Chương Xi Tam Tánh

20/11/201012:00 SA(Xem: 10193)
Chương Xi Tam Tánh

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG LƯỢC GIẢI
Thích Trí Châu
Thanh Lương Thiền Thất - Phật Lịch 2549, 2005

CHƯƠNG XI
TAM TÁNH

 

Các sự chuyển biến bên trong tâm thức đều do các chủng tử và hiện hành làm nhân duyên cho nhau mà hiện khởi. Tất cả dều trải qua các chu kỳ của nhân duyên, sở duyên duyên, đẳng vô gián duyêntăng thượng duyên. Tất cả các hành tướng này đều thật âm thầm và vi tếtri giác không thể nhận biết được. Như đã nói trong các chương trước, các chủng tử và hiện hành cứ bị chiếu soi, phân biệt, khi thì là nhân, khi thì là quả. Chủng tử bị chiếu soi thành quả hiện hành, hiện hành này lại được đưa vào tâm thức để thành một chủng tử mới. Các chủng tử và hiện hành trong A lại da thức cứ liên tục huân tậpchuyển biến, cứ hết làm nhân thì lại làm quả, tương duyên tương sanh, cứ thế mà chuyển biếnhuân tập, làm sanh khởi ra đủ loại mầm mống của các pháp khác nhau. Vì A lại da thức có cái khả năng lưu giữ tất các mầm mống của đủ mọi pháp trong tam giới lục đạo nên duy thức còn gọi nó là Nhất Thiết Chủng Thức. Hãy bàn về bài tụng thứ mười tám của Bồ tát Thế Thân.

BÀI TỤNG THỨ MƯỜI TÁM

Do Nhất Thiết Chủng Thức
Như thị như thị biến
Dĩ Triền Chuyển lực cố
Bỉ bỉ Phân Biệt sanh.

Dịch là:

Do thức Nhất Thiết Chủng
Biến như vậy như vậy
năng lực Triền Chuyển
Kia kia Phân Biệt sanh.

Chỉ vì mê vọng mà Tâm thể vốn uyên nguyên trong sáng và không ngằn mé khởi ra có cái năng chiếu soi và cái sở chiếu soi, khiến bị nhiễm ô và lưu ngại rồi kết cấu lại thành cái tàng thức chứa đủ mọi hạt giống của sanh tử luân hồì.

Bồ tát Thế Thân nói biến như vậy như vậy là muốn diễn tả sự chuyển biến liên tục không ngưng nghỉ. Sự chuyển biến trùng trùng duyên khởi của các chủng tử nơi Tàng Thứcnguyên nhân của tất cả các nghiệp chướng sau này.

Cái năng lực tự tăng trưởng, xông ướp, huân tập, chuyển biến sanh khởi liên tục triền miên không ngưng nghỉ của các chủng tử và hiện hành nơi A lại da thức, được gọi là cái Năng Lực Triền Chuyển. Vì cái năng lực Triền Chuyển chiếu soi này mà các chủng tử và hiện hành trong A lại da thức bị phân biệt liên tục mà khởi sanh ra vô lượng hạt giống sanh tử. Các hạt giống này có đủ loại, xấu có, tốt có và có cả không tốt lẫn không xấu.

Ngài Thế Thân dùng chữ bỉ bỉ (kia kia) là có ý nói rất nhiều, vô lượng hạt giống của các pháp đều do cái năng lực Triền Chuyển này mà khởi sanh.

Sự chiếu soi và huân tập liên tục trong A lại da thức tạo nên một dòng nghiệp lực. Vì sức mạnh của các nghiệp lực này mà chúng sanh bị luân hồi trong sanh tử.

Hãy nghe Bồ tát Thế Thân nói về các nghiệp lực này trong bài tụng thứ mười chín.

BÀI TỤNG THỨ MƯỜI CHÍN

Do chư nghiệp tập khí
Nhị thủ Tập Khí câu
Tiền Dị Thục ký tận
Phục sanh dư Dị Thục.

Dịch là:

Do tập khí các nghiệp
Cùng tập khí hai Thủ
Nên Dị Thục trước hết
Lại sanh Dị Thục sau.

Như trên đã nói các chủng tử có cái khả năng tự chuyển biến, tự huân tập, tự tăng trưởng thuần thục và chín mùi rồi chuyển hiện ra quả Dị Thục. Những huân tập, tăng trưởngchuyển biến đó tạo ra những tập khí, tức là những thói quen. Những thói quen này lâu dần sẽ tạo ra cái nghiệp lực. Khi nghiệp lực chín mùi thì sanh ra nghiệp báo. Khi cái nghiệp báo này hết rồi thì lại có nghiệp báo khác sanh ra.

Tóm lại nguyên nhân của sanh tử luân hồi là vì các thói quen phân biệt do mê vọng mà khởi sanh. Do mê vọngChân tâm bị chia ra làm hai phần, kiến phầntướng phần tức là phần chủ thể và phần đối tượng. Mạt na thức chấp chặt vào hai phần này và khởi ra hai caí thủ (nhị thủ) mà duy thức gọi là năng thủsở thủ.

Năng thủ tức là cái năng chiếu soi và phân biệt, là cái chủ thể chiếu soi và phân biệt. Sở thủ là các pháp bị chiếu soi và phân biệt nghĩa là cái đối tượng bị chiếu soi và phân biệt. Nói một cách đơn giản thì các năng chiếu soi và phân biệt đó gọi là các niệm khởi nơi tâm thức. Các niệm này cứ liên tục sanh khởi như dòng thác lũ, cứ hết dòng nước này qua thì có dòng khác chẩy tới, không lúc nào ngưng nghỉ. Cứ mỗi lần niệm khởi là có một dòng nghiệp lực, theo thời gian khi đủ duyên thì sanh khởi một quả báo tương ưng. Các niệm thì cứ liên tục sanh khởi, niệm niệm sanh khởi, nên các quả báo cũng vậy. Vì thế cho nên bài tụng nói dị thục trước hết lại sanh dị thục sau.

Các phân biệt và chiếu soi đó làm cho các pháp bị biến đổi khác với cái chân thật của chúng. Sự thấy khác đó được duy thức học gọi là Biến Kế Sở Chấp. Hãy nghe Bồ tát Thế Thân diễn tả tánh Biến Kế Sở Chấp trong bài tụng thứ hai mươi.

BÀI TỤNG THỨ HAI MƯƠI

Do bỉ bỉ biến kế
Biến kế chủng chủng vật
Thử Biến Kế Sở Chấp
Tự tánh vô sở hữu

Dịch là:

Do kia kia biến kế
Biến kế mọi mọi vật
Biến Kế Sở Chấp này
Tự tánh không thật có

Bỉ bỉ biến kế là muốn nói đến cái tác dụng biến kế tức là cái năng biến kế. Do cái năng biến kế này mà mọi vật, mọi sự, mọi ngã và pháp trong tam giới lục đạo bị phân biệtchấp trước.

Biến kế chủng chủng vật là nói đến đối tượng bị biến kế tức là cái sở biến kế. Chủng chủng là mọi sự, mọi vật, mỗi cái, mỗi cái đều bị so đo và phân biệt. Tất cả các ngã và pháp đều do phân biệt chấp trướcchuyển biến sai khác.

Bồ tát Thế Thân nói biến kế sở chấp này tự tánh không thật có. Tánh biến kế sở chấp không thật có mà chỉ vì mê lầm mà hiện khởi. Tánh biến kế sở chấp ví như sự tưởng tượng một vật không thật có thành ra có, hoặc thấy một sự việc một cách sai lầm thành ra sự việc khác. Tỷ như trong hư không không có hoa đốm mà vì bị bệnh nơi con mắt mà thấy có hoa đốm; như trong sa mạc, nhìn ánh nắng chiếu nơi xa tưởng là mặt nước hoặc trong bóng tối nhận lầm sợi dây là con rắn.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nói với ông Phú Lâu Na rằng các pháp nguyên là Chơn, là Tánh Giác Diệu Minh nhưng nếu mình vọng chấp phát minh ra có hư không, đất, nước, gió, lửa thì mỗi thứ mỗi hiện ra. Các sự hiển hiện ra đó là do hư vọng. Hãy đọc lời kinh này:

"Tánh Giác Diệu Minh chơn thật cũng lại như thế. Nếu ông phát minh cái hư không thì có hư không hiện ra; địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại mỗi thứ mỗi phát minh thì mỗi thứ hiện ra; nếu cùng phát minh thì cùng hiện ra. Thế nào là cùng hiện ra? Phú Lâu Na, như trong một ao nước hiện ra một bóng mặt trời. Hai người đồng xem bóng mặt trời trong ao nước, một người đi qua hướng đông, một người đi qua hướng tây, thì hai bên đều có mặt trời đi theo mình, một về phương đông, một về phương tây, không có chuẩn đích trước. Không nên gạn hỏi mặt trời đó chỉ có một, làm sao mỗi cái lại đi theo mỗi người? Mặt trời đã thành hai, làm sao hiện chỉ có một? Hư vọng xoay vần như thế, không thể lấy gì làm bằng cứ".

Trong một đoạn kinh trước đó, Phú Lâu Na hỏi Phật rằng chân tâm vốn là giác rồi thì tại sao lại khởi vọng chiếu soi để đến nỗi nó chuyển biến ra sơn hà hải địa, thế giớivũ trụ như chúng ta hiện thấy. Phật hỏi ông Phú Lâu Na rằng theo ông thấy thì cái sáng suốt gọi là tánh giác (vi phục tánh minh xưng danh vi giác) hay là cái không sáng suốt gọi là tánh giác (vi giác bất minh xưng vi minh giác). Phú Lâu Na trả lời nếu nói không sáng suốt là tánh giác thì không có gì là sáng cả (nhược thử bất minh danh vi giác giả, tắc vô sở minh). Phật dậy: Theo ông thì không sáng suốt không phải là tánh giác vì nó không thấy đúng, nhưng nếu nói sáng suốt là tánh giác thì cũng không trúng vì khi thấy là có phân biệt thì không còn là chơn nữa, không còn là tánh giác trạm minh (vắng lặngsáng suốt) nữa. Tánh giác vốn vắng lặng nhưng vì vọng động mà có năng đối với sở.

Thật ra không thể dùng lời nói để chỉ ra cái rốt ráo của Chân Tâm. Không thể dùng lời lẽ giới hạn để chỉ bày một cái vô giới hạn. Phật nói ra thì chỉ cho hạng A la hán đã có công năng tu trì thâm hậu mới nương vào đó trực ngộ thôi chứ hạng sơ cơ như chúng ta cứ lấy cái tâm phân biệt để tìm hiểu thì biết đến bao giờ mà khai ngộ.

Lời nói của Phật là lời nói của vị đã tu hành đến quả vô lậu thì không thể nào nghĩ bàn được. Chúng ta phải tin và dựa vào đó để tu hành thiền quán, diệt tham sân si cho đến khi đắc quả bồ đề. Lời Phật nói chưa từng sai. Khoa học càng tiến bộ thì con người càng thấy rõ sự chân thực của các lời kinh. Phật từng nói hãy quán trong bát nước có tám vạn bốn ngàn chúng sanh, sau này khoa học quả nhiên khám phá trong nước có rất nhiều vi trùng. Kinh thường nói đến chữ tam thiên đại thiên thế giới, có nghĩa là ngoài vũ trụ này còn có hằng tỷ tỷ vũ trụ khác và quả nhiên bây giờ với những siêu viễn vọng kính con người đã có thể thấy hằng triệu triệu các giải ngân hà khác ngoài giải ngân hà mà chúng ta đang hiện hữu. Phật nói chỉ có một cái khẩy móng tay thôi mà âm ba của nó cũng đi tận tới tam thiên đại thiên thế giới và quả nhiên bây giờ với hệ thống vệ tinh ta có thể bắt được các làn sóng âm thanh thật nhỏ nhiệm và vi tế từ nơi thật xa xôi và do đó đã phát minh ra mạng lưới liên lạc viễn thông bằng những điện thoại không dây. Phật nói tam thiên đại thiên thế giới có thể thâu tóm trong một hạt cải và một hạt cải có thể chứa được tam thiên đại thiên thế giới thì nay với đà phát minh của điện toán người ta có thể phát minh ra một thứ kim loại nhỏ xíu mà khả năng của nó có thể lưu giữ hàng tỷ tỷ dữ kiện. Trong kinh Phật thường nói đến những quang minh tức những ánh sáng thì bây giờ với sự nghiên cứu về vật lý quang năng, các nhà khoa học có thể dùng các kính cực vi điện tử, phóng đại cái nhỏ nhiệm nhất mà ta thường gọi là nguyên tử, nhìn sâu vào trung tâm cái nhân của nó và quả nhiên thấy các vật chất không còn hoàn toànvật chất nữa mà là những làn sóng chuyển biến kỳ diệu, chợt hiện rồi chợt biến, khi thì là vật chất khi thì là những làn sóng với những tần số và chu kỳ thay đổi chuyển biến thật nhịp nhàng và linh động.

Đó là chỉ nói sơ sơ thôi chứ viết ra hết thì không cùng. Ta đã thấy những cái bất khả tư nghì như thế trong các lời kinh, thế mà sau Phật cả hơn hai ngàn năm, vào khoảng thế kỷ thứ 16 giáo hội Ky Tô giáo đã hành hạ, tra tấnbỏ tù Galilleo Galilei vì ngài dám nói trái đất tròn trong khi kinh thánh hồi đó nói trái đất hình vuông. Galileo là một nhà toán học và đã dùng toán học mà chứng minh rằng trái đất tròn. Bị hành hạtra tấn quá nên trước toà án ngài cũng phải thều thào nói vâng nếu quý ngài muốn tôi nói nó là vuông thì tôi nói nó là vuông, nhưng dù nói nó là vuông thì sự thật nó vẫn tròn. Vì vậy mà Galileo bị bỏ tù chung thân

Albert Einstein, một nhà vật lý học của thế kỷ 20, nổi tiếng với thuyết tương đối vì đã tìm ra định luật tương quan giữa vật chấtnăng lượng với công thức E=mc2, có nghĩa là năng lượng bằng tích số của khối lượng và bình phương của vận tốc, trong đó E là năng lượng, m là trọng khối và c là là vận tốc. Nhưng với một tốc độ nhanh hơn tốc độ của ánh sáng tức là nhanh hơn 300,000 km/sec thì định luật này không đứng vững được. Einstein với trực giác siêu việt đã phải tuyên bố trước khi chết là nếu phải lựa chọn một tôn giáo để theo thì tôi chọn Phật giáoPhật giáo thật sự nhân bản và hợp với khoa học. Đó là nói sơ lược về những bất khả tư nghì, những điều không thể nghĩ bàn, vượt trên sự suy luận của tri thức thường tình đối với những lời kinh xưa.

Các pháp vốn như huyễn nhưng vì Biến Kế Sở Chấp mà chuyển hiện rachủng tửhiện hành, kiến phầntướng phần, tâm thứchiện tượng. Các năng và sở này làm nhân duyên cho nhau, trùng trùng duyên nhau mà hiện khởi chứ thật ra không có tự tánh cố định chân thật. Vì cái này có nên cái kia có, nên nói các pháp đều duyên khởi.

Cái nhà không phải là cái nhà, chỉ là tên gọi thôi. Cái nhà sở dĩ có được là do có người muốn xây dựng, có người vẽ họa đồ, có người thợ hồ, thợ mộc, có các vật dụng như thang, dây, cuốc, xẻng, gỗ, đá, vôi, hồ, v.v... Cho nên nói cái nhà không có tự tánh cái nhà, không có cái tánh nhất định của nó. Vì bởi do những cái không phải là nó duyên hợp lại nên cái nhà không có tự tánh là cái nhà mà chỉ là quy ước đặt tên cho nó là cái nha mà thôi.

Nói rộng ra mọi sự, mọi vật, tất cả các ngã và pháp trong tam giới lục đạo đều không có tự tánh chân thật, không có tự tánh cố định. Chúng chỉ nương nhau mà hiện hữu, vì cái này có nên cái kia có nên nói chúng đều là y tha khởi.

Bồ tát Thế Thân nói về Y Tha Khởi trong bài tụng thứ hai mươi mốt như sau.

BÀI TỤNG THỨ HAI MƯƠI MỐT

Y Tha Khởi tự tánh
Phân biệt duyên sở sanh
Viên Thành Thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh.

Dịch là:

Tự tánh Y Tha Khởi
Do duyên phân biệt sanh
Viên Thành Thật nơi đó
Xa lìa Biến Kế trên.

Tất cả các cảnh giới, tất cả các Ngã và Pháp trong Tam Giới Lục Đạo, đều do Tâm thức chuyển hiện ra bởi những chiếu soi, phân biệtchấp trước có từ vô thủy. Sự chiếu soi, phân biệtchấp trước cũng được gọi là tánh Biến Kế Sở Chấp, là tánh so đo chấp trước cùng khắp mọi thứ.

biến kế phân biệt mà các pháp làm nhân duyên cho nhau, tương duyên tương sanh, trùng trùng duyên khởi làm hiện ra thân mạng chánh báothế giới y báo của chúng ta. Y báoChánh báo này là Đới Chất Cảnh, là cảnh giới không có tự tánh chân thật, không có cái thể tánh cố định, là cảnh giới dời đổisanh diệt liên tục.

Trong cảnh giới này, tất cả đều nương nhau mà hiện hữu. Cái cây kia không thể nào hiện hữu được nếu không có mảnh đất để bám víu vào. Nó không thể tăng trưởng nếu không có đầy đủ ánh sáng và nước. Nó sẽ khô héo và tàn lụi khi bị hạn hán tức là khi bị nóng cháy và không có mưa. Khi đủ duyên, tức là khi mưa nắng thuận hòa thì tăng trưởng xanh tươi, khi hết duyên tức là khi nắng cháy hoặc ngập lụt thì héo hon hay mục nát mà tàn tạ. Cái cây đó không có tự tánh là cái cây vì nó do rất nhiều thành phần tạo thành. Nào là rễ cây, vỏ cây, nhánh, lá, hoa, quả, v.v... Cái cây không phải là rễ, vì nếu nó là rễ thì gọi nó là rễ chứ không gọi là cây. Nó cũng không phải là thân, vì nếu là thân thì gọi nó là thân chứ không gọi là cây. Tóm lại cái cây có được là do những thành phần không phải là cây duyên nhau mà hiện hữu.

Tất cả mọi cảnh giới đều do những đối tượng của cái tâm phân biệt duyên nhau mà sanh khởi. Tất cả mọi cảnh giới đều không có tự tánh cố định, chúng đều do các thành phần khác với chúng duyên nhau mà thành lập. Nên nói tất cả các pháp đều là Y Tha Khởi. Hai câu đầu của bài tụng này Y tha khởi tự tánh phân biệt duyên sở sanh có ý muốn nói tất cả các ngã và pháp đều do phân biệt duyên khởi mà sanh ra, chúng đều là giả hợp, không cố định, không thường còn, không có tự tánh, chúng đều nương nhau mà hiện hữu.

Vì sự chấp trướcphân biệt của Biến Kế Sở Chấp mà các Ngã và Pháp vốn là huyễn mà lại được chấp là thật có, rồi khởi sinh phân biệt là có hiện hữu, không hiện hữu, giống nhau, khác biệt, là có cả hiện hữu lẫn không hiện hữu, có cả khác biệt lẫn không khác biệt, là không có cả hiện hữu lẫn không hiện hữu, không có cả khác biệt lẫn không khác biệt. Tất cả những đối đãi có không đó đều do biến kế sở chấp mà có.

Các thí dụ sợi dây bị nhận lầm là con rắn, sóng nắng mà tưởng là mặt hồ và các cây lau gác lên nhau mà tưởng là người được thấy rải rác trong các kinh luận, đặc biệt là khi nói về tâm pháp.

Ban đêm đi trên đường hoang vắng vì lo sợ nên khi thấy sợi dây lại tưởng lầm là con rắn nhưng khi định tâm nhìn kỹ lại thì nhận ra đó là sợi dây chứ không phải con rắn. Khi đi trong sa mạc nắng cháy, vì quá khát nước nên ánh nắng chiếu sáng trên mặt cát trước mặt thường bị nhận lầm là mặt hồ cho đến khi tới gần thì mới biết đó là ánh dương diệm. Trong các cánh đồng những cành lau chặt được thường được dựng gác lên nhau, nhìn xa tưởng là người nhưng khi lại gần thì đó chỉ là những cành lau gác lên nhau mà thôi.

Biến Kế mà các cảnh giới được nhận biết không còn chân thật nữa tỷ như sợi dây bị nhận lầm là con rắn, như ánh dương diệm mà tưởng là hồ nước. Ngay nơi con rắn đó mà định tâm lại không còn bị biến kế nữa thì ta sẽ thấy đó là sợi dây gai. Nơi ánh dương diệm đó mà định tâm không còn bị biến kế nữa thì ta thấy ngay đó là sóng nắng chứ không phải mặt hồ nữa.

Cũng vậy nương nơi cảnh giới Y Tha Khởi mà không còn bị Biến Kế Sở Chấp nữa thì ta sẽ thấy được cái chân thật của các pháp tức là thấy được cái Viên Thành Thật.

Viên Thành Thật là sự viên mãn và toàn hảo, là thể tánh chân thật của tất cả các pháp. Tánh chất nầy phổ biến và không có ngằn mé, như như bất sanh bất diệt.

Do nơi Y Tha Khởi mà lìa được vọng chấp, xa rời Năng thủSở thủ tức là xa rời được tánh Biến Kế thì ngay nơi đó thấy được tánh Chân Như tức là ngay đó là thấy được tánh viên thành thật. Bồ tát Thế Thân nói Viên thành thật ư bỉ, Thường viễn ly tiền tánh là vậy. Ư bỉ ở đây nghĩa là nơi Y Tha Khởi Tánh. Viễn ly tiền tánh tức là xa rời cái tánh nói ở trên, ở đây nghĩa là xa rời Biến Kế Sở Chấp Tánh. Cả câu này nghĩa là ngay nơi Y Tha Khởi mà xa rời được Biến Kế Sở Chấp thì đó là Viên Thành Thật.

Hãy nghiên cứu bài tụng thứ hai mươi hai của Bồ tát Thế Thân nói về tánh Viên Thành Thật này.

BÀI TỤNG THỨ HAI MƯƠI HAI

Cố thử dữ Y tha
Phi dị phi bất dị
Như Vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử bỉ

Dịch là:

Nên nó cùng Y tha
Chẳng khác không chẳng khác
Như các tánh Vô thường
Thấy đây mới thấy kia

Viên Thành Thật và Y Tha Khởi không phải khác và cũng không phải chẳng khác. Nếu là khác thì làm sao nói được rằng nếu lìa được Biến Kế Sở Chấp thì Y Tha Khởi tức là Viên Thành Thật. Nếu là giống thì gọi Y Tha Khởi là Viên Thành Thật chứ không gọi là Y Tha Khởi và cũng không nói Viên Thành Thật là bản thể Chân Như của Y Tha Khởi.

Y Tha Khởi và Viên Thành Thật cũng tỷ như sóng và nước. Biến Kế Sở Chấp tỷ như gió. Sóng chẳng khác nước vì sóng do nước bị gió thổi mà khởi sanh, nhưng không thể nói sóng là nước được, vì nếu sóng là nước thì ta gọi nó là nước chứ không gọi là sóng. Đó là ý nghĩa của cái chẳng khác và không chẳng khác.

Tánh Y ThaViên Thành Thật cũng giống như các tánh Vô Thường, Vô Ngã và Không mà ta thường thấy trong các kinh điển. Vô thường, Vô ngã và Không thường được gọi là Tam pháp ấn. Vì hiểu được các pháp là vô thườngvô ngã nên ta khởi được cái tâm tu hành không tạo tác và do đó đạt được cảnh giới Không tịch tức cảnh giới không sanh không diệt của Niết Bàn tịch tĩnh.

Nếu thấy được các pháp là vô thường, vô ngãphát tâm tu trì phá bỏ vọng chấp về ngã và pháp thì sẽ thấy được Như Lai. Nói cách khác nếu trở về đựơc với tánh Như Lai thường tịch thường chiếu rồi thì ta sẽ thấy rõ tánh vô thường, vô ngã của các pháp.

Viên Thành Thật đối với Y Tha Khởi cũng giống như Vô thường, Vô ngã và Không đã nói ở trên. Biết được các pháp là Y Tha Khởi mà khởi tâm tu hành xa rời được Biến Kế Sở Chấp thì ta sẽ thấy Viên Thành Thật. Nếu không biết các pháp là Y Tha Khởi thì sẽ không xa rời được Biến Kế Sở Chấp nên sẽ chẳng bao giờ thấy được Viên Thành Thật. Khi đã thấy được Viên Thành Thật thì phải rõ là các pháp đều là Y Tha Khởi.

Đó là ý nghĩa câu: Như vô thường đẳng tánh, Phi bất kiến thử bỉ. Phi bất kiến thử bỉ dịch là không thấy đây thì cũng không thấy kia, ở bài tụng này dịch là thấy đây mới thấy kia cũng là một nghĩa thôi.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 140077)
16/11/2010(Xem: 41292)
30/10/2010(Xem: 50890)
20/11/2010(Xem: 123504)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.