Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Đạo Sư Sangye Khandro

12/11/20248:38 SA(Xem: 662)
Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Đạo Sư Sangye Khandro
TIỂU SỬ VẮN TẮT NỮ ĐẠO SƯ SANGYE KHANDRO
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

blankNăm 1971, Sangye Khandro, thiết tha được diện kiến Đức Dalai Lama, đã du hành bằng đường bộ trong năm tháng, cuối cùng đến được Dharamsala, Ấn Độ. Cùng lúc này, Thư Viện Tác Phẩm & Lưu Trữ Tây Tạng ở Dharamsala bắt đầu mở cửa cho học trò phương Tây. Hoàn thành sáu tháng học tập tại Thư Viện và nhận ra cam kết sâu sắc với giáo lý Phật giáo, Sangye Khandro thọ giới cư sĩ, chính thức bước vào con đường Phật giáo. Suốt bảy năm tiếp theo, Sangye Khandro đã du hành đến Ấn Độ và Nepal hằng năm để tiếp tục nghiên cứu giáo lý Phật và ngôn ngữ Tây Tạng.

Sangye Khandro trở thành dịch giả chính yếu của Gyatrul Rinpoche và cùng nhau, hai vị thành lập các trung tâm Phật giáo ở California và Oregon [Hoa Kỳ] dưới sự gia hộ của Kyabje Dudjom Rinpoche. Hằng năm, Gyatrul Rinpoche và Sangye Khandro du hành đến Đài Loan, nơi hai vị giảng dạy, dịch thuật và gây quỹ cho việc thành lập Chùa Tashi Choling ở Nam Oregon. Trong hai thập niên tiếp theo, Sangye Khandro là dịch giả cho nhiều đạo sư vĩ đại, trong đó có Kyabje Dudjom Rinpoche, Kyabje Penor Rinpoche, Kyabje Khenpo Jigme Phuntsok Rinpoche, Dungse Thinley Norbu Rinpoche, Kusum Lingpa Rinpoche, Gyatrul Rinpoche, Lama Ganga, Gonpo Tseten Rinpoche, Chagdud Tulku Rinpoche, Ngakpa Yeshe Dorje Rinpoche, Khenpo Palden Sherab Rinpoche, Khenpo Namdrol Rinpoche, Yangthang Tulku Rinpoche và Gyala Padma Namgyal Rinpoche, đồng hành cùng chư vị trong nhiều chuyến hoằng pháp trên khắp thế giới.

Sangye Khandro giúp giảng dạy nhiều chương trình và khóa nhập thất trong khi tiếp tục những tu học của bản thân. Vào giữa thập niên 80, Sangye Khandro du hành đến Tu viện Namdroling, do Kyabje Penor Rinpoche thành lập gần Mysore, Ấn Độtrở thành người nữ phương Tây đầu tiên thọ nhận và thực hành các trao truyền về khí mạch trong chương trình rèn luyện trước kia đều dành cho nam giới của Tu viện.

Trong vài năm vừa qua, Sangye Khandro tiếp tục nghiên cứu và chuyển dịch nhiều luận giải dựa trên Mật điển Guhyagarbha. Năm 1996, Bà đã thông dịch cho Khenpo Namdrol Rinpoche[1] tại Học viện Ngagyur Nyingma ở Nam Ấn, nơi Ngài dạy các luận giải về Mật điển Guhyagarbha cho một nhóm bao gồm các Tulku Tây Tạng và Khenpo trẻ, cũng như các đệ tử nam – nữ từ phương Tây. Năm 1999, Sangye Khandro lại chuyển dịch bài giảng của Khenpo Namdrol về Tinh Túy Tịnh Quang (Osel Nyingpo), lần này tại Yangleshö ở Nepal. Cũng năm 1999, Sangye Khandro đã dịch Tinh Túy Tịnh Quang cho Khenpo Namdrol tại Tashi Choling ở Oregon, đánh dấu lần đầu tiên giảng dạy và nghiên cứu bản văn này ở phương Tây. Với sự hỗ trợ của Lama Chonam, Bà cũng thông dịch cho Khen Rinpoche tại Lerab Ling ở Pháp, nơi Ngài dạy Chìa Khóa Cho Kho Tàng Quý Báu (Dzod Kyi De Mik) cho các đệ tử của Sogyal Rinpoche.

Như là kết quả của sự nghiên cứu và chuyển dịch mở rộng này, Ánh Sáng Berotsana đã xuất bản ba cuốn sách đẹp đẽ về các bản văn gốc và cung cấp những ghi chép được viết lại và bản thu âm luận giải truyền miệng do Khenpo Namdrol Rinpoche ban.

Sangye Khandro đã dịch nhiều bản văn và xuất bản nhiều cuốn sách, bao gồm Tràng Cây Như Ý Bất Tửlịch sử truyền thống Palyul; Sinh Khởi Vị Tôn – Trí Tuệ Cổ Xưa; Hành Vi Hoàn Hảo – Xác Quyết Ba Bộ Giới Luật; Yeshe Lama; Cuộc ĐờiSự Giải Thoát Của Công Chúa Mandarava và nhiều pho chỉ dẫn từ trước tác của Tôn giả Dudjom Lingpa. Sangye Khandro là một trong ba dịch giả đã hợp tác trong việc chuyển dịch ba quyển đầu tiên về cuộc đời của Đức Gesar xứ Ling. Bên cạnh đó, Bà dịch nhiều luận giải do Dungse Thinley Norbu Rinpoche viết.

Năm 1999, tầm nhìn của Sangye Khandro đã thành hiện thực khi Bà có thể giúp đỡ thành lập Ánh Sáng Berotsana[2], một tổ chức phi lợi nhuận cho các dịch giả. Hiện nay, Sangye Khandro dành thời gian cho Ánh Sáng Berotsana và việc chuyển dịch những bản văn cốt yếu từ truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Về điều này, Sangye Khandro nói rằng, “Sau nhiều năm chuẩn bị, giờ đây đã đến lúc vun bồi sự sâu sắc và bao la trong những nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng. Điều này chẳng thể xảy ra nếu không có những bản dịch tốt về các tác phẩm liên quan nhất đến truyền thống học thuậtthiền định. Chúng tôi đã thành lập Ánh Sáng Berotsana để có thể giúp nhiệm vụ dịch thuật từ tiếng Tạng sang tiếng Anh trong khi chư đạo sư Tây Tạng vô cùng thành tựu còn trụ thế và sẵn sàng giảng dạy ở phương Tây. Ánh Sáng Berotsana hy vọng đem đến những tác phẩm chất lượng cao, xuất hiện nhờ sự uyên bác, hiểu biết và tận tụy”.

Trong 30 năm qua, Sangye Khandro dịch nhiều giáo lý truyền miệng mà Gyatrul Rinpoche ban về nhiều chủ đề Giáo Pháp khác nhau – chẳng hạn, cách thực hành Ngondro hay ý nghĩa bí mật của Phổ Ba Kim Cương. Nhiều giáo lý sâu xa này đã được viết lại và chuyển thành những cuốn sách nhỏ, hiện được Vimala Treasures[3] bán.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.berotsana.org/pages/sangye-khandro-long-bio.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[2] Tham khảo trang Web tại: https://www.berotsana.org/.

[3] Tham khảo trang Web tại: https://vimalatreasures.org/.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: