Tại Sao Chúng Ta Cử Hành Drupchen

23/09/20215:17 SA(Xem: 3191)
Tại Sao Chúng Ta Cử Hành Drupchen
TẠI SAO CHÚNG TA CỬ HÀNH DRUPCHEN
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng ở Bir, Ấn Độ tháng 10 năm 2020
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Tháng 10 năm 2020, lúc hoàn mãn Pháp hội Drupchen (Đại Thành Tựu) Nyak Phurba[1] mà Ngài tổ chức hằng năm tại Tsering Jong, nhà của Ngài ở Bir, Orgyen Tobgyal Rinpoche[2] cảm tạ chư Tănggiải thích cho họ lý do Ngài cử hành nhiều Drupchen đến vậy. Bất kỳ ai kết nối với truyền thống này có lẽ sẽ muốn nghe, hay đọc, những giải thích của Ngài.

blank 

1. Truyền Thống Nyingma

Truyền thống Nyingma của trường phái Cựu Dịch liên quan đến những giáo lý được đem đến Tây Tạng khi Phật Pháp lần đầu tiên được truyền bá ở Xứ Tuyết. Các trường phái khác, điều xuất hiện sau đó, chẳng hạn Sakya, được biết đến là Sarma tức trường phái ‘Mới’ [hay Tân Dịch]. Họ đều là Phật tử và tất cả đều đi theo cả con đường Đại thừaKim Cương thừa. Như Jamgon Mipham Rinpoche[3] từng nói, truyền thống Nyingma của trường phái Cựu Dịch được định nghĩa bằng các giáo lý Kinh, Huyễn và Tâm[4] và Kagye, chư Bổn tôn Yidam được thực hành qua các giai đoạn tiếp cận[5], thành tựu[6]hoạt động[7]. Kết quả là sự thành tựu chứng ngộ viên mãn hay ít nhất là làm chủ những sức mạnh đặc biệt và khả năng hiển bày thần thông, điều vẫn xảy ra vô số lần trong lịch sử của chúng ta.

Tên gọi “Nyingma” là một sự gán cho sau này bởi nhiều trường phái Sarma như Sakya, Kagyu, Gelug, Jonang, Zhije, Dolpo, Shangpa Kagyu và v.v. Chúng ta đều yêu thích các sản phẩm mới nhất – chúng ta nói và làm video về chúng, chúng ta quảng cáo chúng – tất cả bởi vì chúng ta nghĩ rằng chúng tốt hơn đồ cũ. Đấy là lý do mà họ trao cho chúng ta tên gọi này. Họ bắt đầu nói rằng những giáo lý truyền báTây Tạng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12 là giáo lý cũ hay Nyingma trong khi những giáo lý họ có là mới hay Sarma và vì thế, tốt hơn nhiều. Tên gọi Nyingma được gắn cho chúng ta với thông điệp này.

Mặc dù đây là quan điểm mà tên gọi này đi cùng, nó chẳng liên quan đến sự thực. Khi những giáo lý của Đức Phật lan tỏa, chúng phải đến từ Ấn Độ. Chủ của những giáo lý, Phật Thích Ca Mâu Ni giác ngộ viên mãn, và chư vị vĩ đại nắm giữ giáo lý của Ngài, chẳng hạn bảy trưởng lão[8], sáu sức trang hoàng, hai vị thù thắng và tám mươi tư đại thành tựu giả, tất cả đều xuất hiệnẤn Độ từ rất sớm. Vì thế, những giáo lý đến Tây Tạng gần hơn về thời gian với các cội nguồn của giáo lý thì thanh tịnhchân chính hơn. Càng sớm thì cội nguồn giáo lý càng tốt, bởi nó gần với thời mà Phật Thích Ca Mâu Ni còn trụ thế và ban giáo lý về Tam Tạng và với thời mà bảy trưởng lão đang ảnh hưởng mạnh, lấy ví dụ.

Điều đó cũng đúng với Kim Cương thừa, điều xem kết quả là con đường. Guru Rinpoche và Panchen Vimalamitra [đại học giả Vô Cấu Hữu], những vị đều là học trò và bậc thầy của tám Trì Minh vĩ đại của Ấn Độ, đã đích thân đến Tây Tạng. Hai mươi lăm đệ tử, ba mươi đại thành tựu giả từ Yerpa[9] và v.v tất cả đã thọ quán đỉnhchỉ dẫn trực tiếp từ Guru Rinpoche và Tôn giả Vô Cấu Hữu. Chư vị đã thiền định về điều mà chư vị thọ nhận, đạt thành tựu và mỗi một vị đã trở thành thành tựu giả. Chúng ta vẫn thấy những miêu tảtiếp tục vẽ các bức hình đại diện cho hai mươi lăm đệ tử và những thần thông của chư vị –  Namkhai Nyingpo có thể cưỡi trên tia sáng mặt trời, Gyalwa Chokyang mọc đầu ngựa trên đầu sau khi Ngài thành tựu Mã Đầu Minh Vương, Nupchen Sangye Yeshe diệu kỳ cắm dao Phổ Ba vào đá và Yeshe Tsogyal hồi sinh người đã bị giết. Đây chỉ là vài ví dụ – chư vị đều là đại thành tựu giả.

Khi nhìn vào lịch sử, bạn sẽ nhận ra rằng Kim Cương thừa, điều xem kết quả là con đường, đem đến thành tựu khi được thực hành. Cách thức để đạt thành tựutrước tiên thọ nhận quán đỉnh, sau đấy duy trì các thệ nguyệnsinh lực của quán đỉnhthực hành tiếp cận, thành tựuhoạt động. Người ta nói rằng có nhiều hành giả Nyingma đã đạt được thành tựu và có thể thi triển thần thông và rằng ngày nay vẫn có một số. Một lần nữa, điều tôi muốn nói với các bạn là chư vị đều đạt đến cấp độ thành tựu này nhờ thực hành.

2. Thực Hành Nyingma

Trong truyền thống của chúng ta, Kim Cương thừa được thực hành trong nhập thất, mà trong đó, người ta tự mình thực hành. Họ sống một mình trong ba năm và ba tháng, hay chín năm và chín tháng hay thậm chí toàn bộ cuộc đời hay đến khi đạt các thành tựu. Thậm chí nếu họ không ở lại lâu đến vậy, một số dành vài tháng, hay thậm chí chỉ bảy ngày, lấy ví dụ. Trong cô tịch, họ thiết lập đàn tràng (Mandala), sắp xếp những hỗ trợ thực hành mà họ đã thu thập, thiết lập các quy tắc nhập thấttuân thủ chúng. Đây là điều mà chúng ta gọi là tiến hành nhập thất, đúng không? Đây là một cách để thực hành.

Cũng có một cách khác để thực hành, điều được gọi là “đại thành tựu” hay Drupchen, một điểm vô cùng đặc biệt của trường phái Nyingma. Nó đã được thực hànhẤn Độ, ở Oddiyana và ở Zahor, nơi mà toàn bộ đất nước có thể cùng nhau cử hành các Drupchen – đôi lúc hai hay ba trăm người, hay một nghìn hành giả. Đó là nơi mà truyền thống bắt nguồn, điều sau đấy truyền đến Tây Tạng – các thực hành đại thành tựu đã được cử hành ở Samye và cả ở Kham. Guru Rinpoche dành nhiều năm tại Yegyal Namkha Dzo ở Kham, và với Vua Trisong Deutsen cùng ba con trai [của đức vua], hai mươi lăm đệ tử, Khandro Yeshe Tsogyal và ba hầu gái lấy ví dụ, đã thực hành trong bảy năm. Chư vị hiển bày các dấu hiệu thành tựuchúng ta vẫn có thể thấy ở Yegyal ngày nay.

vô số Trì Minhđạo sư Nyingma của các giáo lý Kama và Terma, những vị đều đã thực hành và đạt thành tựu (Siddhi) và có thể hiển bày dấu hiệu thành tựu diệu kỳ. Giống như chư vị, chúng ta thực hành Drupchen và tuân theo truyền thống này, điều vốn đã hơn nghìn năm, làm hết sức để noi theo cách thức hoàn hảo để tiến hành kiểu thực hành này.

3. Tại Sao Chúng Ta Cử Hành Drupchen?

Tôi sẽ nói cho các bạn lý do chúng ta cử hành Drupchen. Trên thế giới này, có hai cách tiếp cận: Giáo Phápthế gian. Những người nghĩ rằng họ muốn thực hành Giáo Pháp trong đời này, ở một mức độ nào đó, cần gạt sang một bên các khía cạnh thế tục. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần thực hành Giáo Pháp khi chúng ta chú trọng thêm một chút cho đời sau hơn là đời hiện tại. Có nhiều truyền thống khác nhau mà người ta có thể đi theo để thực hành Giáo Pháp.

Những người nghĩ rằng họ muốn đi theo cách tiếp cận thế tục, học hỏi từ thuở nhỏ, đến trường, trường trung học rồi đại học, với mục tiêu kiếm việc – không ai, ở bất kỳ trường nào trên toàn bộ thế giới, đến trường với động cơ đạt trạng thái Phật quả viên mãn và đưa mọi hữu tình chúng sinh khắp hư không đến giác ngộ. Thay vào đó, họ được bảo rằng: “Bạn cần học tốt, tốt nghiệp từ trường ytrở thành bác sĩ” hay “tốt nghiệp từ trường kỹ thuật”, “trường điều dưỡng”, “trường kinh doanh”. Nếu bạn tốt nghiệp, bạn sẽ có thể làm việc và kiếm tiền và rốt ráo, có được danh tiếng tốt; về cơ bản, bạn sẽ có thể có được thứ mà tiền đem lại. Kết quả là tiền, điều mà bảy tỷ người trên hành tinh này đang làm.

“Hành giả Giáo Pháp” thì rất hiếm. Và mỗi hành giả Giáo Pháp làm gì? Họ hướng đến giải thoát khỏi luân hồitái sinh thấp hơn, và sự thành tựu Phật quả viên mãnhoàn hảo. Để đạt Phật quả, có con đường cần ba vô lượng kiếp và [con đường] cần một đời – như tôi nói, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu bạn muốn đi theo cách tiếp cận đạt giác ngộ trong một đời, bạn phải thực hành Kim Cương thừa, điều xem kết quả là con đường. Để đi theo con đường Kim Cương thừa, bạn cần thọ nhận quán đỉnh. Khi đã thọ nhận quán đỉnh, bạn cần thực hành, bởi đó là sinh lực của quán đỉnh. Thực hành nghĩa là vun bồi hai giai đoạn tiếp cận và thành tựu và tiến hành các hoạt độngtức tai, tăng ích, kính ái, điều phục và v.v. – khi bạn đạt được sức mạnh đến từ thực hành tiếp cận và thành tựu. Nếu bạn không thể thực hành tiếp cận và thành tựu một cách đúng đắn, bạn sẽ không có năng lực tiến hành các hoạt động.

Nhắc lại điều tôi đã nói trước đó, bạn có thể tự mình thực hành một Bổn tôn Yidam mà bạn hứa nguyện thiền định cho đến khi các dấu hiệu thành tựu khởi lên. Nhưng cũng có thực hành đại thành tựu hay Drupchen. Guru Rinpoche nói rằng bảy ngày thực hành đại thành tựu lợi lạc hơn nhiều bảy năm nhập thất cá nhân không xao lãng. Tại sao lại vậy? Nếu bạn nghĩ về nó, vài trăm người có thể hoàn thành rất nhanh điều mà một người một mình không thể làm. Sức mạnh của Drupchen đến từ đó – đại thành tựu gom lại sức mạnh của nhiều người.

4. Những Lợi Lạc Của Việc Tham Gia Drupchen

Nếu bạn thực hành trong một Drupchen, bạn có thể không đạt được các thành tựu ngay lập tức, nhưng bạn sẽ có những dấu hiệu thành tựu nhất định; tốt nhất là diện kiến vị Tôn, trung bình là gặp trong mơ hay ít nhất là có được một kinh nghiệm thiền định – đây là các dấu hiệu rằng bạn phát triển vài thành tựu từ thực hành. Những dấu hiệu này chắc chắn sẽ đến nếu bạn cử hành Drupchen. Các lợi lạc khác, điều đến như là kết quả phụ của việc cử hành kiểu thực hành này, bao gồm đảm bảo cuộc đời dài lâu thoát khỏi bệnh tật, có được của cảihoàn cảnh tốt đẹp.

Ngày nay, khi người ta bệnh nặng, họ yêu cầu các Puja được cử hành vì họ. Mọi người trên toàn thế giới biết rằng chúng hiệu quả – người ta xếp hàng để lễ Puja của họ được cử hành. Không ai nói rằng nó không hiệu quả, đúng không? Những người thấy khó khăn trong việc cúng dường chỉ 5 rupee không nghĩ nhiều thêm khi bác sĩ bảo rằng họ mắc ung thư và rằng họ sẽ sớm qua đời. Nhưng những người biết Giáo Pháp thường yêu cầu một Lama tiên triđảm bảo rằng các Puja mà lời tiên tri chỉ ra được cử hành. Họ không tự mình cử hành Puja, bởi họ thường không thể làm vậy, nhưng họ cúng dường tiền cho những vị khác cử hành vì họ, điều ít hiệu quả hơn việc tự mình thực hành. Họ cúng một ít tiền, nhiều thì 10.000 đô-la, điều khá hiếm. Một số người cúng dường vài nghìn đô, một số vài trăm và một số chỉ hai mươi. Họ vẫn nói rằng các Puja đã giúp họ. Đôi lúc, người ta thậm chí không có niềm tin với Puja hay thậm chí chẳng có niềm tin với Phật Pháp, nhưng họ yêu cầu như là kế sách cuối cùng bởi họ biết rằng họ sẽ sớm qua đời. Thậm chí trong những trường hợp này, người ta vẫn nói rằng nó hiệu quả với họ. Đây là dấu hiệu rằng các thực hành này thật mạnh mẽ, điều mà tôi muốn nói với các bạn là: những thực hành này hiệu quả và có sức mạnh lớn lao.

5. Hoàn Cảnh Của Chúng Ta

Trong quá khứ, tất cả Lama từ thời của Guru Rinpoche cho đến vị tái sinh thứ ba của Đức Chokgyur Lingpa[10] – cha tôi Pema Gyurme đã ban quán đỉnh, khẩu truyềnchỉ dẫn cho các thực hành Drupchen; chư vị đã tự mình thực hành và khuyến khích người khác làm vậy với những lời như, “thậm chí nếu con chỉ có thể thực hành bảy ngày, hãy tham dự Drupchen và thực hành”. Chư vị thường cử hành các Drupchen trong Tu viện của mình và cả bên ngoài. Vào mùa hè và đông, chư vị thường cử hành Drupchen ở những ngôi nhà khác nhau trong làng. Đây là con đường, một truyền thống được thiết lập vững chắc, nhiệm vụ duy nhất của chư Lama và tu sĩ – tôi muốn các bạn hiểu điều này.

Dẫu vậy ngày nay, các Tu viện trông giống trường học nhiều hơn. Các bạn nghe chư tu sĩ nói rằng, “Tôi sẽ đến lớp học” hay “Tôi sẽ một buổi giảng”. Sau đó, họ vượt qua kỳ thi và nhận được bằng. Chư Khenpo, những thiện tri thức tâm linh, cần được nhìn nhận với sự kính trọng lớn lao – chúng ta cần nhìn nhận và kính trọng vị Khenpo chỉ ra cho chúng ta con đường bằng sự tôn kính dành cho Bổn Sư, đúng không? Tuy nhiên, tu sĩ hiện đại nghĩ về chư vị như là những giáo viên ở trường, trong khi họ xem bản thân là người nghiên cứu. Về phần mình, các vị thầy nói một chút điều họ muốn, cố gắng tỏ ra họ uyên bác ra sao. Chư Khenpo nói năng rất hùng biện, chỉ nghĩ về điều mà người ta sẽ nói về họ – “Ông ấy cực kỳ uyên bác! Ông ấy giải thích điểm này rất giỏi!” – và không liên hệ với hoàn cảnh về mặt đạo sưđệ tử. Ngày nay, bạn không cần niềm tin, bạn không cần nhận thức thanh tịnh, bạn không cần giữ thệ nguyện. Điều này làm hại Giáo Pháp. Đây là dấu hiệu nghiêm trọng về sự thoái hóa của giáo lý.

Giáo Pháp thoái hóa theo cách nào? “Con cần thực hành thiện hạnh và tránh ác hạnh. Đây là cách thực hành thiện hạnh, kia là cách tránh ác hạnh” – mọi người đều biết chỉ dẫn này, nhưng không ai đưa vào thực hành. Điều đó đúng với Kim Cương thừa. Chúng ta nghe rằng, “Con cần hoàn thành vị Tôn, con cần tụng Chân ngôn …” nhưng rất hiếm người thực sự làm vậy. Ngày nay, có nhiều Khenpo, nhưng hầu như không ai tiến hành một khóa nhập thất ba năm. Bạn thậm chí có tiếp tục và hỏi, “Ngài đã nhập thất được bảy ngày hay chưa?” Đa số có lẽ sẽ đáp rằng họ chưa. Nhiều vị thậm chí không kỷ niệm ngày 10 và 25, họ chỉ tiến hành chút trì tụng hằng ngày. Có nhiều Lama và Tulku như vậy. Nhưng họ bận rộn, nghĩ rằng họ phải hoàn thành điều gì đó – “Tôi sẽ làm gì đó mà người khác vẫn chưa làm được”, “Tôi sẽ tìm ra điều gì đó mà người khác vẫn chưa” – tất cả với hy vọng trở nên nổi tiếng.

Hãy nhớ, chỉ kiến thức Giáo Pháp thì không hữu ích, nó phải được đưa vào thực hành. Nhưng thậm chí những người đưa kiến thức của họ vào thực hành, họ vênh váo và tự phụ, và nói văn hoa dài dòng. Đây là những dấu hiệu của sự thoái hóa của Giáo Pháp. Lấy ví dụ, ai đó tuyên bố rằng: “Tôi thực hành Kyerim [giai đoạn phát triển[11]], tôi thiền định về Vajrakumara [Phổ Ba Đồng Tử]”.

Vì thế, bạn hỏi, “Khi làm vậy, bạn cần đưa sự quán tưởng rõ ràng, niềm tự hào kim cương và nhớ về sự thanh tịnh vào thiền định của bạn, đúng vậy không?”.

“Cái gì cơ?! Ai biết vậy chứ? Và làm sao bạn biết vậy?”.

Hoặc hãy tưởng tượng ai đó bảo bạn rằng, “Tôi thiền định về Đại Thủ Ấn” hay “Tôi thiền định về Đại Viên Mãn”.

Vì thế, bạn hỏi, “Thật á? Làm sao bạn có thể thiền định về Đại Thủ Ấn bởi nó vượt khỏi tâm bình phàm?” hay “Làm sao bạn thiền định về Đại Viên Mãn? Đại Viên Mãn vượt khỏi tâm – các ý nghĩ không phải là Đại Viên Mãn. Chẳng có gì để thiền định về”.

Đây là những dấu hiệu về sự thoái hóa của Giáo Pháp.

6. Nó Bắt Đầu Như Thế Nào

Chúng ta mang ơn lòng từ của Chokling Rinpoche đời trước, cha quá cố của tôi. Khi Ngài mới đến Ấn Độ, dẫu Ngài chỉ có vài tu sĩ đi cùng như Putse, Gaudi và Wangchen Dorje, Ngài đến Nubri và cử hành một Drupchen lớn ở đó với những người mặc Chuba đỏ, người Nepal, người Monpa và v.v. Ngài cũng cử hành các Drupchen ở Tso Pema và những nơi khác trong lều. Khi ấy, tôi nghĩ đó là các thực hành thực sự lớn và tỉ mỉ. Nhưng khi nhìn lại, chỉ có vài người, đồ ăn cũng chẳng phải rất ngon và các đồ vật và chất liệu Drupchen thiếu hoặc không phải chất lượng tốt. Nhưng [khi ấy] chư vị đang thực sự thực hành, nghĩ rằng chư vị đang làm điều gì đó quan trọng.

Khi cha tôi đến khu định cư Bir vào năm 1966, Ngài lập tức dựng lều, nơi mà Tu viện sẽ tọa lạccử hành một Drupchen về Zabdun Phurba. Từ đó về sau, chúng ta cử hành các Drupchen ở đó không gián đoạn, một vào mùa hè về Tukdrup Barche Kunsel và một vào mùa đông về Zabdun Phurba. Khi Dilgo Khyentse Rinpoche[12] đến, tôi thưa với Ngài về điều này và Ngài trao cho tôi 700 INR [rupee Ấn Độ] để sao chép các bản văn Drupchen. Tôi cúng dường chúng cho Drungyik Tsering[13] – vị nhận chúng khi chắp tay trên đầu – và tôi yêu cầu ông ấy viết lại bản gốc để in các bản văn Drupchen về Bạch Vô Lượng Thọ. Ông ấy nói, “Ngài còn trẻ, Ngài đã trao cho tôi 700 INR để viết tuyển tập gốc cho Drupchen về Bạch Vô Lượng Thọ; vì thế, tôi sẽ làm vậy vì Ngài”. Ông ấy đã viết chúng trên giấy vàng bằng mực đỏ. Nhưng sau khi ông ấy hoàn thành, chẳng ai có tiền để chi trả cho việc in ấn. Một thời gian sau, Dzongnang Rinpoche cúng dường để tài trợ khi tôi cho Ngài xem bản gốc mà Drungyik Tsering đã viết. Chính bằng những bản văn này mà chúng ta đã có thể cử hành Drupchen Bạch Vô Lượng Thọ đầu tiên, vào năm 1967 hay 1968. Sau đấy, hằng năm, tôi đã tổ chức một Drupchen về Tukdrup Barche Kunsel và một Drupchen về Bạch Vô Lượng Thọ. Chúng ta đã tiếp tục tiến hành các thực hành này và cải thiện cách thức cử hành cho đến ngày nay, khi mà chúng ta tổ chức tám Drupchen mỗi năm. Điều mà, nếu các bạn nghĩ về mặt thực hành Pháp, cực kỳ lợi lạc.

Tại sao lại lợi lạc như vậy? Bởi Phật Thích Ca Mâu Ni và Guru Rinpoche nói rằng thực hành Giáo Pháp là điều lợi lạc. Cách duy nhất để người bình phàm chúng ta biết là nhìn vào những giáo lý gốc. Chúng ta biết rằng ác hạnhtiêu cực dựa trên các kinh văn. Lấy ví dụ, ai đó giết 5, 10 hay 30 người: là con người bình phàm, chúng ta không thể thấy tác động nghiệp tiêu cực của những hành động này, nhưng chúng ta có thể biết về nó dựa trên những lời của Đức Phật. Chúng ta cũng cần xem các kinh văn để học hỏi về lợi lạc của thực hành Drupchen. Các kinh văn nói rằng thật vô cùng lợi lạc khi một hành giả Giáo Pháp tham dự một Drupchen. Nó thực sự vô cùng lợi lạc, từ quan điểm tâm linh, khi ai đó tham dự Drupchen, nếu người đó là một hành giả – đây là điều mà tôi muốn làm sáng tỏ với các bạn.

Bởi chúng ta đã tiếp tục cải thiện, giờ đây, chúng ta có hai địa điểm thực hành: Tu viện và Tsering Jong. Tại Tu viện, theo năm tháng, chúng ta vẫn tiếp tục cải thiện cách mà chúng ta cử hành các Drupchen mà chúng ta đang thực hành. Các thực hành khác, chẳng hạn Zabdun Phurba, Yangdak, Ngagsol đã được thêm vào sau đó, mười lăm hay hai mươi năm trước. Tại Tsering Jong, chúng ta cử hành Chime Phakme Nyingtik, Pema Khandro và Nyakluk Vajrakilaya.

7. Tại Sao Tôi Yêu Cầu Các Bạn Cử Hành Drupchen

Sau đây là suy nghĩ của tôi về tất cả những Drupchen này. Trong thời kỳ năm suy đồi hiện nay, người ta có thọ mạng ngắn ngủi – chúng ta sống chưa đến trăm năm, điều cũng chỉ là 36000 ngày. Trong hoàn cảnh như vậy, tôi muốn giúp đỡ những vị mang hình tướng tu sĩ, người đang mặc Zen và Shamtap và trở thành tu sĩ. Lấy ví dụ, nếu bạn hỏi những vị từng là tu sĩ, người hiện đang sống ở Bỉ, họ đã sống ở Bir bao lâu, hầu hết sẽ nói rằng họ sống ít nhất mười năm; vì thế, họ đều đã tiến hành tám mươi Drupchen hay hơn. Tôi không biết họ nhiệt tình đến đâu, nhưng họ đã tham dự từng Drupchen. Đây là một điều tốt. Như Guru Rinpoche nói trong các kho tàng của Đức Chokgyur Lingpa, Đức Jamyang Khyentse Wangpo hay Ratna Lingpa, những kho tàng Giáo Pháp chân chính, thậm chí những vị ngồi ở cuối hàng trong một Drupchen và đơn giản tụng Chân ngôn, sẽ đều tái sinh về Núi Màu Đồng trong đời sau nếu họ không có tà kiến và không phá vỡ thệ nguyện Samaya chính yếu. Vì thế, các Drupchen mà chúng ta tổ chức phụng sự lớn lao cho tất cả những người này. Thậm chí nếu bạn chỉ dành ba năm ở Tu viện, bạn vẫn có thể tham dự một vài Drupchen. Vì thế, tôi chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các Drupchen được cử hành liên tục. Theo năm tháng, chúng ta gặp phải nhiều chướng ngại, điều khiến việc cử hành Drupchen hằng năm này trở nên khó khăn. Khi chúng ta không có nhiều tiền đến vậy, lời khuyênchúng ta đã tuân theo là: trở nên phấn khích và dùng hết trong vài ngày cho một cúng dường lớn không phải là ý tưởng tốt; điều quan trọng là có thể duy trì sự liên tục của các thực hành.

Các giáo lý nói rằng chúng ta sẽ đạt được bốn cấp độ Trì Minh nhờ thực hành Drupchen. Tôi từng nghe người ta băn khoăn, “Điều này có lẽ đúng, nhưng với những người như chúng con, có thực sự vậy không?”. Dù thế nào, không nghi ngờ gì, sẽ cực kỳ xứng đáng khi bất kỳ ai tham gia vào các thực hành này với động cơ thanh tịnh và theo cách tốt nhất có thể. Không ai có thể tiến hành các thực hành này hoàn hảo ngay từ đầu và nhận được những dấu hiệu thành tựu ngay lập tức. Cách duy nhấthọc hỏitiến bộ. Nếu bạn làm vậy, tiến hành những Drupchen này sẽ vô cùng giá trị với bạn. Nó có thể giúp bạn một chút trong đời này, nhưng sẽ đặc biệt lợi lạc cho bạn trong đời sau: bạn sẽ thấy được sự khác biệt ngay khi bạn ngừng thở. Khi chim bay trên trời, chúng ta không thể thấy bóng của nó trên mặt đất, nhưng khi nó tiến gần hơn xuống mặt đất để đậu lại, bóng xuất hiện. Sự tích lũy công đứctiêu trừ ác hạnhchúng ta làm cũng giống như vậy, và điều này đặc biệt đúng với kết quả của việc cử hành những Drupchen này. Khi chúng ta chết, điều gì sẽ xuất hiện khi các hình tướng của đời này tan hòa? Đấy là khi kết quả của những thực hành này sẽ thực sự có tác động tích cực. Tôi muốn nói với các bạn điều đó.

Tôi tổ chức các Drupchen này với nhiệt huyết lớn lao. Tôi đã dùng nhiều tiền để tổ chức chúng, không chút keo kiệt. Đặc biệt năm nay, các quy tắc rất nghiêm ngặt được áp dụng bởi Virus Corona đã khiến thực sự khó khăn khi tổ chức Drupchen – chúng ta đã nghe rất nhiều về những điều như “không được phép tụ họp hơn ba người” và rồi thì “tối đa nhóm năm người”, hay “người mắc Covid sẽ không sống sót”. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều hoảng sợ. Nhưng ở đây, chúng ta vẫn luôn cầu nguyện đến chư đạo sư, đến chư Bổn tôn, và giao phó các hoạt động cho chư Hộ Pháp. Kết quả là, chúng ta vẫn có thể tiến hành tất cả các Drupchen ở Tsering Jong – thực sự thì sớm hơn thường lệ.

Chúng ta cũng có thể cử hành các Drupchen thường được tổ chức tại Tu viện. Với chúng ta, dịp quan trọng nhất trong năm là kỷ niệm sự chào đời của Guru Rinpoche, vào ngày 10 tháng 5, với lễ Cham, điều được cho là lợi lạc không thể nghĩ bàn – tôi đã gửi đến các bạn bản văn giải thích, đúng vậy không? Tôi nghĩ sẽ không tốt nếu chúng ta không làm vậy năm nay; vì thế, chúng ta vẫn tiếp tục và đã cử hành nghi lễ, bao gồm cả vũ điệu Cham. Năm nay, nhiều Tu viện lớn đã không thể cử hành nghi lễ Cham ngày 10 và phải hủy nhiều thực hành nhóm, nhưng chúng ta vẫn có thể tiến hành tất cả các thực hành theo lịch.

Tất cả những thực hành này là kết quả từ kế hoạch của tôi. Tôi cũng đóng vai tròKim Cương Thượng Sư và tất cả các bạn vẫn luôn hỗ trợ tôi và chẳng gây ra vấn đề gì. Chúng ta cầu nguyện đến chư đạo sưTam Bảo và chẳng nghĩ quá nhiều – đó là điều đem đến kết quả tốt đẹp này. Vì thế, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn. Ngẫm lại, chúng ta vẫn làm mọi chuyện như chúng ta thường làm trong một năm – không ai bị bệnh hay qua đời vì Virus Corona; chúng ta không gặp phải vấn đề gì khi cử hành các thực hành nhóm và Cham và chúng ta thậm chí đã hoàn thành đúng như lịch. Bởi vậy, mặc dù Corona đang tàn phá khắp thế giới, chúng ta vẫn có thể vượt qua chướng ngại này.

 

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/public-talks/63-why-we-do-drupchens.

Gyurme Avertin chuyển dịch Anh ngữ; Philip Philippou hiệu đính.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Theo Rigpawiki, Nyakluk Phurba hay Phổ Ba Kim Cương của Nyak Lotsawa là một Terma được Dilgo Khyentse Rinpoche phát lộ tại Karma Gon. Dilgo Khyentse Rinpoche thấy một cuộn kinh xuất hiện từ tay áo của bức tượng Gonpo Bernakchen (Mahakala theo truyền thống Kamtsang), điều chứa đựng những giáo lý Nyakluk Phurba. Nyak Lotsawa, đôi khi được biết đến là Nyak Jnanakumara, là một trong chín đệ tử thân thiết nhất với Đạo Sư Liên Hoa Sinh, người đã hoàn thiện thực hành về Phổ Ba Kim Cương.

[2] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong bài Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/p38a34386/3/hoat-dong-kinh-ai).

[4] Đây là dạng viết tắt của: Kinh Tổng Nhiếp Mọi Ý Định; Mật Điển Huyễn Võng, cũng được biết đến là Mật điển Guhyagarbha hay Tinh Túy Bí Mật; và Phần Tâm, điều liên quan đến Dzogpa Chenpo. Đây là thuật ngữ được dùng trong các giáo lý Kama để nhắc đến lần lượt là Anuyoga, Mahayoga và Atiyoga.

[5] Theo Rigpawiki, Nyenpa – giai đoạn đầu tiên của thực hành nghi quỹ. Từ Nyenpa trong tiếng Tạng ám chỉ ‘làm quen’, ‘giao thiệp với’ hay ‘tiếp cận’ và thường được dịch thành ‘tiếp cận’. Khenpo Chemchok giải thích rằng “giai đoạn này của thực hành được gọi là Nyenpa hay ‘tiếp cận’ bởi nó đem tâm trí tuệ của vị Tôn vào tâm con, nhờ việc con trở nên quen thuộc gần gũi với vị Tôn”.

Kyabje Sakya Trizin và Alak Zenkar Rinpoche giải thích rằng: trong quá khứ, thực hành tiếp cận chủ yếu liên quan đến việc tập trung vào quán tưởng vị Tôn trong thời khóa và Chân ngôn được tụng giữa các thời khóa. Tuy nhiên, ngày nay, trì tụng Chân ngônthực hành tiêu chuẩn để đo lường thiền định về Tôn (hầu hết các nghi quỹ khuyên tụng một số lượng Chân ngôn nhất định cho các giai đoạn khác nhau của thực hành, chẳng hạn bốn giai đoạn của tiếp cận và thành tựu). Đây là lý do mà hiện nay, hành giả Phật giáo dùng từ ‘trì tụng’ hay nói về ‘tiến hành tích lũy’ khi nhắc đến Nyenpa.

[6] Theo Rigpawiki, Drubpa – giai đoạn thứ hai của thực hành nghi quỹ, đôi khi được dịch thành giai đoạn thành tựu. Khenpo Chemchok giải thích rằng “lý do mà giai đoạn này của thực hành được gọi là ‘thành tựu’ là bởi nhờ thực hành theo cách này, các tiềm năng của cả thành tựu thù thắng và thông thường thực sự hiển bày hay ‘thành tựu’ được”.

[7] Theo Rigpawiki, Lejor – giai đoạn thứ ba của thực hành nghi quỹ. Đôi khi được dịch thành giai đoạn của các hoạt động.

[8] Theo Rigpawiki, trước khi nhập diệt, Đức Phật giao phó việc giữ gìn Giáo Pháp cho Ma Ha Ca Diếp, tiên đoán rằng bảy trưởng lão sẽ duy trì sự thanh tịnh của Giáo Pháp và đóng vai trò là những vị nhắc nhở về sự hiện diện của Đức Phật.

[9] Theo Rigpawiki, Drak Yerpa là thánh địa của Đạo Sư Liên Hoa Sinh. Tại nơi với khung cảnh vô cùng đẹp đẽ này, có hơn 80 hang động, nơi nhiều vị vĩ đại từ mọi truyền thừa đã thiền định. Phía trên là các hang động của Guru Rinpoche và của Yeshe Tsogyal (Sang Puk). Bên dưới là Drubtop Puk, hang động lớn, nơi 80 thành tựu giả của Yerpa (các đệ tử của Đạo Sư Liên Hoa Sinh) đã cùng nhau thiền định. Cũng có hang động của Đức Atisha (Tendrel Puk).

[10] Về Đức Chokgyur Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30774/cuoc-doi-duc-chokgyur-lingpa.

[11] Về giai đoạn phát triển, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a34222/giai-doan-phat-trien.

[13] Theo Rigpawiki, Drungyik Tsering Tashi, tức Kusewa Tsering – người viết chữ đẹp nổi tiếng của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Ông ấy đã dạy nghệ thuật viết chữ đẹp cho nhiều đạo sư đương thời, bao gồm Dhongthog Rinpoche, Sogyal Rinpoche và Alak Zenkar Rinpoche.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.