Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara (Bài Giảng 1: Tara – Cứu Độ Mẫu)

26/05/20213:38 SA(Xem: 9438)
Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara (Bài Giảng 1: Tara – Cứu Độ Mẫu)
LỜI TÁN THÁN HAI MƯƠI MỐT CỨU ĐỘ MẪU TARA
Bài Giảng 1: Tara – Cứu Độ Mẫu
Khenpo Sodargye Rinpoche giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ
 

Chắc chắn mỗi người đều có mục tiêu riêng trong cuộc sống hay trong thực hành tâm linh. Trong quá trình đó, khi gặp phải những thử thách nhất định, điều cần được giải quyết ngay lập tức, hãy cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara. Sau đấy, một cách diệu kỳ, những khó khăn này sẽ được giải quyết nhanh chóng.

 

BỐI CẢNH ĐỂ GIẢNG DẠY LỜI TÁN THÁN HAI MƯƠI MỐT CỨU ĐỘ MẪU TARA

Hôm nay, chúng ta sẽ bắt đầu nghiên cứu Lời Tán Thán Cứu Độ Mẫu Tara Bằng Hai Mươi Mốt Đoạn Kệ Kính Lễ, thường được nhắc đến đơn giảnLời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara. Đây là một bản văn có thể được tìm thấy không chỉ trong Kangyur Tây Tạng mà cũng nằm trong Kinh Điển Phật Giáo Trung Quốc. Về mặt lịch sử, ở Tây Tạng cũng như Ấn Độ cổ xưa, nhiều vị trong những đạo sư vĩ đại nhất trong quá khứ đã biên soạn các giáo lýnghi quỹ về Cứu Độ Mẫu Tara, điều vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Ở Tây TạngẤn Độ ngày nay, rất nhiều người vẫn tiếp tục tin tưởng và dâng những thực hành sùng kính lên Cứu Độ Mẫu Tara và ở các vùng này, Bà vẫn là một nhân vật phổ biến giống như Văn Thù Sư Lợi hay Quán Thế Âm. Không may thay, điều tương tự không xảy ra với Phật giáo Trung Quốc, nơi mà các thực hành sùng kính, chẳng hạn trì tụng những lời cầu nguyệnChân ngôn về Cứu Độ Mẫu Tara không được thực hành rộng rãi. Trong những năm gần đây, một số đạo sư Tây Tạng đang nỗ lực hoằng dương các giáo lýthực hành liên quan đến Cứu Độ Mẫu Tara ở Đài Loan, Hồng Kông và những nơi khác. Tuy nhiên, ngoại trừ vài vùng như vậy, hiện nay có rất ít sự truyền bá về thực hành Tara ở Trung Quốc đại lục. Điều này có lẽ, một phần, là bởi trong suốt lịch sử Trung Quốc, chỉ một lượng bản văn rất hạn chế về Cứu Độ Mẫu Tara đã được dịch sang tiếng Trung. Trong Phật giáo Trung Quốc, Cứu Độ Mẫu Tara được biết đến là Bồ Tát Đa-la [Duoluo] và bất chấp sự khan hiếm phổ quát về bản văn liên quan đến Bồ Tát Đa-la trong Kinh Điển Phật Giáo Trung Quốc, một số thực sự vẫn tồn tại. Trong số này có một Kinh điển miêu tả các nghi thức về Bồ Tát Đa-la đã được dịch sang tiếng Trung bởi dịch giả với nhiều tác phẩm, đạo sư Amoghvajra [Bất Không Kim Cương], vị sống vào thế kỷ Tám. Bên cạnh đó, vào thời nhà Nguyên, viện sĩ Ansar từ Hàn Lâm Viện có lẽ là vị đầu tiên chuyển dịch Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara sang tiếng Trung. Sau khi được khởi xướng bởi Hoàng đế Đường Minh Hoàng của Triều Đường, trong nhiều triều đại sau đó, uy tín của Hàn Lâm Viện ngày càng phát triển và các thành viên dần dần trở nên vô cùng được kính trọng. Viện sĩ Hàn Lâm Ansar được bổ nhiệm bởi Kublai Khan, Thế Tổ Hoàng Đế của Triều Nguyên, để chuyển dịch Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara. Tôi đã đọc bản dịch tiếng Trung của Ngài, nhưng cảm thấy rằng một vài phần đã được dịch từng từ, một quá trình mà tôi cảm thấy vài chỗ thật khó hiểu. Bản dịch của tôi được tiến hành bằng cách dựa vào phiên bản Tạng ngữ cũng như tham khảo một vài trong số những luận giải của các học giả Phật giáo Tây Tạng được công nhận[1].

Tôi tin rằng nhiều người các bạn, những vị đã lựa chọn tham dự giáo lý này, có thể không quen thuộc với Cứu Độ Mẫu Tara, nghĩ rằng thực hành này thuộc về Phật giáo Tây Tạng. Thực sự, thực hànhniềm tin với Cứu Độ Mẫu Tara bắt nguồn từ Ấn Độ, nơi mà từ những tiểu sử của chư đạo sư Ấn Độ lỗi lạc như Tôn giả Nagarjuna [Long Thọ], Nagabodhi [Long Trí], Shantideva [Tịch Thiên], Đức Atisha, v.v. chúng ta biết rằng những đạo sư nổi tiếng này thường nhận được thọ ký, gia trìchỉ dẫn từ Cứu Độ Mẫu Tara. Thậm chí các bạn, người có thể từng nghe những câu chuyện như vậy khi nghiên cứu lịch sử Phật giáo, cũng lại không dấn thân nhiều trong các thực hành Cứu Độ Mẫu Tara. Mặc dù một số thực hành, nghi quỹChân ngôn đơn giản của Cứu Độ Mẫu Tara tồn tại trong tiếng Trung và các ngôn ngữ khác, chúng rất ít về số lượng. Vì thế, tôi hy vọng rằng nhờ nghiên cứu bản văn này, từ giờ trở đi, các bạn sẽ cố gắng truyền bá thực hành Cứu Độ Mẫu Tara ở chính quốc gia của mình và trên thế giới, bởi điều đấy sẽ làm lợi lạc lớn lao cho nhiều người. Mọi người chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, nghịch cảnh, chướng ngạirắc rối trong đời hay trong lúc thực hành tâm linh; bằng cách cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, nhờ sự gia trì nhanh chóng, mãnh liệt và rõ ràng từ trí tuệ, lòng bi mẫnsức mạnh của Cứu Độ Mẫu Tara, mọi chướng ngại đều có thể bị đẩy lùi. Cùng lúc đó, trí tuệ, công đức, tài năng và những khía cạnh lợi lạc khác có thể đạt được một cách tự nhiên. Đấy là lý do Cứu Độ Mẫu Tara cũng được gọi là “hiện thân về hoạt động của tất cả chư Phật”, giống như Văn Thù Sư Lợi thường được nhắc đến là “hiện thân về trí tuệ của tất cả chư Phật” và Quán Thế Âm là “hiện thân về bi mẫn của tất cả chư Phật”. Hoạt động của chư Phật là xoa dịu khổ đau của hữu tình chúng sinhthiết lập họ trong quả vị hạnh phúc. Về mặt này, Cứu Độ Mẫu Tara có sự gia trìsức mạnh phi phàm. Bất kỳ ai tin tưởng Cứu Độ Mẫu Tara, cầu nguyện đến Bà một cách thành kính và tụng những lời cầu nguyệnChân ngôn của Bà thường xuyên, chắc chắn sẽ thọ nhận sự gia trì từ Bà, điều sẽ chuyển hóa dòng tâm thức của họ.

“KẾT NỐI CỦA TÔI VỚI CỨU ĐỘ MẪU TARA”

Bản thân tôi có niềm tin mạnh mẽ với Cứu Độ Mẫu Tara từ thời thơ ấu. Có lẽ một số người nghĩ rằng đây là lời khoe khoang của tôi về bất cứ chủ đề nào mà tôi đang giảng dạy. Điều đấy không đúng. Bất cứ giáo lý nào mà tôi ban, đó luôn luôn là [giáo lý] ưa thích của tôi hay ít nhất, đó là giáo lý mà tôi đã nghiên cứu, trì tụng và thực hành miên mật. Đây là cách mà tôi cố gắng hết sức để khiến giáo lý trở nên lợi lạc nhất với các bạn. Nếu tôi còn nghi ngờ về thực hành hay cảm thấy thờ ơ thì tôi sẽ không thể dạy cho người khác. Thậm chí nếu tôi có nói được những từ ngữ đúng đắn, giáo lý sẽ giống như chiếc bình rỗng, chẳng có gì bên trong để đổ đầy cho những chiếc bình khác – nói cách khác, bạn sẽ chẳng được lợi lạc gì. Vì thế, bất cứ khi nào giảng dạy, trước tiên tôi quán sát bản thân và chỉ khi thực sự yêu thích giáo lý, tôi mới cảm thấy hoan hỷ khi cố gắng chia sẻ với người khác. Đó là thói quen của tôi và lần này cũng vậy. Trước kia, tôi đã giảng Phổ Hiền Hạnh Nguyện Vương. So với giáo lý ấy, tôi cảm thấy tôi thông thạo về Cứu Độ Mẫu Tara hơn. Khi nói điều này, tôi không nói đến sự thành thạo hay kiến thức về cách ban giáo lý. Tôi đang nói từ khía cạnh của lòng sùng mộ rằng tôi có niềm tin mạnh mẽ hơn với Cứu Độ Mẫu Tara. Chỉ dựa trên khía cạnh này, giáo lý của tôi về Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara chắc hẳn sẽ đem đến cho các bạn chút lợi lạc.

Khi ngẫm lại, tôi đã thuộc lòng Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara vào khoảng sáu tuổi rưỡi, khi mà tôi thậm chí còn chẳng biết cách đọc. Từ đó trở về sau, bất cứ khi nào tôi gặp phải những chướng ngại hay khổ đau, ý nghĩ đầu tiên trong tâm tôi là “Cứu Độ Mẫu Tara sẽ gia trì cho tôi. Bà dứt khoát sẽ giúp đỡ tôi”. Sự xác quyết này khởi lên một cách tự nhiên. Khi tôi khoảng mười tuổi, có một hành giả tên là Pema Tenzin, một đạo sư Giáo Pháp của truyền thừa Nyingma Dzogchen. Mặc dù sau đấy Ngài xả giới tu sĩ, niềm tin của Ngài với Tam Bảo và sự thông tuệ của Ngài về Phật Pháp vẫn thật phi phàm. Khi ấy, hành giả này đã trao cho tôi một bức tượng Tara nhỏ xíu, thứ mà tôi vẫn giữ trong suốt thời tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, Trường Sư Phạm Garze và thậm chí là lúc đã xuất gia. Khoảng năm 1991, khi tôi trở về sau khi đi thị giả Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche đến Ấn Độ, tôi vẫn có bức tượng. Tôi đã giữ bức tượng gần bên trong rất nhiều năm, nhưng sau đó, bức tượng Tara nhỏ này, nói một cách dễ nghe thì đã bay mất, hay thành thật mà nói thì bị mất. Tôi thấy buồn bởi bức tượng bị mất dẫu cho bức tượng không được tinh tế như những tác phẩm được làm ngày nay. Khi ấy, trong những năm 70, khi tôi vẫn còn đi học, chính sách nhà nước về tôn giáo vẫn rất hạn chế. Nó khác xa so với bây giờ, bởi khi ấy, người ta sẽ gặp rắc rối lớn nếu họ bị phát hiện là đang tham gia vào thực hành tôn giáo và đôi lúc, thậm chí giáo viên và bạn học cũng không đáng tin. Ngay cả trong thời kỳ như vậy, tôi vẫn mang theo bức tượng Tara bất kể đi đâu, bọc lại trong một miếng vải vàng, bí mật cầu nguyện đến Bà. Tôi có thể thực sự cảm nhận sự gia trì lớn lao.

SỰ CÁT TƯỜNG ĐỂ GIẢNG DẠY LỜI TÁN THÁN NÀY

Thời điểm để ban giáo lý về Cứu Độ Mẫu Tara được gia trì bằng nhiều sự cát tường. Thực sự, ý tưởng ban giáo lý về Cứu Độ Mẫu Tara đã xuất hiện từ nhiều năm trước, nhưng vẫn chưa có cơ hội với những nhân và duyên thích hợp để hiện thực hóa ý tưởng. Tuy nhiên, năm nay, cơ hội cuối cùng đã đến. Với những vị không sùng đạo hay không tin tưởng vào duyên khởi, điều này dường như cũng chẳng khác gì chuyện trùng hợp hay tình cờ. Nhưng với tôi, từ đầu năm nay, nhiều dấu hiệu cát tường liên quan đến Cứu Độ Mẫu Tara đã lần lượt khởi lên, cho thấy rằng thời điểm ban giáo lý về Cứu Độ Mẫu Tara đã chín muồi.

Đầu tiên, tôi đã nhận được nhiều cuốn sách về Cứu Độ Mẫu Tara, thứ được gửi đến từ những đạo sưPhật tử ở nước ngoài. Sau đó, khoảng hai hay ba tháng trước, tôi hạnh ngộ Khenpo Depa ở Trung Quốc đại lụchoan hỷ nhận được một bức tượng Tara từ Ngài như là món quà. Sau khi trở về Larung Gar ít lâu trước, một thương nhânẤn Độ bày tỏ mong muốn cúng dường tôi bức tượng Văn Thù Sư Lợi, nhưng như thế nào đó lại không thể tìm được một bức. Trong tất cả những bức sẵn có, ông ấy cuối cùng tìm được một bức Tara vô cùng đẹp. Ông ấy đã thỉnh bức tượng này từ Nepal và trao lại cho tôi. Hai ngày trước, một nhóm nghiên cứu đã đến Học viện của chúng ta từ Hạt Serxu (Tứ Xuyên, Trung Quốc), nơi có một bức tượng Tara vô cùng nổi tiếng, giờ là di sản văn hóa quốc gia được công nhận. Khoảng năm 2002, khi đến Serxu, tôi đã đặc biệt sắp xếp để chiêm bái bức tượng Tara này. Trong quá khứ, bức tượng Tara này đã bị lũ trộm nhắm đến; hiện nay bức tượng được giữ gìn cẩn thận và không được trưng bày công khai. Để chiêm bái bức tượng, người ta phải biết được đúng người và “giật dây” đôi chút bởi cần ba người giữ khóa khác nhau để mở những cánh cửa ở nơi mà bức tượng được giữ. Khi đến Serxu, chúng tôi cực kỳ may mắn khi có được cơ hội chiêm bái bức tượng đẹp đẽ này. Sau khi chiêm bái vị Tara này, tôi đã phát khởi niềm tin mạnh mẽ với Bà. Người ta nói rằng bức tượng tuyệt vời này được Công chúa Trung Quốc – Văn Thành đem đến khi kết hôn với Vua Songtsen Gampo và được để lại cho dân chúng trong vùng như một món quà. Nhóm nghiên cứu đã mang theo vài bức hình quý của Cứu Độ Mẫu Tara, thứ mà họ đóng khung lại. Khi họ đến Larung Gar, chỉ còn một bức cuối cùng và tôi rất hoan hỷ rằng họ đã trao nó cho tôi khi chúng tôi gặp nhau. Một dấu hiệu cát tường khác liên quan đến Thangka Lục Độ Mẫu [Tara Xanh] và Bạch Độ Mẫu [Tara Trắng] đang treo ở đây trong chính điện của chúng ta. Thời gian trước, vài hành giả cư sĩ nói rằng họ muốn cúng dường một bức Thangka cho chính điện của chúng ta. Dù vô tình hay cố ý, những bức Thangka mà họ đem đến hóa ra lại là một Bạch Độ Mẫu và một Lục Độ Mẫu. Chúng đến vào hai ngày trước, đúng ngày mà tôi thông báo sẽ ban giáo lý này. Cũng có nhiều dấu hiệu cát tường khác nữa. Có lẽ một số người duy vật hay những vị với rất nhiều ý niệm miên man và người chỉ bị thuyết phục bởi lô-gic suy diễn, chẳng tin những chuyện như vậy. Họ nghĩ, “Ồ, những trùng hợp như vậy xảy ra mọi lúc. Đâu nhất thiết phải có một kết nối giữa chúng. Các ông đang nghĩ quá nhiều đấy!”. Nhưng tôi tin vào sự khởi lên phụ thuộccảm thấy rằng đây là những điềm cát tường cho việc ban giáo lý này.

Bắt đầu từ năm nay, tôi hy vọng các bạn sẽ cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara trong quá trình thực hành. Thực sự, cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara sẽ đem đến những lợi lạc ý nghĩa cho mọi khía cạnh của sự hành trì. Trong Phật giáo Tây Tạng, bất kể Tu viện nào, dù Gelug, Sakya, Nyingma hay [truyền thống] nào khác, thực hành sùng kính đến Cứu Độ Mẫu Tara là thực hành chung của Tăng đoàn trong sự tụng niệm hằng ngày hay trong những lời cầu nguyện dành cho các thí chủ. Vào hầu hết tất cả các dịp liên quan đến tụng niệm, những lời cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara đều sẽ được tụng. Đặc biệt, người Tây Tạng tụng Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara rất nhanh, để cho thấy rằng Cứu Độ Mẫu Tara ban gia trì thật nhanh chóng. Điều này đặc biệt đúng trong truyền thống Gelug, khi mà tốc độ nhanh đến mức thật khó để theo kịp họ. Hai ngày trước, chúng ta đã tụng lời cầu nguyện cùng nhau bằng tiếng Tạng ba lần. Nhưng một số học trò Trung Quốc ở đây đơn giản chỉ mấp máy môi và không thể theo kịp tốc độ. Về sau, chúng ta có thể cố gắng đọc chậm lại một chút. Tụng chậm hơn lúc khởi đầu thì cũng được. Nhưng chúng ta vẫn cần cố gắng hoàn thành một lượt trong hai hay ba phút, thế là tốt nhất. Chắc chắn sẽ thật tuyệt khi bắt đầu học hỏi giáo lý về Cứu Độ Mẫu Tara và cầu nguyện đến Bà cùng nhau từ nay trở đi và tôi chắc chắn rằng nhiều người sẽ phát triển niềm tin lớn lao với Bà. Với niềm tin, sự gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara chắc chắn sẽ thâm nhập tâm chúng ta. Sau đó, bất kể làm gì, chúng ta cũng sẽ thành công. Vì thế, khi chúng ta trải qua khóa học về Cứu Độ Mẫu Tara, cuối mỗi buổi giảng, hãy cùng nhau tụng Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara, sau đấy là lời hồi hướng. Xin hãy chuẩn bị cho điều này.

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Bây giờ, hãy cùng bắt đầu sự nghiên cứu của chúng ta về Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara. Về mặt lịch sử, có những truyền thống mô tả bằng tranh khác nhau, điều đặt sự nhấn mạnh khác nhau vào hình ảnh của mỗi vị trong hai mươi mốt hình tướng của Cứu Độ Mẫu Tara, liên quan đến màu sắc, tư thế, thủ ấn, v.v. cũng như các truyền thống gọi tên chư vị khác nhau. Lần này, tôi sẽ trình bày những miêu tả về Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara về cơ bản dựa theo truyền thống Nyingma. Để tạo ra một phân tích mang tính hệ thống hơn về mỗi lời tán thán, tôi sẽ soạn đề cương bản văn, điều sẽ giải thích lời tán thán như là những sự xuất hiện khác nhau của Cứu Độ Mẫu Tara. Trong khi việc nhắc đến hai mươi mốt lời tán thán như là lời tán thán lần lượt cho mỗi vị trong Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara có thể dễ dàng để các bạn ghi nhớ và hiểu hơn, đề cương này sẽ cung cấp cho các bạn cách thức đạt đến sự hiểu đó mang tính hệ thống hơn.

Dựa trên đề cương bản văn, Lời Tán Thán này có thể được chia thành ba phần: (I) Phần Mở Đầu, (II) Nội Dung và (III) Hoàn Mãn. Phần đầu tiên bao gồm (1) Tựa Đề và (2) Kính Lễ Chung. Trước tiên, hãy bắt đầu với tựa đề.

1) Tựa Đề

Lời Tán Thán Cứu Độ Mẫu Tara Bằng Hai Mươi Mốt Đoạn Kệ Kính Lễ

Lời Tán Thán miêu tả Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara, với một đoạn tán thán cho mỗi vị; vì thế, nó được gọi là “Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara”. Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara được nhắc đến trong Lời Tán Thán này thực sự giống nhau về bản chất. Bằng cách thường xuyên tụng Lời Tán Thán này, chúng ta sẽ thọ nhận sự gia trì của tất cả những vị Cứu Độ Mẫu Tara này như một kết quả tự nhiên.

Như chúng ta vừa đề cập, Lời Tán Thán này không chỉ tồn tại trong Kangyur mà cũng được tìm thấy trong Kinh Điển Phật Giáo Trung Quốc. Trong Phật giáo Tây Tạng, những đạo sư vĩ đại, chẳng hạn Đức Atisha, xếp Lời Tán Thán này vào Kriya Tantra, một trong ba bộ Mật điển bên ngoài; hai bộ kia là Charya và Yoga Tantra. Theo quan điểm của Đức Atisha, có ba mươi lăm tuyển tập trong Kriya Tantra; tuyển tập thứ ba trong đó là Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara. Trong khi đó, nhiều đạo sư khác, chẳng hạn Đạo Sư Suryagupta, lại xem Lời Tán Thán này là một phần của Anuttarayoga Tantra, tin rằng nó là tuyển tập thứ 570 trong Anuttarayoga Tantra. Cũng có một số đạo sư xem Lời Tán Thán này không chỉ nằm trong phần Mật điển của Kriya Tantra mà cũng nằm trong Anuttarayoga Tantra. Thực tế là, chẳng có gì xung đột trong quan điểm của những đạo sư này. Điều đó giống như cách mà Trì Tụng Danh Hiệu Đức Văn Thù có thể được giải mã từ quan điểm của Anuttarayoga Tantra trong khi cũng có thể được giải thích từ tri kiến của các bộ Mật điển bên ngoài. Vì thế, chúng ta có thể hiểu theo cách này: Trong khi ý nghĩa rốt ráo của Lời Tán Thán này có thể được giải mã từ quan điểm của Anuttarayoga, nó cũng có thể được hiểu từ quan điểm của các bộ Mật điển bên ngoài, để áp dụng cho những chúng sinh với căn cơ khác nhau. Do đó, chúng ta có thể xem Lời Tán Thán này là một bản văn Mật thừa. Trong Phật giáo Trung Quốc, đặc biệt bởi nó được ban hành trong giai đoạn tích cực của Phật giáo Bí truyền Trung Quốc, có nhiều thực hành liên quan đến Cứu Độ Mẫu Tara. Không may thay, chúng chẳng bao giờ trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc đại lục.

Có lẽ một số người lại băn khoăn, “Tara là Bồ Tát hay Phật mẫu?”. Rốt ráo mà nói, Bà vốn đã đạt Phật quả. Mật điển Guhyagarbha nhắc đến năm Phật [phụ] và năm [Phật] mẫu của năm gia đình. Trong năm Phật mẫu này, phối ngẫu của Amoghasiddhi [Bất Không Thành Tựu], vị ngự ở phía Bắc, là Samayatara, cũng được biết đến là Lục Độ Mẫu. Vì thế, chúng ta cần nhận ra rằng Cứu Độ Mẫu Tara đã đạt Phật quả, nhưng để điều phụcgiải thoát những kiểu chúng sinh khác nhau, Bà hóa hiện trong hình tướng của những Bồ Tát nữ được biết đến là Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara.

Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara có thể xua tan mọi kiểu bất hạnh và khổ đau của hữu tình chúng sinh. Vì vậy, với bất kỳ ai, bất cứ khi nào gặp phải tai ương, sợ hãi hay chướng ngại trong đời, cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara một cách chân thành là điều vô cùng quan trọng. Như nhiều học trò lớn tuổi ở đây có thể nhớ lại, khi những tai ương và khổ đau nhất định xảy ra ở Larung hay trên thế giới, Kyabje Jigme Phuntsok [Rinpoche] thường yêu cầu toàn bộ Tăng đoàn ở Larung, bao gồm cả những hành giả bên ngoài Học viện, thành tâm cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara để tiêu trừ các chướng ngại. Trong Phật giáo Trung Quốc, người ta thường nhắc đến Quán Thế Âm là “vị giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau và tai ương”. Danh hiệu này cũng áp dụng với Cứu Độ Mẫu Tara. Thực sự, ý nghĩa chân chính của “Tara” là “Mẹ Cứu Độ,” tức là vị giải thoát mọi hữu tình chúng sinh khỏi khổ đau. Vị giải thoát là ai? Chính là Arya Tara [Thánh Cứu Độ Mẫu]. Ai được giải thoát? Chúng sinh đang đau khổ. Họ được giải thoát như thế nào? Bằng cách tự bản thân họ sùng kính cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara hoặc người khác có niềm tincầu nguyện hay khẩn nài Cứu Độ Mẫu Tara vì họ. Sau đấy, từ tâm trí tuệ của Cứu Độ Mẫu Tara, sự gia trì sẽ tự nhiên tuôn trào và được ban cho những chúng sinh này. Với sự gia trì như vậy, họ có thể vượt qua những thử thách.

Trong Thời Suy Đồi hiện nay, không có sự gia trì của Bổn tôn [Yidam], Không Hành Nữ [Dakini] và chư Hộ Pháp, người dựa vào sức lực của bản thân, giống như ngọn đèn trong gió có thể dễ dàng bị dập tắt, sẽ yếu ớt trong việc đạt được những kết quả tốt đẹp. Nếu chúng ta nhận được sự hỗ trợ từ những vị tôn quý này, ngay cả trong Thời Ngũ Trược, khi tà kiến lan tràn, các ảnh hưởng ma quỷ dày đặc và những lực gây chướng dường như bao trùm cuộc đời của chúng ta, vẫn có những cách để chống lại. Giống như một trận mưa như trút từ trời có thể dập tắt lửa dữ, nhờ sự gia trì từ trí tuệ và lòng bi của những vị tôn quý, mọi khổ đau và nghịch cảnh trên thế giới đều tan vỡ.

Do vậy, tôi khuyên rằng tất cả các đạo hữu, như là bước đầu tiên, cần phát khởi niềm tin với Cứu Độ Mẫu Tara. Khi niềm tin như vậy đã khởi lên, mọi chuyện có thể diễn ra suôn sẻ; điều này cũng áp dụng với sự nghiên cứuthực hành Pháp của chúng ta. Thành thật mà nói, nghiên cứu, quán chiếuthực hành Giáo Pháp không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Với những người thiếu niềm tin, đến Larung để nghiên cứuquán chiếu về Giáo Pháp suốt cả ngày, ngày này qua ngày khác, có thể khá kiệt sức và thậm chí có thể trở thành một kiểu khổ đau. Nhưng chừng nào chúng ta còn có niềm tin, chúng ta sẽ cảm thấy rằng sự học hỏi này là điều gì đó để tận hưởng và là một hoạt động thực sự ý nghĩa. Đấy là lý doniềm tin là điều vô cùng cốt yếu. Bất kể bạn muốn thực hành Giáo Pháp nào hay muốn làm gì, trước tiên, điều bắt buộc là phát khởi niềm tin. Không có niềm tin, tiến hành công việc hay lắng nghe thậm chí một buổi giảng cũng là chuyện khá thách thức. Một số người, không thể chịu đựng một buổi giảng, chứ đừng nói đến việc cố gắng duy trì nghiên cứu lâu dài. Ai đó mà tôi từng gặp, nói với tôi rằng, “Con từng nghe rằng thật cát tường làm sao khi tham dự một buổi giảng Pháp; vì thế, con đến dự một lớp. Chao ôi, thật khó để ngồi suốt cả buổi. Thời gian trôi qua thật chậm. Không thể nào chịu nổi, thật khó nhọc. Đầu gối của con tê đi …”. Thực sự, chỉ ngồi kiết già cũng chẳng khiến đầu gối bạn tê đến vậy, nhưng với ông ấy, điều đó cực kỳ khó nhọc. Vấn đề là bất kể chúng ta thực sự làm gì, trước tiên phát khởi sự tin tưởng với nó là điều cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta có thể phát khởi niềm tin và tâm hoan hỷ thì bất kể làm gì, bao gồm cả lắng nghe Giáo Pháp hay thậm chí vào địa ngục đầy lửa cháy để giải thoát hữu tình chúng sinh, cũng giống như trường hợp của chư Bồ Tát được miêu tả trong Trang Nghiêm Đại Thừa Kinh, những vị có thể thấy vậy với sự thoải mái hoàn toàn, giống như đi dạo một khu vườn. Vì thế, khi tiếp cận các thực hành Cứu Độ Mẫu Tara, chúng ta trước hết cần phát khởi tâm thế hoan hỷniềm tin, để sự gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara sẽ có thể trực tiếp thâm nhập tâm chúng ta.

2) Kính Lễ Chung

Om! Đỉnh lễ Thánh Mẫu Cứu Độ Mẫu tôn quý!

“Om” là một lời cầu khẩnChân ngôn kết hợp thân, khẩu và ý với ba kim cương của chư Phật và Bồ Tát. “Thánh Mẫu tôn quý” là một cách kính trọng để nhắc đến Cứu Độ Mẫu Tara. “Tôn quý” hay “Jetsunma” trong Tạng ngữ chứa đựng ý nghĩa của việc có trí tuệlòng bi mẫn, cũng như sở hữu ba bộ giới luật. “Tara” hay “Drolma” trong Tạng ngữ nghĩa là cứu giúp hay làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Vì thế, dòng kính lễ này nghĩa là: Trước Thánh Mẫu Cứu Độ Mẫu tôn quý này, vị sở hữu trí tuệ và lòng bi, vị thanh tịnh về giới luật, làm việc vì lợi lạc của chúng sinh, vị sở hữu mọi kiểu phẩm tính lợi lạc, chúng con, những môn đồ sùng kính, đỉnh lễ một cách cung kínhkính trọng.

Trong các truyền thống của Ấn Độ cổ xưa, thậm chí trong những vị ngoại đạo, nhiều người thực hànhđỉnh lễ Cứu Độ Mẫu Tara. Ví dụ, trong thời lịch sử, tại Tu viện Nalanda, hình ảnh Tara xuất hiện nổi bật giữa những bức tranh trên các bức tường phía trong. Ở Bồ Đề Đạo Tràng, cũng có khá nhiều bức tượng Tara có thể được thấy giữa nhiều bức tượng chư Phật và Bồ Tát khác nhau. Ở Tây Tạng, gần như mỗi Tu viện đều có hình ảnh, tôn tượng và Thangka Cứu Độ Mẫu Tara và trong đời sống hằng ngày của người Tây Tạng, hầu như không ai lại không biết cách tụng những lời cầu nguyện hay Chân ngôn về Cứu Độ Mẫu Tara, mặc dù trong những người Tây Tạng trẻ hơn, nhiều vị không biết cách cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara bởi họ trở nên yêu thích việc kiếm tiền hay kiểu văn hóa đại chúng nào đó hơn. Tuy nhiên, trong các thế hệ lớn tuổi hơn, đa số đều có niềm tin với Cứu Độ Mẫu Tara và thường tụng những lời cầu nguyện đến Bà.

Bất kỳ ai có niềm tin với Cứu Độ Mẫu Tara sẽ được sự gia trì của Bà, giống như mặt trăng bạc tự nhiên phản chiếu chừng nào nước trong ao được phản chiếu còn rõ ràng. Chư Phật và Bồ Tátlòng bi mẫn không phân biệt với tất cả hữu tình chúng sinh và không thiên vị bất kỳ chúng sinh đặc biệt nào hơn chúng sinh khác. Vì lẽ đó, bất kỳ ai có niềm tin với những vị Tôn này tự nhiên thọ nhận gia trì của chư vị và có thể đạt được những thành tựu. Do vậy, bất kể tham gia vào thực hành nào, chúng ta trước tiên cần hiểu những phẩm tính phi phàm của vị Bổn tôn của thực hành. Khi đã hiểu, chúng ta sẽ phát khởi niềm tin thanh tịnh. Sau đó, bằng tâm thanh tịnh với lòng mộ đạokính trọng, chúng ta cần kính lễ, đỉnh lễ và dâng cúng dường lên Bổn tôn, tức là thực hành bằng cách phụng sự Bổn tôn nhờ thực hành Bảy Nhánh (lễ lạy, cúng dường, sám hối, tùy hỷ, thỉnh chuyển Pháp luân, thỉnh đừng nhập Niết Bànhồi hướng công đức). Chỉ theo những cách như vậy thì chúng ta mới có thể thực sự trải nghiệm sự gia trì. Chúng ta bây giờ sẽ hướng chú ý đến việc tìm hiểu các phẩm tính của Cứu Độ Mẫu Tara nhờ Lời Tán Thán này.

DROLMA NYURMA PAMO – TARA NHANH CHÓNG VÀ ANH DŨNG

Bây giờ, hãy cùng hướng sự chú ý đến (II) Nội Dung, điều lại bao gồm ba phần: (1) Lời Tán Thán Về Nguồn Gốc Lịch Sử, (2) Lời Tán Thán Các Khía Cạnh Thân và (3) Lời Tán Thán Các Hoạt Động. Trước tiên, hãy cùng nói về (1) Lời Tán Thán Về Nguồn Gốc Lịch Sử.

II. Nội Dung

1. Lời Tán Thán Về Nguồn Gốc Lịch Sử

Đỉnh lễ Độ Mẫu nhanh chóng và anh dũng,

Ánh nhìn sáng ngời như tia chớp lóe lên;

Sinh ra ở tâm của một bông sen nở

Từ nước mắt của Đấng Bảo Hộ Tam Giới.

[Đỉnh lễ Độ Mẫu nhanh chóng và anh dũng,

Ánh nhìn sáng ngời như tia chớp lóe lên;

Sinh ra từ nhị hoa đang bung nở của

Khuôn mặt hoa sen Đấng Bảo Hộ Tam Giới.]

Đây là Tara Turavira hay Drolma Nyurma Pamo trong Tạng ngữ, vị Tara nhanh chóng và anh dũng. Bà được miêu tả là màu vàng hoặc đỏ. Nhìn chung, tay phải của Bà bắt ấn ban tặng điều thù thắng [ấn thắng thí], nghĩa là Bà sẵn sàng bảo vệ hữu tình chúng sinh; trong khi tay trái cầm hoa Utpala mà phía trên là vỏ ốc xoáy về bên phải.

“Nyurma Pamo” nghĩa là gì? “Nyurma” nghĩa là rất nhanh và “Pamo” nghĩa là anh dũng hay dũng cảm. Vì thế, ở đây, điều đó nghĩa là Bà dũng mãnh trong việc giải thoát hữu tình chúng sinh và ban gia trì thật nhanh chóng. Ju Mipham Rinpoche đề cập đến trong Tràng Bảo Châu – Tám Đại Bồ Tát rằng trong tất cả chư Bổn tôn, ân phước gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara là nhanh nhất. Ở Larung Gar, vào thời của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche, bất cứ khi nào chướng ngại xảy đến, Kyabje Rinpoche thường yêu cầu mỗi thành viên Tăng đoàn tụng những lời cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara hay Ozer Chenma (tức Marichi), vị Tara thứ 21 trong Lời Tán Thán này.

Vậy thì những phẩm tính của Tara Turavira là gì? Theo dòng thứ hai, “Ánh nhìn sáng ngời như tia chớp lóe lên,” mắt trí tuệ của Bà thấy và nhìn nhận mọi hiện tượng một cách lập tức, nhanh chóng như tia chớp. Chớp xảy ra rất nhanh và soi sáng tất cả trong một phần giây. Do đó, trong một phần giây, trí tuệ của Cứu Độ Mẫu Tara thấy rõ sự thực rốt ráo của mọi điều có thể biết, từ các hiện tượng vật chất cho đến sự tồn tại của hữu tình chúng sinh, từ những điều thế tục cho đến vấn đề xuất thế gian. Vậy thì nguồn gốc của Cứu Độ Mẫu Tara là gì? Điều đó được nhắc đến trong hai dòng cuối, “Sinh ra từ nhị hoa đang bung nở của khuôn mặt hoa sen Đấng Bảo Hộ Tam Giới.” Ở đây, “Đấng Bảo Hộ Tam Giới” tức là chúa tể của ba giới Dục, Sắc và Vô SắcBồ Tát Quán Thế Âm, vị thấm đẫm lòng đại từđại bi. Vẻ mặt của Ngài được so sánh với bông sen. Vì thế, hai dòng này miêu tả rằng, từ mắt của Quán Thế Âm, thứ giống như trung tâm của khuôn mặt như bông sen của Ngài, xuất hiện những giọt nước mắt của lòng bi mẫn mạnh mẽ dành cho tất cả hữu tình chúng sinh và từ những giọt nước mắt này, những vị Tara đã sinh ra. Các câu chuyện về nguồn gốc của Cứu Độ Mẫu Tara được ghi lại rõ ràng trong những kinh văn Phật giáo. Đặc biệt, chúng có đề cập ba lần rằng Cứu Độ Mẫu Tara đã phát những đại nguyện trong nền tảng nguyên nhân của Bà, điều khiến Bà trở thành Tara “Mẹ Cứu Độ”.

Đây là một trong ba câu chuyện về việc Bà phát nguyện: Vào thời quá khứ, trong vũ trụ gọi là Ánh Sáng Nhiều Phần, có vị Như Lai danh hiệu Lôi Âm. Trong thế giới ấy, có công chúa tên là Yeshe Dawa (Nguyệt Trí), vị được phú bẩm tất cả những gốc rễ thiện lành cần thiết và có lòng sùng mộ lớn lao với Tam Bảo. Khi đó, mọi người đều có cuộc đời trường thọ. Trong hàng triệu năm, công chúa dâng cúng dường lớn lao lên Phật cùng với vô số Tăng đoàn thị giả của Ngài. Lúc này, một số Tỳ Kheo thúc giục cô rằng, “Nhờ những gốc rễ thiện lành, bất kể con muốn gì cũng sẽ trở thành hiện thực. Tại sao không cầu nguyện trong thân này rằng con có thể trở thành nam giới, điều sẽ khiến việc tiến hành thiện hạnh và tham gia vào thực hành dễ dàng hơn”. Công chúa đáp:

“[Con thấy] ở đây chẳng có nam, chẳng có nữ,

Chẳng có ngã, chẳng có nhân và chẳng có thức.

Những tên gọi ‘nam’ hay ‘nữ’ là hư huyễn,

Điều lừa dối chúng sinh thế gian với trí tuệ hạn hẹp”.

Sau khi nói vậy, Bà phát đại nguyện rằng, “Có nhiều vị mong cầu giác ngộ trong thân nam, nhưng rất hiếm người nỗ lựclợi lạc của hữu tình chúng sinh trong thân nữ. Vì thế, cho đến khi luân hồi trống rỗng, tôi sẽ hành động vì lợi lạc của hữu tình chúng sinh trong thân nữ”. Sau đấy, trong hàng triệu năm vô số kể, Bà đã tinh tấn thực hành và nhờ đó, đạt được sự chứng ngộ rằng chẳng có gì thực sự khởi lên hay diệt vong. Nhờ sức mạnh của sự chứng ngộ này, mỗi ngày, Bà giải thoát hàng triệu chúng sinh khác nhau. Bởi vậy, Bà trở thành Tara, “Mẹ Cứu Độ”. Sau đó, Như Lai Lôi Âm tiên đoán rằng Bà sẽ được biết đến bằng danh hiệu Tara từ đó trở đi.

Câu chuyện thứ hai là, lần khác, Bà phát nguyện trước Như Lai Bất Không Thành Tựu sẽ bảo vệcanh giữ hữu tình chúng sinh trong tất cả vô số cõi khắp mười phương và xua tan mọi tổn hạichướng ngại bởi ma vương. Vì thế, mỗi ngày trong chín mươi lăm kiếp, Bà đã giải thoát hàng triệu hữu tình chúng sinhđiều phục hàng triệu ma vương. Như thế, Bà nhận được danh hiệu Tara.

Lần thứ ba, Bà đã xuất hiện từ những giọt nước mắt của Quán Thế Âm và khát khao được chia sẻ trách nhiệm của Quán Thế Âm trong việc giải thoát vô số chúng sinh. Trong số kiếp chẳng thể tính đếm, Quán Thế Âm đã làm việc không mệt mỏi để giải thoát tất cả hữu tình chúng sinh khỏi khổ đau nhờ mọi kiểu hóa hiện. Tuy nhiên, khi nhìn lại sáu cõi, Ngài thấy rằng số lượng chúng sinh đau khổ cũng chẳng ít hơn lúc Ngài bắt đầu. Khi ấy, Quán Thế Âm xuất hiện là cực kỳ buồn bã và rớt hai giọt nước mắt bi mẫn. Những giọt nước mắt biến thành hai bông sen và từ hai bông sen nở này, Bạch Độ Mẫu và Lục Độ Mẫu xuất hiện. Hai vị thề trước Quán Thế Âm, “Bạch Đức Quán Thế Âm, xin đừng buồn bã. Chúng con sẽ hỗ trợ Ngài trong việc giải thoát vô số chúng sinh”. Hai vị Tara này sau đấy biến thành 21 vị Tara để giúp đỡ Đức Quán Thế Âm làm lợi chúng sinh trọn vẹn hơn.

Có một miêu tả mang tính lịch sử khác về nguồn gốc của Cứu Độ Mẫu Tara. Nhiều kiếp trước, có một vị Tỳ Kheo tên là Vô Cấu Quang. Tất cả chư Phật mười phương đã ban cho thầy ấy quán đỉnh và như thế, thầy ấy trở thành Quán Thế Âm. Sau đó, Quán Thế Âm thọ quán đỉnh từ chư Như Lai Năm Gia ĐìnhCứu Độ Mẫu Tara xuất hiện từ tim Ngài.

Như thế, bởi Cứu Độ Mẫu Tara đến từ tim hay những giọt nước mắt xót thương của Quán Thế Âm, hai vị về cơ bản là một và như nhau. Ở Trung Quốc đại lục, Quán Thế Âm thường được xem là một nhân vật nữ, vị nỗ lực để giải thoát vô số chúng sinh, trong khi ở vùng Tây Tạng, Quán Thế Âm được xem là một nhân vật nam, với Cứu Độ Mẫu Tara là hiện thân nữ của Ngài. Từ khía cạnh này, Quán Thế Âm trong Phật giáo Trung Quốc tương ứng với hình ảnh về Cứu Độ Mẫu Tara. Chỉ là điểm này thường không được nêu ra. Vì thế, khi cầu nguyện, chúng ta cần nhận ra rằng chư vị có cùng bản tính.

DROLMA YANGCHENMA – TARA BAN TRƯỜNG THỌ, TÀI HÙNG BIỆN VÀ TRÍ TUỆ

Bây giờ, hãy cùng chuyển sang (2) Lời Tán Thán Các Khía Cạnh Thân, điều lại bao gồm hai phần: (2.1) Lời Tán Thán Các Khía Cạnh Báo Thân và (2.2) Lời Tán Thán Khía Cạnh Pháp Thân. Phần đầu tiên lại có thể chia thành hai phần nữa: (2.1.1) Lời Tán Thán Những Khía Cạnh Thân An Bình và (2.1.2) Lời Tán Thán Những Khía Cạnh Thân Phẫn Nộ. [Phần] (2.1.1) Lời Tán Thán Những Khía Cạnh Thân An Bình bao gồm sáu lời tán thán. Trong số này, đầu tiên là (a) Lời Tán Thán Tôn NhanHào Quang Chói Ngời.

2. Lời Tán Thán Các Khía Cạnh Thân

2.1. Lời Tán Thán Các Khía Cạnh Báo Thân

2.1.1. Lời Tán Thán Các Khía Cạnh Thân An Bình

a) Lời Tán Thán Tôn NhanHào Quang Chói Ngời

Đỉnh lễ vị sở hữu khuôn mặt giống như

Trăm mặt trăng tròn hợp lại vào mùa thu,

Mỉm cười, tỏa sáng với hào quang rực rỡ,

Như nghìn vì sao cùng hợp ánh sáng lại.

Đây là Tara Trắng [Bạch Độ Mẫu], cũng được biết đến là Tara Sarasvati hay Drolma Yangchenma trong Tạng ngữ. Là Phật tử, chúng ta cần biết được những vị Tôn cao quý này. Không làm được vậy thì khá là không hợp lý. Hai dòng đầu tiên miêu tả khuôn mặt của vị Tara này như là trăm mặt trăng tròn trong mùa thu lớp này chồng lên lớp khác, chẳng bị ô nhiễm bởi tất cả bụi bẩn, mây, sương mù và vết nhơ. Có trăm mặt trăng thu hợp lại như vậy không có nghĩa là khuôn mặt của Bà thật to lớn, mà thay vào đó, hình ảnh này chỉ ra rằng khuôn mặt của Bà vô cùng hoàn hảo. Hai dòng cuối miêu tả hào quang từ thân Bà. Nó rực rỡ như hàng nghìn vì sao cùng hợp lại, thậm chí còn sáng ngời hơn cả ánh trăng hay ánh sáng từ những ngôi sao sáng nhất, chiếu tỏa tia sáng trắng mà từ đó tuôn chảy cam lồ như ánh trăng xua tan khổ đau thiêu cháy chúng sinh.

Bạch Độ Mẫu và Diệu Âm, Phật Mẫu về Trí Tuệ, Văn HọcThi Ca, cùng bản tính. Trong Phật giáo Tây Tạng, nhiều nghi quỹ về Bạch Độ Mẫu và Diệu Âm rất tương đồng. Nếu chúng ta thực hành nghi quỹ Diệu Âm thật tốt, những kỹ năng về thi ca, sự thông tuệtrí tuệ phước lành của chúng ta chắc chắn sẽ cải thiện. Đây là những gia trì đặc biệtphi phàm của Diệu Âm. Tham gia vào thực hành Bạch Độ Mẫu cũng có thể trưởng dưỡng trí tuệ lớn lao. Bạch Độ Mẫu cũng được biết đến là Sapta Lochani, Tara Bảy Mắt. Trong một số ghi chép lịch sử, Bạch Độ Mẫu có bảy tuệ nhãn: ba mắt trên mặt, hai trong lòng bàn tay và hai trong lòng bàn chân. Mắt trên trán Bà nhìn hướng lên trên về phía chư Phật và Bồ Tát trong khi sáu mắt còn lại nhìn chằm chằm vào tình cảnh của chúng sinh trong sáu cõi. Bạch Độ Mẫu là một trong ba vị Tôn trường thọ [Tam Tôn Trường Thọ] trong Phật giáo Tây Tạng; hai vị kia là Vô Lượng Thọ [Amitayus] và Phật Đỉnh Tôn Thắng [Ushnishavijaya] – vị cũng là một trong Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara. Trong nhiều lời cầu nguyện trường thọ cho chư đạo sư vĩ đại, sự cầu khẩn hướng đến Vô Lượng Thọ, Bạch Độ Mẫu hay Phật Đỉnh Tôn Thắng vì sự trường thọ của những đạo sư này.  Bạch Độ Mẫu cũng có thể được hiểu là một hóa hiện của Vô Lượng Thọ. Do đó, dù chúng ta mong muốn sự trường thọ cho bản thân hay vì chúng sinh khác, cầu nguyện đến vị Tara này là điều vô cùng quan trọng.

Trong lịch sử Tây Tạng, Công chúa Văn Thành và Công chúa Bhrikuti Devi được xem là những hóa hiện của Cứu Độ Mẫu Tara. Công chúa Bhrikuti từ Nepal được xem là hóa hiện của Bạch Độ Mẫu trong khi Công chúa Văn Thành là hóa hiện của Lục Độ Mẫu. Theo một số miêu tả lịch sử, sau khi Vua Songtsen Gampo hoàn thành nhiều dự án quốc gia, sắp xếp và tiên đoán các sự kiện quan trọng liên quan đến đất nước và Giáo Pháp trong tương lai, Ngài bắt đầu chuẩn bị từ giã thế gian này. Khi ấy, bằng tay phải, Ngài chạm vào đầu Công chúa Bhrikuti Devi, biến Công chúa thành một bông sen trắng tám cánh mà trên đó, chủng tự gốc của Bạch Độ Mẫu hiển bày. Sau đấy, Vua chạm vào đầu của Công chúa Văn Thành bằng tay trái, biến Công chúa thành bông sen xanh mười sáu cánh mà trên đó, chủng tự gốc của Lục Độ Mẫu xuất hiện. Kế đó, hướng về vị Tôn của Ngài, tức Quan Âm Thập Nhất Diện, Đức Vua cùng với hai bông sen, biến thành ánh sáng và tan vào tim của Quán Thế Âm, tan biến vào đó. Vì thế, cả ba vị này đều là hóa hiện của Quán Thế Âm, mặc dù chư vị xuất hiện thành những người khác nhau, đến từ những nơi khác nhau – một vị đến từ Trung Quốc đại lục, một đến từ Nepal và vị còn lại đến từ Tây Tạng. Những người với ý nghĩ lan man có thể có một số miêu tả khác về lịch sử này, nhưng miêu tả trên đây đến từ các ghi chép lịch sử đáng tin cậy.

Ngày nay, nhiều người mong muốn hạnh phúc, của cải, trí tuệ, trường thọ, có con cái và được an toàn yên ổn. Trong nhiều nghi quỹ Tara có đề cập rằng nếu bạn cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, tất cả những mong ước của bạn có thể được hoàn thành. Ngoại trừ những vị ác nghiệp nặng nề, chừng nào bạn còn cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara một cách chân thành, nhờ nhất tâm trì tụng một biến Lời Tán Thán này hay Chân ngôn của Cứu Độ Mẫu Tara, Bà sẽ ban cho bạn bất cứ điều gì bạn mong mỏi. Ngày nay, đa số dường như có thể tận hưởng y phục và đồ ăn tốt, nhưng nhiều vị đang chịu khổ đau. Khổ đau của họ không đến từ sự thiếu thốn vật chất mà bởi sự thiếu thốn bên trong. Có nhiều chúng sinh đang đau khổ về tinh thần, trải qua rất nhiều sợ hãi, lo âu, buồn bã, thất vọngcảm giác rằng họ là nạn nhân của sự bất công. Tại sao số lượng người tử tự lại ngày càng gia tăng? Đó là bởi sự không trọn vẹn ở bên trong, điều khiến người ta nhìn nhận mọi chuyện trên đời một cách tiêu cực và là nguyên nhân khiến họ đau đớn. Trong những trường hợp như vậy, nếu họ cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, mọi sợ hãilo lắng băn khoăn trong tâm họ có thể được lập tức tiêu trừ.

Bất cứ khi nào chúng ta gặp phải những tai ương, sợ hãi hay nguy hiểm đe dọa cuộc đời, hãy cứ cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara. Xưa kiavị đạo sư tên là Triratnadasa, một học trò của Tôn giả Dignaga [Trần Na]. Khi Ngài đang thuyết Pháp ở miền Đông Ấn Độ, một con rắn ghê gớm xuất hiện từ đại dương và nuốt chửng nhiều người và cả voi. Sau đó, vị đạothành tâm cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara và trì tụng Chân ngôn của Bà. Như thế, con rắn ghê gớm lập tức quay về đại dương.

DROLMA SONAM CHOKTER – TARA GIẢI THOÁT CHÚNG SINH BẰNG SÁU BA LA MẬT

Tiếp theo là lời tán thán Cứu Độ Mẫu Tara về khía cạnh nước da và thực hành của Bà về sáu ba la mật.

b) Lời Tán Thán Màu Sắc ThânThực Hành Sáu Ba La Mật

Đỉnh lễ Mẹ Hoàng Kim, tay sen của Ngài

Được hoa xanh dương sinh từ nước tô điểm.

Ngài đại diện bố thí, tinh tấn, khổ hạnh,

điềm tĩnh, nhẫn nhục cũng như thiền định.

[Đỉnh lễ Phật Mẫu màu xanh dương hoàng kim,

Tay Ngài được tô điểm bằng một bông sen.

Bố thí, tinh tấn, khổ hạnhđiềm tĩnh

Nhẫn nhục, thiền định, phạm vi của chính Ngài.]

Đây là Tara Punyottama-da hay Drolma Sonam Chokter trong Tạng ngữ. Vị Tara này có thân màu vàng, với tay phải trong ấn thắng thí và tay trái được điểm tô bằng bông sen, với một viên ngọc báu như ý phía trên, thứ có thể xua tan nghèo đóiban tặng vận may cho bất cứ kẻ nào cầu nguyện đến nó.

Đặc tính chính yếu của vị Tara này là Bà giải thoát chúng sinh hay viên thành những mong ước của chúng sinh bằng sáu ba la mật: các ba la mật của bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ. Bốn ba la mật của bố thí, tinh tấn, nhẫn nhụcthiền định [được chỉ ra] rõ ràng trong đoạn kệ này. Trong nhiều luận giải về Lời Tán Thán này, “khổ hạnh và điềm tĩnh” được giải thíchtrì giới, bởi để trì giới, người ta phải trải qua sự khổ hạnh trong khi duy trì ở chốn an tĩnh. Ba la mật thứ sáu đến từ “phạm vi của chính Ngài,” điều nghĩa là dẫn lối hay làm chủ mọi hiện tượng có thể biết, khiến chúng trở thành “phạm vi của chính Ngài”. Tức là thâm nhập vào bản tính của mọi hiện tượng hay dấn thân vào sự chứng ngộ bản tính của mọi hiện tượng. Để làm điều đó, người ta phải khai mở trí tuệ Prajna của bản thân. Vì thế, “phạm vi của chính Ngài” liên quan đến trí tuệ ba la mật. Nhờ sáu ba la mật, với năm [ba la mật] trước là phương tiện thiện xảo, [ba la mật] cuối là sự phát triển trực tiếp của trí tuệ Prajna, cũng như nhờ vô số hoạt động, vị Tara này làm lợi lạc hữu tình chúng sinh. Cầu nguyện đến Bà có thể tăng trưởng trí tuệcông đức, kéo dài thọ mạng trong khi tiêu trừ vô minh, xua tan khổ đau và loại trừ tai ương, cũng như viên thành những mong ước tương tự. Vì thế, nếu chúng ta cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara một cách sùng kính với tinh thần hân hoan thì bất cứ điều gì chúng ta cần đều có thể được đáp ứng.

Trong Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ của Tôn giả Taranatha, có một câu chuyện về cách mà Cứu Độ Mẫu Tara hoàn thành những mong ước. Ở Ấn Độ cổ xưa, có một bà lão nghèo; con gái của bà ấy sắp kết hôn. Bởi gia đình cực kỳ nghèo khó và chẳng có cách nào để chuẩn bị cho hôn lễ, bà lão đi ăn xin ở nhiều nơi khác nhau. Sau khi nghe nói về Đạo Sư Nguyệt Xứng lừng danh, vị sống tại Tu viện Nalanda, bà quyết định đến xin Ngài số tiền cần để chuẩn bị hôn lễ cho con gái. Ngài Nguyệt Xứng, mặc dù rất nổi tiếng, chẳng có mấy tài sản vật chất, nhưng muốn giúp đỡ một chút, Ngài bảo bà lão, “Tôi là một tu sĩ khổ hạnh chẳng có nhiều tài sản; vì thế, tôi chẳng có gì để cho bà. Nhưng có một vị tên là Nguyệt Cunggần đây, hãy đến gặp ông ấy. Dẫu sao thì ông ấy vẫn là một hành giả cư sĩ”. Ngài Nguyệt Cung, mặc dù là một hành giả cư sĩ, vẫn là một đạo sưhọc giả Ấn Độ, vị nổi tiếng vì đã thách Đức Nguyệt Xứng tranh luận ở Nalanda trong nhiều năm. Vì thế, bà lão đi tìm Ngài Nguyệt Cung, để rồi thấy rằng dẫu cho đạo sư bày tỏ lòng bi mẫn lớn lao với bà, Ngài cũng chẳng có gì để cho bởi Ngài không có gì ngoài Kinh Bát Nhã Ba La Mật và một bộ y. Tuy nhiên, đầy lòng bi mẫn với người ăn xin nghèo khó, Ngài Nguyệt Cung đã thành tâm cầu nguyện đến bức tranh Cứu Độ Mẫu Tara trên tường. Xúc động trước lời cầu nguyện sùng kính của Ngài, Cứu Độ Mẫu Tara biến thành thật và trút hết những trang sức và châu báu khác nhau mà Bà đang đeo rồi trao chúng cho đạo sư. Đạo sư lại trao hết cho bà lão, vị hồi hộp nhận lấy những món quà này và rời đi vô cùng sung sướng. Từ đó trở về sau, vị Tara này, giờ chẳng còn trang sức, được biết đến “Tara Không Trang Sức”. Người ta nói rằng cho đến ngày nay, bức tranh Tara này vẫn được tôn kínhtrân trọng.

Dù ở Ấn Độ hay vùng Tây Tạng, vẫn luôn có nhiều câu chuyện diệu kỳ về cách mà những bức tượng Tara nói chuyện hay hướng dẫn mọi người. Có nhiều câu chuyện về thần thông của Cứu Độ Mẫu Tara, giống như Quán Thế ÂmTrung Quốc đại lục và nhiều quốc gia châu Á khác. Ngài Nguyệt Cung từng nói rằng miễn là bạn cầu nguyện vị tha, mọi mong ước của bạn sẽ nhanh chóng được viên thành, trong khi trong những trường hợp khác, bạn có thể cần phải cầu nguyện trong thời gian dài hơn. Khi chúng ta cầu nguyện, tốt nhất là chúng ta cầu nguyện vị tha, không phải vì tư lợi mà vì sự an lành của mọi hữu tình chúng sinh. Tuy nhiên nếu lời cầu nguyện của bạn đến từ lợi ích cá nhân, bạn có thể vẫn nhận được sự gia trì tương ứng.

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta hay trong quá trình nghiên cứuthực hành Giáo Pháp, chúng ta cần cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara, giống như nhiều đạo sư trước kia đã làm, để những nghịch cảnh có thể được tiêu trừ tự nhiên. Hãy lấy tôi làm ví dụ. Khi tôi sắp xuất gia làm tu sĩ, tôi đã gặp phải nhiều thử thách. Khi ấy, dường như tôi chẳng thể chống lại chúng. Tôi đã cố gắng hết sức cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara và diệu kỳ thay, mọi chướng ngại mà tôi gặp phải đều tan biến. Lúc đó, tôi đang học tại Trường Sư Phạm Garze; thầy giáo chủ nhiệm của lớp đánh giá cao và đặc biệt chú ý đến tôi. Khi quyết định xuất gia, tôi vẫn chưa tốt nghiệp và vì thế, tôi cần xin phép thầy chủ nhiệm để rời trường. Nếu tôi không nhận được sự chấp thuận, gia đình tôi sẽ bị phạt 3000 Nhân Dân Tệ, một số tiền lớn khi ấy và gia đình tôi thì chẳng thể nào trả nổi. Do đó, tôi chẳng còn lựa chọn nào ngoài việc đến xin phép thầy giáo. Trước khi vào nhà của thầy ấy, tôi đã bí mật tụng nhiều biến Chân ngôn Cứu Độ Mẫu Tara và mọi chuyện suôn sẻ đến mức thầy giáo chấp thuận yêu cầu của tôi không chút do dự. Thời gian trước, thầy giáo này đến thăm tôi và tôi hỏi rằng, “Con chắc rằng thầy sẽ không đồng ý cho con rời trường bởi khi ấy thầy chẳng muốn con trở thành tu sĩ. Điều gì đã khiến thầy đổi ý?”. Thầy ấy nói rằng, “Tôi chẳng biết tại sao lại đồng ý cho Ngài bỏ học. Tôi chắc hẳn đã rối trí khi ấy”. Vì thế, cá nhân tôi thấy rằng sự gia trì của Cứu Độ Mẫu Tara là cực kỳ chân chính và nhanh chóng.

Chắc chắn mỗi người đều có mục tiêu riêng trong cuộc sống hay trong thực hành tâm linh. Trong quá trình đó, khi gặp phải những thử thách nhất định, điều cần được giải quyết ngay lập tức, hãy cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara. Sau đấy, một cách diệu kỳ, những khó khăn này sẽ được giải quyết nhanh chóng. Ngay từ bây giờ, hãy cố gắng cầu nguyện đến Cứu Độ Mẫu Tara liên tục để bạn có thể loại trừ những thử thách trong lúc thực hành Giáo Pháp và các mong ước của bạn có thể được viên thành.

 

Nguồn Anh ngữ: Praises to the Twenty-One Taras (http://khenposodargye.org/teachings/khenpos-classical-teachings/praises-to-the-twenty-one-taras/).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về bản Anh ngữ của Lời Tán Thán Hai Mươi Mốt Cứu Độ Mẫu Tara, có nhiều bản dịch khác nhau [và tương ứng cũng có nhiều bản dịch Việt ngữ khác nhau]. Một số được dịch từ Phạn ngữ và một số từ Tạng ngữ. Bản Anh ngữ được dùng cho khóa giảng này đến từ Lotsawa House (https://www.lotsawahouse.org/), bởi nó được dịch từ Tạng ngữ và khá sát với bản tiếng Trung mà Khenpo Sodargye dịch. Cùng lúc, có những trường hợp mà một số đoạn kệ hơi khác với cách giải thích của Khenpo Sodargye. Trong những trường hợp như vậy, một bản dịch khác, được chỉnh sửa từ bản của Lotsawa House, được cung cấp để phù hợp với những giáo lý ở đây, cũng như để cung cấp cho người đọc một sự hiểu tốt hơn về giáo lý. Bản dịch đó sẽ được in nghiêng và đặt trong dấu [].

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.