Phần 6.

28/05/20202:43 CH(Xem: 3044)
Phần 6.

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
NGUYÊN GIÁC
Published by
Ananda Viet Foundation – 2020


PHẦN 6 | PART 6

Phần 6. (từ trang 116 đến  trang 142)

51. The Nature Of The Mind | Kiến Tánh
52.
The Buddhas Within | Chư Phật Trong Ta
53. The Lamp | Ngọn Đèn
54. Leaving The World | Xuất Thế
55.
From The Emptiness | Từ Không Mà Tới
56.
The Highest | Bậc Nhất
57.
Practice | Thiền Tập
58.
The Six Words | Sáu Chữ
59.
Like A Dragon | Như Rồng
60. Birth and Death | Sinh Và Tử

51

THE NATURE OF THE MIND

That spot is empty; its nature is originally emptiness.
Such are all things; all have the nature of emptiness.
Beyond the sky and earth, so vast is the universe.
Though shining countless worlds, so serene is the cold light.
It neither increases at the enlightened, nor decreases at the unenlightened.
It appears square or round in receptacles at ease.
When the water is still, the moon appears in thousands of rivers.
As the flower blossoms, the whole universe glows red.

CHÂN NGUYÊN (1647 - 1726)

NOTE: If someone asks you about the afterlife, what should you do? Just ring a bell, and ask where the sound has gone. It doesn’t mean that there is nowhere or somewhere for the sound dwelling. It means that all phenomena are just the one mind. The Buddha says Nirvana is the extinction of desire, hatred, and delusion. If we don’t understand the working of the mind, we can not extinguish the fire of desire, hatred, and delusion.

In the AN 4.24 Sutta, the Buddha said that you should have the mind of Suchness; that means that your mind is just like a clear and bright mirror that reflects all things without any interference.

The Buddha said in the AN 4.24 Sutta:

“Thus, monks, the Tathāgata, when seeing what is to be seen, doesn’t suppose an (object as) seen. He doesn’t suppose an unseen. He doesn’t suppose an (object) to-be-seen. He doesn’t suppose a seer.

“When hearing.…

“When sensing.…

“When cognizing what is to be cognized, he doesn’t suppose an (object as) cognized. He doesn’t suppose an uncognized. He doesn’t suppose an (object) to-be-cognized. He doesn’t suppose a cognizer.

Thus, monks, the Tathāgata—being the same with regard to all phenomena that can be seen, heard, sensed, & cognized—is ‘Such.’ And I tell you: There is no other ‘Such’ higher or more sublime." (Translated by Thanissaro Bhikkhu)

So many Vietnamese Zen masters emphasized how to live with the mind of Suchness. The Zen master Thích Phước Hậu (1866 - 1949) made this poem: "The scriptures have 84,000 sutras. I learned and practiced them all, not less and not more. Now I forget completely all of them, except for the word Suchness on my head."

---  ---

KIẾN TÁNH

Một điểm rỗng rang thể vốn không, 
Muôn điều tạo hóa ấy cơ đồng.
Bao la thế giới ngoài trời đất,
Lặng ánh hàn quang cõi cõi trong.
Ở Thánh chẳng thêm phàm chẳng bớt,
Vuông tròn tùy món mặc dung thông.
Nghìn sông nước lắng trăng in bóng,
Hoa nở khắp nơi rực sắc hồng.

CHÂN NGUYÊN (1647 - 1726) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Nếu có ai hỏi bạn về cõi hậu tử, bạn nên làm gì? Hãy gõ một tiếng chuông, và yêu cầu người kia chỉ ra nơi đâu tiếng chuông đi. Như thế không có nghĩa là không có nơi nào hay có nơi nào để tiếng chuông an trụ. Nó có nghĩa là vạn pháp chỉ là một tâm. Đức Phật nói Niết Bàn là khi chấm dứt tham, sân và si. Nếu chúng ta không hiểu vận hành của tâm, chúng ta không thể dập tắt lửa của tham, sân và si.

Trong Kinh AN 4.24, Đức Phật nói rằng bạn nên giữ Tâm Như Thị; nghĩa là tâm bạn y hệt như gương sáng và trong, phản chiếu tất cả mà không can thiệp gì.

Đức Phật nói trong Kinh AN 4.24 Sutta:

"Như thế, chư tăng, Như Lai, khi thấy cái được thấy, không cho là có một (vật gì như) được thấy. Cũng không cho là có cái không được thấy. Cũng không cho là có một (vật gì như) sẽ được thấy. Cũng không cho là có ai đang thấy.

"Khi nghe... (tương tự)...

"Khi cảm thọ... (tương tự)...

"Khi nhận biết cái được nhận biết, không cho là có một (vật gì như) được nhận biết. Cũng không cho là có cái không được nhận biết. Cũng không cho là có một (vật gì như) sẽ được nhận biết. Cũng không cho là có ai đang nhận biết."

Nhiều Thiền sư Việt Nam nhấn mạnh về cách sống với tâm Như Thị. Thiền sư Thích Phước Hậu (1866 - 1949) đã làm bài thơ: "Kinh điển lưu truyền tám vạn tư. Học hành không thiếu cũng không dư. Đến nay tính lại đà quên hết, chỉ nhớ trên đầu một chữ Như."

---  ---

52

THE BUDDHAS WITHIN

When your unreal body stands in front of a mirror, you see that it and its image shown in the mirror look alike. It’s impossible if you want to accept the body and reject the image, because the body is also unreal. The body originally is not different from the image; you could not accept one and reject the other. While you want to accept one and reject the other, you are very far away from the truth. Also, while you like the holy and dislike the unholy, you are bobbing up and down in the sea of birth and death. Similarly, when affliction appears in your mind, blissfulness can not be found anywhere. If you don’t discriminate against any appearance, you will enter the Way quickly.

Buddhas of the three times are in your body. Covered by external phenomena, and blurred by habit, you delude yourself. When your mind has no thought, you are all the Buddhas of the past. When your action comes from serenity, you are all the Buddhas of the future. When you respond to circumstances naturally, you are all the Buddhas of the present. When your mind is pure and does not cling to the six fields of the senses, you are the Apart From Defilement Buddha. When you come and leave freely, you are the Supernatural Power Buddha. When you are peaceful and happy in any place, you are the Unconstrained Buddha. When your mind is pure and luminous, you are the Shining Light Buddha. When your mind is firmly trained in dharma, you are the Indestructible Buddha. Just one true nature, but you manifest in countless forms. 

HƯƠNG HẢI (1628 - 1715)

NOTE: Decades ago, I asked my root master, the Zen Master Tich Chieu, “Should I recite the name of the Buddha every day?” My master replied, “You only recite the name of the Buddha correctly if your hands also recite the name of the Buddha -- and so do your feet.”

And now, this below poem I composed many years ago as offering to the Buddhas.

CHANTING THE BUDDHA’S NAME

Namo Amitabha Buddha
Namo Amitabha Buddha
Namo Amitabha Buddha

I vow to take refuge in the Buddha,
in the Dharma, and in the Sangha
of the three periods of time
My past misdeeds I now repent
My new virtue I do my best
I chant with my whole body and mind
Namo Amitabha Buddha

Chanting the Buddha’s name I vow to take rebirth
as words written in Buddhist scriptures
as rains to bless the rice fields
as a dharma boat to carry humans
to cross the river of suffering
Namo Amitabha  Buddha 

I chant the Buddha’s name with my hands that raise the fallen and help them cross the river
I chant the Buddha’s name with my feet that walk thousands of miles and lead the lost ones home
I chant the Buddha’s name with my words that become poems and awaken humans
I chant the Buddha’s name with my whole body and mind that lives fully with compassion and helps countless humans. 

Chanting the Buddha’s name with my whole body and mind, I see the Buddha appear in my shining mind
Looking at the mind, you will see Buddha
Look at Buddha, you will see the mind
Watching your mind, you will see the shore of Nirvana
Namo Amitabha Buddha

Gently chant the Buddha’s name
See every word arise and vanish
See every thought come and go clearly
The pure land becomes your whole body, and your mind becomes the boundless light
Namo Amitabha Buddha.

---  ---

CHƯ PHẬT TRONG TA

Vọng thân tới gương soi bóng, bóng với vọng thân giống nhau. Chỉ muốn để thân bỏ bóng, thì thân có thực đâu nào ! Thân vốn không khác gì bóng, một không, một có được sao ? Nếu muốn lấy một, bỏ một, hằng cùng chân lý cách xa. Lại mến Thánh ghét phàm, nổi chìm trong biển sanh tử. Phiền não nhân tâm  nên có, tâm không phiền não ở đâu? Chẳng nhọc phân biệt lấy tướng, tự nhiên được đạo chóng mau. 

Ba đời chư Phật đều ở trong thân ta, chỉ vì tập khí làm mờ ám, ngoại cảnh làm ngăn trở, khiến ta tự mê đi. Nếu trong lòng ta được vô tâm là Phật quá khứ. Trong lặng lẽ mà khởi tác dụngPhật vị lai. Tùy cơ ứng vật là Phật hiện tại. Ta thanh tịnh không nhiễm ô lục trần là Phật Ly Cấu. Ta ra vào không gì làm trở ngại là Phật Thần Thông. Đến đâu cũng an vui là Phật Tự Tại. Một tâm trong sángPhật Quang Minh. Tâm đạo bền chắc là Phật Bất Hoại. Ta biến hóa vô cùng chỉ do một chân tánh mà thôi.

HƯƠNG HẢI (1628 - 1715) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Nhiều thập niên trước, tôi hỏi Thiền Sư Tịch Chiếu, “Con có nên niệm Phật hằng ngày không?” Thầy tôi trả lời, “Con chỉ niệm Phật đúng được, nếu tay con cũng niệm Phật – và chân con cũng niệm Phật.”

Và bây giờ, bài thơ dưới đây, tôi làm nhiêu năm trước để cúng dường chư Phật.

NIỆM PHẬT

Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật

Quy y trọn thân tâm
ba đời Phật Pháp Tăng
tội cũ con sám hối
thiện mới con tinh cần
thân tâm một niệm
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật nguyện vãng sanh
thành chữ viết trang kinh
thành mưa cho lúa mọc
thành thuyền pháp qua sông
cứu người thoát khổ
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật là tay niệm Phật, nâng người té ngã, dìu người qua sông
Niệm Phật là chân niệm Phật, đi muôn ngàn dặm, đưa người tới nhà
Niệm Phật là lời niệm Phật, hóa chữ thành thơ, gọi người tỉnh giác
Niệm Phật là thân niệm Phật, toàn thân từ bi, độ vô lượng người

Niệm Phật niệm toàn thân
Phật hiện sáng ngời tâm
nhìn tâm là thấy Phật
nhìn Phật là thấy tâm
quay đầu là bờ
Nam Mô A Di Đà Phật

Niệm Phật nghe dịu dàng
từng chữ hiện rồi tan
thấy từng niệm ngời sáng
Tịnh độ hóa toàn thân
hiện tâm vô lượng
Nam Mô A Di Đà Phật.

---  ---

53

THE LAMP

From the lamp of mind, the Buddha’s eyes arise. 
The Way of Zen is transmitted with the four wide-open eyes
The lamp keeps lighting up forever,
and empowers Zen foresters to help human beings.

CHÂN NGUYÊN (1647 - 1726)

NOTE:  Light the lamp, clear the darkness, follow the Buddha, and become a walking temple. When you realize the emptiness nature, the compassion arises naturally. Keep the light shining, and help others attain liberation. Nothing is more precious than entering the Bodhisattva Way.

The eyes. The eyes. How can the master pass down the lamp of Zen to students via the eyes?  Actually, via the wisdom eyes, not the bodily eyes. A koan says that you should see as a blind person, hear as a deaf person, and talk as a mute person; it means that your whole body and mind walk, stand, sit and lie down in the non-self realization.

In the Thag 8.1 (Verses of the Senior Monks), Ven. Mahakaccayana wrote a poem of eight stanzas. The last two stanzas are as follows.

All is heard with the ear,
all is seen with the eye;
the wise ought not forsake
all that is seen and heard.

Though you have eyes, be as if blind;
though you have ears, be as if deaf;
though you have wisdom, be as if stupid;
though you have strength, be as if feeble.
And when issues come up
lie as still as a corpse. (Translated by Bhikkhu Sujato)

---  ---

NGỌN ĐÈN    

Một ngọn đèn tâm mắt Phật sinh, 
Truyền nhau “bốn mắt ngó” phân minh
Ngọn đèn mãi nối sáng vô tận,  
Trao gởi thiền lâm dạy hữu tình

CHÂN NGUYÊN (1647 - 1726) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hãy thắp ngọn đèn, xua bóng tối, theo Đức Phật, và tự thân trở thành một ngôi chùa di động. Khi bạn nhận ra tánh không, thì từ bi khởi dậy tự nhiên. Hãy giữ ngọn đèn sáng hoài, và hãy giúp người khác giải thoát. Không có gì quý giá hơn là bước vào Bồ Tát Đạo.

Mắt. Mắt. Làm thế nào vị Thầy có thể truyền ngọn đèn Thiền cho môn đệ qua cặp mắt? Thực sự, chỉ là qua mắt tuệ, không phải mắt thịt. Một công án nói rằng bạn nên thấy như người mù, nghe như người điếc, và nói như người câm; có nghĩa là, toàn thân tâm bạn đang đi, đứng, ngồi và nằm trong chứng ngộ vô ngã.

Trong Thag 8.1 (Trưởng Lão Tăng Kệ), ngài Mahakaccayana viết bài thơ 8 đoạn, với 2 đoạn cuối như sau.

Tất cả được nghe với tai,
tất cả được thấy với mắt;
người trí không nên xa lìa
tất cả những gì được thấy và nghe.

 

Mặc dù ngươi có mắt, hãy làm như mù;
mặc dù ngươi ó tai, hãy làm như điếc;
mặc dù ngươi có trí tuệ, hãy làm như khờ;
mặc dù ngươi có sức mạnh, hãy làm như mong manh.
Và khi có chuyện xảy ra
hãy nằm tịch lặng y hệt xác chết.

---  ---

54

LEAVING THE WORLD

Oh, monks! The ancient masters said, “You should keep seeing that the five aggregates are emptiness, that the four elements are non-self, that the true mind has no form, that all things neither come nor leave, that when you were born the mind's nature did not come, that when you die the mind's nature will not leave, that when the mind is in stillness completely you will see the mind and the outer world are one in Suchness.

Seeing that constantly, you will soon attain enlightenment, gain freedom from the three periods of time, and become those who leave this world. It is important to you not to cling to anything.

THONG THIEN (? – 1228)

NOTE: Constantly observe this. Many ancient Zen masters in Vietnam asked the practitioners to do this. It’s very hard to put into practice; however, after you have the first glimpse of that insight, you will continue observing this comfortably and will enjoy the world differently. 

Buddha once held up a flower before the monks. All the monks were silent, awaiting his word; except one, only Mahakasyapa smiled. Then Buddha said that he just gave the true dharma transmission to Mahakasyapa. That was the beginning of the Zen tradition.

Why? Because the other monks saw the flower as flower, as something that the Buddha held up, as something was seen by them? Because only Mahakasyapa saw the flower as a flower, as something that the Buddha held up, as something was seen by him, and as something his mind manifesting? Because Mahakasyapa became one with the flower? Watch your mind. Don’t say a word. Just live the Suchness.

How can we have the insight of Suchness? In the SA 296 Sutra, the Buddha said: "Because this exists, that exists. That is the dharma of arising by the causal condition." And thus, one who attains the right wisdom will neither ponder nor cling to any name-and-form that may or may not exist in the past, future and present.

---  ---

XUẤT THẾ

Đâu chẳng nghe người xưa nói: “Chỉ xem năm uẩn đều không, tứ đại vô ngã, chân tâm không tướng, không đi không lại, khi sanh tánh chẳng đến, khi tử tánh chẳng đi, yên tĩnh tròn lặng, tâm cảnh nhất như.” Chỉ hay như thế, liền đó chóng liễu ngộ, không bị ba đời ràng buộc, bèn là người xuất thế. Cần thiết chẳng được có một mảy may thú hướng.

THÔNG THIỀN (? - 1228)– Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hãy cứ nhìn như thế liên tục. Nhiều Thiền Sư tại Việt Nam thời xưa vẫn bảo Thiền Sinh làm như thế. Rất khó để tu tập như thế; tuy nhiên, sau khi bạn lần đầu thấy được thị kiến đó, bạn sẽ giữ cái nhìn đó liên tục dễ hơn, và sẽ hân thưởng thế giới này khác đi. 

Đức Phật một lần đưa cao một bông hoa trứơc các vị sư. Tất cả các sư đều im lặng, chờ Đức Phật nói; chỉ trừ một sư, Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Rồi Đức Phật nói rằng Phật mới trao truyền chánh pháp cho Ma Ha Ca Diếp. Đó là khởi đầu của Thiền Tông.

Tại sao? Có phải vì các sư khác thấy hoa như là hoa, như một vật mà Đức Phật cầm đưa lên, như một vật được họ nhìn thấy? Có phải vì chỉ duy ngài Ma Ha Ca Diếp thấy hoa như là hoa, như một vật mà Đức Phật cầm đưa lên, như một vật được Ma Ha Ca Diếp nhìn thấy, và như một vật mà tâm của Ma Ha Ca Diếp đang hiển lộng? Có phải vì Ma Ha Ca Diếp trở thành một với hoa? Hãy nhìn tâm của bạn. Đừng nói một lời. Hãy sống cái Như Thị.

Làm thế nào chúng ta có thể có tuệ nhãn Như Thị? Trong Kinh Tạp A Hàm SA 296 Sutra, Đức Phật nói: "Bởi vì cái này có, nên cái kia có. Đó là pháp duyên khởi." Và như thế, người nào có trí tuệ chơn chánh sẽ không suy nghĩ về hay dính mắc vào bất kỳ danh-sắc nào (thân-tâm nào) mà nó có thể hay không có thể có mặt trong quá khứ, vị laihiện tại.

---  ---

55

FROM THE EMPTINESS

Originally rootless
the dharmas come from the emptiness
and will leave the emptiness,  
I originally neither come nor leave,
and do not bother with birth and death.

NHU TRUNG LAN GIAC (1696 – 1733)

NOTE: Birth and death? How can we step into the deathless? Just see that you die instantly and completely in every moment of your life. That means that you live with the deathless after your mind undergoes the death of desire, hatred, and delusion. Zen says that every moment should be the moment of the great death. A koan says that you should rob the plows of the poor farmers, and steal the food of the hungry persons; it means that you should not ponder and cling to the forms, the sounds, the odors, the flavors, the feelings, and the thoughts that you encounter.

Another koan says that you should give away all the things you have, including your wife and children; it means that you should turn away from all the forms, the sounds, the odors, the flavors, the feelings, and the thoughts that you may encounter.

The SN 12.11 Sutta says that there are four kinds of food that help maintain beings in the worlds: edible food, contact, mental intention, and consciousness. These four kinds of nutriment have craving as their source. When you quit craving and turn away from the four kinds of food, you are stepping into the deathless state.

---  ---

TỪ KHÔNG MÀ TỚI

Vốn từ không gốc 
Từ không mà đến 
Lại từ không mà đi
Ta vốn không đến đi 
Tử sanh làm gì lụy. 

NHƯ TRỪNG LÂN GIÁC (1696 - 1733) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Sinh và tử? Làm thế nào chúng ta có thể bước vào cảnh giới bất tử? Hãy nhìn thấy rằng bạn chết tức khắc và toàn diện trong từng khoảnh khắc của đời bạn. Nghĩa là bạn sống với bất tử sau khi tâm bạn trải qua cái chết của tham sân si. Thiền Tông nói rằng từng khoảnh khắc nên là khoảnh khắc của cái chết lớn. Một công án nói rằng bạn nên cướp cày của nông dân nghèo, và nên trộm thực phẩm của người đói; nghĩa là, bạn không nên suy tưởng và dính vào sắc, thanh, hương, vị, cảm thọ và các niệm mà bạn thấy hiện ra.

Một công án khác nói rằng bạn nên bố thí toàn bộ những gì bạn có, kể cả vợ và con; như thế nghĩa là bạn nên quay lưng ra khỏi toàn bộ cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được cảm thọ, và cái được suy nghĩ tư lường mà bạn có thể gặp.

Kinh SN 12.11 Sutta nói rằng có bốn loại thực phẩm duy trì chúng sinh trong các thế giới: đoàn thực (thức ăn được), xúc, tư niệm thực, và thức thực. Bốn loại thức ăn này có tham ái là cội nguồn. Khi bạn từ bỏ tham ái và quay lưng đối với bốn loại thức ăn, bạn đang bước vào cảnh giới bất tử.

---  ---

56

THE HIGHEST

The highest person practices the unconditioned dharmas.
The second-ranked person cultivates both merit and wisdom.
The third-ranked person does good and avoids evil. 
The fourth-ranked person is a superior scholar of the Three Baskets of Buddhist Scriptures.

TUONG QUANG (1741 – 1830)

NOTE: Who could step into the realm of the unconditioned dharmas -- the profound mind of Nirvana? Was that Venerable Mahakasyapa, who smiled when Buddha twirled a flower before the assembly of monks, and in another occurrence was invited by Buddha to share the seat? 

This Zen poem divides practicing Buddhists into four groups: the highest-ranked are those who drop all things, transcend all good and evil; second, those who practice the Bodhisattva Way, cultivate both merit and wisdom; third, those who practice the normal way --– doing good and avoiding evil; fourth, those who memorize Buddhist Scriptures and don’t practice the Buddha’s teachings.

We should ask the following question here: who has gone beyond both good and evil? In The Dhammapada, Buddha says in verse 39 that the person who drops all good and evil has no fear at all, in verse 97 that the person who destroys causes for all good and evil is the ultimate human, in verse 126 that the person who does not cling to all good and evil attains Nirvana, in verse 267 that the person who throws out all good and evil is called a monk, and in verse 412 that the person who transcends the ties of all good and evil is called by Buddha a brahman. Just be compassionate, do good deeds, and see that nobody has ever done anything and that nothing has ever been done.

---  ---

BẬC NHẤT

Người bậc nhất tu pháp vô vi  
Người bậc nhì phước tuệ đầy đủ 
Người bậc ba làm thiện chừa ác 
Người bậc tư tam tạng tinh thông.

TƯỜNG QUANG (1741-1830) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Ai có thể bước vào cảnh giới của vô vi – của Niết Bàn Diệu Tâm? Có phải đó là ngài Ma Ha Ca Diếp, vị sư mỉm cười khi Phật cầm hoa lên xoay nhẹ trứơc tăng chúng, và trong trường hợp khác đã được Phật mời chia sẻ chung chỗ ngồi?

Bài thơ Thiền này chia Phật Tử làm bốn nhóm: bậc nhất là những vị buông bỏ vạn pháp, siêu vượt cả thiện ác; bậc nhì là người tu Bồ Tát Hạnh, vun trồng phứơc và huệ; bậc ba là tu pháp bình thường – làm lành và lánh dữ; và bậc tư là những vị thuộc Kinh Phật mà không tu theo lời Phật dạy.

Chúng ta nên hỏi câu này: Ai đã vượt qua cả thiện và ác? Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói trong đoạn 39 rằng người đã buông bỏ cả thiện và ác thì không sợ hãi gì, nói trong đoạn 97 rằng người đã phá hủy các nhân duyên cho mọi pháp thiện và ác là người tối thắng, nói trong đoạn 126 rằng người không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết Bàn, nói trong đoạn 267 rằng người đã ném bỏ hết mọi pháp thiện và ác thì được gọi là một vị sư, và nói trong đoạn 412 rằng người vượt qua sự trói buộc của mọi pháp thiện và ác thì được Phật gọi là một vị Bà La Môn. Hãy từ bi, hãy làm việc thiện, và hãy thấy rằng không có ai đã từng làm bất cứ gì, và rằng không hề có việc gì đã từng được làm.

---  ---

57

PRACTICE

You should know that the way of Zen must be asked, investigated and enlightened by yourself, neither by others nor by anything.
Layman Pang once asked Zen Master Mazu, “Who is companionless among all phenomena?” 
Mazu said, “After you swallow all the water in the West River in one gulp, I will tell you.”
Is that the answer?  Or something marvelous here? Or pointing directly to the person not making friends with all phenomena? Or is there a secret not to be transmitted?

Investigate every bit from that koan, seek to get to the ultimate; don’t distort intentionally, don’t explain wrongly with your own opinion, and also don’t throw it all away. Even busy at work, you should keep your mind on the koan; even in leisure time, keep investigating it. 
Disregard anything almost-cooked, disregard anything near-raw. Also don’t discuss anything that may relate to “the person going to the ultimate, and the story of the ultimate” -- whether one or two, existence or non-existence, unholy or holy, reasonableness or sensibleness, secularness or Buddhist dharma. Keep observing your mind like that. You will suddenly see the mind blossom vastly -- you will become profoundly enlightened, and laugh joyfully. 

THACH LIEM (circa 17th century)

NOTE: Zen Master Thach Liem had the heart of a loving grandmother, and gave very clear instructions on how to do koan practice. Just investigate a koan all day and night. Always keep your mind on the koan, watch it, observe it, investigate it, but don’t cling to any thought. No further comment should be given here.

Don't force your mind; just do it effortlessly. Zen masters say that any force you put on your mind will make everything go wrong. They say that don't put rocks on grass; just uproot the grass. The quiet, effortless attention leads your mind into a realm where you know that you don't know. This state of mind is also called as "a great doubt." The Chinese Zen master Da Hui (1089–1163) said that a great doubt would lead to a great awakening. Just observe the mind of "don't know" where any thought vanishes instantly right at the moment it arises; it is also where you see not a trace of the three poisons (greed, hatred, and delusion). It is the unknown mind, where there is not a trace of the past, present, and future.

Listening to the koan with your whole body and mind is one of the best ways to do the koan practice. Listen to every word's meaning from the koan, to every word's sound from the koan, to any response from your body and mind, and to the space created by words and sounds from the koan. The way of listening is discussed in the Śuraṅgama Sutra. At the moments you pay attention to listening, all your thoughts completely vanish and your mind is freed from desire, hatred, and delusion. Listening is one of the best ways to experience the world as a newborn baby, to be freed from all the memories, and to live with the "don't know mind."

---  ---

THIỀN TẬP

Nên biết rằng thiền đạo quí tự mình tham cầu, tự mình giác ngộ, chẳng phải do ở người khác, do ở sự vật vậy. 
Chẳng thấy Bàng Công hỏi Mã Đại Sư rằng: “Cái người chẳng làm bạn cùng vạn pháp ấy, là người thế nào?” 
Đại Sư nói rằng : “Bao giờ ngươi uống một hơi hết cả nước sông Tây Giang, ta sẽ nói với ngươi.” 
Lời nói ấy, có phải là câu trả lời chăng ? Hay tỏ ra một cơ vi mầu nhiệm gì khác chăng? Hay chỉ thẳng cái người chẳng cùng vạn pháp làm bạn chăng? Hay có cái bí mật chẳng truyền, ngụ ở trong ấy chăng?

Thử đem ra suy gẫm từng lẽ, tìm cho đến cứu cánh; chẳng khá xuyên tạc một cách cưỡng ép, đem ý thức riêng mà giải nghĩa quấy quá, lại chẳng nên nhất thiết bỏ qua; nên làm sao trong bận rộn cũng cứu cánh như thế, nhàn hạ cũng cứu cánh như thế, dầu gặp cảnh nghịch bế tắc chẳng thông cũng cứu cánh như thế; mặc kệ chỗ sống gần chín, chỗ chín gần sống, lại chớ bàn đến “con người đi đến cứu cánhcâu chuyện cứu cánh” ấy là một là hai, là có là không, là phàm là thánh, là lý là tình, là đời là phép Phật; dụng tâm đến đó, rồi bỗng nhiên trong trí mở mang rộng rãi, đại giác ngộ và cười xòa lên.

THẠCH LIÊM (~ 17th century) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Thiền Sư Thạch Liêm có quả tim của một bà cụ yêu thương con cháu, và đã cho hướng dẫn rõ ràng về cách tập thiền công án. Hãy khảo sát một công án suốt mọi thời. Luôn luôn chú tâm vào công án, nhìn nó, quan sát nó, khảo sát nó, nhưng đừng dính vào bất kỳ niệm nào. Không nên đưa thêm lời bình nào nơi đây.

Đừng cưỡng bách tâm bạn; hãy làm một cách thoải mái, không nỗ lực. Các Thiền sư nói rằng bất kỳ áp lực nào bạn đặt lên tâm bạn cũng sẽ làm mọi thứ sai lạc. Họ nói rằng đừng đè đá lên cỏ, mà hãy nhổ gốc rễ cỏ. Sự chú tâm lặng lẽ và không nỗ lực sẽ dẫn tâm bạn tới nơi mà bạn biết rằng bạn không biết. Trạng thái tâm này cũng gọi là "nỗi nghi lớn." Thiền sư Trung Hoa Đại Huệ nói rằng nỗi nghi lớn sẽ dẫn tới một giác ngộ lớn. Hãy quan sát tâm "không biết" đó, nơi bất kỳ niệm nào cũng tan biến tức khắc ngay khi vừa khởi lên; đó cũng là nơi bạn không thấy chút nào của tam độc (tham, sân, si). Đó là tâm không biết, nơi không một chút nào dính tới quá khứ, hiện tạivị lai.

Lắng nghe công án với toàn bộ thân tâm của bạn là một trong những cách tốt nhất cho pháp Thiền công án. Hãy lắng nghe ý nghĩa từng chữ trong công án, hãy lắng nghe từng âm thanh của chữ trong công án, hãy lắng nghe từng phản ứng trong thân tâm bạn, và hãy lắng nghe từng koảng không gian ạo ra từ chữ và âm thanh trong công án. Kinh Lăng Nghiêm đã giải thích về pháp lắng nghe. Trong các khoảng khắc bạn lắng nghe, tất cả niệm biến mất hoàn toàn, và tâm của bạn xa lìa tham sân si. Lắng nghe là một trong những cách tốt nhất để kinh nghiệm thế giới như một em bé mới ra đời, để xa lìa tất cả ký ức, và để sống với cái "tâm không biết."

---  ---

58

THE SIX WORDS

Sitting still on Dai Hung Mountain for so many years, 
my body is ending; but truly the way is not.
Holding the six words constantly, being preordained, 
I now pass them on to future generations and reveal the way of Zen.

PHO TINH (circa 19th century)

NOTE: Nowadays, a majority of Vietnamese Buddhists practice the Pure Land teachings, keep “holding the six words” -- reciting the name of Amitabha Buddha and wishing to be reborn in the Pure Land. Many of them practice together Zen and the Pure Land. Is Zen different from the Pure Land school? The debate is ongoing. Some, including Zen Master Pho Tinh, say the two schools are not different.

The Zen Master Tran Thai Tong (1218 – 1277) wrote in The Record of The Emptiness:

"After recognizing that mind is actually the Buddha, the wisest persons don't need to practice any more. When you see, hear, sense, contemplate or observe, nothing could cling to your mind any more. The mind that contemplates and the things which are contemplated are originally pure; thus, it is called as the unmoving Suchness or the Buddha's body. The Buddha's body is your body, not two. All the appearances are not two things (the seer and the seen, the hearer and the heard...); your nature of mind exists without end, peacefully and unintentionally. It is also called the living Buddha.

The middle-level persons depend on mindfulness of the Buddha. Diligently and constantly, they keep mindfulness on the Buddha and see their mind becomes virtuous completely. The virtuous thoughts appear, and the evil thoughts disappear. When all evil thoughts are gone, only the virtuous thoughts exist. Being the product of consciousness, every thought arises and vanishes. When the thoughts vanish, the consciousness stays on the right path. When these humans die, they will attain Nirvana -- the state of the Deathless, the Bliss, the Self, and the Pure; that is the way of Buddhism.

The third-ranked persons keep chanting the Buddha's name, wish to see the Buddha's appearance, vow to take rebirth in the Buddha's land, and practice day and night with untiring devotion. After they die, they will take rebirth in the Buddha's land, have new chances to study and practice, attain enlightenment, and enter the Buddhahood.”

It is noteworthy that Tran Thai Tong did not say clearly about the method of chanting Buddha's name.

---  ---

SÁU CHỮ

Nhiều năm ngồi tịnh núi Đại Hùng 
Quả thật thân cùng đạo chẳng cùng 
Sáu chữ chuyên trì thân thọ ký 
Truyền mãi đời sau sáng Tổ tông

PHỔ TỊNH (~ thế kỷ 19) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hiện nay, đa số Phật Tử Việt Nam tu theo pháp Tịnh Độ, liên tục “thọ trì sáu chữ” – niệm danh hiệu Phật A Di Đànguyện sinh vào cõi Tịnh Độ. Trong đó, nhiều người song tu cả Thiền TôngTịnh Độ. Có phải Thiền khác với Tịnh Độ? Cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn. Một số vị thầy, trong đó có Thiền Sư Phổ Tịnh, nói rằng hai tông phái này không khác gì nhau.

Thiền sư Trần Thái Tông (1218 – 1277) đã viết trong sách Khóa Hư Lục:

Bậc thượng trí thì tâm tức là Phật, chẳng nhờ tu thêm. Niệm tức là trần, chẳng cho một điểm. Niệm trần vốn tịnh, nên gọi như như bất động, tức là thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng tướng không hai, lặng lẽ thường còn, còn mà chẳng biết, đó là Phật sống.

Bậc trung trí ắt nương niệm Phật. Chú ý chuyên cần, niệm niệm chẳng quên, tự tâm thuần thiện. Niệm thiện đã hiện, niệm ác liền tiêu. Niệm ác đã tiêu, chỉ còn niệm thiện. Do niệm là ý niệm, nên niệm niệm diệt đó. Khi niệm diệt ắt về chánh đạo. Lúc mạng chung được vui Niết-bàn - thường lạc ngã tịnh - là Phật đạo vậy.

Bậc hạ trí thì miệng siêng niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sanh về nước Phật. Ngày đêm siêng năng tu hành, không có thối chuyển. Sau khi mạng chung, tùy niệm thiện đó được sanh về nước Phật. Sau được chư Phật dạy bảo chánh pháp, chứng được bồ-đề, cũng vào quả Phật.” (Bản dịch của HT Thanh Từ)

Cần ghi nhận rằng Trần Thái Tông không nói rõ ràng về phương pháp niệm danh hiệu Phật.

---  ---

59

LIKE A DRAGON

Above -- there is not a piece of tile to cover the head.
Below – there is not a piece of ground to thrust a stick into.
Either you change clothes and walk straight on the path
or you carry the staff and leave
when you turn, move and touch, just act like a dragon leaping and biting the target.

TỊNH KHÔNG (? - 1170)

NOTE: The image of dragon, king of animals, is used only for the emperors in Vietnam. Legends say that the dragon always hits the target correctly. Similarly, the Zen practitioner has a target to hit -- keep watching the mind correctly, see the empty nature of the mind, and feel the river of impermanence constantly flow through your whole body and mind.

How can you live while you have no roof above your head and no land under your feet? The poem above says that you have to mindfully live in every moment --- just like a dragon that always bites precisely the target. This koan means that your mind should lean on nothing, incline toward nothing, and mindfully live with the emptiness inwardly and outwardly. It also means that you have to mindfully live the featureless consciousness. The DN 11 Sutta says that when you live with the featureless consciousness, you are stepping into the Nirvana.    

What is featureless consciousness? Is that something you have to build up or cultivate? No. You don't have to spend time to build up or cultivate for the featureless consciousness. You don't have to amass anything. Just let all things go. Just let all things flow in the wind of impermanence. Just face the scenes and don't cling to anything you see, hear, sense and perceive. Just keep mindfulness while walking, standing, sitting, lying down and cling to nothing, inwardly and outwardly, from the past, future, and present. Actually, the featureless consciousness appears in the mind as the reflective nature of the mirror; it is already there.

---  ---

NHƯ RỒNG

Trên không miếng ngói che, 
Dưới không đất cắm dùi. 
Hoặc đổi áo thẳng đến, 
Hoặc xách trượng mà đi. 
Khoảng chuyển động xúc chạm,  
Tợ rồng vẫy đớp mồi. 

TỊNH KHÔNG (? - 1170) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hình ảnh con rồng, vua của loài thú, được dùng riêng cho các hoàng đế tại Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng rồng luôn luôn tấn công mục tiêu chính xác. Tương tự, Thiền có một mục tiêu để nhắm vào – liên tục quán sát tâm đúng pháp, nhìn thấy tánh không rỗng rang của tâm, và cảm thọ dòng sông vô thường liên tục chảy xuyên qua thân tâm mình.

Làm sao bạn sống trong khi không có mái nào che đầu và không mảnh đất nào dưới chân? Rồi bài thơ trên nói rằng bạn phải tỉnh thức sống như thế trong từng chuyển động thân tâm ---y hệt con rồng luôn luôn đớp trúng mồi. Công án này có nghĩa là tâm bạn không nên dựa vào bất cứ gì, không nghiêng về bất cứ gì, và tỉnh thức sống với nhận biết tánh không, cả trong và ngoài. Nó cũng có nghĩa là bạn phải tỉnh thức sống với thức không-đặc-tướng. Kinh DN 11 nói rằng khi bạn sống với tâm không có đặc tướng nào, bạn đang bước vào Niết Bàn.

Thức không đặc tướng là gì? Có phải đó là cái gì bạn phải xây đắp hay vun trồng? Không. Bạn không cần mất thì giờ xây đắp hay vun trồng cho thức không đặc tướng. Bạn không cần gom thêm cái gì vào. Hãy buông bỏ hết. Hãy để mọi thứ trôi theo dòng sông vô thường. Hãy đối cảnh và đừng dính vào bất cứ gì bạn thấy, nghe, cảm thọnhận biết. Hãy giữ chánh niệm trong khi đi, đứng, ngồi, nằm và đừng dính gì vào, cả với nội xứ và ngoại xứ, trong các thời quá khứ, tương lai và hiện tại. Thực sự, thức không đặc tướng sẽ hiển lộ trong tâm như tánh phản chiếu của gương; nó có sẵn đó.

---  ---

 

60

BIRTH AND DEATH

Profound and omnipresent, the true nature is originally emptiness and stillness.
Not identical to birth and death, it functions unhindered.
Thus, birth comes from nowhere, and death goes nowhere.

DAO HUE (circa 12th century)

NOTE: How can you see and hear its stillness? Sitting motionless and silencing all the noise? The stillness of nature is not separate from the motion or the noise. You will touch it, feel it, see it, hear it when you realize the nonself nature of all things.

The Zen Master Thuong Chieu, my Dharma uncle, once was asked about the way of Zen. The old monk Thuong Chieu took a small pebble, threw it at a wall, and asked if the student heard the sound of the pebble hitting the wall. The student said, “Yes, Master. I heard it.” Zen Master Thuong Chieu said, “That’s the Way.” It is noteworthy that some Zen masters prefer to strike a gong, or pluck a nail, or call the student by name, or ask the student about the sounds outside the hall.

Suppose that you are listening to a song. While you pay attention to listening, you can not get caught by all things of the past. If you cling to the sounds or anything of the past, you will miss many parts of the song. Furthermore, you can not cling to the sounds of the present, because they instantly flow into the past and you will also miss many parts of the song. And you can not cling to the sounds of the future, because they do not come yet. Through listening with your whole body and mind, you turn away from all things of the past, present, and future. The three poisons --- desire, hatred, and delusion --- fade away in your mind. Through listening with your whole body and mind, your mind easily realizes its nature of emptiness and non-self.

---  ---

SINH VÀ TỬ

Chân tánh diệu viên, thể tự không tịch
vận dụng tự tại, chẳng đồng với sanh tử
Thế nên, sanh không từ đâu đến, tử chẳng đi về đâu.

DAO HUE (~ 1190) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Làm sao bạn có thể thấy và nghe tánh không tịch đó? Ngồi bất động và tắt hết mọi tiếng ồn? Tánh vắng lặng không rời khỏi sự chuyển động hay tiếng ồn. Bạn sẽ sờ chạm nó, cảm nhận nó, thấy nó, nghe nó khi bạn chứng ngộ tánh vô ngã của vạn pháp

Thiền Sư Thường Chiếu, vị sư thúc của tôi, một lần được hỏi về Thiền. Vị sư già Thường Chiếu cầm lên một viên sỏi nhỏ, ném vào tường, và hỏi thiền sinh có nghe tiếng viên sỏi chạm tường hay không. Thiền sinh đáp, “Thưa thầy, con nghe tiếng đó.” Thiền Sư Thường Chiếu nói, “Đó là Đạo.” Ghi nhận rằng một vài Thiền sư ưa thích gõ vào một cái chiêng, hay khảy móng tay, hay gọi tên học trò, hay hỏi học trò về âm thanh bên ngoài thiền đường.

Giả sử rằng bạn đang lắng nghe một ca khúc. Khi bạn chú tâm lắng nghe, bạn không thể bị lôi cuốn vào những gì trong quá khứ. Nếu bạn để vướng vào âm thanh hay bất cứ gì trong quá khứ, bạn sẽ mất nhiều phần trong ca khúc. Thêm nữa, bạn không thể vướng vào âm thanh của hiện tại, vì chúng tức khắc trôi vào quá khứ và bạn cũng sẽ để mất nhiều phần trong ca khúc. Và bạn không thể vướng vào âm thanh của tương lai vì chúng chưa tới. Xuyên qua lắng nghe với toàn thân tâm, bạn xa lìa mọi thứ của quá, hiện, vị lai. Ba độc tham sân si nhạt dần trong tâm bạn. Xuyên qua lắng nghe với toàn thân tâm, tâm bạn dễ dàng nhận ra bản tánh của nó là vô ngãtánh không.






.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/07/2021(Xem: 8026)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.