Phần 7.

28/05/20202:43 CH(Xem: 2903)
Phần 7.

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
NGUYÊN GIÁC
Published by
Ananda Viet Foundation – 2020


PHẦN 7 | PART 7

Phần 7. (từ trang 143 đến  trang 168)

61. Not For Profit | Không Vì Lợi
62.
Urgently Practice | Gấp Tu
63.
The 'What Is' | Cái Đương Thể
64. Sitting Still Tĩnh Tọa
65. At Ease With Birth And Death | Sống Chết Nhàn Mà Thôi
66. Be Wise | Hãy Có Trí Tuệ
67. Nothing Attainable | Vô Sở Đắc
68. Stone Horse | Ngựa Đá
69. Outside The Scriptures | Giáo Ngoại
70. Sun Of Wisdom | Mặt Trời Trí Tuệ  

61

NOT FOR PROFIT

To make a profit leads to implanting a desire.
To have a desire leads to craving a profit. 
A bodhisattva doesn’t do anything for profit or for desire.
Not for profit and not for desire, the bodhisattvas act.

TÍN HỌC (? - 1190)

NOTE: Motivated by compassion, a bodhisattva vows to take countless rebirths to save all sentient beings from the suffering cycle of birth and death. Recited in every meditation session, the four bodhisattva vows later will become your blood and flesh, guiding you through the darkness of ignorance. You should see millions of rebirths actually appear and disappear right at this moment.

The SN 46.63 Sutta says that one who develops and cultivates compassion alongside mindfulness which is based on dispassion, cessation, and non-self will either attain Nirvana or become a non-returner.

The AN 8.1 Sutta says that one who develops and cultivates loving-kindness as a way to liberation will have eight benefits: sleeping well; waking happily; having no bad dreams; being loved by humans; being loved by non-humans; being protected by deities; not being harmed by fire, poison, and weapons; and being rebirthed in a Brahma realm if not higher.

The Sn 1.8 Sutta (Karaniya Metta Sutta) says that one who wants to attain a state of peace should always wish for all beings to live happily, and harmlessly, and should always have the mindfulness of a mother who loves and protects all beings as her only child.

It is noteworthy that Christian churches ask their followers to love one another. The difference is that Buddhists practice loving-kindness with a mindfulness that is based on dispassion, cessation, and non-self, while Christians love one another as the commandment by the so-called Creator God, who does not exist in Buddhist beliefs.

The Holy Bible, English Standard Version. ESV® Text Edition: 2016, says:

"9 As the Father has loved me, so have I loved you. Abide in my love. 10 If you keep my commandments, you will abide in my love, just as I have kept my Father's commandments and abide in his love. 11 These things I have spoken to you, that my joy may be in you, and that your joy may be full.
12 “This is my commandment, that you love one another as I have loved you." (John 15:9-12)

---  ---

KHÔNG VÌ LỢI

Có lợi ắt có nhiễm, có nhiễm ắt có lợi;
có lợi có nhiễm Bồ-tát chẳng làm;
không lợi không nhiễm, Bồ-tát mới làm.

TÍN HỌC (? - 1190) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Phát khởi bởi từ bi, bồ tát phát nguyện tái sinh vô lượng kiếp để cứu tất cả chúng sinh ra khỏi khổ nạn sinh tử luân hồi. Được tụng đọc trong mỗi thời thiền định, bốn lời nguyện lớn của bậc bồ tát sau này sẽ trở thành máu thịt của bạn, hướng dẫn bạn đi xuyên suốt bóng tối vô minh. Bạn nên nhìn thấy nhiều triệu kiếp tái sinh thực sự tập khởitịch diệt ngay trong khoảnh khắc này.

Kinh SN 46.63 Sutta nói rằng người nào tu hạnh từ bi song song (câu hữu) với chánh niệm dựa vào ly tham, tịch diệtvô ngã sẽ hoặc là chứng đắc Niết bàn hoặc chứng quả Bất Hoàn.

Kinh AN 8.1 Sutta nói rằng người nào tu hạnh từ bi như phương tiện giải thoát sẽ có 8 lợi ích: ngủ ngon; thức tỉnh an lạc; không có ác mộng; được người người đều thương; được chư thiên yêu thương; không gặp nạn lửa, thuốc độc và binh khí; và sẽ sinh lên trời Phạm Thiên nếu không tới được cao hơn.

Kinh Sn 1.8 Sutta (Karaniya Metta Sutta) nói rằng ai muốn thành tựu quả bình an nên luôn luôn ước nguyện cho tất cả chúng sanh sống hạnh phúc và không gặp nguy nạn, và nên luôn luôn chánh niệm trong tâm người mẹ thương và bảo vệ tất cả chúng sinh như đứa con duy nhất của bà.

Cần ghi nhận rằng các giáo hội Thiên Chúa dạy tín đồ phải yêu thương nhau. Chỗ khác biệt là, Phật tử tu tâm từ bi với chánh niệm dựa trên ly tham, tịch diệtvô ngã, trong khi tin đồ Thiên Chúa Giáo yêu nhau theo mệnh lệnh từ đấng gọi là Thượng Đế Sáng Tạo, mà tín lý Phật giáo không tin có vị sáng tạo này.

Kinh Thánh, Bản Tiêu Chuẩn Anh Văn, ấn bản 2016 viết:

"9 Như Cha yêu thương ta, do vậy ta yêu thương các ngươi. Hãy an nghỉ trong tình yêu của ta. 10 Nếu ngươi giữ các điều răn của ta, ngươi sẽ an nghỉ trong tình yêu của ta, cũng như ta giữ điều răn của Cha ta và an nghỉ trong tình yêu của ngài. 11 Những điều này ta nói với người, rằng niềm vui của ta có thể trong ngươi, và rằng niềm vui của ngươi có thể tròn đầy.
12 "Đây là điều răn của ta, rằng ngươi hãy yêu nhau như ta yêu các ngươi." (Sách John 15:9-12)

---  ---

62

URGENTLY PRACTICE

If you have a sharp eye, you should urgently reflect, transform your mind to leap out of the cycle of birth and death, and cut instantly the net of sensuous desire. Male or female, you can practice the Way; wise or foolish, you will have a place to succeed. While you don’t understand the Buddha’s mind and Patriarch’s intention, first keep the precepts and chant the sutras. When you see that the Buddha is voidness and Patriarch is also emptiness, you will understand that there is no precept that must be kept and there is no sutra that must be chanted.

You will then realize that this illusionary form is also the True Form and this unholy body is also the Buddha's Body. Then you will transform the six consciousnesses into the six supernatural powers, convert the eight afflictions into the eight freedoms. So it is said; but when you get into this bodily form, it is very difficult to let it go.

TRẦN THÁI TÔNG (1218 - 1277)

NOTE: The famous King Tran Thai Tong led Vietnam in several years of military victories. Tran Thai Tong was also a famous Zen master who wrote many books of commentaries on Buddhist Scriptures and Zen. It is said that while reading the words "when your mind clings to nothing, the unconditioned mind will be revealed brightly" from the Diamond Sutra, Tran Thai Tong suddenly understood the Way of Zen. Later, Tran Thai Tong used Zen koans to train his students. His book "The Record of Emptiness" had a chapter that listed forty-three koans with his own commentaries to guide his Zen students on how to study, practice and enter the gateless gate suddenly. 

The first koan of the chapter says that before the Buddha was born as a royal prince, he had already carried human beings to the shore of Nirvana. What should we think? Tran Thai Tong then wrote a commentary that the unborn baby constantly, day and night, has been bringing human beings to move away from the wharf of delusion. The unborn baby symbolizes the unborn mind which is never far away from your mind.

---  ---

GẤP TU

Nếu người tác gia đủ mắt, cần phải sớm gấp hồi quang, chuyển thân nhảy khỏi vòng sanh tử, khoảng khảy tay cắt đứt lưới ái ân. Dù là nam hay nữ thảy đều tu được; dẫu rằng trí hay ngu trọn đều có phần. Nếu chưa đạt được Phật tâm, Tổ ý, hãy trước nương trì giới tụng kinh. Đến lúc Phật cũng chẳng phải, Tổ cũng chẳng phải, thì giới gì trì, kinh nào tụng. 

Nơi sắc huyễn cũng là chân sắc, ở thân phàm cũng là thân Phật. Phá sáu thức làm sáu thần thông, dạo tám khổ (Tám khổ là: sanh ,lão ,bệnh, tử, cầu chẳng được, thương yêu chia lìa, oán thù chung hội, thân năm ấm hưng thịnh.) thành tám tự tại (Tám tự tại: Một thân hiện nhiều thân như số vi trần. - Thân nhiều như vi trần ở khắp các cõi Phật. - Thân lớn của Phật đến các thế giới. - Phật hiện vô số thân. - sáu căn hỗ dụng. - Phật đạt tất cả pháp vẫn như không được. - Phật thuyết pháp tự tại.). Tuy nói thế ấy, mà mỗi người vào trong sắc thân rồi, bỏ đó thật khó thay! 

TRẦN THÁI TÔNG (1218 - 1277) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Vị vua nổi tiếng Trần Thái Tông đã lãnh đạo Việt Nam trong nhiều năm với các chiến thắng quân sự. Trần Thái Tông cũng là một Thiền sư nổi tiếng, người viết nhiều sách luận giải về Kinh Phật và Thiền Tông. Sách sử kể rằng trong khi đọc tới dòng chữ "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" từ Kinh Kim Cương, Trần Thái Tông hốt nhiên hiểu về Thiền Đạo. Về sau, Trần Thái Tông dùng công án Thiền để dạy môn đệ. Sách "Khóa Hư Lục" của ngài có một chương, trong đó liệt kê 43 công án với chú giải riêng (niêm và tụng) để hướng dẫn Thiền sinh về cách học, thực tập và đốn nhập vào cửa không cửa.

Công án đầu tiên trong chương viết rằng trước khi Đức Phật đản sanh làm hoàng tử, ngài đã hoàn tất việc chở con người tới bờ Niết Bàn rồi. Chúng ta nên suy nghĩ ra sao? Kế tiếp, Trần Thái Tông viết mấy câu thơ bình luận rằng em bé chưa sanh đã liên tục, ngày và đêm, đưa chúng sanh cõi người rời bỏ bến mê rồi. Em bé chưa sinh là biểu tượng cho tâm vô sanh, vốn chưa bao giờ rời xa tâm của bạn.

---  ---

63

THE 'WHAT IS'

You are asking me; that is your mind-manifesting. I am replying to you; that is my mind-manifesting. If you have no mind, how can you know to ask me? If I have no mind, how can I know to reply to you? Your mind is manifesting right at the time you are asking me. Since the time without beginning, this mind has manifested in all your actions all the time. According to circumstances, this mind is manifesting while you are facing me now, talking and asking; this mind is the true nature. What has the ability to converse here? What has the ability to talk here? What has the ability to ask here?

CHAN NGUYEN (1647 – 1726)

NOTE: What is asking here? What is talking here? Even when you see it, you still have no words to say about it. That is the gateless gate. A koan says that all the worlds are your medications. A Zen master replied that you are the medications for all the worlds. Now we should ask: What is this medication, and what does this medication do? Is there any medication to help beings to get rid of suffering? The Diamond Sutra says that if your mind clings to nothing while you see, hear, sense or perceive, you are actually living the timeless moments of "here and now" and everything in the world, inwardly and outwardly, becomes a glimpse of Nirvana.

The SA 250 Sutra says that the eye is not the fetter of what you see, the ear is not the fetter of what you hear, the nose is not the fetter of what you smell, the tongue is not the fetter of what you taste, the body is not the fetter of the sensation you feel from touching, and the mind is not the fetter of thoughts you have; and, vice versa. Only when desire and lust arise, the fetter arises and you sink into the cycle of birth and death.

A koan says that Layman Pang once asked Zen Master Mazu, “Who is companionless among all phenomena?” 
A companionless person is someone who doesn't cling to anything, inwardly and outwardly, in the past, present and future; thus, this person sees the medications appear everywhere.
The Zen master Mazu said, “After you swallow all the water in the West River in one gulp, I will tell you.”
If a desire to swallow anything had arisen in Layman Pang, or if any other desire had arisen in Layman Pang, Mazu would have hit Pang thirty times with a stick.

---  ---

CÁI ĐƯƠNG THỂ  

Ông hỏi tôi tức đó là tâm ông. Tôi đáp ông, tức là tâm tôi. Nếu ông không tâm, nhân đâu biết hỏi tôi ? Nếu tôi không tâm, nhân đâu biết đáp ông? Chính ngay khi ông hỏi tôi, tức là tâm ông. Tâm này từ vô thủy kiếp cho đến hiện giờ, mọi hành động, tạo tác, ở trong tất cả thời cũng như ngay đây, đối diện hiện dùng, tùy cơ thu buông, đối đãi thưa hỏi, chẳng phải tánh là gì? Cái gì thưa hỏi đây? Nói năng đó là cái gì? Cái gì hay biết hỏi? 

CHÂN NGUYÊN (1647 – 1726) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Cái gì đang hỏi nơi đây? Cái gì đang nói nơi đây? Ngay cả khi bạn thấy nó, bạn cũng không có lời nào để nói về nó. Đó là vô môn quan vậy. Một công án nói rằng tất cả các thế giới đều là thuốc cho bạn. Một Thiền sư trả lời rằng chính bạn là thuốc cho tất cả các thế giới. Bây giờ chúng ta nên hỏi: Cái gì là thuốc này, và cái thuốc này để làm gì? Có bất kỳ thuốc nào để giúp chúng sinh thoát khổ? Kinh Kim Cương nói rằng nếu tâm bạn không trụ vào bất cứ gì, trong khi bạn thấy nghe hay biết, bạn đang thực sự sống các khoảnh khắc phi-thời-gian của "nơi đây và bây giờ" và mọi thứ trong thế giới, nội xứ và ngoại xứ, trở thành một tia sáng rọi vào Niết Bàn.

Kinh Tạp A Hàm SA 250 nói rằng mắt không phải xiềng xích của cái bạn thấy, tai không phải xiềng xích của cái bạn nghe, mũi không phải xiềng xích của cái bạn ngửi, lưỡi không phải xiềng xích của cái bạn nếm, thân không phải xiềng xích của cảm thọ khi bạn chạm xúc, và tâm không phải xiềng xích của các niệm trong tâm bạn; và ngược lại. Chỉ khi tham dục tập khởi, xiềng xích khởi dậy và bạn chìm vào vòng sinh tử.

Một công án ghi rằng Bàng Cư Sĩ một lần hỏi Thiền sư Mã Tổ, "Ai là người không cùng muôn pháp làm bạn?"
Người không bạn chính là người có tâm không vướng vào bất cứ thứ gì, dù nội xứ hay ngoại xứ, trong các thời quá, hiện và vị lai; do vậy, người này thấy thuốc khắp mọi nơi.
Thiền sư Mã Tổ đáp, "Sau khi ngươi uống hết nước Sông Tây Giang trong một hớp, ta sẽ nói cho người biết."
Nếu Bàng Cư Sĩ khởi một tham muốn nào để nuốt bất cứ gì, hay nếu Bàng khởi bất kỳ tâm tham nào khác, hẳn là Mã Tổ sẽ đánh Bàng ba mươi gậy liền.

---  ---

64

SITTING STILL

At the South Shrine, sitting still in front of an incense burner, 
I feel serene all day, not a thought in mind. 
Not that I am blocking the mind or purging the false thoughts.
Just that there is not a thing I could ponder.

HƯƠNG HẢI (1628 - 1715)

NOTE: Sitting still, sitting still, sitting still. Try sitting still even when you are sitting, standing, walking and lying down. Try sitting still even when you are talking, singing, thinking, and writing. Try sitting still for a day, and then every day. Words don’t help very much; sitting still helps a lot.

Two Zen masters come in through different doors and give a shout. Who is the host, and who is the guest? It is wrong if you say that this one is the host, and the other is the guest. It is also wrong if you say that there is neither one. All the sounds, either from the east door or from the west door, should be realized as emptiness. How could you say this sound or the other sound both of which are non-self in nature as host or guest?   

Your mind is also usually called the host; and false thoughts, the guests. The host sits firmly, while the guests run around and disappear. The Zen master Huong Hai said that his mind had not a thought while he sat still in front of an incense burner. Suppose that his mind had some thoughts and he realized the non-self in nature of all the thoughts, nothing could be called the host or the guests. How can we label something which is non-self in nature as host or guest? Furthermore, you hear the sounds flow in the river of impermanence, see every bit of sound instantly vanish into the past, and you know nothing could be pointed at as host or guest.

---  ---

TĨNH TỌA  

Đài nam tĩnh tọa một lò hương 
Lặng lẽ suốt ngày niệm lự không 
Chẳng phải dứt tâm trừ vọng tưởng 
Chỉ vì không việc đáng đo lường.

HƯƠNG HẢI (1628 - 1715) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Ngồi lặng lẽ, ngồi lặng lẽ, ngồi lặng lẽ. Hãy tập ngồi lặng lẽ ngay cả khi bạn đang nằm, ngồi, đứng và đi. Hãy tập ngồi lặng lẽ ngay cả khi bạn đang nói, hát, suy nghĩ, và viết. Hãy tập ngồi lặng lẽ trong một ngày, và rồi mọi ngày. Chữ không giúp nhiều; ngồi lặng lẽ mới giúp nhiều.

Hai Thiền sư vào thiền đường từ hai cửa khác nhau, và cùng hét lên. Ai là khách, ai là chủ? Sẽ trật, nếu bạn nói tiếng hét này là chủ, tiếng kia là khách. Cũng sẽ sai, nếu bạn nói không phải gì cả. Tất cả âm thanh, dù từ cửa đông hay cửa tây, nên được nhận ratánh không. Làm sao bạn có thể nói âm thanh này hay âm thanh kia, mà cả hai đều vô ngã trong tự tánh, như là chủ hay khách?

Tâm bạn cũng thường được gọi là chủ; và vọng niệm, là khách. Chủ ngồi vững vàng, trong khi khách chạy vòng quanh và biến mất. Thiền sư Hương Hải nói rằng tâm của ngài không có một niệm trong khi ngài ngồi lặng lẽ trước lư hương. Hãy giả sử rằng tâm của ngài có vài niệm và ngài nhận ra vô ngã trong tự tánh của tất cả niệm, không gì có thể gọi được là chủ hay khách. Làm sao chúng ta có thể nói cái gì vốn vô ngã trong tự tánh như là chủ hay khách? Thêm nữa, bạn nghe các âm thanh trôi trong dòng sông vô thường, thấy từng chút âm thanh tức khắc biến vào quá khứ, và bạn biết không gì có thể được chỉ ra như là chủ hay khách.

---  ---

65

AT EASE WITH BIRTH AND DEATH

When the mind arises, birth and death arise;
when the mind vanishes, birth and death vanish.
Originally emptiness – birth and death in nature are void.
Illusory manifestation – this unreal body is disappearing.
When you see affliction and bodhi fading, 
hell and heaven will themselves wither, 
the fire oven and the boiling oil will soon cool, 
and the mountain of knives
and the tree of swords will all shatter.
The hearers meditate; I don’t.
The bodhisattvas give dharma talks; I tell the truth.
Life is itself unreal, and so is death. 
The four elements are originally empty;
where did they emerge from?
Don’t behave like a thirsty deer chasing the mirage, 
and searching east then west endlessly.
The Dharma Body neither comes nor goes; 
the True Nature is neither right nor wrong.
After arriving home, you should not ask for the way anymore.
After seeing the moon, you need not look for the finger.
The unenlightened persons wrongly fear birth and death;
The enlightened fully have insight, and live at ease.

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (1230 - 1291)

NOTE: Tue Trung was not a monk, but he was a prominent Zen master. His poetry is so beautiful and powerful. Just like Zen itself. Tue Trung Thuong Sy (1230-1291) had several significant roles in thirteenth-century Vietnam: being a governor, he was one of the famous military generals who led the resistance against three Mongolian invasions; being a layperson, he lived a life mixed with meditation, poetry and royal glory; and being a Zen master, he had a strong influence on the founder of the Truc Lam  Zen School, which has become an important part of the Vietnamese culture. His religious name was Tue Trung, meaning The Wisdom Within. His title, given by King Tran Thanh Tong, was Thuong Sy, meaning The Superior Person.

A koan tells that Ananda once asked Mahakasyapa: "Dear Dharma brother. The Buddha gave you the golden kashaya as an emblem of the Dharma heir. What else did the Buddha transmit to you?"


Mahakasyapa called Ananda by name. Ananda responded: "Yes, Venerable Sir."


Mahakasyapa said: "Knock down the flagpole in the front gate."

Ananda replied to what he heard after Mahakasyapa called Ananda by name. In this way, Mahakasyapa already showed Ananda how to notice the secret of Zen: For the sound can be heard, the mind that is awakening while hearing must have been originally silent, empty and non-self. When a voice, or a song, or a rainstorm of sounds is heard, the mind that is awakening while hearing must have been originally impartial and unbiased.

Mahakasyapa then asked Ananda to knock down the flagpole in the front gate. The flagpole is what is seen by Ananda. For a thing can be seen, the mind that is awakening while seeing must have been originally silent, empty and non-self. When a flagpole, or a tree, or a mountain is seen, the mind that is awakening while seeing must have been originally impartial and unbiased. What happens when you knock down a flagpole? The vast emptiness behind what you are seeing will be shown. On earth -- the mind.

This glimpse of the original mind will help you effortlessly live in mindfulness day and night. Everything in the universe becomes medicine to cure suffering. You don't need to do anything else if you are constantly mindful of that awareness which is originally silent, empty, non-self, impartial and unbiased. In the awakening of that awareness, there is not a trace of desire, hatred, and delusion.

---  ---

SỐNG CHẾT NHÀN MÀ THÔI

Tâm mà sanh chừ sanh tử sanh 
Tâm mà diệt chừ sanh tử diệt. 
Sanh tử xưa nay tự tánh không 
Thân huyễn hóa này rồi sẽ diệt. 
Phiền não Bồ-đề thầm tiêu mòn 
Địa ngục thiên đường tự khô kiệt. 
Lò lửa dầu sôi chóng mát lành 
Cây kiếm núi đao liền gãy hết. 


Thanh văn ngồi thiền, ta không ngồi 
Bồ-tát nói pháp, ta nói thật
Sống tự dối sống, chết dối chết  
Bốn đại vốn không, từ đâu khởi. 
Chớ như nai khát đuổi sóng nắng 
Chạy đông tìm tây không tạm nghỉ. 
Pháp thân không đến cũng không đi 
Chân tánh không phải cũng không quấy. 
Đến nhà, nên biết thôi hỏi đường 
Thấy trăng, đâu nhọc tìm tay ấy. 
Kẻ ngu điên đảo sợ sống chết 
Người trí thấy suốt nhàn thôi vậy. 

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (1230 - 1291) - HT Thanh Từ dịch

GHI NHẬN: Ngài Tuệ Trung không phải là một vị sư, nhưng ngài là một Thiền Sư lớn. Thơ của ngài đẹp và đầy sức mạnh. Y hệt như Thiền vậy. Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230-1291) có nhiều vai trò quan trọng tại Việt Nam thế ký thứ mười ba: là một thống đốc, ngài là một trong các vị tướng nổi tiếng những người chỉ huy cuộc kháng chiến chống ba cuộc xâm lăng của Mông Cổ; là một cư sĩ, ngài sống một cuộc đời hòa lẫn với thiền định, thi cahào quang vương giả; và là một Thiền sư, ngài đã ảnh hưởng lớn đối với người sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm, một dòng thiền đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam. Pháp danh ngài là Tuệ Trung, nghĩa là Trí Tuệ Bên Trong. Danh hiệu ngài, trao tặng bởi Vua Trần Thánh Tông, là Thượng Sỹ, có nghĩa là Bậc Cao Tột.

Một công án kể rằng một hôm Ananda hỏi ngài Ma Ha Ca Diếp: "Thưa Pháp huynh. Đức Phật trao cho sư huynh áo cà sa vàng làm tín vật kế thừa. Ngài còn trao gì nữa không?"
Ngài Ca Diếp gọi: "Ananda." Ngài Ananda đáp: "Dạ, thưa sư huynh."
Ngài Ca Diếp nói: "Hãy đánh ngã cột cờ nơi sân trước đi."

Ananda đáp ứng khi nghe, sau khi ngài Ca Diếp gọi tên Ananda. Trong cách này, ngài Ca Diếp chỉ cho Ananda cách nhận ra bí mật của Thiền Tông: Để âm thanh được nghe, cái tâm tỉnh thức trong khi nghe hẳn là nguyên thủy tịch lặng, rỗng không và vô ngã. Khi một tiếng nói, hay một ca khúc, hay một trận mưa âm thanh được nghe, cái tâm tỉnh thức trong khi nghe hẳn là nguyên thủy bình đẳng và không thiên lệch.

Ngài Ca Diếp lại bảo Ananda đi dẹp ngã cột cờ nơi sân trước. Cột cờ là cái được Ananda thấy. Để một vật có thể được thấy, cái tâm tỉnh thức trong khi thấy hẳn là nguyên thủy tịch lặng, rỗng không và vô ngã. Khi một cột cờ, hay một cái cây, hay một ngọn núi được thấy, cái tâm tỉnh thức trong khi thấy hẳn là nguyên thủy bình đẳng và không thiên lệch. Chuyện gì xảy ra khi bạn dẹp bỏ cột cờ? Cái tánh không mênh mông phía sau cái bạn đang thấy sẽ được hiển lộ. Trên mặt đất -- tâm đó.

Cái thấy suốt bản tâm sẽ giúp bạn nhẹ nhàng hồn nhiên sống trong chánh niệm ngày đêm. Mọit hứ trong vũ trụ trở thành thuốc chữa trị đau khổ. Bạn không cần làm bất cứ thứ gì khác nếu bạn liên tục tỉnh thức với cái tâm nhận biết đó, vốn là tịch lặng, rỗng rang, vô ngã, bình đẳng và không thiên lệch. Trong cái tỉnh thức về tâm nhận biết đó, không hề có chút gì của tham, sân và si.

---  ---

66

BE WISE

Wise persons don’t realize the Way.
Those who realize the Way are all foolish.
Be a guest, lay straight, stretch your legs,
and don’t worry about truth and untruth.

TINH KHONG (? – 1170)

NOTE: When you see the emptiness nature of all things, you know that the Way cannot be described by words, and practitioners from this world of suffering must take a leap into the world of liberation. How can you describe to a blind person about colors? Just like after turning on a light, you see all things anew, and you don’t worry about truth or untruth anymore. Truth and untruth are the stories of the old world, not belonging to the unspeakable world in front of your eyes now. How can you explain the turning on of a light? Just a snap of a finger? That is why some Zen masters said that the Way must be a pathless way. Because all things, including the Way, are empty in nature, Zen Master Tinh Khong said, “Wise persons don’t realize the Way.” Still, you should be careful. After seeing the emptiness nature of all things, you still have to practice rigorously – old habits take time to fade out, and your eyes take time to see the new world more clearly.

Also, meditation is the insight of the present realized, this moment of time instantly and continuously vanishing in the river of impermanence. Don’t wait for some realization that you dream of. In meditation, there exists not a trace of eyes, ears, nose, tongue, body, and mind; also in meditation, there is no future to wait for, there is no past to treasure, and there is no present to cling to. Just relax, and be mindful. You don’t need to turn on anything because the light of insight is already on.

Some Zen masters say that you should practice the Dana Paramita, i.e., cultivate the Perfect Generosity. When it is said that you should give away all the things you have --- including your parents, your spouse, your children, your body, your mind, etc. --- it means that you should never cling to anything of the skandhas (form, feelings, perceptions, mental volition, and consciousness) in the past, present and future. It also means that you should live with no roof over your head and no land under your feet.

---  ---

HÃY CÓ TRÍ TUỆ

Người trí không ngộ đạo
Ngộ đạo tức kẻ ngu. 
Khách nằm thẳng duỗi chân, 
Nào biết ngụy và chơn.  

TỊNH KHÔNG (? - 1170) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Khi bạn thấy tánh không trong vạn pháp, bạn biết đạo không thể diễn tả bằng lời, và học nhân từ thế giới đau khổ này phải nhảy vào cảnh giới giải thóat. Làm sao bạn có thể mô tả cho một người mù về màu sắc? Y hệt như sau khi bật đèn, bạn thấy vạn pháp đều mới tinh khôi, và bạn không bận tâm về chân với vọng nữa. Chân và vọng là chuyện của thế giới cũ, không thuộc vào thế giới bất khả mô tả trứơc mắt bạn bây giờ. Làm sao bạn có thể nói về việc bật lên ngọn đèn? Chỉ một cái búng tay? Đó là lý do vì sao một vài thiền sư nói Đạo phải là con đường không lối đi. Bởi vì vạn pháp, kể cả Đạo, trong tự tánh là rỗng rang, nên Thiền sư Tịnh Không nói, “Người trí không ngộ đạo.” Dù vậy, bạn phải cẩn trọng. Sau khi thấy tánh không của vạn pháp, bạn vẫn phải thiền tập ráo riết – các thói quen cũ cần thời gian để nhạt đi, và mắt bạn cần thờI gian đề nhìn cảnh giới mới rõ ràng hơn.

Thêm nữa, thiền là cái nhìn quán chiếu vào cái hiện tiền hiển lộ, và cái khoảnh khắc của hiện tại này, tức khắc và liên tục, biến mất vào dòng sông vô thường. Đừng chờ bất cứ chứng ngộ gì bạn mơ tưởng. Trong thiền định, không có mảy may nào của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; cũng trong thiền, không có tương lai nào để chờ đợi, không có quá khứ nào để trân quý, và không có hiện tại nào để bấu víu. Hãy thoải mái, và hãy tỉnh thức. Bạn không cần phải bật lên thứ gì cả, vì ánh sáng quán chiếu đã bật lâu rồi.

Một vài Thiền sư thường nói rằng bạn nên tu tập Bố Thí Ba La Mật. Khi nói rằng bạn nên bố thí tất cả mọi thứ bạn có --- kể cả ba mẹ bạn, người hôn phối, con cháu, thân tâm của bạn, vv. --- có nghĩa rằng bạn không nên dính gì tới ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) ở quá khứ, vị laihiện tại. Cũng có nghĩa là, bạn sống mà không một mái nhà trên đầu, và không mảnh đất nào dưới chân.

---  ---

67

NOTHING ATTAINABLE

All things are formless,  
unborn, undying.
Thus, there is nothing attainable.
Thus, truly the Buddha spoke.

HAI QUYNH (1728 – 1811)

NOTE: How could we say that everything is formless? Everything is constantly changing in the wind of impermanence. Everything is essentially non-self, void, impermanent; everything has the emptiness nature. Things appear and disappear constantly. The SA 301 Sutra says that one who has the right view should not hold to the view of either existence or non-existence: when seeing things arise, one should not hold to the view of non-existence; and when seeing things vanish, one should not hold to the view of existence. The SN 12.61 Sutta says that all things arise and vanish due to causal conditions; thus, "when this exists, that exists; when this arises, that arises." In short, the poem above says that all things essentially are formless, unborn, undying. Amid the constant windstorm of impermanence, how can you say that something is attainable?

You know that you are unshackled when you understand that everything is non-self, void, impermanent.
Daoxin (580–651) asked Sengcan (?-606): "I would like to ask for the Master’s compassion. Please teach me how to gain liberation."
Sengcan replied to Daoxin: "Is there someone who shackles you?"
Daoxin said: "Nobody shackles me."
Sengcan replied: "How could you want liberation when you are not shackled?"

In the SA 219 Sutra says that there is a path to Nirvana: just contemplate all things as impermanent --- the eye (and the seen), the ear (and the heard), the nose (and the smelled), the tongue (and the tasted), the body (and the bodily sensations), the mind (and the mental objects), and their accordingly arisen feelings and consciousness.

---  ---

VÔ SỞ ĐẮC  

Các pháp không tướng 
Chẳng sanh chẳng diệt 
Bởi không chỗ được 
Là thật Phật nói.  

HẢI QUÝNH (1728 - 1811) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Vì sao chúng ta nói rằng vạn pháp là vô tướng? Vạn pháp đang liên tục biến đổi trong trận gió vô thường. Mọi thứ trong cốt tủy là vô ngã, rỗng rang, vô thường; vạn pháp trong thực tánh là vô tướng. Các pháp liên tục tập khởi và biến diệt. Kinh A Hàm SA 301 viết rằng người có chính kiến không nên nắm giữ quan điểm về có hay không: khi thấy các pháp tập khởi, chớ có nắm giữ quan điểm là Vô; và khi thấy các pháp biến mất, chớ có nắm giữ quan điểm là Hữu. Kinh Tương Ưng SN 12.61 Sutta nói rằng các pháp tập khởi và tịch diệt theo luật duyên khởi; do vậy, "khi cái này có, thì cái kia có; khi cái này tập khởi, thì cái kia tập khởi." Nói ngắn gọn, bài thơ trên nói rằng vạn pháp cốt tủy là vô tướng, bất sinh, bất diệt. Trong trận bão gió vô thường liên tục, làm sao bạn có thể nói rằng có cái gì là đạt được?

Trong khoảnh khắc bạn biết bạn không bị trói buộc bởi bất cứ gì khi bạn kinh nghiệm rằng tất cả các pháp đều là vô ngã, rỗng không và vô thường.


Đạo Tín (580–651) hỏi Tăng Xán (?-606): "Con xin Hòa thượng từ bi dạy cho con pháp tu để giải thoát."
Tăng Xán trả lời Đạo Tín: "Có ai trói con không?"
Đạo Tín nói: "Không ai trói buộc cả."
Tăng Xán đáp: "Vậy thì, sao con muốn giải thoát khi con không bị trói buộc?"

Trong Kinh A Hàm SA 219 có nói về một con đường tới Niết Bàn: hãy quán sát tất cả các pháp là vô thường --- mắt (và cái được thấy), tai (và cái được nghe), mũi (và cái được ngửi), lưỡi (và cái được nếm), thân (và cái được chạm xúc), tâm (và cái được suy nghĩ tư lường), và các cảm thọ và thức tập khởi kèm theo.

---  ---

68

STONE HORSE

The stone horse shows crazy teeth, 
eats young rice leaves, neighs through days and months, 
and lopes along with people on the road.
Riding on the [stone] horse, the man does not walk.

ĐẠI XẢ (1120 - 1180)

NOTE: Can a stone horse show teeth, eat grass, and neigh all the time? Even if you do all things like a crazy horse, the Buddha Nature inside your mind is unmoved like a stone. Be careful here: the Buddha Nature is true emptiness in nature. 

Buddha Nature is just like the water that holds all the waves and never strays away from the waves, and just like the emptiness of the mirror that holds all the reflected images and never strays away from the reflected images.

Seeing the Buddha Nature? You can see a thought, but you can not see the nature of the mind. And when you see a thought, don’t only see its tail; in other words, do not only focus on the tail of the ox. Observe the unborn mind, and see the land (of mind) before a thought arises. That is Zen.

How can a person ride a stone horse? A monk once asked his Zen master: "How could I practice correctly all day and night?" The master replied: "You have to practice like a person who has no arms and wants to win a martial arts heavyweight championship." It means that one who gets into the war against suffering has to constantly keep the mind that depends on nothing. “No arms” means the state of consciousness that has nowhere to cling to.

---  ---

NGỰA ĐÁ  

Ngựa đá nhe răng cuồng, 
Ăn mạ ngày tháng kêu. 
Đường cái người đồng qua, 
Trên ngựa không người đi.  

ĐẠI XẢ (1120 - 1180) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Một con ngựa đá  có thể nhe răng, ăn cỏ, và hí hoài sao? Ngay cả nếu bạn làm mọi thứ như một con ngựa điên, Phật Tánh trong tâm bạn vẫn bất động như đá. Hãy cẩn trọng nơi đây: Phật Tánh thực sự là Tánh Không. Phật Tánh hệt như nước ôm giữ tất cả sóng và không bao giờ rời sóng, và hệt như tánh không của gương ôm giữ tất cả ảnh và không bao giờ rời ảnh.

Thấy Phật Tánh? Bạn có thể thấy một niệm, nhưng bạn không thể thấy tánh của tâm. Và khi bạn thấy một niệm, đừng chỉ thấy có mỗi cái đuôi của niệm; nói cách khác, đừng chỉ thấy cái đuôi con trâu. Hãy quán sát tâm vô sinh, và hãy thấy vùng đất [tâm] trứơc khi một niệm khởi lên. Đó chính là Thiền.

Làm thế nào một người cỡi ngựa đá? Một vị sư hỏi vị Thiền sư: "Làm sao con thực tập đúng được trọn ngày đêm?" Vị thầy trả lời: "Con hãy thực tập y hệt một người không có cánh tay nào và muốn thắng một giải vô địch võ thuật hạng nặng." Có nghĩa là một người bước vào cuộc chiến diệt khổ phải liên tục giữ tâm không nương tựa vào đâu cả. Nói "không cánh tay" nghĩa là trạng thái tâm thức không nơi nào để trụ vào.

---  ---

69

OUTSIDE THE SCRIPTURES

The profound Way of Buddha and Patriarchs
should be transmitted outside the scriptures.
If you want to see the distinction, 
just look for the fog under the sunrise.  

MINH TRÍ (? - 1196)

NOTE: Words are words, and Zen is Zen. Words can not carry the wordless, so Zen is transmitted outside the scriptures. Can reality be put into words? Still, you need scriptures, because you need a finger pointing to the moon.

When you hear a bird singing, and you try to transcribe the sounds into words, something is left outside the text. When you walk in a forest and hear birdsong around, do you feel that you are hearing your mind echoing?

Outside the scriptures? Yes. It means that the real dhamma can not be shown via words. Everything is flowing swiftly in the river of impermanence. Everything in this world, including your whole body and mind, is flowing swiftly, changing continuously, and fading instantly. Everything in this world is unique. Nobody can reconstruct exactly what you have seen, have heard, have smelled, have tasted, have felt, and have thought. You are dying constantly. Nobody can use words to point at this unique present when you are dying and your life starts anew in every moment. To show this teaching, many Zen masters sometimes point at what you have seen, or yell at you to point at what you have heard, or hit you with a stick to point at what you have felt, etc. When you see, hear, sense, perceive and bathe yourself in the river of impermanence, you are immersed in the wordless reality, from which you realize that all things are originally silent, empty and non-self.

Also, in the Ud 4.1 Sutta, the Buddha said to Meghiya that after using the mindfulness of breathing to cut off all thoughts, the perception of impermanence should be developed for the complete uprooting of the conceit ‘I am’.

---  ---

GIÁO NGOẠI

Giáo ngoại nên biệt truyền
Lâu xa Phật Tổ sâu. 
Nếu người cầu phân biệt
Ánh nắng tìm khói mây. 

MINH TRÍ (? - 1196) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Chữ là chữ, và Thiền là Thiền. Chữ không thể chở được cái không chữ, cho nên Thiền được truyền ngoài kinh điển. Bạn có thể đưa hiện thực vào chữ không? Dù vậy bạn vẫn cần tới kinh điển, bởi vì bạn cần ngón tay chỉ vào mặt trăng.

Hệt như bạn nghe tiếng chim hót, và bạn tìm cách ghi lại tất cả tiếng hót vào trong chữ, bạn biết ngay là có nhiều thứ bị bỏ rơi ngoài chữ nghĩa. Khi bạn đi bộ trong rừng, và nghe tiếng chim hót chung quanh, bạn có cảm nhận rằng bạn đang nghe tâm bạn đang vang vọng?

Bên ngoài kinh điển? Vâng. Có nghĩa là, pháp chân thực không thể mô tả bằng ngôn ngữ. Mọi thứ đang chảy xiết trong dòng sông vô thường. Mọi thứ trong thế giới này, kể cả toàn thân và tâm của bạn, đang trôi chảy xiết, đổi liên tục và tức khắc tan biến. Mọi thứ trong thế giới này đều độc đáo. Không ai có thể tái cấu trúc chính xác những gì bạn đã thấy, nghe, ngửi, nếm, cảm thọ và tư lường suy nghĩ. Bạn đang chết đi liên tục. Không ai có thể dùng lời để chỉ vào cái hiện tiền độc đáo này, khi bạn đang chết đi và đời sống bạn lại khởi đầu mới lại trong từng khoảnh khắc. Để cho thấy giáo pháp này, nhiều Thiền sư đôi khi chỉ vào cái bạn thấy, hay la hét bạn để chỉ vào cái bạn nghe, hay dùng gậy đánh bạn để chỉ vào cái bạn cảm thọ, vân vân. Khi bạn thấy, nghe, cảm thọ, nhận biết và tắm gội chính bạn trong dòng sông vô thường, bạn ngấm vào thực tại vô ngôn, từ đó bạn nhận ra rằng vạn pháp nguyên thủy là tịch lặng, rỗng rang và vô ngã.

Cũng thế, trong Kinh Ud 4.1 Sutta, Đức Phật dạy Meghiya rằng sau khi dùng pháp niệm hơi thở để chấm dứt các niệm, pháp quán niệm vô thường nên được tu tập để hoàn toàn bứng gốc cái khái niệm ngã chấp 'Tôi là'.

---  ---

70

SUN OF WISDOM

Seeing existence, you see everything exists;
Seeing non-existence, you see nothing exists.
When existence and non-existence are not established in your mind, the sun of wisdom appears high in the sky.

TÔNG DIỄN (1640 - 1711)

NOTE: Speak neither of existence nor non-existence. When we realize the emptiness nature of the mind, see all things as images reflected in the mind, we have no words to say whatsoever. Thought appears from nowhere and disappears. Be serene, and watch your mind without a thought. Then existence and non-existence will no longer bother you.

A famous koan asks: "What is the sound of one hand clapping?" You know that you can hear the sound of two hands clapping. Actually, there is no sound of one hand clapping, and you can say that it is the soundless sound or the sound of silence. When a sound arises and vanishes, you are still listening, and still hearing. It means that all the sounds, either arising or vanishing, are encompassed in your mind. Despite all the sounds come and go, your mind is still unmoved.

Zen masters prefer to take a bright mirror as a symbol for the mind. When a form comes and goes, its reflected image is seen in the mind-mirror; the reflecting nature of the mind-mirror is still unmoved. Similarly, all thoughts, coming and going, are encompassed in the mind-mirror, the mind is still unmoved. Thus, the nature of the mind is bright, unmoved, silent, empty, and non-self. When you see clearly the nature of the mind, you immediately understand that all things are unreal. At this moment the three poisons -- desire, hatred, and delusion -- vaporize.     

Huineng (638–713) composed this poem: "The bodhi mind originally does not have a tree [to cling to]. The bright mirror also does not have a stand [to cling to]. There is not a thing originally. Where could dust cling to?"

---  ---

MẶT TRỜI TRÍ TUỆ  

Cần có muôn duyên có 
Ưng không tất cả không 
Có không hai chẳng lập 
Ánh nhật hiện lên cao. 

TÔNG DIỄN (1640 - 1711) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Đừng nói là có hay không. Nhận ra tánh không của tâm, thấy vạn pháp như ảnh hiện trong tâm, chúng ta không có lời nào để nói. Niệm tới không từ đâu, và rồi biến mất. Hãy lặng lẽ, và hãy quan sát tâm bạn với không một niệm. Rồi có và không sẽ không làm bạn bận tâm nữa.

Một công án nổi tiếng nêu câu hỏi: "Cái gì là tiếng vỗ của một bàn tay?" Bạn biết rằng bạn có thể nghe tiếng vỗ của hai bàn tay. Thực sự, không có âm thanh của một bàn tay vỗ, và bạn có thể nói rằng đó là tiếng vô thanh hay tiếng của sự tịch lặng. Trong khi một â thanh tập khởi và biến mất, bạn vẫn đang lắng nghe và vẫn đang nghe. Có nghĩa là tất cả ăm thanh, dù tập khởi hay biến mất, được viên dung trong tâm bạn. Bất kể âm thanh tới và đi, tâm bạn vẫn bất động.

Các Thiền sư ưa dùng một gương sáng làm dụ cho tâm. Khi một hình sắc tới và đi, ảnh phản chiếu được nhìn trong gương tâm; tánh phản chiếu của gương tâm vẫn bất động. Tương tự, tât cả các niệm, tới và đi, đều được viên dung trong gương tâm, tâm vẫn bất động. Do vậy, bạn biết rằng bản tánh của tâm là sáng chiếu, bất độn, tịch lặng, rỗng rang và vô ngã. Khi bạn thấy rõ ràng bản tánh của tâm, bạn cũng thấy ngay khoảnh khắc đó vạn phápnhư huyễn, và ngay khoảnh khắc đó tam độc -- tham, sân, si --- đang bốc hơi.

Huệ Năng (638–713) làm bài kệ sau: "Tâm Bồ đề vốn không có cây [để dựa vào]. Gương sáng cũng không có đài [để dựa vào]. Xưa nay vốn không một vật. Nơi đâu bụi có thể dính vào?"

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
17/07/2021(Xem: 7795)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.