Chương 1 Lắng Nghe với Niệm

25/04/20226:21 SA(Xem: 7398)
Chương 1 Lắng Nghe với Niệm
Chương 1 Lắng Nghe với Niệm
Ngày 9 tháng 4 năm 2003
Trích từ cuốn: Những Lời Dạy Cốt Yếu
 Essential Teachings
Tổng hợp các bài Pháp thoại của Phra Ajahn Suchart Abhijāto
(được dịch ra tiếng Anh) Dịch Anh – Việt: Phương Thủy
Tháng 4/2022
Essential TeachingsPhra Ajahn Suchart AbhijātoPDF icon (4)Chương 1 - Nghe với Niệm_Essential Teachings_Ajahn Suchart_2

Chỉ để phát tặng miễn phí ~ ‘Giáo pháp không nên được bán như hàng hóa ngoài chợ.’ Được phép sao chép nội dung trong ấn phẩm này theo bất kỳ cách nào cho mục đích phi thương mại — như một món quà Pháp. Không cần xin phép thêm. Nghiêm cấm sao chép dưới bất kỳ hình thức nào vì mục đích thương mại. Nội dung trong ấn phẩm này không được sửa đổi dưới bất kỳ hình thức nào. Cuốn sách này có sẵn để tải xuống miễn phí tại: www.phrasuchart.com
www.kammatthana.com

Cuốn sách này là một tuyển tập các bài thuyết pháp được dịch ra tiếng Anh của Phra Ajahn Suchart Abhijāto tại Wat Yansangwararam, Chonburi.

Đạo Phật là một môn khoa học về tâm. Đạo Phật dựa trên nguyên lý nhân quả - một mối quan hệ có thể được chứng minhĐức Phật là người đầu tiên chứng minh điều đó.

Tất cả chúng ta đều được tạo thành từ tâm và thân; chúng giống như anh em sinh đôi. Tuy nhiên, tâm là vĩnh cửu, trong khi thân là tạm thời. Tâm trải qua một chuỗi các kiếp sống trước và chiếm hữu thân khi thụ thai. Sau khi thân ngừng hoạt động, tâm tiếp tục sang một thân khác. Nó đơn giản như vậy.

Ở một mức độ, tất cả các tôn giáo đều giống nhau: tất cả đều dạy quý vị làm điều tốt và tránh làm hại người khác; giáo lý của các tôn giáo dựa trên mối quan hệ nhân quả. Hạnh phúc hay cảm giác tích cực nảy sinh từ việc làm những điều tốt. Đau khổ hay cảm giác tiêu cực nảy sinh khi làm những điều xấu.

Có ba hành động chính: hành động trong tâm, hành động qua lời nói và hành động qua thân. Kết quả của những hành động này đều quay trở lại tâm, tâm là tác nhân chính. Miệng và thân là tác nhân phụ. Để kìm hãm các hành động này, chúng ta cần phải có một ‘hệ thống phanh’.

Cái gọi là hệ thống phanh này là ‘niệm’. Với niệm, chúng ta sẽ biết được liệu suy nghĩ của mình có lành mạnh hay không. Những ý nghĩ bất thiện chỉ làm hại chính mình. Nhưng đôi khi chúng ta không biết điều gì có hại cho mình, bởi vì chúng ta đang bị ảo tưởng, vô minh — như khi chúng ta dùng ma túyvì vậy chúng ta cần sự thật để chữa chứng si mê của mình.

Chúng ta phải học sự thật từ những người đã thấy biết rõ sự thật, chẳng hạn như Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Những người chưa thấu suốt sự thật sẽ phải học hỏi từ những người đã thấu suốt sự thật. Kiến thức chúng ta thu được từ trường đại học (tức là các nghiên cứu lý thuyết suông) không dạy chúng ta điều gì là tốt và điều gì là xấu; những kiến thức như vậy chỉ khiến chúng ta ảo tưởng, si mê.






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 4744)
07/08/2023(Xem: 2910)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.