Phần 9.

28/05/20202:44 CH(Xem: 3036)
Phần 9.

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
NGUYÊN GIÁC
Published by
Ananda Viet Foundation – 2020


PHẦN 9 | PART 9

Phần 9. (từ trang 202 đến  trang 242)

81. Feeling Inspired | Phòng Núi Khởi Hứng 
82. Mountain Temple | Chùa Núi
83.
Going Home | Về Nhà
84. Manifesting | Hiển Lộ
85. Encouraging | Sách Tấn
86. Going Home | Về Quê
87. The True Body | Chân Thân
88. Be Awakened | Tỉnh Giác
89.
The Serene Mirror | Gương Lặng Lẽ
90. No Difference Between Ignorance And Enlightenment | Mê Ngộ Không Khác

81

FEELING INSPIRED

I

No one is restraining you; why do you ask for liberation?
Having no wicked thoughts, you don’t need to search for heavens.
The monkeys are resting; the horses, tired.
The man is showing signs of aging.
The cottage in the clouds is as it was years ago, and so is the daybed for meditation.

II

Thoughts, right and wrong, are falling off like flowers in the morning.
The notions of fame and wealth get cold in my mind as the rain at night.
The rain is gone, the flowers stay lonely, and the mountain becomes serene.
A bird chirps, and the spring leaves again.

TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308)

NOTE: Realize that there is nothing like "I" or "mine" in your body and mind. While sitting, standing, walking and lying down, constantly watch the river of impermanence flowing swiftly through your body and mind. When you see that everything is changing in your whole body and mind, any thought, despite good or bad, will empty itself instantly and continuously. The monkeys and horses symbolize the thoughts that run wild in the mind. The monkeys and horses finally lie down peacefully after the Zen practitioner has spent many decades for meditation and becomes an old man.

We have to be careful when talking about any "self" and rebirth. The Buddha never said: "There is no self"; the Buddha said that there was not a self in any part of the five aggregates (form, feeling, perception, volition, consciousness) which make up your body and mind.

The SN 44.10 Sutta says that the Buddha kept silent, did not reply to the wanderer Vacchagotta, who asked the Buddha two questions, "Is there a self?" and "Is there no self?"

In the MN 136 Sutta, the Buddha spoke clearly about rebirth. Anyone who commits bad deeds (e.g., killing, stealing, speech misconduct, sexual misconduct, etc.) and has wrong views will take rebirth in a bad place or in hell; vice versa, a good person who commits good deeds and has right views will take rebirth in a good place or in heavens.

There is rebirth; however, there is nobody to be reborn. Everything is non-self; however, we can not say that "there is no self."

In the MN 38 Sutta, the Buddha said that it was wrong when Bhikkhu Sati said that the same consciousness that wandered through the round of rebirths. Due to the causal condition, a consciousness dependently arises (e.g., consciousness arises from the eye and forms, on the ear and sounds, etc.) and dependently emerges with support from any of the four kinds of foods (e.g., edible food, contact, volitional thought, consciousness).

It is worth noting that in the SN 35.23 Sutta, the Buddha discussed the All, which is the eye and what is seen, the ear and what is heard, the nose and what is smelled, the tongue and what is tasted, the body and the sense of touch, the mind and mental phenomena. This is the All.

It is also worth noting that in the MN 22 Sutta, the Buddha said that it is a wrong view when someone says that the self and the cosmos are one and the same and that this person after death will be permanent, eternal, and imperishable. One should view any kind of form, feeling, perception, volition, and consciousness with the appropriate perspective: "This is not mine, I am not this, this is not my self." Also, one should not fall into the wrong view which says that this person will be annihilated.

A story from China's Zen history showed that Zen masters preferred to use many different means to show the Way. Ma Tsu (709-788) was a famous Zen master during the Tang dynasty. One day, a monk asked Ma Tsu: "Apart from the Four Sentences and beyond One Hundred Negations, please tell me directly the meaning of Bodhidharma’s coming from the West.”

Ma Tsu replied: "I am tired today, and can not tell you. You should ask Chih Tsang."

The monk asked Chih Tsang, who replied: "Why don't you ask our Master?"

The monk said: "The Master told me to ask you."
Chih Tsang said: "I have a headache today. I can not tell you. Just ask elder dharma brother Hai."
Then the monk asked Baizhang Huaihai, who answered: "About this point, I do not understand."
The monk came back to Ma Tsu and told the story. Ma Tsu said: "Tsang's head is white, Hai's head is black."

It is difficult to extract the moral of this story; however, there may be some practical advice here. Ma Tsu said that he was tired, trying to push the monk back to the “here and now." That means that standing in front of the monk was a Zen master who was tired. That was a real-life scene. The monk did not understand. Again, Chih Tsang said that he had a headache, trying to push the monk back to the “here and now." That means that standing in front of the monk was a Zen master who had a headache. One who has a sharp eye could see at that moment everything from the Buddhist Scriptures vanishes instantly. Ma Tsu and Chih Tsang pushed the monk back in the here and now, pointed at the truth of suffering (a tired body, a headache), and said that they had no words for whatever meaning. The monk did not understand; so he came to see Huaihai, who said: "About this point, I do not understand." This is actually a direct answer.

That is a piece of good advice for all Zen practitioners. Just live with the mind of "don't understand." Just mindfully observe the mind of "not knowing" all the time, all day and night. Just watch attentively the state of mind of "not knowing" all the time, all day and night. Huaihai answered directly: just live attentively with the “not-knowing” mind of a baby who has no memories of the past, who always sees a new world in every moment, and who already threw away everything from the whole body and mind. Some day, you will realize the emptiness nature of the mind. The comment "Tsang's head is white, Hai's head is black" from Ma Tsu simply shows the different styles of Tsang and Hai, just like people say that the apple is red and the pear is green.

---  ---

PHÒNG NÚI KHỞI HỨNG 

I

Ai trói, lại mong cầu giải thoát  
Chẳng phàm, nào phải kiếm thần tiên 
Vượn nhàn, ngựa mỏi, người đã lão 
Như cũ vân trang một chõng thiền. 

II

Phải quấy niệm rơi hoa buổi sớm 
Lợi danh tâm lạnh với mưa đêm  
Mưa tạnh, hoa trơ, non vắng lặng 
Chim kêu một tiếng lại xuân tàn.

TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hãy chứng ngộ rằng không có gì gọi là "tôi" hay "của tôi" trong thân tâm bạn. Trong khi nằm, ngồi, đứng và đi, hãy liên tục thấy dòng sông vô thường chảy xiết xuyên qua thân tâm bạn. Khi bạn thấy mọi thứ đang biến đổi trong thân tâm, bất kỳ niệm nào, dù lành hay dữ, tự liên tục trở thành rỗng rang tức khắc. Khỉ và ngựa là chỉ cho các niệm nhảy lung tung trong tâm. Khỉ và ngựa cuối cùng đã nằm xuống tịch lặng sau khi Thiền gia đã thiền tập nhều thập niên và trở thành một người già.

Chúng ta phải cẩn trọng khi nói về một "ngã" nào đó và tái sinh. Đức Phật không bao giờ nói: "Không hề có ngã"; Đức Phật nói không có ngã nào trong bất cứ chi phần nào trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởngm hành, thức) mà nhóm này hình thành thân tâm bạn.

Kinh SN 44.10 Sutta nói rằng Đức Phật giữ im lặng, không trả lời du sĩ Vacchagotta, vị xin Đức Phật trả lời hai câu hỏi, "Có một ngã khônng?" và "Không hề có ngã?"

Trong Kinh MN 136 Sutta, Đức Phật nói rõ ràng về tái sinh. Bất kỳ ai làm điều bất thiện (như, sát sanh, trộm cắp, nói sai trái, tình dục sai trái, vv.) và có tà kiến thì sẽ tái sinh vào nơi xấu hay vào địa ngục; ngược lại, thiện nhân nào làm thiện pháp và có chính kiến sẽ tái sinh vào nơi tốt lành hay vào cõi trời.

tái sinh; tuy nhiên, không hề có ai tái sinh. Vạn pháp đều vô ngã; tuy nhiên, chúng ta không thể nói "không có ngã."

Trong Kinh MN 38 Sutta, Đức Phật rầy là sai rồi, khi tỳ khưu Sati nói là có một thức bất biến đi lang thang xuyên suốt các vòng tái sinh. Vì luật duyên khởi, thức theo duyên tập khởi (tức là, thức theo duyên tập khởi từ mắt và cái được thấy, từ tai vá cái được nghe, vv.) và theo duyên hình thành với hỗ trợ từ 4 loại thức ăn (tức là, đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực).

Cần ghi nhận rằng trong Kinh SN 35.23, Đức Phật nói về Tất Cả, đó là mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thân và cảm thọ chạm xúc, tâm và hiện tượng trong tâm. Đó gọi là Tất Cả.

Cũng cần ghi nhận rằng trong Kinh MN 22, Đức Phật nói rằng sẽ là tà kiến khi có ai nói rằng tự ngã và vũ trụ là một và đồng nhất và rằng người này sau khi chết sẽ là thường trụ, vĩnh viễnbất hoại. Lời được dạy rằng hãy nên thấy bất kỳ loại nào trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức với chánh kiến là "Cái này không phải của tôi, tôi không là cái này, cái này không là tự ngã của tôi."

Một câu chuyện từ Thiền sử Trung Hoa cho thấy các Thiền sư ưa dùng nhiều phương tiện khác nhau để chỉ pháp. Mã Tổ (709-788) là một Thiền sư nổi tiếng thời nhà Đường. Một hôm, một vị sư hỏi Mã Tổ: "Ly tứ cú và tuyệt bách phi, con xin Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma từ phương Tây sang."
Mã Tổ trả lời: Hôm nay ta mệt, không thể nói cho ngươi. Ngươi nên hỏi Trí Tạng."

Vị sư hỏi Trí Tạng, được trả lời: "Sao bạn không hỏi Thầy chúng ta?"

Sư đáp: "Hỏi rồi, Thầy bảo qua hỏi huynh."

Trí Tạng đáp: "Tôi nhức đầu hôm nay, không thể nói cho ông được. Hãy hỏi sư huynh Hoài Hải."

Vị sư sang hỏi Bá Trượng Hoài Hải và được trả lời: "Về điểm này, tôi không hiểu."

Vị sư trở lại kể cho Mã Tổ. Mã Tổ nói: "Tạng đầu bạc, Hải đầu đen."

Khó biết bài học nào vị sư có sau khi hỏi ba Thiền sư nổi tiếng trên; tuy nhiên, có thể có vài lời khuyên thực dụng nơi đây. Mã Tổ nói rằng ngài mệt, như thế là tìm cách đẩy vị sư về với "cái bây giờ và ở đây." Nghĩa là đứng trước vị sư là một Thiền sư mệt mỏi. Đó là cảnh đời thực. Vị sư không hiểu. Lần nữa, Trí Tạng nói là nhức đầu, cũng đẩy vị sư về "cái bây giờ và ờ đây." Nghĩa là đứng trước vị sư là một Thiền sư nhức đầu. Ai có mắt sáng nên thấy ngay khoảnh khắc đó mọi thứ từ Kinh Phật biến mất tức khắc. Mã TổTrí Tạng đẩy nhà sư về thực tại ở đây và bây giờ, chỉ vào khố đế (thân mệt, nhức đầu) và nói rằng ho không có lời nào cho bất kỳ ý nghĩa nào. Vị sư không hiểu; nên lại tới Hoài Hải, được đáp: "Về điểm này, tôi không hiểu." Đây thực sự là câu trả lời trực tiếp.

Đó là một lời khuyên tốt cho tất cả người Thiền tập. Hãy sống với tâm "không hiểu." Hãy tỉnh thức quan sát tâm "không biết" mọi thời, trọn ngày đêm. Hãy chăm chú nhìn vào trạng thái tâm "không biết" mọi thời, trọn ngày đêm. Hoài Hải đã trả lời trực tiếp rằng: hãy sống chú tâm với tâm "không biết" của một bé sơ sanh, mà bé này không có ký ức gì từ quá khứ, luôn luôn thấy một thế giới mới trong từng khoảnh khắc, và đã quăng bỏ mọi thứ từ thân và tâm rồi. Một hôm, bạn sẽ chứng ngộ bản tánh không tánh của tâm. Lời Mã Tổ "Tạng đầu bạc, Hải đầu đen" chỉ đơn giản chỉ ra kiểu khác nhau của Tạng và Hải, y hệt như người ta nói trái táo thỉ đỏ và trái lê thì xanh.

---  ---

82

MOUNTAIN TEMPLE

The night is calm, and an autumn wind breezes by the veranda.
The mountain temple leans quietly on tree shadows.
Zen is done, and the mind becomes the oneness.
The crickets chirp; for whom is the sound?

HUYỀN QUANG (1254 - 1334)

NOTE: Oneness or diversity? Living as water, or living as millions of bubbles? The bubbles are different, forming and popping endlessly. The water is not associated with any measure, neither coming nor going. Then, for whom is the sound? When your mind becomes the oneness, the sound is you; it is your mind being manifested. In truth, we can not say oneness or diversity. Everything is what it is. There is no word adequate to describe when you see all things are just the one mind. If a Zen master places a vase in front of you, and ask you to describe what you see without giving it a name, what would you say?

A story from China's Zen history provides some notions about the oneness. One day, three monks --- Xue Feng, Qin Shan, and Yan Tou --- met in a garden. Xue Feng (822-908) pointed at a washbowl with some water in it.
Qin Shan said: "When the water is clear, the moon appears."
Xue Feng said: "When the water is not clear, the moon does not appear."
Yan Tou quietly used his foot to kick the washbowl over.

The moon symbolizes the mind's nature which is calm, bright and empty. The first sentence means that when your mind is clear, you can see, hear and perceive the emptiness nature of your mind. The next sentence means that when your mind is not clear, you can not realize the emptiness nature of your mind. And Yan Tou kicked the washbowl over to show that everything --- the washbowl, the water, the moon, the garden and all the monks in the monastery -- is actually the oneness. Inwardly and outwardly, everything is what your mind sees, hears and perceives; thus, the emptiness nature of mind encompasses everything. That is the All which the Buddha said about in the SN 35.23 Sutta.

It is noted that the historical Buddha is also regarded by many dharma masters as the supreme wisdom and immeasurable compassion. In the SN 1.26 Sutta, the Buddha said that there are four sources of light: By day, the sun radiates; at night, the moon glows; by day and at night, a fire blazes somewhere; however, the Buddha is the best of lights, beyond comparison.

Also, in Dhp verse 387, the Buddha said that there are five sources of light: By day, the sun radiates; at night, the moon glows; in armor, the king shines; in meditation, the brahman shines; at all times, by day and at night, the Buddha shines gloriously.

In the AN 1.49-50 Sutta, the Buddha said: “This mind, mendicants, is radiant. But it’s corrupted by passing corruptions. This mind, mendicants, is radiant. And it is freed from passing corruptions.” (Translated by Bhikkhu Sujato)

Thus, it is easy to understand the concept of Buddha-nature, which is described by many Buddhist masters as the original mind that is calm, luminous, empty, insightful, impartial and selfless.

---  ---

CHÙA NÚI

Gió thu đêm vắng thổi hiên ngoài 
Chùa núi im lìm gối cỏ may 
Đã được thành thiền tâm một khối 
Rè rè tiếng dế gọi kêu ai ?

HUYỀN QUANG (1254 - 1334) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Một hay nhiều? Sống như nước, hay sống như hàng triệu bọt nước? Bọt nước có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, thành hình và vỡ ra không ngừng. Nước thì không liên hệ tới bất kỳ kích thước nào, không đến không đi. Vậy rồi, âm thanh đó cho ai? Khi tâm bạn trở thành một, âm thanh đó là bạn; nó là tâm bạn đang hiển lộ. Sự thực, chúng ta không thể nói một hay nhiều. Mọi thứ thì cứ như nó là. Không có một chữ thích hợp để mô tả khi bạn thấy mọi thứ chỉ là một tâm. Nếu một Thiền Sư đặt một bình nước trước mặt bạn, và yêu cầu bạn nói mà không cho nó một tên gọi, bạn sẽ nói gì?

Một câu chuyện từ Thiền sử Trung Hoa cho thấy vài ý về tính nhất thể. Một hôm, ba vị sư --- Tuyết Phong, Khâm Sơn, và Nham Đầu --- gặp nhau trong ngôi vườn. Tuyết Phong (822-908)  chỉ vào một chậu nước có nước trong đó.
Khâm Sơn nói: "Nước trong, trăng hiện."
Tuyết Phong nói: "Nước không trong, trăng chẳng hiện."
Nham Đầu lặng lẽ lấy chân đá chậu nước đổ ra.

Mặt trăng biểu tượng cho tự tánh của tâm, mà tánh này tịch lặng, chiếu sáng và rỗng rang. Câu đầu nói rằng khi tâm bạn trong trẻo, bạn có thể thấy, nghe và nhận biết tánh không của tâm. Câu kế tiếp nghĩa là khi tâm bạn không trong, bạn không thể nhận ra tánh không của tâm. Và Nham Đầu đá ngã chậu nước để cho thấy rằng mọi thứ --- chậu, nước, mặt trăng, ngôi vườn và tất cả các sư trong Thiền viện --- thực sự là nhất thể. Bên trong và ngoài, mọi thứ chính là cái mà tâm bạn thấy, nghe và nhận biết; do vậy, tánh không của tâm bao trùm vạn pháp. Đó là cái Tất Cả mà Đức Phật nói trong Kinh SN 35.23 Sutta.

Nên ghi nhận rằng Đức Phật lịch sử cũng được nhiều vị pháp sư dùng là biểu tượng cho trí tuệ tối thượngtâm từ bi vô lượng. Trong Kinh SN 1.26 Sutta, Đức Phật nói rằng có bốn nguồn ánh sáng: mặt trời sáng ban ngày, mặt trăng chiếu ban đêm, lửa hỏa hoạn cháy có khi đêm và ngày, nhưng Đức Phật mới là ánh sáng rực rỡ vượt ngoài so sánh.

Thêm nữa, trong Kinh Pháp Cú, bài Kệ 387, Đức Phật nói có năm nguồn ánh sáng: "Mặt trời sáng ban ngày, Mặt trăng sáng ban đêm. Khí giới sáng Sát lỵ, Thiền định sáng Phạm chí. Còn hào quang đức Phật, Chói sáng cả ngày đêm." (Bản dịch của HT Minh Châu).

Trong Kinh AN 1.49-50 Sutta, Đức Phật nói: "Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào." (Bản dịch của HT Thích Minh Châu)

Như thế, có thể dễ dàng hiểu được khái niệm Phật tánh, được nhiều vị Thầy nói rằng đó là bản tâm, vốn là tịch lặng, chiếu sáng, rỗng rang, tuệ giác, bình đẳngvô ngã.

---  ---

83

GOING HOME

Over seventy years in this realm,
living harmoniously with existence and non-existence,
I now fulfill the vow, prepare to go home,
and don’t need to ramble about for the way of Patriarchs.

LIEU QUAN (? – 1743)

NOTE: When you realize the true nature of phenomena, you see that existence and non-existence are inseparable. Living harmoniously with existence and non-existence is indeed living with the realization that non-existence is inseparable from existence. From that realization, you will see in your mind the wisdom arises along with compassion, and you understand that wisdom is inseparable from compassion. You are inseparable from the world.

The Buddha says that we all have had countless lifetimes and that we and all sentient beings have been former relatives in some ways. That is, all beings have been our fathers or mothers in earlier lifetimes. Think of that, have that feeling, see that feeling spreading throughout your body and the world, and wish that all beings will be happy and attain liberation.

In case someone wants to know a summary of the teaching of all Buddhas, we can recite the Dhp Verse 183: to turn away from any evil, to nurture merit, to purify one's mind --- this is the Teaching of the Buddhas.

In fact, the Dhamma is not far away from you. You can experience the timeless Dhamma right at this moment, here and now: When a thought of greed, or of hatred, or of delusion arises in your mind, and you know that you have greed, or hatred, or delusion in you; when not a thought above arises, and you know that you don't have any quality of greed, hatred, and delusion in your mind. In the AN 6.47 Sutta, the Buddha said: "Since you know this, this is how the teaching is visible in this very life, immediately effective, inviting inspection, relevant, so that sensible people can know it for themselves.” (Translated by Bhikkhu Sujato)

---  ---

VỀ NHÀ

Hơn bảy mươi năm ở cõi này, 
Không không sắc sắc thảy dung thông 
Hôm nay nguyện mãn về quê cũ 
Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông

Thiền Sư  LIỄU QUÁN (? - 1743) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Khi bạn nhận ra tánh thật của vạn pháp, bạn thấy rằng Không và Có không hề tách rời nhau. Sống hòa hợp với Không và Có thực sự là sống với chứng ngộ rằng Tánh Không thì không hề lìa xa cái Đương Hữu, cái Đương Thể. Từ chứng ngộ đó, bạn sẽ thấy trong tâm, trí tuệ khởi lên cùng với từ bi, và bạn hiểu rằng trí tuệ thì không tách rời từ bi. Bạn không hề tách rời với thế giới.

Đức Phật nói rằng chúng ta đều đã từng trải qua vô lượng kiếp, và rằng chúng ta và tất cả chúng sinh nguyên là quyến thuộc xa xưa trong cách nào đó. Trong một giải thích khác, chúng ta nên xem rằng tất cả chúng sinh đã từng là cha hay là mẹ chúng ta ở các kiếp trước. Hãy nghĩ như thế, hãy có cảm giác như thế, hãy thấy cảm giác đó lan tỏa toàn thân chúng ta và khắp thế giới, và hãy ước nguyện cho tất cả chúng sinh hạnh phúcđược giải thoát.

Trường hợp có ai muốn biết tóm tắt lời dạy của tất cả các Đức Phật, chúng ta có thể tụng lên Kinh Pháp Cú bài Kệ 1803: "Không làm mọi điều ác. Thành tựu các hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy." (Bản dịch HT Thích Minh Châu)

Thực sự, Pháp không xa rời bạn. Bạn có thể kinh nghiệm Pháp vượt-thời-gian này ngay khoảnh khắc này, nơi đây và bây giờ: Khi một niệm tham, hay sân, hay si khởi lên trong tâm, và bạn biết rằng bạn có tham, hay có sân, hay có si trong tâm; khi không một niệm nói trên khởi lên, và bạn biết bạn không có chút nào tham sân si trong tâm. Trong Kinh AN 6.47 Sutta, Đức Phật nói: "Như vậy, này Sìvaka, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu." (Bản dịch HT Thích Minh Châu)

---  ---

84

MANIFESTING

Appearing clearly all day and night,
the self-nature manifests suitably.
Seeing the true eternity acting through the six senses,
you live comfortably, up and down
among all phenomena with complete enlightenment.

CHAN NGUYEN (1647 – 1726)

NOTE: In the MA 184 Sutra, the Buddha said that when you discern outwardly, you should not let your consciousness scatter about externally, and when you discern inwardly you should not let your consciousness get stuck internally; nothing whatsoever should be clung to.

This means that when you see, hear or perceive, you should not let your consciousness chase behind whatever you see, hear or perceive outwardly or inwardly; meanwhile, the consciousness should be empty itself instantly and constantly. Thus, there is nothing to be grasped by your mind. You realize that the perception which arises when you see, hear or perceive will instantly vanish; that perception has not a trace in the past, present or future. It is also a mind that has no thoughts.

A thought is different from a perception. The thought is based on memories and knowledge from the past; perception is not. When you see red or blue color, you have a perception of the color without any word arising. When your mind chases behind red or blue color, some thoughts arise and scatter in your mind with some memories and knowledge. When you hear birdsong and do not chase behind the sounds, you experience the impermanence without any thought arising. When you live fully in each moment, you have no thoughts in mind.

Hui Neng (638–713), the Sixth Patriarch of Chinese Zen, said to Hui Ming: "Do not think of merit and do not think of demerit. At  that moment, what is the original face of Elder Hui Ming?"

Watch your mind and you will see that the good and bad, the merit and demerit only exist in thoughts. During a momentary perception, there is not a trace of good or bad, not a trace of merit or demerit. A perception arises and vanishes instantly; it has no memories.

Therefore, many verses in Dhammapada say that a sage who knows the Way will not cling to any merit or demerit.

Dhp's verse 39 says: If a man's thoughts are not dissipated, if his mind is not perplexed, if he has ceased to think of good or evil, then there is no fear for him while he is watchful. (Translated by F. Max Muller, public domain)

Dhp's verse 126 says: Some people are born again; evil-doers go to hell; righteous people go to heaven; those who are free from all worldly desires attain Nirvana. (Translated by F. Max Muller)

Dhp's verse 267 says: He who is above good and evil, who is chaste, who with knowledge passes through the world, he indeed is called a Bhikshu. (Translated by F. Max Muller)

Dhp's verse 412 says: Him I call indeed a Brahmana who in this world is above good and evil, above the bondage of both, free from grief from sin, and from impurity. (Translated by F. Max Muller)

Thus, practitioners have to see and experience the world at the same time as a non-dual reality and as a dual reality. While they have to observe the precepts to protect themselves and humanity in the dual reality of the conventional world, they should realize and enjoy the non-dual reality, i.e. Nirvana, which is the perfect peace and beyond the cycle of birth and death. Metaphorically, the non-dual reality could be seen as the wet nature of water (which is always imperturbable) and the conventional world could be seen as the inconstant bubbles and waves. Moreover, the non-dual reality could be seen as the nature of gold, while many kinds of jewelry in the dual world are made from gold.

As taught by the Buddha, the law of dependent arising helps practitioners understand the emptiness nature of all phenomena internally and externally. From this perspective, practitioners won't cling to any view of existence and non-existence.

The great Indian Buddhist master Nagarjuna  (around 150–250 CE) developed the doctrine of the two truths, "the ultimate truth” and "the conventional truth.” He wrote that the Buddha taught about the two truths: the ultimate truth, and the worldly truth. In a dharma talk in New York on Nov. 2, 2014, His Holiness the Dalai Lama said: "Nagarjuna asserted that whatever the Buddha taught is founded on the basis of the two truths, conventional and ultimate. Essentially, things don’t exist as they appear to."

It is advised that the Zen practitioners should have two kinds of eyes: first, the kind of worldly eyes that sees and understands the conventional truth, which requires them to fulfill their responsibilities to society and country; second, the kind of eyes that realizes the ultimate truth, from which they see and know that they are already in and never left the emptiness concentration, the signless concentration, and the wishless concentration.

A Zen saying states that there is a Dharma transmission when the four eyes see each other. This refers to either when a practitioner is recognized as a Dharma heir by his Zen master or when a practitioner suddenly opens his wisdom eyes and realizes the ultimate truth.

---  ---

HIỂN LỘ  

Bày hiện rõ ràng được suốt ngày, 
Đây là tự tánh mặc phô bày. 
Chân thường ứng dụng sáu căn thấy, 
Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay.  

CHÂN NGUYÊN (1647 - 1726) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Trong Kinh Trung A Hàm  MA 184 Sutra, Đức Phật nói rằng khi bạn quán sát ra ngoài, không nên để thức tán loạn rong ruổi bên ngoài, và khi bạn quán sát trong tâm, không nên để thức bám chấp các cảnh giới trong tâm; không có gì nên chấp thủ.

Nghĩa là khi bạn thấy, nghe hay nhận biết, chớ để thức rượt theo bất cứ gì bạn thấy, nghe hay nhận biết cả ngoài và trong; trong khi đó, thức nên tự làm rỗng lặng tức khắc và liên tục. Như thế, không có gì được tâm nắm giữ lấy. Bạn nhận ra rằng tưởng nhận biết khởi lên khi bạn thấy, nghe hay nhận biết sẽ tức khắc biến mất; tưởng nhận biết đó không dính mảy may nào với quá khứ, hiện tại hay tương lai. Nó cũng là tâm vô niệm.

Một niệm khác với một tưởng nhận biết. Niệm dựa vào ký ức và kiến thức từ quá khứ; tưởng nhận biết thì không. Khi bạn thấy màu đỏ hay xanh, bạn có một tưởng nhận biết về màu mà không có chữ nào khởi lên. Khi tâm bạn chạy rượt theo màu đỏ hay xanh, một vài niệm khởi lên và tán loạn trong tâm bạn cùng với ký ức và kiến thức. Khi bạn nghe chim hót và không rượt theo âm thanh, bạn kinh nghiệm cái vô thường mà không niệm khởi lên. Khi bạn sống trọn vẹn từng khoảnh khắc nơi đây và bây giờ, bạn không có niệm nào trong tâm.

Huệ Năng (638–713), Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Hoa, nói với Huệ Minh: "Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, ngay lúc đó bản lai diện mục của Thượng Tọa Huệ Minh là gì?"

Hãy quan sát tâm bạn và bạn sẽ thấy rằng tốt và xấu, thiện và ác chỉ có mặt trong niệm. Ngay ở bất kỳ một tưởng nhận biết khoảnh khắc nào, không có chút gì tốt hay xấu, không có chút gì là thiện hay ác. Một tưởng tập khởitịch diệt tức khắc; nó không có ký ức.

Do vậy, nhiều bài kệ trong Kinh Pháp Cú nói rằng một bậc thánh hiểu đạo sẽ không chấp vào bất kỳ thiện hay ác nào.

Pháp Cú bài kệ 39 viết: Tâm không đầy tràn dục, Tâm không (hận) công phá, Đoạn tuyệt mọi thiện ác, Kẻ tỉnh không sợ hãi. (Bản dịch HT Thích Minh Châu)

Pháp Cú bài kệ 126 viết: Một số sinh bào thai, Kẻ ác sinh địa ngục, Người thiện lên cõi trời, Vô lậu chứng Niết Bàn. (Bản dịch HT Thích Minh Châu)

Pháp Cú bài kệ 267 viết: Ai vượt qua thiện ác, Chuyên sống đời Phạm Hạnh, Sống thẩm sát ở đời, Mới xứng danh tỷ kheo. (Bản dịch HT Thích Minh Châu)

Pháp Cú bài kệ 412 viết: Người sống ở đời này, Không nhiễm cả thiện ác, Không sầu, sạch không bụi, Ta gọi Bà-la-môn. (Bản dịch HT Thích Minh Châu)

Như thế, học nhân phải nhìn thấy và kinh nghiệm thế giới cùng lúc là một thực tại bất nhị và một thực tại nhị nguyên. Trong khi phải giữ giới luật để tự bảo vệ mình và người trong thực tại nhị nguyên của thế giới quy ước, họ nên chứng ngộvui hưởng thực tại bất nhị, tức là Niết Bàn, cũng là an bình tuyệt đối và vượt ra ngoài vòng sinh tử. Một cách ẩn dụ, thực tại bất nhị có thể được xem như tánh ướt của nước (vốn luôn luôn bất động) và thế giới quy ước có thể xem là các làn sóng và bọt nước đầy dao động. Thêm nữa, thực tại bất nhị có thể xem như tánh của vàng, trong khi nhiều loại nữ trang trong thế giới nhị nguyên được làm từ vàng.

Như Đức Phật dạy, luật duyên khởi giúp người tu nhận ra tánh không của vạn pháp, cả trong và ngoài. Từ cái nhìn đó, người tu sẽ không dính mắc vào bất kỳ quan điểm nào về Hữu và Vô.

Đại sư Ấn Độ Long Thọ (khoảng các năm 150–250 Tây lịch) đưa ra lý thuyết về 2 sự thực, gọi là Chân Đế (sự thật tuyệt đối) và Tục Đế (sự thật tương đối). Trong bài giảng tại New York ngày 2 tháng 11/2014, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Ngài Long Thọ khẳng định rằng bất cứ những gì Đức Phật dạy đều đặt trên nền tảng hai sự thật, Chân ĐếTục Đế. Trong tự tánh, vạn pháp không hiện hữu như bề ngoài có vẻ."

lời khuyên rằng người tu Thiền nên có hai loại mắt: thứ nhất, mắt trần gian để nhìn thấy và hiểu sự thật tục đế, nơi đó đòi hỏi họ hoàn thành trách nhiệm với xã hội và đất nước; thứ nhì, loại mắt chứng ngộ sự thật chân đế, từ đó họ nhìn thấy và nhận biết rằng họ đã ở trong và chưa bao giờ rời khỏi Không tam muội, Vô tướng tam muội, và Vô nguyện tam muội.

Một câu trong Thiền nói rằng có một sự truyền pháp khi bốn mắt nhìn nhau (tứ mục tương cố). Có nghĩa là, hoặc khi một người tu được vị Thiền sư công nhận là người nối pháp, hoặc là khi một người tu đột nhiên mở mắt tuệ và chứng ngộ sự thật chân đế.

---  ---

85

ENCOURAGING

Some people bury their heads in the joy of eating and drinking, and waste their life away. Some people practice the Way incorrectly, and cannot attain enlightenment. They don’t know that everyone already has the perfect Bodhi mind and the perfect insightful Prajna. Despite being a hermit, completely or partly, despite being a monk or a layperson, you will attain enlightenment if you realize the original mind. That is originally not male or female, so you don’t have to cling to appearances. Those who don’t understand turn into the three teachings tentatively; those who already understand know that they have realized the same one mind. Those who constantly reflect inwardly will all see the self-nature and become buddhas.

TRẦN THÁI TÔNG (1218 - 1277)

NOTE: Human life is precious. Practice the Way correctly and constantly. Don’t waste even a day in your life. Death may come tonight or tomorrow. Actually, death is chewing you in every moment; it is present in your every breath and is not separate from life. Reflect inwardly, watch your every breath constantly, and see what is beyond birth and death. 

Is there the self-nature? When you say you are seeing something you call the self-nature, that thing’s gone instantly. When you say you are feeling the cold wind of the impermanence, and you say that nothing should be called the self-nature, just observe who is feeling and who is speaking there. Is there any difference between the one ‘who is feeling’ and the one ‘who is speaking’? Don’t think. Just observe. It is advised that you should go beyond the Four Sentences; hence, we cannot say that the past, present, and future is existent, or that it is non-existent, or that it is both existent and non-existent, or that it is neither existent nor non-existent. You can experience this advice at any moment. You can see, hear or perceive the river of impermanence that is flowing swiftly through your body and mind: it is beyond words.

Nothing can be seen as the self in your whole body and mind; however, the Buddha never said that "there is no self." The Buddha declined to answer both the questions: "Is there a self?" and "Is there no self?" What is the middle way for both the questions?

In the Heart Sutra, the middle way is said clearly: Form (ie. sight, sound, smell, taste, bodily sensation, mental phenomena) is emptiness, and emptiness is form. Generally, each of the five aggregates (form, feeling, perceptions, volitions, and consciousness) is emptiness and vice versa. You can experience "form is emptiness" at any moment in your life. Suppose that you are watching a rainstorm. You see the raindrops scatter in the air, and every scene you see disappears instantly. You hear the sound of rain on leaves, and every bit of sound you hear vanishes instantly. Then from the emptiness, another scene appears and another bit of sound comes up; they have dependently arisen.

Because everything you see, hear and perceive is reflected via your mind, it is said that your mind acts like a bright, empty, quiet, non-self mirror. You can see so many scenes, hear so many kinds of sound, and perceive varieties of mental states; however, your original mind is always bright (so you can see, hear and perceive again and again), always empty (scenes, sound, and mental states instantly appear and disappear), always quiet (if you are mindful continuously), and always non-self (so your mind takes the forms that you’ve seen, heard and perceived).

The Śuraṅgama Sutra explained very clearly the original mind. A koan raises a question: "What is the sound of one hand clapping?" You know that it takes two hands clapping to make a sound. And then you know that you still hear the soundless after that sound ends. When a sound comes up, your mind takes the form of that sound. When that sound vanishes, your mind is not perceptible; however, the nature of the mind still exists, as the reflecting nature of a mirror.

---  ---

SÁCH TẤN

Hoặc có người vùi đầu trong ăn uống, qua mất một đời. Hoặc có người trên đường tu hành lầm lẫn, mà không thức tỉnh. Đâu biết, tánh giác Bồ-đề mỗi mỗi viên thành, nào hay căn lành Bát-nhã người người đầy đủ. Chớ luận đại ẩn tiểu ẩn, thôi phân tại gia xuất gia. Chẳng cuộc người tăng kẻ tục, chỉ cốt nhận được bản tâm. Vốn không có nam nữ, đâu cần chấp tướng. Người chưa rõ dối chia tam giáo, liễu được rồi đồng ngộ nhất tâm. Nếu hay phản chiếu hồi quang, đều được kiến tánh thành Phật.

TRẦN THÁI TÔNG (1218 - 1277)  - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Thân người quý giá. Hãy tu học đúng đắnliên tục. Đừng phí dù một ngày trong đời. Cái chết có thể tới đêm nay hay ngày mai. Thực sự, cái chết đang nhai bạn trong từng khoảnh khắc; nó hiện diện trong từng hơi thở của bạn, và nó không cách biệt với đời sống. Hãy quán chiếu vào tâm, liên tục xem từng hơi thở, và hãy nhìn thấy cái vượt qua sinh tử.

Có cái tự tánh hay không? Khi bạn nói bạn đang thấy cái mà bạn gọi là tự tánh, thì nó lập tức biến mất rồi. Khi bạn nói bạn đang cảm nhận ngọn gió lạnh của vô thường, và bạn nói rằng không có gì nên gọi là tự tánh, hãy quan sát xem ai đang cảm nhận và ai đang nói đó. Có dị biệt nào giữa ‘cái ai đang cảm nhận’ và ‘cái ai đang nói’ đó hay không? Đừng suy nghĩ. Hãy quan sát. Do vậy lời khuyên rằng bạn phải vượt qua Bốn Câu; tức là, chúng ta không thể nói rằng có một pháp nào trong quá khứ, hiện tạivị lai mà nó hiện hữu (Hữu, Có), hay nó không hiện hữu (Vô, Không), hay nó vừa hiện hữu vừa không hiện hữu (vừa Có, vừa Không Có), hay nó không hiện hữu mà cũng không phải không hiện hữu (vừa Không Có, vừa không phải Không Có). Bạn có thể kinh nghiệm lời khuyên đó ở bất kỳ khoảng khắc nào. Bạn có thể thấy, nghe hay nhận biết dòng sông vô thường đang chảy xiết xuyên qua thân tâm bạn: nó vượt qua ngôn ngữ.

Không có gì có thể xem là tự ngã trong thân tâm của bạn; tuy nhiên, Đức Phật chưa bao giờ nói rằng "không có ngã." Đức Phật đã từ chối trả lời hai câu hỏi: "Có phải có một tự ngã?" và "Có phải không có ngã?" Cái gì là trung đạo cho hai câu hỏi?

Trong Tâm Kinh, trung đạo được nói minh bạch: Sắc (tức là, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) là không, và Không là sắc. Nói chung, mỗi thành phần trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là rỗng rang, và ngược lại. Bạn có thể kinh nghiệm về "sắc tức thị không" ở bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời bạn. Hãy giả sử rằng bạn đang nhìn một trận mưa bão. Bạn thấy hạt mưa bay tứ tán trong không gian, và từng hình ảnh bạn thấy tức khắc biến mất. Bạn nghe tiếng mưa rơi trên lá, và từng âm thanh bạn nghe tức khắc biến mất. Rồi từ Không, một cảnh khác hiện ra, và một âm thanh khác âm vang tới; chúng xuất hiện theo duyên khởi.

Bởi vì tất cả các pháp bạn thấy, nghe, nhận biết được phản chiếu qua tâm, nên còn nói rằng tâm bạn như một tấm gương sáng, rỗng rang, tịch lặng, vô ngã. Bạn có thể thấy nhiều cảnh, nghe nhiều loại âm thanh, và nhận biết nhiều trạng thái tâm; tuy nhiên, bản tâm của bạn luôn luôn sáng (do vậy bạn có thể thấy, nghe, nhận biết liên tục), luôn luôn rỗng rang (cảnh, âm thanhtrạng thái tâm tức khắc hiện và biến), luôn luôn tịch lặng (nếu bạn tỉnh thức liên tục), và luôn luôn vô ngã (do vậy, tâm bạn được nhận qua cái Sắc mà bạn thấy, nghe, và nhận biết).

Kinh Lăng Nghiêm đã giải thích rất rõ về bản tâm. Một công án nêu một câu hỏi: "Cái gì là tiếng vỗ của một bàn tay?" Bạn biết rằng cần hai bàn tay vỗ mới có âm thanh. Và bạn biết rằng bạn vẫn nghe cái vô thanh sau khi âm thanh kia kết thúc. Khi một âm thanh tới, tâm bạn hiển lộ với cái sắc uẩn của âm thanh đó. Khi âm thanh tan biết, tâm bạn không được nhận ra; tuy nhiên, tự tánh của tâm vẫn hiện diện, như là bản tánh phản chiếu của một tấm gương.

---  ---

86

GOING HOME

Emptiness and emptiness, form and form -- I’ve gone beyond the borderline between emptiness and form after seventy years in this world.
I have finished the vow; I am going home today and don’t have to scurry about to ask the patriarchs for the core of Zen.

LIỄU QUÁN (? - 1743)

NOTE: If someone asks you to show the emptiness in this mountain, in that river, and in other things around, what can you do? You can not reply that the emptiness is something outside or inside the existence; It is nowhere to be found and shown.

If someone asks you to show your true nature, what can you do? You can not reply that your true nature is in your eyes, ears, nose, tongue, body or mind; It is nowhere to be found and shown.

Now, look at the mountain there. The mountain is your mind being manifested; if it is not, then you are a dead body now. Then, listen to the birdsong echoing from the mountain. The birdsong is your mind being manifested; if it is not, then you are a dead body now. Everything that is reflected via your mind is actually the manifestation of your mind. Thus, what can you say about emptiness or form?

Remember: the Shurangama Sutra says that every appearance of phenomena is the mind's nature, and that the mind's nature is the appearance of every phenomenon.

Meanwhile, the Diamond Sutra says that one who realizes that the appearance is not the appearance is the person who realizes the mind's nature.

---  ---

VỀ QUÊ   

Hơn bảy mươi năm ở cõi này, 
Không không sắc sắc thảy dung thông 
Hôm nay nguyện mãn về quê cũ 
Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông

LIỄU QUÁN (? - 1743) - Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Nếu có ai yêu cầu bạn cho thấy cái tánh không đang ở trong ngọn núi này, trong dòng sông kia, và trong các pháp quanh đây, bạn có thể làm gì? Bạn không thể trả lời rằng cái không là cái gì nằm ngoài hay trong cái có; Nó thì không ở đâu để được tìm ra và cho thấy.

Nếu có ai yêu cầu bạn cho thấy chân tánh của bạn, bạn có thể làm gì? Bạn không thể trả lời rằng chân tánh bạn nằm trong mắt, tai, mũi, lưỡi, thân hay ý; Nó thì không ở đâu để được tìm ra và cho thấy.

Bây giờ, hãy nhìn vào ngọn núi kia. Ngọn núi đó là tâm bạn đang hiển lộ; nếu nó không phải, thì bây giờ bạn chỉ là một xác chết. Bây giờ, hãy lắng nghe tiếng chim vọng từ núi. Tiếng chim là tâm bạn đang hiển lộ; nếu nó không phải, thì bây giờ bạn chỉ là một xác chết. Vạn pháp đang phản chiếu qua tâm của bạn thực sự chính là tâm của bạn đang đưỡc hiển lộ. Do vậy, bạn có thể nói gì về không với có?

Hãy nhớ, Kinh Lăng Nghiêm nói rằng toàn tướng là tánh, và rằng toàn tánh là tướng.

Trong khi đó, Kinh Kim Cương nói rằng hễ thấy tướng không phải là tướng thì là thấy tánh.

---  ---

87

THE TRUE BODY

The Thus Come One attained complete enlightenment, realizing the dharma body which encompasses all the three worlds.
Whether you watch inwardly or outwardly, the irises in your eyes continue to shine.
The True Body becomes all phenomena;
All phenomena become the True Body.
A red cinnamon tree stands beautifully in the Palace of the Moon.
High in the sky, shines a circle
in which a red cinnamon tree stands tall.

Y SON (? – 1213)

NOTE: You can turn a mirror toward any direction, and see it always reflects equally. After realizing the true mind, you will see that all phenomena become one with you. All things are your mind manifested – you are what you think, you are what you feel, you are what you see, and you are what you hear… 

The moon here symbolizes the mind; the red cinnamon tree, the nature of the mind. Many Zen masters prefer using the symbol of a calm lake surface -– serenely reflecting the sky. The latter symbol can be used to describe the two qualities of a meditative mind: serene, and awake. The Buddha said that meditation has two approaches: Samatha, and Vipassana. Samatha meditation, also known as concentration meditation, helps you calm the mind. Vipassana meditation, also known as insight meditation, helps you see things as they are. Both should be developed in tandem to help you develop an awakened mind of serenity and luminosity.

If you get confused by so many words, you can just remember the image of a calm lake surface. Or just remember the two words “serene, awake… serene, serene, awake, awake… serene, awake … serene, serene, awake, awake…”

Decades ago, I asked my root master Ven. Thich Tich Chieu: "It is very hard for me to observe perfectly the five precepts."

This master who is also the abbot of the Tibetan Temple in Binh Duong replied, "You only need to keep this one precept: to be impartial."

Later, I learned that observing the "precept of impartiality" is one of the most difficult tasks. That means that when a practitioner sees, hears or perceives, he should not cling to any different signs between existence and non-existence, between men and women, between beauty and ugliness, between merit and demerit, and so on. That means that this person sees, hears and perceives clearly while he dwells in the concentration of signless, through which any sight, sound, or mental perception that appears in his mind will instantly disappear in the windstorm of impermanence. When you continuously realize the signless in everything, your mind turns away from greed, hatred, and delusion.

---  ---

CHÂN THÂN  

Như Lai thành chánh giác
Tất cả lượng bằng thân. 
Xoay lại chẳng xoay lại, 
Trong mắt con ngươi nằm. 
Chân thân thành vạn tượng, 
Vạn tượng thành chân thân.  
Cung trăng cành quế đỏ, 
Quế đỏ tại một vầng.  

Y SƠN ( ? - 1213 ) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Bạn có thể xoay tấm gương bất kỳ hướng nào, và thấy nó luôn luôn chiếu ảnh bình đẳng như nhau. Sau khi nhận ra chân tâm, bạn thấy rằng vạn pháp trở thành một vớI bạn. Vạn pháp là tâm bạn hiển lộ -- bạn là những gì bạn suy nghĩ, bạn là những gì bạn cảm xúc, bạn là những gì bạn nghe…

Mặt trăng biểu tượng cho tâm; cây quế đỏ, để chỉ cho bản tánh của tâm. Nhiều Thiền Sư lạI thích dùng biểu tượng cho mặt hồ an tĩnhlặng lẽ phản chiếu cả bầu trời. Biểu tượng sau có thể dùng mô tả hai phẩm chất của tâm thìên định: vắng lặng, và tỉnh thức. Đức Phật nói thiền định có hai lối tiếp cận: chỉ, và quán. Thiền chỉ, còn gọI là thiền tỉnh lặng, giúp bạn giữ tâm cho an; Thiền quán, còn gọi là thiền chánh niệm, giúp bạn thấy các pháp như nó là nó. Cả hai nên tu tập cùng lúc để giúp bạn có tâm thức tỉnh --- vừa vắng lặng, vừa chiếu sáng.

Nếu bạn thấy nhiều chữ rắc rối, bạn có thể chỉ cần nhớ tới mặt hồ tỉnh lặng. Hay chỉ cần nhớ hai chữ “lặng, tỉnh… lặng, lặng, tỉnh, tỉnh… lặng, tỉnh… lặng, lặng, tỉnh, tỉnh…”

Nhiều thập niên trước, tôi hỏi bổn sư của tôi là Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu: "Rất khó cho con giữ toàn hảo năm giới."
Thầy cũng là trụ trì Chùa Tây Tạng Bình Dương đáp: "Con chỉ cần giữ một giới thôi: bình đẳng."
Thời gian sau, tôi biết rằng giữ giới bình đẳng là một trong những việc khó nhất. Nghĩa là khi một học nhân thấy, nghe hay nhận biết, vị này không nên dính vào bất kỳ tướng dị biệt nào giữa Có và Không, giữa Nam và nữ, giữa đẹp và xấu, giữa thiện và ác, vv. Nghĩa là người này thấy, nghe và nhận biết rõ ràng trong khi vẫn an trú trong Vô Tướng Tam Muội, xuyên qua đó bất kỳ hình ảnh, âm thanh hay nhận biết nào xuất hiện trong tâm người này sẽ tức khắc biến mất trong trận bão gió của vô thường. Khi bạn liên tục nhận ra cái vô tướng trong vạn pháp, tâm bạn quay lưng lìa xa tham, sân và si.

---  ---

88

BE AWAKENED

With the six types of consciousness deluded, you suffer long nights. 
Blinded by ignorance,  you are dead drunk all the time.
Hearing the bell, at sunrise and sunset, you should be awakened and alertly mindful.
After purifying your lazy body, you will attain the transcendent body.

VIEN HOC (1073 – 1136)

NOTE: Don’t be lazy. We have been ignorantly lazy for millions of years, and we are now lucky to hear the bell from the Buddha. Try to meditate all day and night while lying down, sitting, standing and walking. Always be awakened and alertly mindful -- That’s the message from Zen Master Vien Hoc. But, how can the lazy body be conquered? It’s a hard job, and only you can do it to save yourself. You should observe your body carefully. Eat healthily, eat moderately. Work and exercise every day. Always remember that the law of impermanence is drifting us swiftly all day and night, and we have very little time in this life to practice Buddha Dharma to reach the other shore. So, don’t be lazy. That doesn’t mean that you have to punish your body. The body is a raft, a vehicle; you have to take good care of it for a really hard trip.

A question is sometimes raised: "The Avalokitesvara Bodhisattva has a thousand eyes and a thousand arms. Which eye is the primary eye?" Mahayana Buddhism says that Avalokiteshvara is the bodhisattva of compassion and mercy, who has a thousand eyes to observe the plight of sentient beings, and a thousand arms to protect honest persons.

We should reason that this great bodhisattva acts impartially; thus, there is no such thing as primary or secondary eyes. Additionally, this great bodhisattva acts with the mind of non-self while watching and saving humanity; thus, in light of dependent origination, there is no savior, there is no act of saving, and there is no one who is saved. Consequently, we see that every eye is the primary eye. Hence, the entire body and mind of Avalokitesvara Bodhisattva has countless primary eyes. That is true compassion and mercy.

Moreover, it is wrong if we reply as "one eye" or "a thousand eyes"; in light of dependent origination, every eye is empty of a self. The question above should be answered by the Heart Sutra. Sometimes, when you listen to the soundscape around you, you feel that you are listening with your entire body and mind -- not only with one ear or with two ears. Sometimes, when you come to a beach and watch the seascape, you feel that you are seeing with your entire body and mind; maybe you are very close to realizing the emptiness of all five skandhas.

---  ---

TỈNH GIÁC

Sáu thức tối tăm khổ đêm dài, 
Vô minh che đậy mải mê say. 
Sớm tối nghe chuông lòng tỉnh giác
Thần lười dứt sạch, được thần thông

VIÊN HỌC (1073 - 1136) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Đừng lười biếng. Chúng ta đã lười biếng và si mê hàng triệu năm, và bây giờ may mắn nghe tiếng chuông của Đức Phật. Hãy nỗ lực thiền định cả ngày và đêm, trong khi đi, đứng, nằm, ngồi. Luôn luôn tỉnh thức – Đó là lời dạy từ Thiền Sư Viên Học. Nhưng, làm sao có thể chiến thắng tấm thân lười này? Đó là việc gian nan, và chỉ có bạn mới có thể tự cứu bạn. Bạn hãy niệm thân một cách cẩn trọng. Hãy ăn thức ăn lành mạnh, hãy ăn chừng mực. Hãy làm việc và tập thể dục hàng ngày. Luôn luôn nhớ rằng luật vô thường đang cuốn trôi chúng ta nhanh chóng cả ngày đêm, và chúng ta có rất ít thì giờ trong kiếp này để tu tập Phật Pháp nhằm qua bờ bên kia. Vậy, đừng lười biếng. Thế không có nghĩa là bạn phải trừng phạt tấm thân. Thân là chiếc bè, là cỗ xe; bạn phải chăm sóc thân kỹ càng để có sức đi một chuyến rất là gian nan

Một câu hỏi đôi khi được nêu lên: "Bồ Tát Quan Âm có ngàn mắt và ngàn tay. Mắt nào là mắt chính?" Phật Giáo Đại Thừa nói rằng Ngài Quan Âm là vị Bồ Tát của tâm từthương xót. Vị này có ngàn mắt để quan sát chúng sinh, và có ngàn tay để bảo vệ người lương thiện.

Chúng ta nên lý luận rằng bậc đại Bồ Tát này hành động không thiên vị; do vậy, không có chuyện gì là má7t chính và mắt phụ. Thêm nữa, đại bồ tát này hành động với tâm vô ngã trong khi quan sátcứu độ nhân loại; do vậy, dưới ánh sáng luật duyên khởi, không hề có người cứu, không có hành động cứu, và không có ai được cứu. Do vậy, chúng ta thấy tất cả mắt đều là mắt chính. Và rồi chúng ta thấy toàn thân tâm Bồ Tát Quan Âmvô lượng mắt chính. Đó mới chính là từ bithương xót chân thực.

Thêm nữa, sẽ trật nếu chúng ta trả lời là "một mắt" hay "một ngàn mắt"; dưới cái nhìn duyên khởi, tất cả mắt đều rỗng rang vô tự tánh. Câu hỏi trên nên được trả lời bằng Bát Nhã Tâm Kinh. Đôi khi, khi bạn nghe âm thanh quanh bạn, bạn cảm thấy bạn đang nghe với toàn thể thân và tâm -- không chỉ với một tai hay hai tai. Đôi khi, khi bạn ra biển, nhìn cảnh biển, bạn cảm thấy bạn đang nhìn với toàn thể thân và tâm; có thể bạn đang tới gần với chứng ngộ cả năm uẩn đều là không.

---  ---

89

THE SERENE MIRROR

Serene, serene – that mirror has no shades.
Luminous, luminous – that diamond has no features.
Clearly, clearly – it is something, and it is not anything.
Tranquil, tranquil – it is emptiness, and it is not emptiness. 

NGUYEN THIEU (1648 – 1728)

NOTE: The mind's nature is serene and luminous; however, the mind's nature is not a thing to be pointed at. How can we realize the mind's nature? Many Zen masters say that Zen has no gates and that there is no step-by-step path to enter it. Why gateless? Because it is originally emptiness, and it is not a thing.

Let’s suppose you have meditated for a long time, and now you know how to keep your mind pure and calm, but you could not realize the mind's nature. The koan some Zen masters prefer to give you, in this case, might be “At the top of a 100-foot pole, how can you step forward?”

After practicing breathing meditation for a while, you can feel the breath smoothly coming and going, feel some parts of your body moving accordingly to the spreading breath, see the thought emptying itself when you watch it; now try this approach: listen to the silence.

You know that we always hear something, even in the city or in the forest, either the lovely sound or the unpleasant noise. Sometimes we hear from the past we love to recall, the songs we wrote decades ago or the sweet voices of our childhood friends.

Actually, when you listen and pay attention wholly to sensation, you will feel that that moment is timeless. It does not belong to the past, present or future. That moment disappears instantly and continuously. Listening to the soundscape around you, you will notice that the silence is encompassed within each bit of the audible sounds. There is no one listening. There is only the soundscape and that you are wholly that soundscape. You are hearing the non-self nature with your entire body and mind. Dependent arising, the sound is the emptiness in essence; thus, the silence and the audible sound are empty in essence. Both the silence and the audible sound essentially are neither one nor two, neither duality nor non-duality.

Now listen to the state of mind before any sound arising. If you hear some weird sound in the head, just ignore it; only listen to the voidness before any sound arising. Feel the breath spreading in and out your body, and listen with your entire body and mind. Any sound coming and going is just a state of mind; the silence before the sound is also a state of mind.

You are listening to the mind, and you are listening to the nature of listening. The Shurangama Sutra taught this way of meditation. Just listen to the state of mind before the sound arising. This is not different from the Thoai Dau Meditation, or Huatou Meditation, when you observe the mind before any thought arising. Now listen to the silence all day and night. Try that. You will see that your mind's nature is a mirror that has no shade and no shape; it reflects and encompasses everything you see, hear and perceive, and it's emptied itself instantly and continuously.

---  ---

GƯƠNG LẶNG LẼ  

Lặng lẽ gương không bóng 
Rỡ rỡ châu chẳng hình 
Rõ ràng vật phi vật 
Vắng vẻ không chẳng không.

NGUYÊN THIỀU (1648 - 1728) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Bản tâm, còn gọi là tự tánh, thì vắng lặng và chiếu sáng; tuy nhiên, bản tâm không phải là một vật để được chỉ ra. Làm sao chúng ta có thể chứng ngộ bản tâm? Nhiều Thiền Sư nói rằng Thiền không có cửa vào, và rằng không có lối đi từng bước để vào. Tại sao không cửa? Bởi vì nó vốn là rỗng rang, và vì nó không phải là một vật gì.

Giả thiết rằng bạn đã tập thiền từ lâu rồi, và bây giờ bạn biết cách giữ cho tâm thanh tịnh và bình lặng, nhưng bạn chưa có thể chứng ngộ được bản tâm. Công án mà một số Thiền sư lựa chọn để trao cho bạn trong trừơng hợp này có thể là “Nơi đỉnh đầu sào trăm trượng, làm sao ngươi có thể bước tới trứơc?”

Sau khi thiền tập hơi thở một thời gian, bạn có thể cảm thấy hơi thở dịu dàng đến và đi, cảm thấy một số nơi trong thân chuyển động theo hơi thở đang lan tỏa, thấy niệm tự biến mất khi bạn nhìn tới; bây giờ hãy thử cách này: lắng nghe sự vắng lặng.

Bạn biết rằng chúng ta luôn luôn nghe tiếng gì đó, dù trong thành phố hay trong rừng, âm thanh dễ thương hay tiếng ồn khó chịu. Đôi khi chúng ta nghe từ quá khứchúng ta ưa thích nhớ lại, các ca khúcchúng ta đã viết nhiều thập niên trứơc hay là giọng nói ngọt ngào của các bạn thời thơ trẻ.

Thực sự, khi bạn lắng nghe và chú tâm trọn vẹn vào cảm thọ, bạn sẽ cảm thấy rằng khoảnh khắc đó là khoảnh khắc phi-thời-gian. Nó không thuộc về quá khứ, hiện tại hay vị lai. Khoảnh khắc đó biến mất tức khắc, liên tục. Lắng nghe âm thanh quanh bạn, bạn sẽ ghi nhận rằng tịch lặng được bao dung trong từng chút âm thanh. Bạn ghi nhận rằng không có ai đang nghe, rằng chỉ có vùng âm thanh thôi, và rằng bạn là toàn bộ vùng âm thanh đó. Bạn đang nghe tự tánh vô ngã với toàn bộ thân tâm bạn. Do duyên khởi, âm thanhtánh không trong tự tánh; do vậy, sự tịch lặng và âm thanhtánh không trong tự tánh. Cả hai, sự tịch lặng và âm thanh, trong tự tánh không phải một và không phải hai, không phải nhị biên và cũng không phải bất nhị.

Bây giờ hãy lắng nghe trạng thái của tâm trứơc khi bất kỳ âm thanh nào khởi dậy. Nếu bạn nghe vài âm thanh kỳ dị trong đầu, cứ bỏ mặc chúng; chỉ lắng nghe cái rỗng rang trứơc khi âm thanh khởi dậy. Hãy cảm thấy hơi thở lan tỏa vào và ra thân bạn, và hãy lắng nghe với toàn bộ thân tâm bạn. Bất kỳ âm thanh nào đến và đi đều chỉ là một trạng thái của tâm; sự vắng lặng trứơc khi âm thanh khởi dậy cũng là một trạng thái của tâm.

Bạn đang lắng nghe tâm, và bạn đang lắng nghe tánh nghe. Kinh Lăng Nghiêm dạy cách thiền tập này. Hãy lắng nghe trạng thái của tâm trứơc khi âm thanh khởi dậy. Pháp này không khác pháp Thiền Tham Thọai Đầu, khi bạn nhìn vào tâm trứơc khi niệm khởi. Bây giờ hãy lắng nghe sự vắng lặng suốt mọi thời. Hãy tập thử đi. Bạn sẽ thấy rằng bản tánh của tâm là một chiếc gương, mà gương này không có bóng và không có hình dạng; nó phản chiếu và bao trùm mọi thứ bạn thấy, nghe, nhận biết, và nó tự liên tục xóa chính nó tức khắc.

---  ---

90

NO DIFFERENCE BETWEEN IGNORANCE AND ENLIGHTENMENT

Ignorantly, you see emptiness and form appear.
Enlightened, you see form and emptiness vanish.
Form, emptiness, ignorance, and enlightenment
are just one same principle, anciently and now.

When false thoughts arise, the three hells appear.
When the true mind is realized, the five kinds of eyes open.
The mind of Nirvana is serene and always serene.
The sea of birth and death is stormy and always stormy.

There is neither birth nor death.
There is neither beginning nor end.
After throwing away the dualistic views,
you will see all things are intertwining without distinction.

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (1230-1291)

NOTE. The three hells: the hell of fire, the hell of blood, and the hell of swords. The five kinds of eyes: human eyes, deva eyes, wisdom eyes, dharma eyes, and Buddha's eyes.

The Heart Sutra says that form is emptiness, and that emptiness is form. The Tue Trung's poem above says that those who are ignorant see that emptiness is not form, and vice versa. Moreover, the poem says that those who are enlightened see that there is no difference between form and emptiness. What experience can we have when we look at form and emptiness?

Form is part of the five aggregates (form, feeling, perception, fabrications, and consciousness). To put it in simple terms, form is what we see, hear and perceive --- the seen, the heard, the sensed and the cognized. Thus, we have six pairs of sense bases: eye and visible objects, ear and sound, nose and odor, tongue and taste, body and touch, mind and mental objects.

The form (i.e., visible forms, sound, odor, flavors, touch, and mental objects) is what you've seen, heard and perceived; dependent arising, everything you've seen, heard and perceived is inconstant and non-self. Therefore, form is not different from emptiness; emptiness is not different from form. This is why we should avoid the views of existence and non-existence. The right view is that when a form arises we say it exists, and when a form vanishes we say it does not exist anymore; that is the middle view. In the MN 147 Sutta, the Buddha said to Rahula that the eye and the forms are inconstant, stressful, subject to change and that nothing as a self could be found. The SN 35.246 Sutta says that if you try to catch the delightful sounds by splitting a musical instrument into a hundred pieces, you will fail; it is the emptiness in nature. Dependent arising, the sounds come up into existence as a form that we could hear; thus, we say that form is emptiness, and emptiness is form.

Decades ago, in response to the question "How can I get enlightened?" a Zen master in Vietnam pointed to the front yard of the temple, and said, “The rain puddle is the Buddha.” We should notice that it is very hard to understand all the sayings from books or from Zen masters. Maybe we don't need to understand via words. We should find a way to experience the state of mind in which we realize that form is emptiness, and that emptiness is form.

Suppose that you are walking in a garden. You feel a gentle wind which cools your skin. Suddenly, heavy rain pours down. Your entire body is soaking wet. The wind blows violently, whipping the trees in the forest. Within a few seconds, your mind has no thoughts. Your mind experiences a state of thoughtlessness. You see the raindrops fly swiftly. You hear the whipping trees violently sway. Your body quivers in the cold wind. You see, hear and perceive with your entire body and mind the state of wordlessness and thoughtlessness, in which you see the naturally imperturbable mind and in which there is not a trace of greed, hatred and delusion.

In these moments, you see that you are the rain, you are the trees and you are everything you see, hear and perceive. In these moments, you see, hear and perceive clearly the impermanence, the unsatisfactoriness and the lack of self. You firmly experience that form is emptiness, and that emptiness is form. Many people have undergone that kind of rainfall, but they have not been alertly mindful enough to notice the dharma seals. Those are a few seconds that can help your body and mind immerse in the Heart Sutra. We can guess that the practitioners who practice koan meditation may have a similar experience.

In SN 35.153 Sutta, the Buddha said that there is a method that a monastic can use to declare their enlightenment. When a monastic sees a sight with the eye, hears a sound with the ear, smells an odor… tastes a flavor … feels a touch … knows a thought with the mind, and "When they have greed, hate, and delusion in them, they understand ‘I have greed, hate, and delusion in me.’ When they don’t have greed, hate, and delusion in them, they understand ‘I don’t have greed, hate, and delusion in me.’..." (Translated by Bhikkhu Sujato)

With this method, when a monk or nun sees not a trace of the three poisons (greed, hate, and delusion) while seeing, hearing, and so on, he or she can confidently declare their enlightenment.

---  ---

MÊ NGỘ KHÔNG KHÁC

Mê đi sanh không sắc
Ngộ lại chẳng sắc không.     
Sắc không mê ngộ ấy,
Một lý xưa nay đồng.

Vọng dấy tam đồ dấy
Chân thông ngũ nhãn thông.
Niết-bàn tâm vắng lặng
Sanh tử biển trùng trùng.

Chẳng sanh lại chẳng diệt
Không thủy cũng không chung.
Chỉ hay quên nhị kiến
Pháp giới thảy bao dung.

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ (1230-1291) - Bản dịch Thầy Thanh Từ

GHI NHẬN: Tam đồ: địa ngục lửa, địa ngục máu, và địa ngục đao kiếm. Ngũ nhãn: nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, và Phật nhãn.

Bát Nhã Tâm Kinh nói rằng sắc tức là không, và không tức là sắc. Bài thơ trên của ngài Tuệ Trung nói rằng người mê thấy rằng không thì không phải là sắc, và ngược lại. Thêm nữa, bài thơ nói rằng người ngộ rồi sẽ thấy rằng không có dị biệt giữa sắc và không. Kinh nghiệm nào chúng ta có thể có khi nhìn vào sắc và không?

Sắc uẩn là một phần trong ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức). Nói đơn giản về những gì có thể kinh nghiệm, chúng ta có thể nói rằng sắc là cái chúng ta thấy, nghe và nhận biết --- cái được thấy, được nghe, được cảm thọ và được tri thức. Do vậy, chúng ta có sáu cặp lục nhập: mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và mùi hương, lưỡi và vị nếm, thân và cảm giác chạm xúc, tâm và đối tượng tâm.

Sắc (tức là, cảnh được thấy, âm thanh, hương, vị, xúc, pháp) là cái bạn thấy, nghe vả nhận biết; theo duyên khởi, mọi thứ bạn thấy, nghe và nhận biết đều vô thườngvô ngã. Do vậy, sắc không khác không; không chẳng khác sắc. Đó là lý do tại sao chúng ta nên tránh quan điểm về Hữu và Vô. Quan điểm đúng chính là khi một sắc tập khởi, chúng ta nói nó hiện hữu, và khi một sắc biến mất, chúng ta  nói nó không còn hiện hữu nữa; đó là điểm nhìn trung đạo. Trong kinh MN 147, Đức Phật dạy ngài Rahula rằng mắt và cái được thấy là vô thường, bất như ý, phải biến đổi và rằng không có gì là tự ngã có thể được tìm ra. Kinh SN 35.246 Sutta nói rằng nếu bạn tìm cách nắm giữ tiếng nhạc tuyệt vời bằng cách chẻ khí cụ âm nhạc làm trăm mảnh, bạn sẽ thất bại; nó trong tự tánhkhông tánh. Theo duyên khởi, âm thanh khởi lên như một sắc chúng ta có thể nghe; do vậy, chúng ta nói sắc chính là không, và không chính là sắc.

Nhiều thập niên trước, với câu hỏi "Làm sao con có thể ngộ được?" một Thiền sư tại Việt Nam chỉ ra sân trước chùa, và nói, "Vũng nước mưa đó là Phật." Chúng ta nên ghi nhận rằng sẽ rất khó để hiểu tất cả các câu nói từ sách hay từ các Thiền sư. Có thể chúng ta không cần hiểu qua lời nói. Chúng ta nên tìm một cách để kinh nghiệm trạng thái tâm mà từ đó chúng ta nhận ra rằng sắc tức là không và rằng không tức là sắc.

Hãy giả sử rằng bạn đang đi bộ trong vườn. Bạn cảm thấy làn gió nhẹ đang làm mát da của bạn. Đột nhiên, mưa lớn tuôn xuống. Toàn thân bạn ướt mem. Gió thổi dữ dội, quật túi bụi các hàng cây trong rừng. Trong vài giây đồng hồ, tâm bạn dứt bặt các niệm. Tâm bạn lúc đó là tâm vô niệm. Bạn thấy các giọt mưa bay nhanh. Bạn nghe cây nghiêng qua lại ào ạt. Thân bạn run trong gió lạnh. Bạn thấy, nghe và nhận biết bằng toàn thân và tâm trong trạng thái vô niệmvô ngôn, từ đó bạn thấy ra tâm tự nhiên bất động và nơi đó không có chút gì của tham sân si

Trong các khoảnh khắc đó, bạn thấy bạn là mưa, bạn là cây và bạn là tất cả những gì bạn thấy, nghe và nhận biết. Trong vài khoảnh khắc đó, bạn thấy, nghe và nhận biết rõ ràng vô thường, bất như ývô ngã. Và bạn kinh nghiệm vững chắc rằng sắc tức là không, và không tức là sắc. Nhiều người đã trải qua các trận mưa như thế, nhưng họ không có chánh niệm tỉnh  giác đủ để nhận ra các pháp ấn. Đó là vài giây đồng hồ có thể giúp thân tâm bạn ngấm tràn trong Tâm Kinh. Chúng ta có thể đoán rằng người tu thiền công án có thể sẽ có kinh nghiệm tương tự.

Trong Kinh SN 35.153, Đức Phật nói rằng có một phương pháp mà một tu sĩ có thể dựa vào để tuyên bố là đã giác ngộ. Phương pháp này là, khi một tu sĩ nhìn thấy một cảnh bằng mắt, nghe một âm thanh với tai, ngửi một mùi hương... cảm thọ một chạm xúc, biết một niệm với tâm, và "Khi họ có tham, sân và si bên trong, họ hiểu 'Tôi có tham, sân và si trong tôi.' Khi họ không có tham, sân và si trong họ, họ hiểu 'Tôi không có tham sân si trong tôi'..."

Với phương pháp đó, nếu một tu sĩ không thấy chút gì tam độc (tham, sân, si) trong khi thấy, nghe, vân vân, vị này có thể dựa vào đó để tuyên bố là đã giác ngộ hay chưa

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2850)
07/08/2023(Xem: 2110)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.