Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Sakya Trichen Rinpoche – Vị Sakya Trizin Thứ 41

28/02/202412:16 SA(Xem: 690)
Tiểu Sử Vắn Tắt Đức Sakya Trichen Rinpoche – Vị Sakya Trizin Thứ 41
TIỂU SỬ VẮN TẮT
ĐỨC SAKYA TRICHEN RINPOCHE –
VỊ SAKYA TRIZIN THỨ 41
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ
 

blankSỰ CHÀO ĐỜI

Đức Sakya Trichen sinh ra lúc bình minh sáng ngày đầu tiên của tháng Tám Âm lịch năm Mộc Dậu, nhằm ngày 07/09/1945 [Dương lịch]. Sự chào đời của Ngài diễn ra không chút đau đớn trong chính căn phòng đầy phước lành nơi Tôn giả Kunga Rinchen, vị đã chấn hưng giáo lý Sakya, chào đời hơn mười thế hệ trước đó. Có nhiều điềm cát tường báo trước sự chào đời của Ngài. Khi Ngài chào đời, toàn bộ bầu trời được điểm tô bằng những cầu vồng tuyệt diệu. Không lâu sau, một ông lão tám mươi tuổi với mái tóc bạc phơ dâng cúng dường bức Thangka chư Tôn trường thọ, bơ và pho mát lên Ngài. Sữa của một trăm con Dri hay Yak cái cũng được cúng dường trong một bình pha lê bởi chàng thanh niên đẹp trai mặc đồ trắng, vị tuyên bố là do thủ lĩnh của Tsedong phái đến. Thế nhưng khi điều tra, người ta chẳng thể nào tìm thấy chút dấu vết nào của chàng trai trẻ này.

Nhiều lời cầu nguyện, các quán đỉnh đặc biệtnghi lễ được cử hành để bảo đảm cuộc đời của Ngài. Không lâu sau khi chào đời, theo truyền thống của Cung điện Dolma [Dolma Phodrang], Ngài thọ quán đỉnh về một vị Tôn trường thọ từ Ngaglo Rinpoche. Cha Tôn Quý của Ngài và Ngaglo Rinpoche trao cho Ngài danh hiệu Phạn ngữAyu Vajra, tức Trường Thọ Kim Cương. Điều này khởi xướng truyền thống trao danh hiệu Phạn ngữ cho những người con trai của gia tộc Khon.

Có nhiều dấu hiệu chỉ ra rằng Ngài cũng là vị tái sinh của Terton Orgyen Trinley Lingpa (tức Apam Terton) vĩ đại. Apam Terton là vị nhiếp chính chân chính của Đức Liên Hoa Sinhsở hữu những đặc tính của một vị tôn quý với sự chứng ngộ tâm linh vĩ đại. Thân Ngài có thể di chuyển qua những vật cứng và Ngài đã tìm ra nhiều ‘giáo lý kho tàng’.

Dấu hiệu đầu tiên rằng Ngài là vị tái sinh của Apam Terton xảy ra khi một Không Hành Nữ tiên đoán với Apam Terton rằng Ngài sẽ nắm giữ ngai tòa Sakya trong đời sau. Là một đứa bé còn rất nhỏ, khi Cha Tôn Quý và mẹ hỏi Ngài đến từ đâu, Ngài trả lời rằng Ngài đến từ rất xa và nhà Ngài là một túp lều. Khi Ngài mới biết nói, Ngài nói bằng phương ngữ Golok, thứ phương ngữ mà Apam Terton đã nói. Lần nọ, khi con trai của Apam Terton viếng thăm gia tộc Khon, bác gái[1] của Ngài đã hỏi Ngài người đàn ông này là ai. Ngài đáp rằng đây là con trai Ngài. Khi Ngài gặp một đệ tử của Apam Terton tên là Sheija, Ngài lặp lại một lời khuyên từng được trao cho ông ấy, sử dụng đúng những từ mà Apam Terton đã nói trước kia. Ngài thậm chí còn gọi ông ấy là Thubten Sheija: Chỉ Apam Terton và vài người thân thiết mới biết rằng Thubten là họ của Sheija.

Có những dấu hiệu khác cho thấy Ngài là vị tái sinh của Apam Terton. Vào ngày mà Ngài chào đời, ai đó đã cúng dường bức tượng Liên Hoa Sinh. Đây là dấu hiệu cát tường và cũng được xem là dấu hiệu thêm rằng Ngài là vị tái sinh của Apam Terton. Kết nối cát tường khác là sự thật rằng trong cuộc hạnh ngộ đầu tiên của Ngài với Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, Ngài đã thọ nhận trao truyền cho toàn bộ pho giáo lý Longchen Nyingtik từ vị này. Năm 1949, khi con trai của Apam Terton viếng thăm Ngài, Kim Cương Trì Ngawang Kunga Rinchen, cha của Ngài lo lắng rằng con trai của Apam Terton có thể yêu cầu vị tái sinh của cha ông ấy trở về. Tuy nhiên, người con trai nói rằng, ‘Terton vĩ đại đã cố ý sinh ra trong gia tộc Khon Sakya để nắm giữ giáo lý Sakya. Tôi không có ý định yêu cầu Ngài trở về’.

Khi Ngài vài tuần tuổi, một buổi lễ lớn được tổ chức; trong đó, sự chào đời của Ngài được chính thức thông báo. Khi ấy, Ngài nhận danh hiệu chính thứcNgawang Kunga Thegchen Palbar Trinley Samphel Wanggi Gyalpo. Bác gái của Ngài, vị chăm sóc Ngài sau khi mẹ Ngài qua đời, nói rằng Ngài là một đứa bé với những phẩm tính xuất chúng. Các dấu hiệu phi phàm luôn đồng hành cùng Ngài đã minh chứng cho sự chứng ngộ của Ngài. Ngài là một đứa bé hành xử ngoan ngoãn và cho thấy nhiều dấu hiệu về những phẩm tính đặc biệt. Là một đứa bé, Ngài giả bộ cử hành những lễ cúng lửa và làm Torma đồ chơi, thứ được Ngài ném đi bắt chước nghi lễ ném hình nộm. Ngài cũng thường bắt chước việc tụng đọc và các nghi lễ. Khi thấy những chuyện này, Lama Ngaglo Rinpoche nói rằng, ‘Không nghi ngờ gì, Ngài sẽ là một đạo sư vĩ đại với sự thành tựu cao và sức mạnh tâm linh’.

THỜI THƠ ẤU

Ngài thọ quán đỉnh Mật điển Anuttara Yoga chính yếu đầu tiên vào năm 1948, khi mới lên ba, cùng với nhiều quán đỉnh khác. Quán đỉnh đầu tiên của Ngài thuộc về truyền thống Khon, điều mà Cha Tôn Quý – Đức Ngawang Kunga Rinchen trao cho Ngài một cách tỉ mỉ và với sự quan tâm lớn lao theo truyền thống Khon. Ngài nhớ rõ điều này và tin rằng nhờ sức mạnh gia trì của quán đỉnh đó, Ngài không gặp bất kỳ chướng ngại lớn nào trong mọi hoạt động.

Cuối tháng Giêng Âm lịch năm 1950, Ayang – chị gái của Ngài bị sốt và qua đời. Ngài rất buồn, nhưng thậm chí trước khi Ngài có cơ hội hoàn toàn hồi phục trước sự ra đi quá sớm của chị yêu quý, Cha Tôn Quý của Ngài lâm bệnh và bởi các đệ tử thiếu công đức, đã viên tịch vào ngày Tám tháng Hai Âm lịch.

Đây là thời điểm đau buồn với những người con trong gia đình. Ngài và chị gái cảm thấy rất buồn và bác gái của hai vị, người cũng phải trải qua nhiều mất mát đau thương, đã nhận trách nhiệm chăm sóc Ngài và chị gái. Bà đã giám sát việc điều hành chung của truyền thống Sakya và cũng quản lý Dolma Phodrang. Bà đã đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìntruyền bá truyền thống trong giai đoạn này.

Dưới sự dẫn dắt của Khenchen Jampal Sangpo, Bà đảm bảo rằng mọi nghi lễ Kim Cương thừa được cử hành không sai sót. Bà cũng chịu trách nhiệm cho các cúng dườngbảo trợ cho lễ tang, bao gồm lễ trà tỳ và việc giữ gìn xá lợi của Cha Tôn Quý của Ngài.

GIÁO DỤC BAN ĐẦU

Cùng với nhiều quán đỉnh khác, Lama Ngaglo Rinpoche đã trao cho Ngài quán đỉnh đặc biệt về Văn Thù vàng cam. Trước sự hiện diện của chính bức tượng Văn Thù rất tôn quý mà Ngài đã học đọc với Lama Ngaglo Rinpoche. Ngài học những chữ đầu tiên trong bảng chữ cái Tây Tạng từ một cuộn kinh được đặc biệt gia trì, viết bằng mực vàng bởi Tôn giả Sachen Kunga Lodro, thứ trước kia từng được các vị Dungse tuần tự của Truyền thừa Khon sử dụng. Vị giáo thọ đầu tiên của Ngài là thầy Kunga Gyaltsen, người đã dạy Ngài những điều căn bản về đọc, viết và tụng những lời cầu nguyện. Ngài đã tinh tấn học cách đọc cho đến khi hoàn toàn làm chủ. Ngài tin rằng đây là nền tảng cho kỹ năng đọc tuyệt vời của Ngài, điều lại là một trong nhiều phẩm tính xuất chúng của Ngài.

Mùa thu năm 1950, Ngài du hành đến Ngor E-wam Choden ở Tây Tạng để thọ nhận giáo lý Lamdre công khai từ Bổn Sư của Ngài, viện trưởng vĩ đại – Kim Cương Trì Ngawang Lodro Shenpen Nyingpo. Khoảnh khắc Ngài thấy đạo sư, lòng sùng mộ lớn lao khởi lên trong Ngài và Ngài nhận ra rằng viện trưởng vĩ đại đã từng và sẽ là đạo sư của Ngài trong mọi đời. Cùng năm đó, trong một nghi lễ mở rộng vì sự trường thọ của Ngài, Ngài đã tụng thuộc lòng những đoạn kệ đáp lại, chấp thuận trụ thế dài lâu. Đây được xem là một chiến công rất đáng ngưỡng mộ với một người nhỏ tuổi như vậy. Năm 1951, sáu tuổi, Ngài bắt đầu học thuộc những bản văn Mật thừa rất quan trọng.

LỄ TẤN PHONG & RỜI ĐẾN ẤN ĐỘ

Nhiều nghi lễ đã được cử hành trong năm 1958 để chuẩn bị cho lễ tấn phong của Ngài, điều được lên kế hoạch vào năm sau. Nghi lễ đã diễn ra vào năm sau, khi Ngài mười bốn tuổi, bắt đầu bằng nghi lễ bảy ngày theo saunghi lễ ba ngày trong tháng Giêng Âm lịch. Hơn một nghìn tu sĩ đã tham dự và nhiều đạo sư vĩ đại và quan chức cao cấp của chính quyền cũng cử đại diện để dâng cúng dường hoành tráng.

Năm đó, Ngài và toàn bộ đoàn tùy tùng đã rời Tây Tạng đến Ấn Độ.

THIẾT LẬP DÒNG SAKYA Ở ẤN ĐỘ

Năm 1963, Ngài thiết lập một Tu viện Sakya cho chư Tăng Sakya và một khu định cư cho dân thường Sakya ở Ấn Độ. Ngày 16 tháng 3 năm 1964, sự tái thiết lập Tu viện Sakya đã được tổ chức tại một sảnh đường lớn, được thuê ở Rajpur. Người ta chứng kiến nhiều điềm cát tường.

Sau đó, Ngài và Khenpo Appey Rinpoche đã thảo luận về tầm quan trọng của việc duy trì nỗ lực liên tục, không gián đoạn để phục hồi Giáo Pháp. Điều này làm khởi lên ý tưởng thiết lập một học viện triết học Phật giáo. Kết quả là, một chương trình giảng dạy được chuẩn bị và Cao đẳng Sakya [Sakya College] được thành lập. Ngày 19/12/1972, nhằm ngày 14 tháng 11 Âm lịch (ngày kỷ niệm Tôn giả Sakya Pandita viên tịch), lễ thành lập Cao đẳng Sakya đã diễn ra trong một căn nhà thuê. Khenpo Appey Rinpoche trở thành vị Khenpo và hiệu trưởng đầu tiên. Trong tháng Giêng Âm lịch năm 1979, Ngài chủ trì lễ đặt đá tại địa điểm sẽ xây dựng Cao đẳng Sakya sau này. Sau đấy, Đức Sakya Trichen thiết lập Học viện Sakya ở Puruwala. Vị Khenpo và hiệu trưởng đầu tiên là Khenpo Rinchen Rinpoche. Cả hai học viện này cung cấp nền giáo dục về các nghiên cứu Kinh điểnMật điển Phật giáo cao cấp. Trong những học giả tốt nghiệp từ cả hai học viện này có nhiều Khenpo, vị điều hành Tu viện, Lama thường trú, vị thầy và dịch giả, chư vị đều đóng góp cho sự phát triển và hoằng dương giáo lý của Đức Phật.

Năm 1974, để duy trì truyền thừa không gián đoạn của Gia tộc Khon, Ngài đồng ý, theo thỉnh cầu của nhiều Lama và của chính bác gái, chấp nhận Bà Tashi Lhakee là vị Dagmo (phối ngẫu) của Ngài. Bà ấy là con gái của Dege Hochotsang, người đứng đầu của một gia đình quý tộc ở vương quốc Dege, Kham, một tỉnh miền Đông Tây Tạng. Vô số dấu hiệu cát tường, bao gồm cả sự chào đời thành công của hai vị Dungse, đã xảy đến sau khi Dagmo Tashi Lhakee đến Dolma Phodrang.

Cùng năm đó, Ngài đã ra nước ngoài lần đầu tiên. Ngài viếng thăm Thụy Sĩ, Anh, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Thái Lan. Trong chuyến thăm đó, Ngài có bài phát biểu công khai đầu tiên bằng tiếng Anh ở nước Anh, quê hương của tiếng Anh. Đây là một sự kiện cát tường. Kể từ đó, Ngài đã và vẫn thường viếng thăm nhiều nước khác nhau.

Ngày 19 tháng 11 năm 1974, Dagmo Kusho Tashi Lhakee sinh ra Ratna Vajra Rinpoche, vị Sakya Trizin thứ 42.

Ngày 5 tháng 7 năm 1979, Dungse Gyana Vajra Rinpoche (con trai thứ của Ngài) chào đời. Nhiều dấu hiệu tuyệt diệu đã xuất hiện.

CÁC PHẨM TÍNH XUẤT SẮC VÀ HOẠT ĐỘNG CAO QUÝ

Ngài cũng trao truyền nhiều giáo lý khác mà Ngài đã thọ nhận từ chư đạo sư. Bởi sự uyên bác và tài hùng biện khi giảng dạy, các giáo lý của Ngài khơi dậy sự kính trọng lớn lao và truyền cảm hứng cho mọi người từ mọi tầng lớp, bất kể chủng tộc, văn hóa, giai cấp, tín ngưỡng, quốc tịch hay ngôn ngữ.

Ngài vẫn luôn làm việc chẳng biết mệt mỏi để giữ gìntruyền bá những giáo lý quý báu từ cả truyền thống Kinh và Mật của Phật giáo Tây Tạngđảm bảo sự liên tục nhờ một thế hệ những vị thầy và hành giả mới được rèn luyện bài bản bằng cách thành lập các Tu viện và học viện cho sự nghiên cứu triết học Phật giáo cao cấp.

Sau khi thọ nhận giáo lý từ bốn trường phái chính yếu của Phật giáo Tây Tạng, Ngài có thể ban quán đỉnh trong mọi truyền thống và Ngài thường ban giáo lý cho các đạo sư cao cấp từ mọi truyền thống. Theo cách này, Ngài làm phong phú mọi trường phái và giữ vị trí là một đạo sư bất bộ phái vĩ đại, đóng góp cho sự hợp tác làm phong phú lẫn nhau giữa các trường phái.

Ngài thường trao giáo lý cho nhiều đạo sư cao cấp từ các trường phái khác của Phật giáo Tây Tạng. Ngài thảo luận với chư vị về cách thức và phương pháp hợp tác để nắm giữ và thúc đẩy giáo lý của Đức Phậtgiữ gìn cũng như tăng cường ngôn ngữvăn hóa của người Tạng.

Mối quan tâm chính yếu của Ngài vẫn luôn là giữ gìntruyền bá những giáo lý của Đức Phậtđặc biệtgiáo lý trường phái Sakya. Ngài không mệt mỏi trong việc theo đuổi những mục tiêu này. Khi hoằng dương Phật Pháp, Ngài khéo léo giảng dạy cho từng môn đồ theo căn cơ của riêng họ. Như thế, những giáo lý của Ngài không chỉ vươn đến rộng khắp mà còn hiệu quả cho từng cá nhân.

Bằng cách cẩn thận giữ gìn năm giới, Ngài noi theo bước chân của tất cả chư đạo sư Sakya vĩ đại, làm hài lòng chư đạo sư của Ngài và tất cả chư Phật khắp mười phương và ba thời. Sở hữu Bồ đề tâm, tức tâm giác ngộ, chân chính, Ngài giúp đỡ và làm lợi lạc mọi hữu tình chúng sinh. Là đạo sư Kim Cương thừa, Ngài đạt được chứng ngộ cao và sở hữu phương tiện thiện xảo vĩ đại.

Nhờ chứng ngộ sự vô ngã của bản thân và các hiện tượng, Ngài giảng dạy một cách vô cùng sâu sắc. Đại diện cho Bồ đề tâm tương đốituyệt đối, tri kiến của Ngài bao la như đại dương khi Ngài ban giáo lý cho vô số đệ tử. Hành vi của Ngài là mẫu mực cho phương pháp về hành vi của chư Bồ Tát, ngọn đèn soi sáng con đường cho tất cả môn đồ Phật Pháp.

Ngài giải thoát khỏi các cực đoan của luân hồiNiết Bàn. Bởi mọi che chướng đã được tiêu trừ, Ngài sở hữu mọi phẩm tính thù thắng. Bởi nhiều che chướng của bản thân, chúng ta không thể thấy Đức Phật tận mắt và trực tiếp thọ nhận giáo lý. Nhưng nhờ lòng từ của đạo sư, vị mà chúng ta có thể thấy trong hình tướng bình phàm, chúng ta vẫn có thể thọ nhận từ Ngài giáo lý và sự gia trì của Đức Phật. Ngài đến trong thân người để làm tấm gương cho chúng ta dù cho chúng ta bị ý nghĩ và hành động tiêu cực trói buộc. Bằng cách là mẫu mực cho những thân và trí của chư Phật, Ngài truyền bá giáo lý bao la của kết quả.

lòng bi mẫn vị tha, Ngài đảm bảo sự liên tục của truyền thừa Sakya Khon vì mọi hữu tình chúng sinh. Để giữ gìn giáo lý truyền thừa không gián đoạntruyền thống của gia đình Khon, Ngài đảm bảo rằng hai con trai của Ngài nhận được sự giáo dục mở rộng về Phật Pháp.

Ngài khuyến khích sự truyền bá Giáo Pháp linh thiêng trên khắp thế giới. Ngài thiết lập và hỗ trợ các trung tâm Giáo Pháp, Tu viện và học viện Giáo Pháp khác ở nhiều nơi trên thế giới.

Ngài luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ những đệ tử có kết nối nghiệp để giữ gìn Phật Pháp, khích lệ họ bằng sự hỗ trợ vật chất, giáo lý và hướng dẫn. Cũng nhờ những lời cầu nguyệnlòng nhân từ bao trùm khắp, Ngài lan tỏa sự gia trì đến tất cả chúng sinh.

Ngài cũng mở rộng lòng bi mẫntrí tuệ vô lượng đến những đệ tử may mắn nhờ các trước tác. Cho đến nay, Ngài đã xuất bản một danh sách chi tiết tất cả giáo lý mà Ngài thọ nhận từ những đạo sư khác nhau, một bản liệt kê các tác phẩm của chư đạo sưđại từ Phái Sakya và một tự truyện gồm hai quyển cùng với một phiên bản tóm lược. Ngài cũng biên soạn khóa lễ Guru Yoga về Birwapa và nhiều bản văn nghi lễ khác một cách sâu sắc, viết nhiều lời cầu nguyện hồi hướng, lời cầu nguyện trường thọ, lời cầu nguyện nhanh tái sinh cũng như nhiều đoạn kệ ngắn về các chủ đề khác nhau.

Ngài Sakya Trichen nắm giữ toàn bộ giáo lý Phật; Ngài đã và đang hoằng dương Phật Pháp trên khắp thế giới. Ngài là cội nguồn trí tuệ và bi mẫn liên tục cho mọi chúng sinh.

 

Cầu mong thân tôn quý của Ngài mạnh khỏebất tử;

Cầu mong giáo lý quý báu của Ngài mãi soi sáng thế gian;

Cầu mong mọi đệ tử kiên định giữ gìn giới luậtthực hành;

Cầu mong mọi hữu tình chúng sinh nhanh chóng thành tựu Phật quả viên mãn!

 

Trích từ Tóm Lược Dựa Trên Tiểu Sử Của Đức Sakya Trichen, được Ngài Sakya Trizin thứ 42 – Ratna Vajra Rinpoche cùng những vị khác chuẩn bị.

 

Nguồn Anh ngữ: https://sakyatradition.org/biographies/his-holiness-the-sakya-trichen/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Chị của mẹ Ngài – Dagmo Trinle Paljor Zangmo (1906-1975).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.