Con mắt thứ ba

25/09/20173:52 CH(Xem: 15102)
Con mắt thứ ba

CON MẮT THỨ BA 
Tác giả : Lobsang Rampa
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt



con-mat-thu-ba-tay-tang-huyen-bi-Tóm tắt

Con mắt thứ ba hay Tây Tạng Huyền bí - (The Third Eye - Lần đầu xuất bản năm 1956). Đây là cuốn sách đầu tiên, một cuốn tự truyện về cuộc hành trình của một thanh niên trẻ để trở thành một vị Lạt ma y tế và trải qua phẫu thuật để mở con mắt thứ ba. Chúng ta có được cái nhìn thoáng qua về cuộc sống trong lạt ma viện ở Tây Tạnghiểu biết sâu sắc về kiến thức tâm linh. Cho đến thời điểm này cuộc sống trong các lạt ma viện ở Tây Tạng vẫn chưa được biết đến, ngay cả với một số ít người đã thực sự viếng thăm Tây Tạng. Lobsang đã vào tu viện Chakpori ở Tây Tạng và được học những điều bí mật nhất của khoa học Tây Tạng bí truyền và nhiều điều hơn nữa.

Về tác giả

Tuesday Lobsang Rampa tự nhận mình là linh hồn một vị Lạt ma người Tây Tạng đã mượn tạm xác của một người Anh tên là Cyril Hoskin (8 tháng 4 năm 1910 - 25 tháng 1 năm 1981). Cái tên Tuesday (thứ Ba) liên quan đến lời ông kể rằng các quý tộc người Tây Tạng được đặt tên theo ngày mà họ sinh ra. 

Vào tháng 11 năm 1956, cuốn sách đầu tiên với tựa đề The Third Eye (Con mắt thứ ba hay Tây Tạng huyền bí) được xuất bản ở Anh. Cuốn sách kể lại những kinh nghiệm của ông khi lớn lên trong một tu việnTây Tạng từ năm lên bảy tuổi. Tựa đề cuốn sách liên quan đến một cuộc phẫu thuật trên trán để mở ra con mắt thứ ba làm tăng cường khả năng nhìn hào quang của ông. Trong cuốn The Rampa story (Câu chuyện của Rampa) và Doctor from Lhasa (Bác sỹ từ Lhasa), ông kể rằng thân xác ông đã bị hủy hoại nặng nề vì những đòn tra tấn của phát xít Nhật nên đã mượn xác của Cyril Henry Hoskin để viết ra những cuốn sách ký tên là Lobsang Rampa. Ông Cyril là một người thợ sửa ống nước, sau khi hồn của Tu sĩ Bác sĩ Rampa nhập vào mới bắt đầu viết những cuốn sách về Tây Tạng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.