Sự Linh Thiêng Của Sri Lanka Và Sri Pada

15/01/20221:33 SA(Xem: 3944)
Sự Linh Thiêng Của Sri Lanka Và Sri Pada
SỰ LINH THIÊNG CỦA SRI LANKA VÀ SRI PADA
Orgyen Tobgyal Rinpoche giảng tại Sri Pada, Sri Lanka ngày 10/01/2022
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

blank Bất chấp đại dịch và tất cả những hạn chế của nó, Orgyen Tobgyal Rinpoche[1] chư Tăng của Ngài đã có thể tổ chức thành công một chuỗi các Drupchen tại những thánh địa của Ấn Độ vào cuối năm 2021. Tiếp tục ‘chuỗi chiến thắng’ này, Rinpoche sau đó đưa một nhóm Lama và tu sĩ lớn từ Tu viện Chokling đến Sri Lanka để tổ chức Drupchen về Tukdrup Barche Kunsel tại núi thiêng Sri Pada (Đỉnh Adam). Nhiều đệ tử nước ngoài cũng đã có thể du hành đến Sri Lanka để tham dự Drupchen và vì lợi ích của họ, Rinpoche đã chia sẻ những lời giới thiệu này về lịch sử của Phật giáo ở Sri Lanka và về tầm quan trọng đặc biệt của Sri Pada với các truyền thống Phật giáo khác nhau.

 

PHẬT GIÁO ĐẾN SRI LANKA

Theo truyền thuyết của Sri Lanka, một cô gái từ Tamil Nadu ở Ấn Độ có con mà không có cha. Cô ấy giải thích rằng cha nó là một con sư tử. Nhưng bởi không thể chăm sóc đứa trẻ, cô ấy để lại nó trong một hang động. Con sư tử đến và chăm sóc đứa bé. Khi lớn lên, cậu bé bắt đầu dòng dõi dân chúng Sri Lanka. Cậu bé thực sự trông không giống con người mà giống một con vật hơn. Đó là truyền thuyết của Sri Lanka. Thực sự, bạn có thể thấy hình con sư tử trên cờ của họ.

Giáo lý Phật giáo đã đến và lan tỏa ở Sri Lanka vào thời Vua A Dục. Cha của A Dục có khoảng một trăm người con với nhiều người vợ khác nhau. Khi A Dục nghe tin rằng cha ốm nặng vô phương cứu chữa, ông ấy đã du hành đến thủ đô Patna và giết hết tất cả anh em. Nhưng Chanda, người vợ đang mang thai của anh trai ông ấy, đã trốn thoát đến ngôi làng tầng lớp thấp kém và sinh con ở đó; A Dục không biết chuyện này. Nhiều năm sau, đứa bé trở thành một tu sĩ Phật giáo. Hằng ngày, Vua A Dục thường nhìn ra từ mái cung điện và mỗi ngày khoảng lúc trưa, ông ấy thấy một tu sĩ đi khất thực. Ngày nọ, A Dục mời tu sĩ đến cung điện. Khi A Dục bước vào phòng nơi ngai tòa được che bằng ô trắng được điểm tô bằng vàng, ông ấy thấy tu sĩ vốn đã ngồi trên đó. A Dục kinh ngạc và hỏi vị Tỳ Kheo chuyện này là sao. Vị tu sĩ giải thích với vua rằng thầy ấy là môn đồ của Đức Phật và rằng thầy ấy là A La Hán đã đạt đến mức độ chứng ngộ cao. Tên thầy ấy là Samudra. Thầy đã cải đạo A Dục sang Phật giáo và về sau, A Dục phái chư A La Hán đến mọi phương để đem Phật giáo đến phần còn lại của thế giới –  ở Miến Điện, Sri Lanka và nhiều quốc gia khác.

A Dục đã phái Mahinda và bốn tu sĩ đến Sri Lanka. Họ sống trong rừng trên một ngọn núi cho đến ngày nọ, vua của Sri Lanka, Vua Tissa, đi săn trên ngọn núi này. Khi vua lần đầu tiên thấy các tu sĩ, ông ấy nghĩ rằng họ là Dạ-xoa và sắp dùng cung tên bắn họ. Nhưng các tu sĩ bay lên trời, hiển bày sức mạnh và nói, “Chúng ta ở đây bởi A Dục cử chúng ta đến giúp đỡ ông”. Khoảnh khắc mà Vua Tissa nghe được tên của A Dục, ông ấy lập tức được truyền cảm hứng và đã thỉnh mời các tu sĩ đến cung điện. Sau đấy, Maninda xuất gia cho nhiều tu sĩ ở Sri Lanka.

Vua Tissa có một con gái, Anula, người muốn trở thành Ni. Mahinda giải thích với cô ấy rằng Ngài và những vị đồng hành không thể làm lễ xuất gia cho cô ấy bởi họ là những vị Tăng. Chỉ những Tỳ Kheo Ni mới có thể làm lễ xuất gia cho cô ấy. Vì thế, công chúa hỏi điều mà họ có thể làm. Vị tu sĩ nói, “Ta có một chị gái ở Patna, một Tỳ Kheo Ni. Bà ấy tên là Sanghamitta. Sao con không thỉnh mời bà ấy? Bà ấy cũng là một A La Hán”. Vua Tissa đã gửi nhiều món quà hậu hĩnh, chẳng hạn ốc xoáy bên phải, sừng tê giác và tương tự, để thỉnh mời Sanghamitta. Vua A Dục hài lòng khi nghe tin rằng Sri Lanka đã phát triển niềm yêu thích với Giáo Pháp, nhiều đến mức ông ấy cắt nhánh bên phải của cây Bồ đềBồ Đề Đạo Tràng, đặt nó trong bình vàng và gửi đến Sri Lanka, cùng với mười Tỳ Kheo Ni, những vị căng buồm ra khơi đến Sri Lanka. Điều này giúp thiết lập Phật giáo trên hòn đảo. Sau Drupchen, chúng ta sẽ đến Anuradhapura để chiêm bái cây Bồ đề mà A Dục đã gửi. Gendun Chopel[2] xác nhận rằng nó thực sự là cây gốc đích thực mà A Dục đã gửi. Các chuyên gia xác định cây này 2500 năm tuổi. Nhiều chiến tranh và trận đánh đã diễn ra trong vùng nhưng cây chẳng gặp tổn hại nào. Đó là cây giác ngộ chân chính.

XÁ LỢI RĂNG

Câu chuyện thứ hai tôi muốn kể với các bạn là chiếc răng của Đức Phật. Sau khi Đức Phật nhập diệt, thân Ngài được trà tỳ nhưng bốn chiếc răng nanh không cháy. Mỗi vị trong bốn vị vua vĩ đại thời ấy nhận một. Một chiếc răng được trao cho vua của Kalinga, vùng gần Kolkata. Vị vua đã giữ chiếc răng trong thời gian dài và dâng nhiều cúng dường. Nhưng ngày nọ, môn đồ Hindu tấn công vương quốc và bắn ông ấy bị thương bằng cung tên. Biết rằng kẻ thù muốn phá hủy chiếc răng của Đức Phật, vị vua đã trao lại cho con gái và bảo cô ấy đưa đến Sri Lanka. Cô gái đã giấu trong tóc để lén chuyển đến Sri Lanka. Đây là chiếc răng hiện được thờ trong chùa chính ở Kandy. Có nhiều câu chuyện liên quan đến việc Bồ Đào Nha xâm chiếm Sri Lanka và chiếc răng; nhưng bất chấp mọi chuyện như vậy, người Sri Lanka nói rằng Chùa Răng ở Kandy vẫn giữ chiếc răng thật. Họ thực sự từng trưng bày chiếc răng và Khandro Tsering Chodron[3] đã có cơ hội chiêm bái. Nhưng bây giờ, họ không trưng bày bởi những người Hồi giáo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thấy bảo tháp nơi chiếc răng được lưu giữ. Chiếc răng linh thiêng này được Phật giáo từ mọi thừa tôn kính.

PHẬT VIẾNG THĂM SRI LANKA

Theo Đại thừa, Phật đã đến Sri Lanka, sử dụng các khả năng thần thông của Ngài. Ngài bay đến đó và đáp xuống Núi Malaya, nơi Ngài để lại dấu chân và dạy Kinh Nhập Lăng Già.

Sau Drupchen, chúng ta sẽ leo lên đỉnh và chiêm bái dấu chân.

Điều này là theo truyền thống Đại thừa, nhưng các Phật tử Sri Lanka cũng chấp nhận rằng Phật đã đến Sri Lanka và để lại dấu chân, mặc dù họ không phải là những môn đồ Đại thừa. Với chúng ta, bởi chúng tamôn đồ của Đại thừa “vĩ đại hơn”, chúng ta dĩ nhiên đồng ý với điều đó.

KIM CƯƠNG THỪA VÀ NÚI MALAYA

Theo Chân ngôn thừa, Sri Pada là địa điểm linh thiêng nhất trên thế giới này. Matam Rudra từng cư ngụ trên đỉnh Núi Malaya. Tất cả chư Phật mười phương đã cùng nhau hiển bày trong hình tướng của Mã Đầu Minh Vương và Hợi Mẫu Kim Cươnggiải thoát Matam Rudra.

Đó cũng chính là địa điểm nơi những giáo lý của Kim Cương thừa Chân ngôn Bí mật được giảng dạy lần đầu tiên trên thế giới này. Các địa điểm linh thiêng quan trọng nhất với Kim Cương thừa là hai mươi tư thánh địa, ba mươi hai vùng đất linh thiêng và tám nghĩa địa lớn, điều cũng linh thiêng với môn đồ Hindu.

Lần đầu tiên giáo lý Mật thừa được trao truyền trên thế giới này là trên Núi Malaya; vào dịp đó, mọi Mật điển đã được giảng dạy. Hai mươi tư năm sau khi Đức Phật nhập diệt, Năm Vị Xuất Sắc Từ Dòng Dõi Tôn Quý, tức năm vị vĩ đại với các phẩm tính phi phàm – một vị thiên, một Naga, một Dạ-xoa, một La-sát và một con người – Vimalakirti đã vân tập trên Núi Malaya, nơi Kim Cương Tát Đỏa đã dạy chư vị các Mật điển chính xác như Ngài dạy chúng ở Akanishtha. Chư vị đã thọ nhận cả phần Mật điểnnghi quỹ của các giáo lý Mật thừa. Chư vị không giữ chúng lại quá lâu trên thế giới này. Thay vào đó, chư vị chôn giấu các Mật điển trong hư không. Khi thời điểm thích hợp xuất hiện, mọi giáo lý Mật thừa giáng hạ xuống mái cung điện của Vua Ja. Các giáo lý của phần nghi quỹ được giấu ở bảo tháp Dechen Tsekpa (Shankarakuta)[4], nơi chúng vẫn duy trì ẩn giấu cho đến khi Guru Rinpoche và tám Trì Minh vĩ đại lấy ra lại từ bảo tháp. Đấy là khi giáo lý Kim Cương thừa bắt đầu lan tỏa trên thế giới này. Khi ấy, mỗi người nam và nữ tiếp xúc với giáo lý Kim Cương thừa đều trở thành đại thành tựu giả. Đó là lý do chúng ta nói rằng địa điểm này, Núi Malaya, là cội nguồn của giáo lý Kim Cương thừa.

Trước đây, người Tây Tạng không biết chính xác Núi Malaya ở đâu. Họ có những giả thuyết khác nhau. Một số nói rằng đây không phải là nơi mà bạn có thể thực sự đến bởi nó quá nguy hiểm – bạn có thể bị hổ, báo hay voi tấn công. Ngày nay, chúng ta chẳng gặp vấn đề gì với những con vật này. Sét cũng từng đánh xuống Núi Malaya rất nhiều, khiến cho việc du hành trở nên khó khăn.

Khi chúng ta đến lần trước, vào năm 2015, chúng ta đã thực hành gốc rễ của mọi giáo lý Mật thừa – nghi quỹ Minling Dorsem[5]. Năm nay, bởi các giáo lý của phần nghi quỹ bao gồm Tam Căn Bản, chúng ta sẽ cử hành thực hành đạo sư Tukdrup Barche Kunsel.

Các thánh địa thực sự quan trọng với những người như chúng ta. Với những vị có thể thánh hóa các thánh địa, chẳng hạn Đức Phật, thì chẳng khác biệt. Nhưng với chúng ta, chúng ta cần thọ nhận sự gia trì của địa điểm. Chúng ta không thể gia trì cho các địa điểm để chúng trở nên linh thiêng, nhưng chúng ta cố gắng ganh đua với điều đó trong sự hành trì khi chúng ta hiện thực hóa sự thanh tịnh vô biên của mọi xuất hiệntồn tại.

Sri Pada là một trong những địa điểm linh thiêng nổi tiếng nhất trong Phật giáo. Nó linh thiêng với cả ba thừa, Tiểu thừa, Đại thừaKim Cương thừa. Trước kia, chỉ các tu sĩ mới được phép leo ngọn núi này. Cùng lúc, các môn đồ Hindu nói rằng Rama đã đến đây và dấu chân là của Rama. Các tín đồ Thiên Chúa và Hồi giáo nói rằng đó là dấu chân của người đầu tiên, Adam.

 

Hỏi: Dấu chân dài một mét tám. Chẳng phải vậy là hơi lớn?

Rinpoche: Khi Phật để lại dấu chân, có thể có những kích thước khác nhau. Ngài không phải áp chân thẳng vào đá, mà Ngài có thể để lại dấu ấn chỉ bằng việc đưa chân qua. Không giống như chúng ta, những người cần thực sự ấn xuống để tạo vết hằn trên mặt đất. Đức Jamyang Khyentse Wangpo từng để lại dấu tay trên đá chỉ bằng cách dang tay về phía đó.

Hỏi: Guru Rinpoche có từng đến đây?

Rinpoche: Dĩ nhiên. Có lẽ nhiều lần.

 

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/short-talks/68-the-sacredness-of-sri-lanka-and-sri-pada.

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong bài Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/p38a34386/3/hoat-dong-kinh-ai).

[2] Theo Rigpawiki, Gendun Chophel (1903-1951) là một trong những nhà tư tưởng độc đáo nhất trong lịch sử Tây Tạng. Ngài là một triết gia, sử gia, nghệ sĩ, dịch giả, nhà du hành và người tham gia chiến dịch hiện đại hóa Tây Tạng. Ngài đã dịch Dhammapada từ tiếng Pali sang tiếng Tạng.

[4] Theo Rigpawiki, bảo tháp Shankarakuta tọa lạc trong nghĩa địa Shitavana. Đây là nơi phát lộ Kagye.

[5] Tức nghi quỹ Kim Cương Tát Đỏa theo truyền thống Mindrolling.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.