Tiểu Sử Vắn Tắt Lama Drimed Rinpoche

26/11/20212:13 SA(Xem: 4089)
Tiểu Sử Vắn Tắt Lama Drimed Rinpoche
TIỂU SỬ VẮN TẮT LAMA DRIMED RINPOCHE
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank

Từ năm lên ba, Lama Drimed Rinpoche đã bày tỏ niềm tin và sự yêu thích đáng kinh ngạc với Phật Pháp. Lên bảy, Ngài bắt đầu theo học tại một trường Trung Quốc và làm chủ tiếng Trung. Mười hai tuổi, Ngài bắt đầu học Tạng ngữ văn chương từ một đạo sư chứng ngộ cao – Galo Rinpoche. Galo Rinpoche có linh kiến trong thiền định, khi Ngài thấy cậu bé mười hai tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hoằng dương Phật Pháp và làm lợi lạc vô số chúng sinh sau đó trong đời. Galo Rinpoche từ đó bền bỉ rèn luyện Lama Drimed Rinpoche bằng mọi điều Ngài phải dạy. Trong ba năm tiếp theo, sự thông tuệ phi phàm của Lama Drimed Rinpoche nhanh chóng giúp Ngài làm chủ toàn bộ các kỹ năng ngôn ngữ Tây Tạng về kinh văn và văn chương để chuẩn bị cho sự giáo dục tu sĩ về sau.

Mười lăm tuổi, Lama Drimed Rinpoche gia nhập Phật Học Viện Ngũ Minh Serta Larung và bắt đầu mười bốn năm miên mật rèn luyện trong các hệ thống Kinh và Mật dưới sự dẫn dắt của Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche[1]. Ngài đã thọ nhận tất cả quán đỉnh, giáo lý trọng yếuchỉ dẫn cốt tủy từ toàn bộ truyền thống Nyingma, bao gồm các giáo lý Dzogchen và Terma sâu xa nhất. Trong mười bốn năm rèn luyện với Bổn Sư – Kyabje Jigme Phuntsok Rinpoche, Ngài không bỏ lớp học dù chỉ một ngày và luôn xem Bổn Sư là Phật không khác.

Ngài đã thọ nhận và hoàn thành toàn bộ chương trình rèn luyện cần thiết để trở thành Khenpo. Sau khi Rinpoche hoàn thành việc tu học, Ngài du hành đến Ấn Độ và thọ nhận thêm quán đỉnh từ Kyabje Penor Rinpoche[2], chẳng hạn Nyingtik Yabshi, Zhitro, Dupa Do và nhiều pho giáo lý sâu xa khác trong truyền thừa Palyul; Ngài cũng làm dịch giả cho những quán đỉnh này. Từ Yangthang Rinpoche[3], Ngài thọ nhận tất cả quán đỉnhkhẩu truyền cho các pho Kama và Terma cũng như Lama Gongdu của trường phái Nyingma. Ngài cũng đóng vai trò là người thông dịch cho quán đỉnh Kama.

Theo yêu cầu của bác – Gyatrul Rinpoche, Lama Drimed Rinpoche lần đầu tiên đến Hoa Kỳ vào năm 2003 để giảng dạy Phật Pháp cho chúng sinh phương Tây. Năm 2004, Ngài thành lập Trung Tâm Văn Hóa Tây Tạng Shensem Tsogpa (STTCC), một tổ chức phi lợi nhuận được Bang California chấp nhận, để hỗ trợ một trong những nhiệm vụ được nhấn mạnh nhất của Ngài – phóng sinh; năm 2005, Ngài thành lập Trung Tâm Giáo Pháp Dechen Rang (DRDC), cũng là một tổ chức phi lợi nhuận được Bang California chấp nhận, với mục tiêu giảng dạy và rèn luyện hành giả Phật giáo về sự nghiên cứu kinh văn và thực hành thiền định. Lama Drimed Rinpoche vẫn luôn làm việc không mệt mỏiliên tục từ khi đến Hoa Kỳ bằng cách trao các giáo lý và dẫn dắt các buổi thực hành thường xuyên ở cả DRDC và Orgyen Dorje Den (O.D.D), nơi Ngài đóng vai trò là Lama cư ngụ và thành viên điều hành. Bên cạnh những giáo lý, thực hànhphóng sinh mỗi tháng, Rinpoche cũng tham gia vào việc chuyển dịch kinh văn, tư vấn tâm linh, phụng sự nghi lễ cho người đã khuất và các nghi lễ chiêu tài cho người sống.

Kể từ khi Rinpoche đến Hoa Kỳ, hàng trăm người ngoại đạo đã quy y theo Ngài, nhiều vị đã phát triển niềm tin không dao độngphát nguyện tuân theo sự dẫn dắt của Ngài trong nghiên cứuthực hành. Sứ mệnh trọn đời của Rinpoche là cung cấp sự hiểu đúng đắn về Phật Pháploại bỏ vô minh trong tâm các đệ tử; Ngài mong mỏi được dẫn dắt các môn đồ thực hành con đường của Bồ Tát với hy vọng dẫn dắt họ trên con đường tích lũy trí tuệcông đứcrốt ráo đạt được Phật quả.

 

Nguồn Anh ngữ: https://www.dechenrang.org/lama-drimed-rinpoche-bio.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :