Tiểu Sử Vắn Tắt Adzom Drukpa Rinpoche Drodul Pawo Dorje (1842–1924)

13/11/202012:58 CH(Xem: 4974)
Tiểu Sử Vắn Tắt Adzom Drukpa Rinpoche Drodul Pawo Dorje (1842–1924)

TIỂU SỬ VẮN TẮT
ADZOM DRUKPA RINPOCHE DRODUL PAWO DORJE (1842–1924)
Nyoshul Khen Rinpoche[1] soạn | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Adzom Drukpa Rinpoche (Tranh tường Tu viện Shechen)
Adzom Drukpa Rinpoche Drodul Pawo Dorje nắm giữ một truyền thừa mà Ngài thọ nhận từ Đức Jamyang Khyentse Wangpo[2]. Sinh ra vào buổi tối ngày Trăng Tròn trong tháng Sáu năm Thủy Dần[3], Ngài là con trai của ông Atra, một hậu duệ của Đức Tashi Bum; bản thân Tashi Bum lại là con trai của một người Mông Cổ tên Dura Tau-ji. Tashi Bum đã di chuyển đến cao nguyên Gakyiltsang ở Litang sáu thế hệ trước đó, đến từ Xining trong vùng phụ cận của hồ Kokonor[4]. Con trai của ông Atra được công nhận là vị tái sinh của Tổ Adzom Sang-gye Tashi bởi Đức Kathok Situ thứ nhì – Chokyi Dorje vinh quang và Drime Zhingkyong Tulku thứ ba của Tu viện Kathok[5]. Bởi Đức Druptop Gyalwa Jangchub từ Trom đã tán thán cậu bé là Tulku của Tổ Pema Karpo[6] từ trường phái Drukpa Kagyu, Ngài được biết đến là Adzom Drukpa. Vị hóa thân trước đó đã sống tám mươi tư năm và khi sắp qua đời, đã chỉ ra rằng Ngài sẽ tái sinh ở nơi mà từ đó, có thể thấy được những vách đá trắng Dung-ra ở Trom; và mọi chuyện đã xảy ra như vậy.

Một đạo sư thành tựu về Chod, một vị tên Lama Chophel, đã ban quán đỉnh trường thọ cho vị Adzom Drukpa trẻ tuổi. Cậu bé nằm mơ rằng mặt trời đang chiếu sáng bên trong túp lều sụp của gia đình, ánh sáng chói lọi của nó bao trùm toàn bộ vùng đất. Lama Chophel trao cho Ngài Adzom Drukpa các dây bảo hộ cùng những đồ gia trì khác, thúc giục Ngài giữ hành vi vô cùng thanh tịnh. Các điềm và dấu hiệu tích cực, chẳng hạn cầu vồng uốn cong quanh túp lều, được thấy nhiều lần.

Ngài Adzom Drukpa thọ giới quy y từ Tổ Shechen Ontrul Gyurme Thutop Namgyal[7], vị trao cho Ngài danh hiệu Pema Do-ngak Lhundrup Zangpo. Trong một giấc mơ, Đức Gyurme Tutop Namgyal thấy hai vỏ ốc, vỏ này lớn hơn vỏ kia. Khi Ngài thổi chiếc nhỏ hơn, âm thanh của nó dội vang khắp Tây Tạng, xa đến tận Lhasa. Từ đó, Ngài kết luận rằng, “Cậu bé này thuộc về một di sản tâm linh tôn quý”.

Mười hai tuổi, Ngài Adzom Drukpa đi cùng với chú và anh trai để đỉnh lễ Tổ Chokyi Lodro Tenpai Gyaltsen Palzangpo, vị Situ Rinpoche thứ hai của Tu viện Kathok, người đang ban các quán đỉnh, khẩu truyềngiáo lý cho những pho Longsal Dorje Nyingpo. Trong các buổi giảng về vô thường, Ngài Adzom Drukpa trải nghiệm sự bất định sâu xa về cái chết của chính mình và cảm thấy rất buồn; trở nên tái nhợt và xanh xao, Ngài òa khóc. Vào lần diện kiến cuối cùng trong nhiều lần khác nhau với Situ Rinpoche, đạo sư ban các món quà cho Ngài; xuất sắc nhất trong số đó là vài đại diện được gia trì về thân, khẩu và ý giác ngộ. Situ Rinpoche cũng nhấn mạnh với Ngài hơn một lần về tính cần thiết của việc trao lại những quán đỉnh, khẩu truyềngiáo lý mà Ngài đã thọ nhận.

Từ Đức Gyatrul Do-ngak Tendzin của Tu viện Palyul và Gontrul Rangdrol, Ngài Adzom Drukpa thọ nhận các quán đỉnhkhẩu truyền ở mức độ bao la, bao gồm Phật Quả Trong Tay từ pho Namcho[8], pho các nghi quỹ về ý giác ngộ từ Tổ Ratna Lingpa[9], những giáo lý về Sư Tử Diện Simhamukha theo truyền thống Mati, pho chư Tôn An-Nộ với tựa đề Tự Nhiên Giải Thoát Ý Định Giác Ngộ và những giáo lý về sáu trạng thái Bardo.

Khedrup Drakpa Dondrup vĩ đại, một đạo sư của trường phái Geluk, đã đến ẩn thất của Ngài Adzom Drukpa tại các vách đá trắng Drakar và ban giáo lý về bốn chương trong Nhập Bồ Tát Hạnh. Ngài cũng ban quán đỉnhkhẩu truyền cho đàn tràng Mật Tập bao gồm nhiều vị Tôn, Thắng Lạc Kim Cương theo truyền thống Ghantapada và các hình tướng trắng và đen của vị Hộ Pháp của Ngài. Hài lòng với Ngài Adzom Drukpa, đạo sư nói rằng, “Di sản tâm linh của con thuộc về một Bồ Tát trong lần hóa hiện cuối cùng; vì thế, hãy rèn luyện tâm con trong Bồ đề tâm”.

Sau đấy, Ngài Adzom Drukpa hạnh ngộ đạo sư Nyala Pema Duddul[10] (vị cuối cùng đã thành tựu thân cầu vồng). Ngài đã phụng sự vị này, trong nhiều cách khác nhau, bằng cách trao cho đạo sư những cuốn giáo khoa quán đỉnh trong đại quán đỉnh về Kinh Ý Định Hợp Nhất mà Đức Pema Duddul ban ở Serzhung ở Trom. Ngài hoàn thành các nhiệm vụ theo chỉ dẫn của đạo sư. Đức Pema Duddul bảo rằng, “Con cần để tóc dài và trở thành một chủ hộ mang các trang sức Báo thân và tận hưởng lạc thú của năm giác quan. Khi làm vậy, nếu con giải thích và hoằng dương những giáo lý của cách tiếp cận Dzogchen cho mọi người, cao hay thấp, tùy theo phước báu riêng của họ, điều đấy với giáo lý sẽ như thể mặt trời mọc lên”. Tuy nhiên, từ thuở nhỏ, Ngài Adzom Drukpa đã hướng tâm về lối sống khiêm nhường của một Tỳ Kheo, vị cuối cùng sẽ qua đời mà chẳng hối tiếc gì. Vì thế, Ngài nhiều lần thỉnh cầu đạo sư cho phép không chọn con đường của vị chủ hộ. Cuối cùng, Đức Pema Duddul nói, “Sẽ đến lúc mà con không có lựa chọn nào ngoài để tóc dài và v.v. Điều này cuối cùng sẽ trở nên rõ ràng với con”.

Giống như bình này đổ đầy bình khác, đạo sư đã ban cho Ngài các quán đỉnh, giáo lýkhẩu truyền cho pho sâu xa Tự Nhiên Giải Thoát Hư Không Tràn Khắp [Khakhyab Rangdrol]. Đạo sư tiên đoán rằng Ngài Adzom Drukpa sẽ là vị trông coi những giáo lý này, trong lời giới thiệu cho điều có thể được tìm thấy trong đoạn sau đây:

‘Khi con đường đến những giáo lý sâu xabao la này mở ra,

một hóa hiện của Druptop Matok Rinchen,

đạo sư của các Terma sâu xa, sẽ xuất hiện ở vùng Trom.

Nếu chúng đến được với Ngài, vô số kẻ may mắn sẽ được tự do’.

Bất chấp tiên tri này, những hoàn cảnh cát tường không khởi lên để Ngài Adzom Drukpa giải thích và hoằng dương các giáo lý hay hệ thống hóa nghi thức cho thực hành.

Khi đến điền trang của gia đình Ala Chusho ở thượng Hor, Ngài nghiên cứu các bản văn như Con Đường Tuần Tự Đến Giác Ngộ được chú giải của Đức Atisha và những bản văn về các con đường tuần tự của Đại Viên MãnĐại Thủ Ấn. Như thế, Ngài giải quyết mọi nghi ngờsửa chữa mọi quan điểm sai lầm mà Ngài có về Je Rinpoche Tsongkhapa, khi thấy rằng chúng chẳng có căn cứ. Với sự kính trọng và lòng sùng mộ sâu sắc, Ngài tích lũy một trăm nghìn biến lời cầu nguyện Migtsema tán thán Đức Tsongkhapa[11]. Nhờ đó, Ngài có được quan kiến thanh tịnh ôm trọn các trường phái Nyingma và Sarma của Phật giáo cũng như trường phái Bonpo, không chút thành kiến bộ phái.

Trước đó, Situ Rinpoche bảo với Ngài rằng, “Hãy cố gắng thọ nhận một vài quán đỉnh mở rộng từ Đức Khyentse, vị chính là đấng bảo hộ Văn Thù Sư Lợi. Ngày nay ở Đông Tây Tạng, chỉ mỗi Ngài biết cách sử dụng bình nghi lễ một cách đúng đắn”. Theo đó, Ngài Adzom Drukpa tìm kiếm Đức Jamyang Khyentse Wangpo, vị thống lĩnh toàn bộ giáo lý ở Xứ Tuyết. Ngài đã gặp gỡ đạo sư khoảng hai mươi bảy lần, làm hài lòng và thọ nhận vô vàn quán đỉnhkhẩu truyền.

Đặc biệt, Đức Jamyang Khyentse Wangpo ban cho Ngài, như bình này đổ đầy bình khác, các pho mẹ và con của giáo lý Nyingtik và mọi Mật điển, luận giải giải thíchchỉ dẫn cốt tủy của cách tiếp cận Nyingtik tịnh quang không ngoại lệ. Đạo sư trao quyền cho Ngài Adzom Drukpa là tâm tử bên trong và công nhận Ngài là nhiếp chính với nhận thức rốt ráo về việc đã đạt được sự chứng ngộ giống nhau. Bên cạnh đó, đạo sư trao cho Ngài các trao truyền cho Jangter hay Terma Phương Bắc[12], pho [giáo lý] với tựa đề Ý Định Giác Ngộ Vô Ngại; Nghi Quỹ Ý Giác Ngộ: Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ (truyền thừa rốt ráo cho pho Thanh Tịnh Nguyên Sơ Tự Nhiên Xuất HiệnTự Nhiên Khởi Lên); Thành Tựu Sinh Lực Trì Minh [Rigdzin Sokdrup] được phát lộ bởi Tổ Lhatsun Namkha Jigme[13]; các hình tướng an bình, phẫn nộ và đầu sư tử của Guru Rinpoche được phát lộ bởi Tổ Jatson Nyingpo[14]; cuốn giáo khoa giảng dạy Đại Viên Mãn của Đức Namkha Gyatso từ Tu viện Kathok; lễ gia trìgiáo lý cho Naro Khechari; quán đỉnh mở rộng cho pho Trích Yếu Nghi Quỹ; những giáo lý về tri kiến, thiền định và hành động từ Tâm Yếu ĐạoThành Tựu; pho Cam Lồ Kim Cương; toàn bộ các pho từ dòng khẩu truyền; Tâm Yếu Thánh Nữ Bất Tử; các nghi quỹ về ý giác ngộ với tựa đề Xua Tan Mọi Chướng NgạiTự Nhiên Viên Thành Mong Ước; và Tâm Yếu Sâu Xa Của Tara.

Nổi bật nhất, Đức Jamyang Khyentse Wangpo vinh danh Ngài Adzom Drukpa là vị trông coi những giáo lý trong pho Mật Tập Không Hành Nữ [Khandro Sangdu] và ban cho Ngài toàn bộ các quán đỉnhgiáo lý chính và phụ. Trong quán đỉnh xua đuổi cho Không Hành Nữ về hoạt động, khi Ngài Adzom Drukpa đắp y chính thức của một đạo sư Mật thừa và ném Torma nghi lễ, Đức Jamyang Khyentse Wangpo có những linh kiến rõ ràng về việc nhiều thành phố của kẻ man rợ bị phá hủy. Khi các quán đỉnhgiáo lý hoàn mãn, đạo sư dâng cúng dường tiệc Ganachakra và bày tỏ dấu hiệu hài lòng, cười vui vẻthường xuyên.

Trước sự thúc giục của Đức Jamyang Khyentse Wangpo, Ngài Adzom Drukpa đến đỉnh lễ Jamgon Kongtrul Rinpoche Lodro Thaye[15]; từ vị này, Ngài thọ nhận các trao truyền cho Kho Tàng Giáo Lý Ẩn Giấu Quý Báu [Rinchen Terdzod] và Kho Tàng Mật Chú Trường Phái Kagyu [Kagyu Ngakdzod]. Khenchen Pema Dorje từ Tu viện Dzogchen đã ban cho Ngài các quán đỉnhgiáo lý mở rộng cho pho Tâm Yếu Đạo Sư Cực Mật và khuyên rằng Ngài cần duy trì hành vi của một Yogin, giống như Tổ Lhatsun Namkha Jigme.

Patrul [Rinpoche] Chokyi Wangpo[16] đối xử với Ngài Adzom Drukpa bằng tình yêu thương lớn lao, dạy cho Ngài các thực hành sơ khởi từ tác phẩm Sự Trao Truyền Truyền Miệng Của Đạo Sư Phổ Hiền[17]ban cho Ngài các quán đỉnh chín muồi, chỉ dẫn giải thoát và các bài tập vật lý về thực hành du già cao cấp cho Tâm Yếu Longchenpa [Longchen Nyingtik][18]; giáo lý kinh nghiệm dựa trên Giác Tính Bất Tận Là Nguyên Tắc Dẫn Dắt [Yeshe Lama]; và một giáo lý chi tiết về Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Đạo sư cũng khuyến khích Ngài Adzom Drukpa giảng dạy cho các học trò của riêng mình. Từ Đức Onpo Jigme ở Nyukgya, Ngài Adzom Drukpa thọ nhận quán đỉnhgiáo lý về thực hành Chod, như được trao truyền bởi Tổ Trulshik Wangdrak Gyatso.

Ngài Adzom Drukpa nghiên cứu mở rộng với đạo sư tôn quý Nyoshul Lungtok[19], thọ nhận giáo lý về Ba Pho An Trú, Bảy Kho TàngBốn Phần Tâm Yếu [Nyingtik Yabshi[20]] và hai lần thọ nhận sự giải thích về Nhập Bồ Tát Hạnh. Mipham Rinpoche[21], Đức Văn Thù Sư Lợi bằng xương bằng thịt, đã dạy Ngài Adzom Drukpa các tác phẩm của mình, bao gồm những giải thích về các bài ca chứng ngộ (Doha) của Tổ Saraha, Một Nghiên Cứu Về Phật Tính, luận giải về kinh Trích Yếu, Ngọn Đèn Kiến Thức Chắc Chắn và lời cầu nguyện được biết đến là “Nhanh Chóng Viên Thành Mong Ước”. Tsamtrul Kunzang Dechen Dorje, vị Tulku của Tổ Jigme Gyalwai Nyugu, đã trao cho Ngài Adzom Drukpa các quán đỉnhkhẩu truyền cho Tâm Yếu Không Hành NữSự Trao Truyền Truyền Miệng Của Đạo Sư Phổ Hiền. Khenpo Norbu Tenzin từ Minyak trao truyền cho Ngài toàn bộ Trích Yếu Nghi Quỹ, cũng như các sắp xếp của riêng vị này cho quán đỉnhgiáo lý về thực hành kết hợp Đấng Đại Bi và một nghi quỹ trường thọ. Gyalse Namgyal, vị là con trai của Tổ Do Khyentse và là một Khenpo cao cấp của Tu viện Dorje Drak, đã ban quán đỉnh cho Ngài về các pho Terma Phương Bắc. Đức Situ Chokyi Gyatso từ Tu viện Kathok ban cho Ngài các quán đỉnhkhẩu truyền cho Tam Gốc Tâm Yếu Tịnh Quang, một Terma về ý định giác ngộ của Khyentse Rinpoche. Từ Đức Kathok Je-on Pema Gyaltsen, Ngài Adzom Drukpa thọ nhận khẩu truyền cho các Mật điển của truyền thống Nyingma và tuyển tập trước tác của Getse Mahapandita. Đức Sonam Gyaltsen, viện trưởng Khangsar ở Ngor, ban cho Ngài pho Khechari, cùng với vô số tuyển tập chỉ dẫn liên quan.

Từ Minyak Khenpo, Ngài Adzom Drukpa thỉnh cầu những khẩu truyền cho Kho Tàng Phẩm Tính Giác Ngộ Quý Báu[22] – các đoạn kệ gốc của Tổ Jigme Lingpa[23] cũng như luận giải của chính Ngài – và Một Giọt Từ Đại Dương, luận giải của Đức Dodrupchen. Khenpo Tsultrim Gyatso từ Lingtsang trao cho Ngài các khẩu truyền cho Kangyur quý báu trong khi Khenpo Kalzang Wangchuk từ Tu viện Kathok trao cho Ngài tất cả những truyền thừa khẩu truyền còn tồn tại cho Tengyur. Bên cạnh đó, Ngài được Terchen Orgyen Rinchen Lingpa công nhận là vị trông coi những giáo lý được phát lộ của vị đạo sư này; Ngài đã thọ nhận chúng toàn bộ, để tâm Ngài và tâm đạo sư hòa quyện, trở thành một.

Ngài Adzom Drukpa đã quyết tâm phát nguyện chỉ thực hành Dzogchen cho đến khi đạt đến tận cùng của bốn linh kiến. Mặc dù, theo năm tháng, vô số người đến thúc giục rằng Ngài giám sát và điều hành các cộng đồng tu viện, Ngài chẳng bao giờ chấp nhận những vị trí như vậy. Ngài không rơi vào thái cực nào của việc có quá nhiều hay quá ít tài sản vật chất và Ngài chẳng bao giờ tích lũy của cải cá nhân hay điều hành một điền trang lớn. Năm ba mươi hai tuổi, Ngài được dẫn dắt không chỉ bởi nhiều đạo sư và Bổn tôn mà cả bởi hiện thân giác tính bất tận của Tổ Kunkhyen Jigme Lingpa; nhờ đó, sự chứng ngộ của Ngài trở nên sâu sắc hơn. Hoàn thành một tiên tri nhận được, Ngài Adzom Drukpa mang hình tướng của một đạo sư Mật thừa cư sĩ, với tóc dài và mũ phớt trắng, những chuỗi mã nãosan hô và một hộp thiêng quanh cổ, các y ống tay dài và phần còn lại của điều được biết đến là “các đặc tính của sự tự tại vương giả”. Mặc dù có những dấu hiệu chung và linh kiến rõ ràng về nhiều Terma sâu xa, Ngài chỉ phát lộ vài kho tàng của ý định giác ngộ, chẳng hạn các miêu tả về Dorje Drolo và Kim Cương Thủ.

Xác nhận các tiên tri của nhiều đạo sư tôn quý – về cơ bản là Đức Kathok Situ Chokyi Lodro, Kunzik Khyentse Rinpoche và Patrul Rinpoche – Ngài Adzom Drukpa liên tục ban những quán đỉnhgiáo lý vô cùng chi tiết, thứ đưa học trò đến sự chín muồi tâm linh, từ các truyền thống Kama và Terma của cách tiếp cận Dzogchen. Trong suốt cuộc đời, Ngài đã giảng dạy vô số đạo sư vĩ đại, bao gồm nhiều vị Tulku và đạo sư chính và phụ từ các Tu viện Kathok, Palpung, Shechen và Dzogchen, Gyalse Namgyal, đạo sư Sikkim – Thupten Chonyi, Thartse Khenchen từ Ngor và Dezhung Tulku Jamyang Tenzin. Ngài cũng dạy nhiều vị trì giữ giáo lý của truyền thống tiền Phật giáo – Bonpo, bao gồm hai vị thầy là Tigchen Dratrul và Mongye Tulku.

Cả hai đấng toàn tri, thấu suốt Kathok Situ Pandita Chokyi Gyatso và Drupwang Dzogchen Rinpoche Thupten Chokyi Dorje[24], vị thực sự là Tôn giả Vô Cấu Hữu[25], đều thỉnh mời Ngài Adzom Drukpa đến các trụ xứ tương ứng. Vị trước đã thọ nhận từ Ngài toàn bộ quán đỉnhgiáo lý cho Bốn Phần Tâm Yếu trong khi vị sau thọ nhận giáo lý phát triển chi tiết về các thực hành sơ khởi, phần chính yếu của thực hành và phần kết thúc của Dzogchen. Ngài Adzom Drukpa ban cho tất cả những đạo sư, Tulku, Khenpo và vị thầy tại những trụ xứ tu viện này vô vàn quán đỉnhgiáo lý thích hợp, cả mở rộng và tóm lược.

Ngài thu hút nhiều đệ tử từ mọi tầng lớp và từ các nhóm ngôn ngữ và vùng khác nhau, chẳng hạn miền Đông, trung tâm và Tây Nam của Tây Tạng, vùng Đông Bắc của Amdo, Khunu ở Bắc Ấn Độ, Trung Hoa, vùng biên giới phía Nam của Lhodrak và Bhutan. Xuất sắc nhất trong số đó là những đạo sư như Yonten Gyatso từ Gemang, Khenpo Kunzang Palden, Drupwang Lama Thaye, Lungtok Tenpai Nyima và Terchen Sogyal[26] – tất cả đều đã thọ nhận các quán đỉnh, giáo lýlời khuyên từ Ngài. Với tất cả, từ những vị cao quý như vua Phật tử xứ Lingkar và hoàng tử, vua Jigdral Dorje từ Chakla và công chúa Detsun Tsom, cho đến dân chúng khiêm nhường nhất, Ngài Adzom Drukpa đã tiến hành hoạt động giác ngộ viên mãn, đem tất cả những vị kết nối với Ngài theo nhiều cách khác nhau nhờ quán đỉnhgiáo lý sâu xamở rộng đến kết quả. Như mặt trời tỏa ánh sáng rực rỡ lên những giáo lý về cách tiếp cận Dzogchen thù thắng, Ngài như thế đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Với tất cả các học trò, Ngài Adzom Drukpa nói rằng, “Số mệnh của Ta đáng lẽphát lộ những Terma sâu xa, điều mà Ta đã nhận được các dấu hiệu về sự tồn tại. Tuy nhiên, Ta vẫn luôn nhất tâm tập trung vào cách tiếp cận Dzogchen tịnh quang trọn vẹn và đã đạt được sự xác quyết đến mức Ta chẳng cần những giáo lý khác, dù cho đó là các truyền thừa Kama mở rộng hay truyền thừa Terma trực tiếp hơn. Các con cũng cần xem Dzogchen là thực hành của mình; Ta đảm bảo rằng, điều đó sẽ không làm con thất vọng. Ta không bao giờ quên đại nguyện mà Ta đã phát khởi khi còn là một đứa trẻ: rằng tất cả những ai kết nối với Ta, thậm chí những người chỉ nghe danh hiệu của Ta, nhưng đặc biệt là những vị đã thiết lập một kết nối nhờ cúng dường tịnh tài hay của cải, phát những nguyện ước hay thọ nhận giáo lý, sẽ tái sinh trong đoàn tùy tùng của Ta trong một cõi Tịnh độ. Bởi Ta chẳng hề làm hư hại thệ nguyện samaya của bản thân hay bất kỳ ai khác, Ta có thể được miêu tả là người ‘hoan hỷ để ra đi, nhưng hạnh phúc khi ở lại’. Nhưng giờ đây, sẽ tốt hơn nếu Ta viên tịch thay vì sống như một ông già, bởi đạo sư đã tiên đoán rằng Ta sẽ dẫn dắt khoảng ba trăm triệu chúng sinh đến tự do trong trung ấm”.

Khi sắp viên tịch, Ngài nói ngắn gọn về nhiều linh kiến của Ngài – về các đàn tràng của tập hội chư Tôn an bìnhphẫn nộ từ Diệu Huyễn Võng và về Phổ Ba Kim Cương, về sự hộ tống của chư Không Hành Nữ và v.v. Từ nửa đêm trở đi, nhiều khối ánh sáng như hạt đậu liên tục phát ra từ lỗ mũi Ngài, cho đến lúc bình minh khi ý định giác ngộ của Ngài tan hòa về hư không căn bản. Khi Ngài sắp viên tịch, các tia sáng mặt trời bớt rực rỡ, những âm thanh chói tai phát ra và nhiều điềm xấu khác cũng xuất hiện. Thân tôn quý của Ngài được giữ như vậy trong sáu mươi ngày khi mà những lễ cúng dường và các lễ tưởng niệm được cử hành ở mức độ lớn lao. Vào ngày Mười tháng Hai Tây Tạng[27], mười ba đạo sư, Tulku, Khenpo và vị thầy (bao gồm cả Palyul Yangsi[28]) đã chủ trì các nghi lễ đàn tràng tương ứng trong lễ trà tỳ. Vào dịp đó, những kẻ chí thành đã có nhiều linh kiến. Tim, lưỡi và mắt của Ngài Adzom Drukpa vẫn nguyên vẹn trước lửa thiêu và nhiều xá lợi xuất hiện cùng với những dấu hiệu lạ kỳ khác.

Hoạt động giác ngộ của đấng đạo sư tôn quý được tiếp tục bởi những người con thù thắng về thân, khẩu và ý giác ngộ của Ngài – các con trai của Ngài – Gyurme Dorje[29] và Pema Wangyal cùng con gái của Ngài – Chime và bởi vô số đệ tử khác mà tâm họ đã được Ngài giải thoát, đưa họ đến sự chứng ngộ. Tulku thù thắng của Ngài đã chào đời, đúng theo tiên tri của Drupwang Dzogchen Rinpoche thứ năm và vẫn còn sống[30].

Chính từ vị đạo sư tôn quý này mà Đức Chokyi Lodro[31], vị Tulku của Tổ Kunzik Jamyang Khyentse Wangpo, đã lắng nghe những giáo lý.

 

Nguồn Anh ngữ: Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje, A Marvelous Garland of Rare Gems – Biographies of Masters of Awareness in the Dzogchen Lineage [tạm dịch: Tràng Ngọc Báu Hiếm Có Tuyệt DiệuTiểu Sử Chư Đạo Sư Giác Tính Trong Truyền Thừa Dzogchen], Padma Publishing.

Richard Barron (Lama Chokyi Nyima) chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Nyoshul Khen Rinpoche hay Nyoshul Khenpo Jamyang Dorje (1932-1999) là một đạo sư lỗi lạc của truyền thống Dzogchen và là một vị có thẩm quyền về những giáo lý của Tôn giả Longchenpa đến mức các đệ tử của Ngài xem Ngài là Đức Longchenpa bằng xương bằng thịt. Ngài là đạo sư của rất nhiều vị Lama thuộc thế hệ trẻ hơn, cũng như rất nhiều vị thầy Phật giáo phương Tây.

[3] Năm Thủy Dần đực (đầu năm 1842 đến đầu năm 1843).

[4] Ngày nay được biết đến là Quinghai Hu, trong vùng Tây Tạng xưa kia của Amdo.

[5] Theo RigpawikiTu viện Kathok – Kathok Dorje Den – cổ nhất trong sáu Tổ đình Nyingma. Tu viện được thành lập bởi Tổ Kathok Dampa Deshek, em trai của Ngài Phagmodrupa Dorje Gyalpo, vào năm 1159, phía trên Horpo, ở miền Đông Tây Tạng. Địa điểm này được xem là một trong hai mươi lăm thánh địa của miền Đông Tây Tạng và đại diện cho địa điểm linh thiêng chính yếu về hoạt động giác ngộ. Sau khi Tu viện ban đầu trở nên ọp ẹp, một Tu viện mới được xây dựng tại đó vào năm 1656 bởi Terton Rigdzin Dudul Dorje (1615-1672) và Rigdzin Longsal Nyingpo (1625-1692). Có khoảng 800 tu sĩ tại Tu viện trước khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng.

[6] Theo Rigpawiki, Kunkhyen Pema Karpo tức Ngawang Norbu (1527-1592) là vị Gyalwang Drukpa thứ tư. Ngài là một học giảđạo sư thành tựu vĩ đại của trường phái Drukpa Kagyu.

[7] Theo Rigpawiki, Shechen Ontrul Thutob Namgyal tức Gyurme Thutob Namgyal (1787-1854) là một đạo sưhọc giả vĩ đại về năm ngành khoa học từ Tu viện Shechen. Những vị thầy của Ngài bao gồm cả Đức Gyalse Shenphen Thaye.

[8] Theo Rigpawiki, Namcho là những phát lộ Terma của Terton Mingyur Dorje, điều được đặc biệt giữ gìn trong truyền thống Palyul.

[9] Theo Rigpawiki, Ratna Lingpa (1403-1478) – một Terton Tây Tạng, người đã kết tập Nyingma Gyubum – Tuyển Tập Mật Điển Nyingma vào thế kỷ 15. Ngài cũng được biết đến với các danh hiệu Shikpo Lingpa và Drodul Lingpa, bởi trong một đời, Ngài đã phát lộ các Terma tiền định của ba đời khác nhau.

[10] Theo Rigpawiki, Nyala Pema Duddul (1816-1872) – đạo sư Dzogchen và Terton nổi tiếng từ Nyarong. Ngài là thầy của Terton Sogyal và đã thành tựu thần cầu vồng vào năm 1872.

[11] Lời cầu nguyện nổi tiếng tán thán Tổ Tsongkhapa, vị cũng được biết đến là Lozang Drakpa. Có nhiều phiên bản, từ bốn đến chín dòng. Sau đây là phiên bản chín dòng:

‘Ngài là Kim Cương Trì, chúa tể chư thánh giả – cội nguồn mọi thành tựu.

Ngài là Quán Thế Âm, kho tàng bi mẫn vĩ đại không tham chiếu.

Ngài là Văn Thù Sư Lợi, chúa tể của trí tuệ không lỗi lầmthù thắng.

Ngài là Kim Cương Thủ, vị tiêu diệt tất cả chúa tể ma vương.

Lozang Drakpa, ngọc báu vương miện của chư thánh giả Xứ Tuyết.

Đạo sư, Phật đại diện ba cội nguồn quy y,

Với sự kính trọng về thân, khẩu, ý, con cầu nguyện.

Gia trì để con và chúng sinh khác thuần thụcgiải thoát.

Xin ban tặng các thành tựu thù thắng và thông thường!’

[12] Dựa trên các Terma được phát lộ bởi Tổ Rigdzin Godem (1337-1409).

[13] Theo Rigpawiki, Lhatsun Namkha Jigme (1597-1653) là hóa thân của đại học giả và đạo sư Dzogchen vĩ đại – Đức Vô Cấu Hữu Vimalamitra, người đã đắc thân cầu vồng và Đấng Toàn Tri Longchenpa.

[14] Theo Rigpawiki, Jatson Nyingpo (1585-1656) là một đạo sư và Terton Nyingma. Pho Terma chính yếu của Ngài là Konchok Chidu.

[17] Tham khảo bản dịch Việt ngữ với tựa đề Lời Vàng Của Thầy Tôi (https://thuvienhoasen.org/a6376/loi-vang-cua-thay-toi).

[19] Theo Rigpawiki, Nyoshul Lungtok Tenpe Nyima (1829-1901) đã thọ nhận những giáo lý Đại Viên Mãn Dzogchen từ Patrul Rinpoche và là đệ tử vĩ đại nhất của vị này. Ngài được xem là hóa hiện của Tôn giả Tịch Hộ Shantarakshita.

[20] Theo Rigpawiki, Nyingtik Yabshi nghĩa đen là Tâm Yếu Bốn Phần. Nó bao gồm: Vima Nyingtik, Lama Yangtik, Khandro Nyingtik và Khandro Yangtik.

Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik là những bản văn Nyingtik ‘mẹ’ trong khi Lama Yangtik và Khandro Yangtik được biết đến là những bản văn ‘con’; do đó, tên gọi phổ biến khác cho tuyển tập này là Bốn Phần Mẹ – Con Của Nyingtik [Nyingtik Mabu Shi].

Tổ Longchen Rabjam cũng biên soạn Zabmo Yangtik, thứ cô đọng các chỉ dẫn cốt tủy quan trọng của cả Vima Nyingtik và Khandro Nyingtik.

[22] Theo Rigpawiki, Yonten Dzod – Kho Tàng Phẩm Tính Quý Báu, bộ luận nổi tiếng của Tổ Jigme Lingpa, trong đó, Ngài giảng giải toàn bộ con đường Phật giáo, từ những giáo lý Thanh Văn thừa đến Đại Viên Mãn.

[24] Tức Dzogchen Rinpoche thứ năm.

[25] Theo Rigpawiki, Vimalamitra – Vô Cấu Hữu hay Mahavajra là một trong ba đạo sư Phật giáo Ấn Độ uyên bác nhất. Ngài đã đến Tây Tạng vào thế kỷ 9, nơi Ngài giảng dạy rộng khắp và biên soạn cũng như chuyển dịch nhiều bản văn Phạn ngữTinh túy của các giáo lý của Ngài được biết đến là Vima Nyingtik, một trong những giáo lý Tâm Yếu của Đại Viên Mãn.

Vimalamitra dành mười ba năm ở Tây Tạng và sau đó, hứa khả sẽ trở lại Tây Tạng mỗi một trăm năm để củng cố giáo lý Tịnh Quang Đại Viên Mãn, Ngài đến Ngũ Đài Sơn của Trung Quốc. Ở đó, Ngài duy trì Thân Cầu Vồng – ‘Thân Đại Chuyển Di’ và sẽ an trụ như vậy cho đến khi tất cả 1002 vị Phật của Hiền Kiếp này xuất hiện. Khi chư vị đều đã xuất hiện, Ngài sẽ đến Kim Cương Tòa ở Ấn Độ một lần nữa và hiển bày trạng thái giác ngộ viên mãn.

[27] Trong năm Mộc Tý đực (đầu năm 1924 đến đầu năm 1925).

[28] Các tái sinh được công nhận của những đạo sư cao cấp nhất định được nhắc đến bằng danh hiệu “Yangsi”.

[29] Theo Rigpawiki, [Adzom Gyalse] Gyurme Dorje (1895-1969) tức Agyur Rinpoche – con trai thứ ba và là học trò của Tổ Adzom Drukpa. Ngài được Đức Jamgon Kongtrul công nhậnhóa hiện của Tổ Orgyen Terdak Lingpa.

[30] Tiểu sử của Druktrul Rinpoche, vị tái sinh của Tổ Adzom Drukpa, có thể được tìm thấy trong chương 14 [của cuốn sách này].

Druktrul Rinpoche đã viên tịch vào năm 2001 [chú thích của người dịch Việt ngữ].





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :