phải cố gắng trương cái bằng cấp và địa vị cho người khác thấy, có những vị mặc những y phục đặc biệt của bác sĩ hay kỹ sư để dự những buổi họp mặt mà không liên can gì đến nghề nghiệp, v.v...

Ngoài ra người ta còn bầy đặt ra các lễ lạc, các cuộc vui chơi, ca hát, nhẩy múa, hội hè, cờ bạc, ăn uống, rượu chè để suốt đời mê say, đắm đuối với những giả dối mà không biết tất cả chỉ là huyễn hóa không thường hằng.

Mọi người đều tham đắm chạy đua theo những huyễn hóa ngoài đời mà quên cái chân thật nên càng ngày càng xa rời chân tâm và chịu quả khổ đau lặn hụp trong sanh tử luân hồi. Tánh chất của những chạy theo đua đòi, khoe khoang, nắm giữ, tìm kiếm đã làm con người càng ngày càng đi sâu vào tăm tối mờ mịt khiến lạc mất đường về và xa rời chân tánh đó gọi là dị sanh tánh.

Dị sanh là tiếng Trung Hoa có nghĩa là phàm phu. Dị sanh tánhtính chất của phàm phu bị vô minh phiền não che bít, khiến đắm say trong những giả dốichìm đắm trong Sanh Tử Luân Hồi. Tánh chất này ngược với tánh chất hướng thiện, luôn muốn đạt đến cái tinh hoa, cái chân thiện mỹ của các hàng Thánh Hiền.

Phàm phu ngoại đạo tu tập vô tưởng định, diệt tất cả tâm tưởng, khi mạng chung được hưởng quả vô tưởng báo, sanh lên cõi Trời Vô Tưởng thuộc Sắc Giới thì được thọ mạng dài lâu nhưng vì hãy còn những phiền não vi tế nên vẫn còn bị ràng buộc trong sanh tử luân hồi. Xin nhắc lại là 9 từng trời trong cõi Tứ Thiền thuộc Sắc giới gồm có: trời Vô Vân, trời Phước Sanh, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền, trời Vô Nhiệt, trời Thiện Kiến, trời Thiện Hiện và trời Cứu Cánh.

Các bậc Thanh vănDuyên giác khi chưa đạt đến bậc Hữu Đảnh tức bậc cao nhất trong Tứ Thiền Thiên tức là chưa đến được cõi trời tột cùng Sắc Cứu Cánh thuộc Sắc Giới thì dù nhập được diệt tận định tức là nhập được cái định trong đó không còn có thọ và tưởng nữa nhưng khi xuất định thì các chủng tử ô nhiễm vi tế vẫn tác động trở lại. Do đó vẫn còn bị quả báo sanh tử luân hồi.

Chỉ có các vị Bồ tát đệ bát địa và các vị A La Hán mới diệt được hai chướng về ngã và pháp. Ở quả vị này các chủng tử ô nhiễm và các phiền não mới bị loại trừ và do đó các vị đó mới ra khỏi Tam giới, thoát được sanh tử luân hồi. Sự thật thì các vị này vẫn còn một chút kiết sử thật vi tế. Trừ phi các vị này nhất quyết phát bồ đề tâm, nguyện trên cầu Phật đạo, dưới cứu giúp chúng sanh, khởi Vô Phân Biệt Trí tiếp tục tu trì vượt được bậc Bồ tát thập địa đến bậc Đẳng Giác, vào được Kim Cang Dụ Định, đạt quả vị Diệu Giác tức thành Phật thì các chướng ngại vi tế của phiền nãosở tri chướng mới hoàn toàn bị hủy diệt.

Khi thọ thân làm người thì ta đã xa rời cái tâm thể thanh tịnh uyên nguyên xa xưa, thấy có sự chia cắt giữa ta và thế giới bên ngoài. Chúng ta bắt đầu mò mẫm tìm hiểu các sinh vật cùng các hiện tượng trong quốc độ, không gianthế giới mà ta đang sinh sống. Loài người phân biệt và đặt tên cho mỗi sự vật, dùng ngôn từ và ký hiệu để diễn tả các sự vật cùng những tánh chất và tình cảm liên quan. Từ đó từng nhóm người phát minh ra ngôn ngữchữ viết để liên lạc với nhau. Đó là nguyên nhân sự thành lập danh thân, cú thânvăn thân.

Danh thân là tên hay là danh từ, gồm danh từ đơn và danh từ kép.

Cú thân là câu nói do nhiều danh thân họp lại. Câu nói thì có câu ngắn và câu dài.

Nhiều câu họp lại thành văn thân, tức là thành một câu chuyện, một vấn đề.

Khi đã đắc mạng căn là ta đã xa rời cái thể rỗng rang, thanh nhẹ và không lưu ngại của Tâm thể uyên nguyên xa xưa, ta bị chi phối bởi hoàn cảnh chung quanh, chi phối bởi luật tuần hoàn của vũ trụ, không còn được tự tại nữa. Khi đắc cái căn thân thô kệch, ù lỳ này thì ta đã bị dòng nghiệp lực của vọng tưởng đưa đẩy xa rời chân tâm. Ta đã bị lôi kéo vào cái vòng luẩn quẩn của nhân duyên, của Sanh Trụ Dị DiệtDuy Thức gọi là sanh, trụ, lão và vô thường.

Sanh tức là khởi sanh một dòng nghiệp lực, là lúc đắc được cái mạng căn mới.

Trụ là thời gian tăng trưởng từ khi đắc được mạng căn cho đến khi trưởng thành qua các giai đoạn của thời ấu thơ, đồng tử, thiếu niên và đến tuổi thành niên ví như mũi tên từ lúc bắn lên trời cho đến khi hết đà hoặc một bông hoa từ khi là nụ hoa cho đến khi nở xoè hết ra.

Lão là thời gian suy thoái của một kiếp người, là thời lão niên, khi thể xác không còn tráng kiện nữa, khi mà bệnh tật kéo đến, khi mà thân thể không còn tương ưng với tinh thần nữa ví như đóa hoa đã nở hết và đang héo tàn dần hoặc như mũi tên hết đà đang rơi xuống.

Vô thường ở đây là lúc chấm dứt mạng căn, là khi thân xác rã rời, là khi ngũ ấm không còn hòa hợp nữa, là lúc thức ấm phải lìa sắc ấm, là lúc chấm dứt dòng sinh mệnh hiện tại để bắt đầu một dòng sinh mệnh mới, một quả báo mới, một dòng nghiệp lực mới.

Thật ra mọi sự chuyển biến, sanh diệt liên tục không bao giờ ngưng nghỉ, những sanh diệt này thật là nhanh chóng, không thể ngay đó nhận biết được. Thật vậy, trong kiếp sống, mỗi giây phút ta đã trải qua vô lượng những thay đổi sanh diệt của cả thân lẫn tâm. Những sự thay đổi này thật âm thầm, ta không thể nhận biết được cho đến khi có một sự biến chuyển đột ngột như khi bị bạo bệnh hoặc khi thấy người thân đột ngột từ giã cuộc đời thì ta mới nhận ra có sự chuyển biến. Ngày nay khoa học chứng nghiệm được rằng cứ mỗi mười hai năm thì tất cả các tế bào trong con người sẽ thay đổi hoàn toàn. Để nói đến sự chuyển biến âm thầm và nhanh chóng này, duy thức có danh từ sát na sanh diệt. Theo nghĩa rốt ráo thì danh từ vô thường diễn tả một sự không cố định, không thường còn, một sự chuyển biến thay đổi liên tục.

Từ thở vô thủy, khi khởi mê vọng cho tới khi đắc được mạng căn làm người như bây giờ là ta đã trải qua vô lượng kiếp chúng sanh. Từ những chúng sanh vô hình ở trên cõi trời Vô sắc, những chúng sanh có thân báo trang nghiêm của loài trời (phạm thiên) ở cõi trời Sắc giới, các thần tiên, thiên thần, a tu la, ngạ quỷ, chim cá, hổ báo, trâu bò, sâu bọ v.v...trong cõi Dục giới. Nói chung là ta đã ngụp lặn lưu chuyển trong tam giới lục đạo không biết bao nhiêu lần.

Cứ sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, trùng trùng duyên khởi, lưu chuyển không ngưng nghỉ. Có phước lớn thì được sanh làm thần tiên trong các cõi trời như cõi trời Tứ Thiên Vương, trời Đao Lợi, trời Dạ Ma, trời Đâu Xuất, trời Hoá Lạc hay trời Tha Hóa Tự Tại. Tu trì nghiêm mật thì được sanh lên ở các cõi trời Sắc giớiVô sắc giới.

Hưởng phước mà sao lãng việc tu trì, không làm việc thiện thì khi hưởng hết quả báo thì lại bị đầy xuống làm trâu làm chó hoặc làm những loài quỷ đói nơi Địa ngục. Tất cả những quả báo, những nơi thác sanh đều rõ ràng, có một vị trí rõ ràng, một định vị phù hợp với luật nhân quả, nhân nào thì quả ấy rất là tương ưng.

Nói đến quả báo thì xin kể lại một câu chuyện trong điển tích của Phật nói đến một vị tỳ kheo hưởng sự cúng dường của cặp vợ chồng nọ mà không chịu tinh chuyên tu hành, cùng không chỉ giáo một điều gì cho cặp vợ chồng thí chủ kia. Sau này khi viên tịch thì thần thức của vị tỳ kheo ấy phải thọ sanh thành một loại nấm gá vào một cái cây mọc lâu đời ở sau vườn của cặp vợ chồng này. Chỉ có cắp vợ chồng thí chủ này mới lấy ăn được loại nấm đặc biệt này thôi, còn những người khác thì không thể lấy ăn được. Cứ mỗi lần nấm được ngắt đi thì thần thức của vị tỳ kheo này chịu đau đớn khôn cùng. Nhờ có loại nấm này mà cắp vợ chồng thí chủ ấy đã sống qua được nạn đói xẩy đến cho địa phương họ.

Làm phước nhiều thì được hưởng phước báo nhiều, làm phước ít thì được hưởng phước báo ít. Làm ác nhiều thì bị đọa xuống địa ngục, ít thì bị làm thân trâu, thân ngựa. Thiện ác không hơn không kém thì được làm người, thiện nhiều thì làm trưởng giả, thiện ít thì làm người nghèo khó. Phước báu nhiều thì được sanh lên cõi trời cao hơn và thọ mạng dài lâu hơn. Phước báu ít thì được sanh ở cõi trời thấp hơn và thọ mạng ngắn hơn. Tất cả đều có nhân quả tương ưng và định vị rõ ràng.

Cái thể uyên nguyên của thuở nguyên thủy xa xưa là cái thể tánh không ngăn ngại của Âm Thanh và Ánh Sáng, của các Quang Minh không lưu ngại, không hình không tướng, của Vô Lượng QuangVô Lượng Thọ, của phi không gian và phi thời gian.

Cái thế giới vật chất ngày nay là cái thế giới đã bị lưu ngại và chuyển biến thô kệch lại. Trái đất mà chúng ta đang sống tưởng chừng như đứng yên một chỗ nhưng thật ra đang quay tít xung quanh mặt trờiđồng thời lại quay quanh chính nó. Chính vì thế mà có ngày và đêm, có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu và Đông. Khi trái đất quay gần mặt trời thì khí hậu nóng bỏng, khi xa thì rét cóng. Đối diện mặt trời thì là ban sáng, bị che khuất là ban đêm.

Mặt trời thì lại xoay trong quỹ đạo của nó. Cứ vậy trùng trùng, lớp lớp các hành tinh và thế giới cứ cái này xoay quanh cái kia, cái nhỏ xoay quanh cái lớn, cái lớn xoay quanh cái lớn hơn. Ngay đến cái nhỏ bé li ti như nguyên tử cũng chứa những điện tử chạy không ngưng nghỉ chung quanh nhân của nó. Hãy tưởng tượng hình ảnh chuyển động của một vòng lửa khi một người cầm hai sợi dây lửa vừa quay tròn vừa cắm đầu chạy trong đêm tối. Sự chuyểng động của trái đất và các hành tinh ví như sự chuyển động cực kỳ thần tốc của muôn vàn sợi dây lửa như vậy. Hình ảnh của các sự chuyển động này cũng giống như hình ảnh của các cơn bão lốc, cứ cuộn tròn xoay chuyển trong không gian.

Những sự xoay vần đó nhanh chậm khác nhau tùy theo hấp lực lôi kéo mà duy thức gọi là thế tốc. Những xoay vần này đều theo một quy luật, một thứ tự khiến cho mọi sự tuy quay cuồng nhưng lại nhịp nhàng thứ lớp, không chướng ngại lẫn nhau. Cái quy luật và thứ tự này duy thức gọi là thứ đệ.

Do sự xoay chuyển đó mà có thời giankhông gian tức là có thời và phương, có lâu, có mau, có nhiều, có ít tức là có số lượng, có sự hòa hợpbất hòa hợp. Khi hòa hợp thì sanh khởi, khi bất hòa hợp thì tan rã và tàn lụi.

Hãy tưởng tượng trái đất vừa quay quanh mặt trời, vừa xoay quanh chính nó. Khi đối diện với mặt trời thì sáng, khi không đối diện mặt trời thì tối. Vì có sáng và có tối nên có ý niệm về sự thay đổi giữa ngày và đêm tức là có ý niệm về thời gian, duy thức gọi là thời. Vì muốn so sánh lâu mau mà có sự chia chẻ thời gian ra làm nhiều phần.

Bây giờ thì hầu hết đều chấp nhận cách chia thời gian một ngày và một đêm thành làm 24 giờ, bắt đầu từ 0 giờ sáng đến 12 giờ giữa trưa và tới 24 giờ nửa đêm.

Xưa ở bên Trung Hoa chia ngày đêm ra làm 12 canh và đặt tên theo tên 12 con giáp. Bắt đầu là Canh Một tức giờ Tý là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, rồi Canh Hai tức giờ Sửu từ 1 giờ tới 3 giờ, đến Canh Ba tức giờ Dần từ 3 giờ đến 5 giờ, Canh Bốn tức giờ Mẹo từ 5 giờ đến 7 giờ, Canh Năm tức Thìn từ 7 giờ đến 9 giờ, Tỵ từ 9 giờ đến 11 giờ, Ngọ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa và tiếp tục có giờ Mùi, Thân, Dậu, Tuất rồi đến giờ Hợi là từ 9 giờ tới 11 giờ đêm tức là hết một ngày và một đêm.

Bên Ấn độ chia thời gian ra làm 6 thời. Buổi sáng từ 5 giờ đến 9 giờ, buổi trưa từ 9 giờ đến 1 giờ chiều, buổi chiều từ 1 giờ đến 5 giờ, buổi tối từ 5 giờ đến 9 giờ tối, ban đêm từ 9 giờ tối đến 1 giờ khuya, buổi khuya từ 1 giờ khuya đến 5 giờ sáng.

Và cứ thế trái đất quay quanh mặt trời đủ một vòng là hết 365 ngày đêm mà ta gọi là một năm.

Để chỉ một thời gian dài, trải qua thật nhiều kiếp, trong kinh thường nói đến danh từ A tăng kỳ kiếp, có nghĩa là vô lượng, vô số kiếp.

Để chỉ thời gian thật ngắn thì có danh từ Sát na. Sát na được hiểu là khoảng thời gian thật ngắn ngủi, một thoáng thời gian thật mau lẹ. Có nơi nói sát na là một khoảng khắc của một ý nghĩ, là khoảng thời gian của một niệm. Có nơi nói trong một niệm có 90 sát na, trong một sát na có 90 lần sanh diệt. Thành thật luận nói sát na là một khoảng thời gian rất ngắn ở đó có muôn pháp sanh diệt, từ sát na này đến sát na kia các pháp cứ tiếp tục sanh diệt mãi nên còn gọi là sát na sanh diệt.

Mặt trời hiện ra và lặn biến ở một phương hướng nhất định được gọi là hướng Đông và hướng Tây theo thứ tự.

Các sự xoay chuyển của các tinh tú trên bầu trời có vận tốc nhanh hơn vận tốc của trái đất nên các tinh tú cứ di chuyển gần lại với trái đất, sau đó lại di chuyển ra xa rồi biến đi vì đã di chuyển vòng qua sau mặt trời. Vì thế mà mỗi đêm khi nhìn lên bầu trời, ta thấy các chùm tinh tú cứ càng ngày càng di chuyển xa ra và hướng về một hướng nhất định mà ta gọi là hướng Tây. Các chùm tinh tú đó lại di chuyển xa dần cho đến khi bị che khuất. Sau khi di chuyển vòng qua sau mặt trời, các chùm tinh tú đó lại hiện ra từ phương Đông, tiến gần lại trái đất, rồi lại di chuyển ra xa về hướng Tây.

Có những tinh tú luôn luôn hiện ra ở một hướng nhất định như sao hôm và sao mai còn gọi là sao Nam Tào và sao Bắc Đẩu, luôn luôn hiện ra ở hướng Nam và hướng Bắc theo thứ tự. Do các phương hướngvị trí của các ngôi sao mà các thủy thủ biết được vị trí của mình trên biển cả. Đó là nói đến sự thành lập của phương hướngduy thức gọi là phương.

Nói do sự xoay chuyển mà có thời gianphương hướng phải được hiểu theo nghĩa là do sự xoay chuyển mà có khái niệm về thời giankhông gian chứ không phải là sự xoay chuyển sanh ra thời giankhông gian.

Thật ra phương và thời cũng như mọi việc mọi sự trong cái thế giới sai biệt đới chất cảnh này đều Như Huyễn vì đều là sự biến hiện của Chân Tâm. Quá khứ, hiện tạivị lai chỉ là khái niệm về thời gian mà thôi chứ xét cho cùng thì ngay cả đến hiện tại cũng không thành lập được thì làm sao mà thành lập quá khứvị lai. Mọi việc vừa xẩy ra đã không còn là hiện tại nữa thì lấy cái gì làm mốc để nói lúc nào là quá khứ, lúc nào là vị lai.

Thời gian cũng như những bước chân nối tiếp nhau, cứ chân phải đạp xuống thì chân trái bước lên, chân trái đạp xuống thì chân phải bước lên. Vừa đạp chân xuống thì hiện tại đã qua đi và vừa bước chân lên thì cũng không còn hiện tại nữa. Không bước chân và đạp chân nào là hiện tại thì lấy gì làm mốc để phân biệt quá khứvị lai. Và cũng tương tự như vậy không có gì làm mốc để phân biệt phương hướng. Tất cả chỉ là khái niệm, quy ướctương đối.

Về đêm các tinh tú trên bầu trời khi thì hiện rõ, khi thì ẩn tàng, tùy theo bầu trời trong sáng không cố mây che hay là tăm tối vì có mây che. Các tinh tú có khi họp thành từng chùm, có khi nhiều, có khi ít và kết thành những hình thể khác nhau tùy theo mùa Xuân, Hạ hay Thu, Đông. Xa xa tít thật xa còn có hằng triệu triệu các vì tinh tú thuộc các giải ngân hà khác, ngoài giải ngân hà của chúng ta. Do đó mà có khái niệm về số lượng, về nhiều và về ít.

Trong kinh Kim Cang, đức Phật thường dùng số cát của sông Hằng để chỉ cho một số lượng thật nhiều. Hãy đọc một đoạn kinh sau của Phật nói với Tu bồ đề trong kinh Kim Cang:

Này Tu Bồ Đề, như trong sông Hằng có bao nhiêu số cát. Số sông Hằng bằng số cát như thế. Ý ông nghĩ sao? Số cát của những sông Hằng ấy gom lại có thật nhiều chăng? Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Chỉ số cát của một sông Hằng đã là vô số rồi, huống chi là số cát của tất cả các sông Hằng đó.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật có nói mười con số lớn là: A tăng kỳ tức là vô số, Vô lượng có nghĩa là nhiều không thể lường được, Vô biên là không có bờ bến, Vô đẳng là không có gì bằng, Bất khả số là không thể đếm hết được, Bất khả xưng là không thể nói ra được, Bất khả tư là không thể nghĩ ra được, Bất khả lượng là không thể đo lường được, Bất khả thuyết là không thể diễn tả ra được và Bất khả thuyết bất khả thuyết tức là không thể nào nói không thể nào nói được.

Trong kinh Hoa Nghiêm, Thế Tôn nói mọi vật trùng trùng duyên khởi, tương tức, tương sanh, tương diệt. Khi đủ duyên thì sanh khởi, cái này duyên cho cái kia, không có gì là không tương quan với nhau, có cái này tức là có cái kia. Các sự vật dường như riêng rẽ nhưng lại không trở ngại lẫn nhau, mọi sự có nhanh có chậm nhưng lại chuyển động theo một trật tự cực kỳ vi tế khiến cho chúng sanh đều tưởng là do sự tạo tác và sắp xếp của một vị thần linh toàn năng cai quản cái vũ trụ này hoặc là một sự cấu tạo tự nhiên sẵn có từ nguyên thủy mà nào ngờ đâu tất cả đều là những biến hiện từ nơi Chân Tâm.

Chỉ vì một niệm vô minhChân Tâm bị vẩn đục chuyển thành Tâm Thức, nơi mà mọi sự vật trùng trùng duyên khởi, chuyển biến thành vô lượng kiếp chúng sanh trong vô lượng quốc độ. Khi mà chúng sanhthế giới chuyển hiện ra thì bị vận hành theo luật tương sanh tương duyên, tương tức tương diệt của luật Nhân Quả, của Sanh, Trụ, Dị, Diệt hoặc của Thành,Trụ, Hoại, Không hay là Sanh, Lão, Bệnh, Tử.

Ở nơi chúng sanh thì nói Sanh, Lão, Bệnh, Tư; ở trong tâm thức thì nói Sanh, Trụ, Dị, Diệt; ở trong vũ trụ thì nói Thành, Trụ, Hoại, Không.

Ví như bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân cây cối đâm chồi nẩy mộng, mùa Hạ kết thành hoa trái, mùa Thu tàn úa và đến mùa Đông thì khô chết. Khi hòa hợp thì mưa thuận gió hòa, mọi sự sinh sôi nẩy nở tốt tươi. Khi hết hòa hợp thì thiên tai, động đất, bão lụt, hạn hán tàn phá. Mọi sự trở nên tiêu đièu, ảm đạm, tàn tạ và bị hủy diệt. Đó là khái niệm về hòa hợpbất hòa hợp.

Tóm lại Bất Tương Ưng Hành Pháp gồm 24 món: Đắc, Mạng Căn, Chúng Đồng Phận, Dị Sanh Tánh, Vô Tưởng Định, Diệt Tận Định, Vô Tưởng Báo, Danh Thân, Cú Thân, Văn Thân, Sanh, Trụ, Lão, Vô Thường, Lưu Chuyển, Định Vị, Tương Ưng, Thế Tốc, Thứ Đệ, Thời, Phương, Số, Hòa Hợp TánhBất Hòa Hợp Tánh.

Các pháp số này không thuộc về tâm pháp và cũng không thuộc về sắc pháp, chúng là những quan niệm trừu tượng nói về những quan hệ, những trạng thái và tánh chất của cả sắc pháp lẫn tâm pháp nên được gọi là BẤT TƯƠNG ƯNG HÀNH PHÁP.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 140077)
16/11/2010(Xem: 41293)
30/10/2010(Xem: 50890)
20/11/2010(Xem: 123507)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.