Một Buổi Hỏi – Đáp Về Dzongsar Khyentse Rinpoche

20/08/20222:40 SA(Xem: 3768)
Một Buổi Hỏi – Đáp Về Dzongsar Khyentse Rinpoche
MỘT BUỔI HỎI – ĐÁP VỀ DZONGSAR KHYENTSE RINPOCHE
Orgyen Tobgyal Rinpoche[1] chia sẻ tại Paris ngày 05/07/2015
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ


blank Xin Ngài kể cho chúng con đôi điều về Đức Dzongsar Jamyang Khyentse?

‘Dzongsar’ là tên gọi của một Tu viện Sakyapa ở Kham và ‘Khyentse’ là một tu sĩ tại Tu viện này, vị đã trở thành một đạo sư. Trong nhiều thế hệ, các thành viên trong gia đình Ngài đã là những tu sĩ và họ đều sống trong Tăng xá tại Tu viện Dzongsar.

Dzongsar thuộc về nhánh Ngorpa của trường phái Sakyapa, nhưng về mặt thứ bậc [trong trường phái] Sakyapa, đây không phải là một Tu viện quan trọng. Thế nhưng, các phẩm tính của vị đạo sư Khyentse này thật xuất sắc đến mức trước kia Tây Tạng chưa từng có vị đạo sư nào vĩ đại đến vậy.

Tên gọi ‘Chime Drupe Gatsel’ được đặt cho ngôi nhà tại Dzongsar mà vị tu sĩ này đã sống. Sau đấy, nó được biết đến là ‘Khyentse Labrang’. Trong suốt cuộc đời, sự kính ngưỡng và tôn trọngmọi người dành cho vị tu sĩ này ngày càng tăng; thế nhưng bất chấp danh tiếng ngày càng tăng, trong phần sau của cuộc đời, Ngài không hề rời khỏi Chime Drupe Gatsel. Ngài duy trì ở đó như một ngọn núi, chẳng thể chuyển dời, và luôn luôn vô cùng khiêm cung và hoàn toàn thoát khỏi các hoạt động thế gian. Lịch sử về vị tu sĩ này và các Giáo Pháp của Ngài ngày nay rất phổ biến và được thực hành khắp thế giới. Danh hiệu của Ngài là Jamyang Khyentse Wangpo[2].

Bác gái của Ngài – chị của cha Ngài – cũng sống tại Dzongsar. Bà là một vị Ni và người ta thường nói rằng sự chứng ngộ của Bà thậm chí còn cao hơn Đức Khyentse Wangpo.

Đức Khyentse Wangpo viên tịch vào năm 73 tuổi. Vị tái sinh của Ngài là Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro[3]; câu chuyện về Ngài rất tương đồng với vị tiền nhiệm, ngoại trừ việc về cuối đời, Đức Khyentse Chokyi Lodro trở thành một Ngakpa. Vị tái sinh của Ngài, Yangsi Rinpoche, chính là Dzongsar Khyentse Rinpoche mà chúng ta đều biết đến hiện nay.

Ngài có kết nối nào với Yangsi Rinpoche, vị Dzongsar Khyentse Rinpoche hiện tại?

Những phẩm tính của hai vị Khyentse Rinpoche đời trước, các hóa hiện đầu tiên và thứ hai, có lẽ giống với Đức Phật và Guru Rinpoche. Nhưng với tôi, hai vị thậm chí đều vĩ đại và quan trọng hơn Đức Phật hay Guru Rinpoche, bởi lẽ … tôi đang nói rằng bởi lòng từ của hai vị lớn lao hơn nhiều, nhưng thực sự có lẽ chỉ là tôi yêu thích hai vị hơn. Đấy là lý do tôi biết Yangsi Rinpoche của hai vị khá rõ. Lần đầu tiên tôi gặp Ngài là khi Ngài lên bảy; vì thế, tôi đã biết Ngài bốn mươi tám năm và dành rất nhiều thời gian bên Ngài. Chúng tôi có kết nối rất mạnh mẽ.

Bổn Sư chân chính của Dzongsar Khyentse Rinpoche là ai?

Ngài có nhiều đạo sư khác nhau, vì vậy, tôi không thể chắc chắn. Thực sự tôi không chắc, nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ với Ngài, quan trọng nhất trong tất cả chư đạo sư của Ngài, Bổn Sư của Ngài, là Đức Sakya Trizin. Sau đó, Kyabje Dudjom Rinpoche, ông nội của Ngài. Vị đạo sư mà Ngài dành hầu hết thời gian thân cận và thọ nhận hầu hết các trao truyền là Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche, vị mà Ngài có kết nối tuyệt diệu. Và đạo sư mà Ngài có lòng sùng mộ lớn nhất là Đức Karmapa Rigpe Dorje – vị Karmapa thứ 16. Ngài cũng có nhiều đạo sư khác từ các trường phái Nyingma, Kagyu và Sakya, và Ngài cũng thọ nhận các giáo lý Gelug. Thực sự, Ngài đã nỗ lực hết sức để truy tìm một Bổn Sư từ trường phái Gelug, nhưng không thể tìm được bất kỳ ai không có kết nối với Phabongka Dechen Nyingpo. Thực sự, Ngài chẳng bao giờ ngừng tìm kiếm, nhưng vẫn chưa thể tìm được ai. Đây là một trong những khó khăn và tiếc nuối lớn nhất của Ngài.

Ý tôi là, Ngài thọ nhận nhiều quán đỉnh, khẩu truyềnchỉ dẫn thực hành từ các truyền thống Tây Tạng khác nhau. Ai biết liệu Ngài có thọ nhận nhiều hơn các hóa hiện trước kia của mình hay không; nhưng sau Đức Khyentse Wangpo và Đức Khyentse Chokyi Lodro, Ngài có lẽ là vị đạo sư, với tinh thần Rime chân chính của những tiền thân, thọ nhận hầu hết giáo lý và trao truyền từ mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.

Từ Dezhung Rinpoche, Ngài thọ nhận nhiều giáo lý, quán đỉnhkhẩu truyền từ truyền thống Sakya và khi ấy, Ngài thực sự nghĩ về bản thân là một Sakyapa. Tôi gặp Ngài khi đó và thấy rằng cách Ngài nói chuyện hoàn toàn là kiểu Sakya. Vì thế, tôi vô cùng hoan hỷ.

Từ ông ngoại của Ngài, Lama Sonam Zangpo, Ngài thọ nhận rất nhiều giáo lý và trao truyền từ truyền thống Kagyu, ví dụ Sáu Du Già Của Naropa và Mahamudra Đại Ấn. Ngài cũng tỉ mỉ tiến hành các thực hành du già Tsa-lung. Một lần nữa, tôi lại gặp Ngài khi Ngài đang thọ nhận các trao truyền này và thấy rằng khi ấy, Ngài chân chính nghĩ về bản thân là một Kagyupa. Ngài thường nói rằng Dusol Lhamo là một vị bảo hộ rất quan trọng, điều mà tôi nghĩ là thật tốt.

Sau đó, từ Nyoshul Khenpo, Ngài thọ nhận các giáo lý Dzogpa Chenpo (Đại Viên Mãn), chẳng hạn Yeshe Lama và những giáo lý Nyengyu. Tôi gặp Ngài sau đó và Ngài nói với tôi các giáo lý Dzogchen mới tuyệt diệu làm sao – điều cũng chẳng khiến tôi ngạc nhiên. Tôi chẳng bao giờ nghi ngờ rằng Ngài cuối cùng sẽ trở thành một Nyingmapa. Tuy nhiên, Ngài chỉ bắt đầu giảng dạy Dzogchen sau đó trong đời bởi Dilgo Khyentse Rinpoche từng nói rằng Ngài không được phép giảng dạy Dzogchen trước 50 tuổi.

Nếu Ngài có thể tìm ra một đạo sư từ truyền thống Gelug không có kết nối với Phabongka Dechen Nyingpo, có nhiều giáo lý và trao truyền mà Ngài muốn thọ nhận, ví dụ Guhyasamaja, Chakrasamvara và Yamantaka. Nhưng cho đến nay, Ngài vẫn chưa tìm được vị nào.

Ngài cũng muốn thọ nhận ‘Ba Giáo Lý Mật Thừa Cho Sự Nghiên Cứu Bên Trong’ từ truyền thống Kagyu, ‘Nội Nghĩa Sâu Xa[4]’, Hai Phần Của Mật Điển Gốc Hevajra[5]Vô Thượng Tục Luận, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có cơ hội. Như thế, theo tất cả những cách này, Ngài rất giống với những hóa hiện Khyentse khác.

Vị hóa hiện trước của Ngài có mối quan hệ quan trọng với một số đạo sư Bonpo. Nhưng với Yangsi Rinpoche, cho đến nay vẫn chưa có đề cập nào đến các Bonpo; không có điều gì xảy ra. Và Đức Jamyang Khyentse Wangpo từng là một trong những vị trì giữ chính yếu của truyền thống Jonang.

Vì thế, Dzongsar Khyentse Rinpoche rõ ràng là vị trì giữ truyền thống Rime và như vậy, rất giống một hóa hiện Khyentse. Thế nhưng, các vị Nyingmapa nói rằng Ngài trông giống một Sakyapa và không muốn Ngài tham dự buổi gặp quan trọng mà chúng tôi tổ chức ở Bồ Đề Đạo Tràng. Người ta đã đề xuất rằng chúng tôi đưa Dzongsar Khyentse [Rinpoche] vào ủy ban Nyingma nhưng vẫn có một số phản đối. Họ nói, vấn đề với Ngài Dzongsar Khyentse là Ngài giống như vị trời Phạm Thiên có bốn đầu và vì thế, Ngài sẽ không đại diện cho các Nyingmapa.

Trong những vị Sakyapa, mặc dù mọi người dành sự kính trọng lớn nhất cho Đức Sakya Trizin, không ai trong những đạo sư Sakya khác thực sự được trân trọng. Các vị Kagyu từng công nhận Đức Jamyang Khyentse Wangpo là một trong những đạo sư truyền thừa ‘Tràng Vàng’ – Ngài là một trong những đạo sư vĩ đại nhất của truyền thống Kagyu – nhưng hiện nay, họ cũng loại bỏ. Nhìn chung, các vị Gelugpa không còn có bất kỳ kính trọng nào với những vị Jamyang Khyentse.

Dzongsar Khyentse [Rinpoche] là hóa hiện của nhiều đạo sư quan trọng, nhưng hành vi của Ngài và, lấy ví dụ, cách Ngài ăn mặc, thường khác lạ. Ngài cũng được biết đến là làm đủ mọi chuyện kỳ quặc. Tại sao lại vậy?

Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, có ba cách tiếp cận: những giáo lý của chư Thanh Văn, những giáo lý của chư Bồ Tát và những giáo lý của Chân ngôn Bí mật. Ở Ấn Độ, ba sự tiếp cận này có lẽ đa phần được thực hành tách biệt, nhưng truyền thống Tây Tạng khiến một cá nhân có thể thực hành cả ba cùng nhau. Vì thế, chúng ta dĩ nhiên cần giữ các giới Thanh Văn. Và vì lẽ đó, khi nhiều đạo sư của Yangsi Rinpoche chỉ dẫn Ngài thọ giới xuất gia, và các thị giả cùng với bạn bè thân cận của Ngài cũng thỉnh cầu Ngài làm vậy, ở tuổi hai mươi, Ngài thọ giới từ Kyabje Trulshik Rinpoche. Tôi cũng có mặt khi ấy. Nhưng mọi chuyện hóa ra là, Ngài đã không thực sự ‘thọ’ giới tu sĩ.

Nghi lễ được cử hành rất tỉ mỉ và mặc dù Luật Tạng chỉ yêu cầu [tối thiểu] năm vị tu sĩ có mặt, Trulshik Rinpoche đã thỉnh mười vị. Nhưng hai trong số đó vốn đã phá giới. Chúng tôi giờ biết rằng họ đã như vậy, nhưng tôi không nghĩ Trulshik Rinpoche biết khi đó – khoảng một năm sau, họ xả y và ra nước ngoài. Điều này nghĩa là, khi ấy, mọi yêu cầu cho sự truyền giới Tỳ Kheo theo truyền thống Vinaya không được đáp ứng và vì thế, Yangsi Rinpoche đã không ‘thọ’ các giới luật Vinaya. Và bởi Ngài không bị trói buộc bởi các giới Vinaya, Ngài không có gì để giữ gìn! Ngài có thể cảm thấy như thể Ngài đang giữ các giới ở cấp độ phát nguyện, ai mà biết? Nhưng từ quan điểm Vinaya, sự tiếp cận như vậy không tồn tại. Bởi Ngài không bị trói buộc bởi những giới này, tại sao Ngài cần hành xử như thể Ngài bị trói buộc? Dzongsar Khyentse Rinpoche không bao giờ giả bộ rằng Ngài đã ‘thọ’ giới Vinaya trong khi Ngài không – đấy không phải là điều gì đó Ngài từng làm.

Không đúng khi nói rằng Dzongsar Khyentse Rinpoche làm nhiều chuyện lạ thường. Vào dịp kỳ quặc, Ngài có thể mặc y phục khác biệt hay đội chiếc mũ hay tóc giả buồn cười trước đám đông, ngay trước mắt mọi người. Và dĩ nhiên, Ngài có thể ôm và hôn những cô gái. Nhưng kiểu hành vi này là bình thường trong thế giới phương Tây – nó là một phần của truyền thống phương Tây, đúng vậy không? Trên ti-vi, bạn thậm chí còn thấy người ta thơm Đức Dalai Lama!

Dzongsar Khyentse [Rinpoche] không mặc y phục và trang sức của một Heruka hay đi xung quanh như một Yogi. Và Ngài chắc chắn không bao giờ giả bộ có được một mức độ chứng ngộ mà Ngài chưa bao giờ đạt được. Nếu bạn không phải là một Mahasiddha (đại thành tựu giả), mang những thứ như vậy trước đám đông được xem là rất tệ bởi bạn đang phá vỡ thệ nguyện Samaya. Thế nhưng, có một số than phiền bởi Ngài không làm thế! Cá nhân tôi nghĩ rằng có lẽ tốt hơn là Ngài không. Bạn phải đạt được một mức độ chứng ngộ rất cao và có những sức mạnh vĩ đại trước khi bạn có thể đeo những trang sức Ngakpa. Và thậm chí Kyabje Dudjom Rinpoche, lấy ví dụ, cũng chẳng mấy khi đắp y của một Ngakpa; Ngài thường ăn mặc như một vị chủ hộ.

Tôi hiếm khi thấy Khyentse Rinpoche đi lại xung quanh trong những bộ đồ lạ thường. Nhưng khi bạn đáp xuống thế gian này và phải tương tác với người khác, bạn không có lựa chọn nào ngoài mặc một kiểu y phục nào đó, đúng vậy chứ? Ngày nay, các đạo sư dường như mặc mọi kiểu y phục của vua và các trang sức – họ trông như Hoàng đế Trung Quốc, dẫu cho họ chẳng phải vua hay hoàng đế!

Một trong những điều kỳ quặc nhất mà Khyentse Rinpoche làm là đi xung quanh trong bộ đồ lót. Với ai đó như tôi, thấy Ngài chỉ mặc quần đùi thì không thoải mái lắm, ít nhất là như vậy! Nếu bạn đến trước Ngài và thấy Ngài bán khỏa thân, dẫu cho bạn biết rằng bạn cần đỉnh lễ, bạn thường kinh ngạc đến mức bạn cứ chẳng biết phải làm sao! Với ai đó cầu nguyện đến Ngài mỗi ngày trong [thực hành] Guru Yoga, thấy Ngài chỉ mặc đồ lót thì khá phiền nhiễu. Nhưng cũng chính tâm tạo ra những ý nghĩ này, những ‘sự nổi lên’ này. Khi chúng ta thực hànhcầu nguyện đến đạo sư, chẳng phải Ngài gần như luôn luôn bán khỏa thân trong sự quán tưởng của chúng ta hay sao? Và chẳng phải Ngài đang đeo các trang sức xương và hợp nhất với một vị phối ngẫu? Đây là cách mà chúng ta quán tưởng Ngài khi khơi dậy Ngài! Vì thế, chính những ý nghĩ của bản thân là thứ khiến chúng ta mê lầm.

Mọi người biết rằng Dzongsar Khyentse [Rinpoche] nổi tiếngthỉnh thoảng đi lại bán khỏa thân trong chiếc quần bơi hay đang mặc quần. Thực sự chẳng có gì khác thường về nó cả! Dẫu vậy, nếu bạn nói với tôi rằng Ngài đang bán những bức tượng Phật, tôi sẽ thấy chuyện đó thực sự rất kỳ cục. Hay Ngài hiện giờ lại là chủ hoặc quản lý của một cửa hàng lớn và vì thế, chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng nghìn con vật, để đưa thịt vào thực đơn. Hay Ngài đã trộm thứ gì đó hoặc trở thành thành viên của băng đảng ma-phi-a hay buôn lậu. Nhưng chúng ta chẳng nghe được gì như vậy, đúng vậy không?

Không ai trên thế giới này có thể hành xử 100% theo Giáo Pháp. Chuyện đó là không thể! Nhưng nếu Dzongsar Khyentse [Rinpoche] đang ‘truyền’ giới Vinaya cho chư Tăng trong khi bản thân không giữ chúng, điều đấy thật tệ. Hay nếu Ngài nói dối, hoặc được cho là đang lừa dối mọi người, hay làm những chuyện chẳng liên quan gì đến Giáo Pháp. Nhưng sự chỉ trích chính yếu chống lại Dzongsar Khyentse [Rinpoche] dường như là việc Ngài có bạn gái. Có gì đáng ngạc nhiên, độc đáo hay đặc biệt về chuyện đó? Tại sao việc Dzongsar Khyentse [Rinpoche] có bạn gái lại đặc biệt đến vậy? Có hàng tỷ nam giới trên thế giới này và biết bao người trong số họ có một bạn gái hay vợ – hay nhiều! Chỉ riêng trong truyền thừa Nyingma chúng ta, hàng nghìn đạo sư có nhiều bạn gái và vợ hơn Dzongsar Khyentse [Rinpoche].

Ngài nghĩ gì về Dzongsar Khyentse [Rinpoche] với tư cách là đạo sư? Một đạo sư tốt? Đạo sư không tốt? Hay chỉ một đạo sư bình thường? Ngài nghĩ gì về điều này?

Phẩm tính đầu tiên mà chúng ta tìm kiếm trong một đạo sư là việc Ngài là một hành giả Giáo Pháp tốt, ai đó thực sự áp dụng Giáo Pháp. Để trở thành một hành giả Giáo Pháp tốt, bạn chắc chắn phải uyên bác về Giáo Pháp, đúng không? Và bởi Giáo Pháp khá bao la, bạn cần biết về mọi giáo lý khác nhau và có thể áp dụng mỗi cách tiếp cận, không trộn lẫn chúng. Đấy là điều mà chúng ta gọi là ‘uyên bác’.

Nhưng uyên bác không đem đến cho bạn bất kỳ điều gì nếu bạn không thực hành điều bạn đã học. Vì vậy, bất kể bạn uyên bác đến đâu, đầu tiên bạn phải áp dụng nhờ thực hành. Nếu bạn làm vậy, hoàn toàn không nghi ngờ gì, bạn sẽ đạt được một kết quả. Nhưng không phải kiểu kết quả có thể thấy bằng mắt. Điều mà thực hành làm là thay đổi tâm bạn. Và khi điều đấy xảy ra, chúng ta nói rằng bạn ‘từ ái’. Lợi lạc của việc trở nên từ ái là bạn có tác động tích cực với hữu tình chúng sinh. Và bởi từ ái đem đến lợi lạc cho hữu tình chúng sinh, từ ái là phẩm tính thứ hai mà một đạo sư phải có.

Để làm lợi lạc hữu tình chúng sinh, bạn cần nắm giữ, giữ gìnmở rộng giáo lý và tôi nghĩ Dzongsar Khyentse [Rinpoche] có tất cả những phẩm tính này. Trước tiên, Ngài đã theo chân 55 đạo sư khác nhau và nghiên cứu các giáo lý. Dù các thị giả thỉnh cầu Ngài nghiên cứu và sau đó khiến mọi chuyện diễn ra hay Ngài tự mình tổ chức, sự thật là Ngài đã nghiên cứu trong nhiều năm. Những chi tiêu lớn nhất của Khyentse Labrang luôn được sử dụng để hỗ trợ sự nghiên cứu của Ngài. Thực sự, hầu hết tiền bạc của Khyentse Labrang được dùng cho sự giáo dục của Ngài – điều dĩ nhiên là theo tinh thần Rime – bởi nó luôn luôn được xem là quan trọng hơn bất kỳ điều gì khác. Vì vậy, Ngài uyên bác. Ngài cũng khá thông minh, mặc dù Ngài không có kiểu thông minh như hai tiền thân của Ngài, bởi Ngài phải tự mình phát triển sự thông minh nhờ chăm chỉ nghiên cứu học hỏi. Và Ngài đã dành rất nhiều năm để nghiên cứu và thọ nhận giáo lý.

Ngài cũng tiến hành rất nhiều sự hành trì. Năm này qua năm khác, Ngài vẫn liên tục thực hành và mỗi ngày, Ngài vẫn dành nhiều thời gian cho thực hành.

Các Labrang khác – nhà của một đạo sư trong Tu viện và những vị sống cùng trong hộ của Ngài – dành nỗ lực và tiền bạc của họ để xây dựng những tòa nhà lớn và các tổ hợp của Labrang hay mở rộng Tu viện hoặc thiết lập các quỹ đầu tư để kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng tại Khyentse Labrang, không vị nào trong các học trò của hóa hiện đời trước thậm chí nghĩ đến chuyện đó. Hầu hết tiền bạc, thời gian, nỗ lựckế hoạch của Labrang này đều hướng về sự giáo dục của Yangsi Rinpoche – điều đôi khi khiến mọi chuyện trở nên khó khăn về mặt tài chính. Labrang thậm chí đã vay mượn để đảm bảo sự giáo dục của Ngài được viên mãn. Dẫu vậy, cuối cùng, không học trò nào của hóa hiện đời trước, Đức Khyentse Chokyi Lodro, cảm thấy rằng họ đã phạm sai lầm khi nhiệt thành tập trung vào sự giáo dục của Ngài. Họ đều cảm thấy rằng họ đã làm điều đúng đắnhài lòng với cách mà Ngài trở thành. Thậm chí ai đó như tôi – dù tôi thiên về các tà kiến, suy nghĩ quá nhiều và gặp khó khăn lớn với niềm tin – tôi không nghĩ chúng ta có thể làm gì tốt hơn nữa.

Và vẫn còn nhiều điều về hoạt động giác ngộ. Ngay lúc này, hoạt động của Ngài chiếu tỏa rực rỡ như mặt trời lúc trưa và Ngài sẽ làm nhiều hơn nữa trong hai mươi hay ba mươi năm tới, các bạn sẽ thấy!

Tại sao Dzongsar Khyentse [Rinpoche] lại làm nhiều điều mà các đạo sư khác không bao giờ làm? Ví dụ, Ngài làm phim.

Các hoạt động của Đức Phật chẳng thể được đo lường; chúng vô tận. Người ta nói rằng hữu tình chúng sinh bao trùm toàn bộ hư không và vì tất cả những chúng sinh này, các hoạt động của Đức Phật thực sự làm lợi lạc. Dzongsar Khyentse [Rinpoche] giờ có thể làm những chuyện mà không đạo sư Tây Tạng nào trước kia từng nghĩ đến sẽ làm, bao gồm những điều lạ thường như làm phim. Điều mà Ngài nghĩ trong tâm là cuối cùng, nhờ một bộ phim, toàn bộ thế giới sẽ có thể thấy chính xác điều mà Đức Phật đã làm và cách thức của Ngài. Cách tiếp cận Dzogchen trong dẫn dắt đệ tử hướng về việc thấy Pháp thân Phậtgiới thiệu cho học trò bản tính của tâm, điều sau đó dẫn họ đến giác ngộ. Nhưng nếu học trò không đạt được sự nhận ra đó, lợi lạc họ đạt được từ việc ít nhất có thể liên hệ với một kiểu Hóa thân của Đức Phật cũng thật bao la, nó chẳng thể diễn tả. Vì thế, lý do Dzongsar Khyentse [Rinpoche] làm phim có lẽ liên quan đến việc muốn toàn bộ thế giới thấy Đức Phật.

Nghiên cứu được cho là rất quan trọng xuyên suốt Đại thừa, bao gồm cả các Mật điển. Đấy là lý do một đạo sư Tây Tạng, một người lưu vong, đang dành nhiều tiền đến vậy để tạo ra các Giáo Sư Phật giáo tại những đại học phương Tây khác nhau. Khi tôi chỉ nghe nói rằng Ngài Dzongsar Khyentse đang chi nhiều bao nhiêu – thậm chí tôi cảm thấy hơi keo kiệt – tại sao một người lưu vong nghèo lại trao những khoản tiền lớn cho các học viện phương Tây giàu có! Nhưng khi tôi suy ngẫm cẩn thận hơn, tôi nhận ra tầm nhìn của Ngài mới vươn xa tuyệt diệu làm sao. Không ai khác từng nghĩ về điều đó. Ngài cũng trao tiền để hỗ trợ nhiều người ở các quốc gia nghèo hơn. Và mặc dù Ngài chẳng bao giờ kể cho tôi bất cứ điều gì về chuyện này, tôi vẫn luôn nghe nói theo cách này hay cách khác.

Về cơ bản, Ngài đang làm mọi điều mà một đạo sư cần làm.

Vị hóa hiện đời trước – Đức Jamyang Khyentse Wangpo – tuân theo lối Ngorpa của việc không truyền giới tu sĩ cho bất kỳ ai, trong khi hóa hiện tiếp theo của Ngài – Đức Khyentse Chokyi Lodro đã truyền giới cho hàng nghìn tu sĩ trong phần trước của cuộc đời. Mặc dù hóa hiện hiện tại – Dzongsar Khyentse Rinpoche – không tham gia vào bất kỳ hoạt động Vinaya nào, Ngài vẫn vô cùng kính trọng những giáo lý này – khi thấy những tu sĩ Thái, Ngài lập tức chắp taykính lễ. Nhưng Ngài cũng tiến hành mọi hoạt động khác của một đạo sư, như ban quán đỉnh, khẩu truyền, sự giải thích về các thực hành, v.v. Và mọi thứ Ngài đã thọ nhận, Ngài trao truyền.

Đặc biệt, lòng từ của Ngài với những người phương Tây tóc vàng khá tuyệt diệu! Thành thật mà nói, tôi thường băn khoăn tại sao Ngài lại hào phóng đến vậy với họ. Tôi nghĩ rằng điều đó ắt hẳn phải liên quan đến kiểu lòng bi mẫn không phân biệt giữa những vị thân thiết với bạn và những vị không thân thiết đến vậy – chúng ta gọi nó là ‘sự bình thản’. Nếu bạn phân chia mọi người dựa trên nguồn gốc chủng tộc và sau đó cho phép bản thân bị trói buộc bởi kiểu hạn chế đó, làm sao bạn có thể hành động để giúp đỡ và giác ngộ mọi hữu tình chúng sinh, vô số như hư không bao la? Sự diễn tả này về sự bình thản là một phẩm tính thực sự phi phàm của Ngài.

Một số người có thể thấy được những phẩm tính đặc biệt của Yangsi Rinpoche, số khác không thể. Nếu bạn nghĩ về điều đó, bạn sẽ thấy được các phẩm tính của Ngài; nếu bạn không suy nghĩ, bạn sẽ không. Với những vị có kiểu tâm muốn bám chặt vào lối truyền thống, cổ xưa, vô cùng khó thấy được các phẩm tính độc đáo của Ngài. Đấy là vấn đề lớn nhất của tôi. Nếu bạn nghĩ rằng truyền thống đó rất quan trọng, bạn sẽ trở nên giống như tôi …

Những vị thầy của Dzongsar Khyentse Rinpoche là ai? Chúng con muốn biết nhiều hơn về chư vị.

Những ‘đạo sư’ của Dzongsar Khyentse [Rinpoche] khác với những ‘vị thầy’ của Ngài. Lama Choden từ Nangchen ở Kham và là một môn đồ của truyền thống Drukpa Kagyu, vị từng là tu sĩ tại Tu viện Tsechu, một trong những Tu viện chính yếu ở Nangchen. Thầy là một trong những tu sĩ tốt nhất tại Dzongsar trong nhiều năm và trong lúc ở đó, thầy trở thành vị Chopen cho Đức Khyentse Chokyi Lodro. Khi trở thành thị giả thân cận của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, thầy đã thọ nhận nhiều quán đỉnh, khẩu truyền và v.v. Nếu bạn nhìn vào tiểu sử của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, bạn sẽ thấy rằng khi Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro ban Vima Nyingtik cho vài đệ tử thân thiết, chẳng hạn Lama Choden, tất cả họ đều thấy chính Tôn giả Vô Cấu Hữu [Vimalamitra] ở giữa đàn tràng.

Dẫu sao, Lama Choden đã trở thành thầy giáo thọ của Yangsi Rinpoche. Thầy vô cùng uyên bác về các khoa học khác nhau và cũng rất giỏi về mọi nghi lễ. Nền tảng cho sự thực hành Giáo Pháp của thầy là giới của một Tỳ Kheo. Điều mà thầy hoàn thành về nhập thất – các thực hành tiếp cận và thành tựu – thực sự lạ thường. Thầy uyên bác cũng như thành tựu, và cực kỳ tinh tấn và kỷ luật; thầy đạt được một cấp độ thực hành rất cao. Và trong lúc thầy vẫn làm giáo thọ cho Rinpoche, đêm nọ, thầy đi ngủ và không bao giờ tỉnh lại nữa. Đó là cách thầy qua đời. Thầy không có bất kỳ bệnh tật nào, hay bất kỳ điều gì.

Sau thầy, vị giáo thọ thứ hai là Lama Orgyen. Thầy cũng đến từ Nangchen và cũng là một chuyên gia về các thực hành nghi lễ, cũng như về biên soạnthi ca và trước tác, v.v. Tôi không biết sự hành trì của thầy tốt đến đâu, nhưng khi qua đời vì ung thư tại nhà của Ngài Surmang Trungpa ở Boulder, thầy đã hiển bày những dấu hiệu chứng ngộ.

Vị giáo thọ thứ ba là Lama Putse. Thầy là vị đạo sư trì tụng tại Tu viện chúng ta, rất quảng bác và một người viết có nhiều kinh nghiệm. Thầy uyên bác về kinh văn và cực kỳ uyên bác về thực hành nghi lễ. Thầy là giáo thọ của Yangsi Rinpoche trong ba năm. Tôi không biết sự hành trì của thầy ra sao, nhưng khi thầy qua đời ở Nepal, người ta nói rằng thầy đã trụ trong thiền định (Tukdam) trong 16 ngày và hàng nghìn người đến đỉnh lễ nhục thân (Kudung) của thầy. Tulku Chokyi Nyima cho các bác sĩ xem và hỏi, “Thầy đã chết hay chưa?”. Các bác sĩ kiểm tra nhưng kết luận rằng họ không thể trả lời câu hỏi bởi mặc dù thầy trông khá giống đã chết, theo nhiều cách khác, thầy không xuất hiện là đã chết chút nào. Thầy đến từ Riwoche và đã tuân theo truyền thống Nyingma.

Vị thứ tư là Rakong Sotra, người đến từ Derge. Ban đầu, thầy phục vụ cho Vua của Derge và trở thành một thành viên quan trọng trong triều đình, nhưng sau đó, thầy trở thành tu sĩ. Thầy đã là học trò của hóa hiện đời trước, Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro và rất thành thạo về các khoa học. Ngài đến từ truyền thống Sakya nhưng không bộ phái chút nào. Thầy ở cùng với Yangsi Rinpoche lâu hơn một chút so với các vị khác, với tư cáchthị giả của Ngài.

Sau thầy, vị giáo thọ thứ năm được gọi là Shangtok Kunga. Sau khi Đức Khyentse Chokyi Lodro viên tịch, Shangtok Kunga ở lại Sikkim và tôi nghe nói rằng Đức Khyentse Chokyi Lodro xuất hiện trước thầy trong hơn một linh kiến. Thầy rất uyên bác và cũng là vị ‘Chopa’ tuyệt vời – ai đó thực sự thấu triệt giáo lýáp dụng chúng. Trong các tu sĩ bình thườngđệ tử của Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, thầy được kính trọng nhất. Khi qua đời, thầy hiển bày những dấu hiệu chứng ngộ thực sự vĩ đại. Thầy là giáo thọ của Yangsi Rinpoche chỉ trong một thời gian ngắn và chủ yếu dạy Ngài các bản văn linh thiêng.

Và đôi lúc, Khandro Tsering Chodron giúp Yangsi Rinpoche về việc đọc và chỉ cho Ngài cách tụng một số lời cầu nguyện.

Đây là điều tôi biết về những vị thầy của Yangsi Rinpoche. Chư vị thực sự rất uyên bácvô cùng thành tựu; đấy là lý do tôi nghĩ chư vị có tác động vô cùng tích cực với sự hành trì của Rinpoche và lý do Ngài trở nên uyên bác đến vậy và chứng ngộ đến vậy.

Một vị thầy giáo thọ chăm sóc và rèn luyện Ngài 24 giờ mỗi ngày. Vì thế, trong vài năm mà các vị thầy giáo thọ của Yangsi Rinpoche chịu trách nhiệm về Ngài, chư vị ở cùng Ngài 24 giờ mỗi ngày. Các vị dạy mọi chủ đề Giáo Pháp và cả về những điều thế tục. Thầy giáo thọ và học trò ăn cùng nhau và sống cùng nhau và theo cách này, vị giáo thọ dạy học trò cách ăn, cách nói năng và cách liên hệ với kẻ khác, cũng như cách thực hành Giáo Pháp. Mọi chuyện!

Việc Dzongsar Khyentse Rinpoche được trao cho cơ hội nghiên cứu với những thầy giáo thọ vĩ đại đến vậy là sự diễn tả công đức lớn lao của Ngài. Và tất cả những giáo thọ của Ngài đều là học trò của hóa hiện đời trước; đó là lý do chư vị cũng có sự kính trọng, sùng mộ và nhận thức thanh tịnh lớn lao nhất về Ngài. Chư vị đều là những người muốn Yangsi Rinpoche được dạy dỗ thật tốt về các vấn đề thế tục cũng như trở thành một hành giả Giáo Pháp tốt – chư vị đều có ý định cao quý nhất.

Tại Học viện Sakya, Ngài đã nghiên cứu hầu hết các bản văn – pecha linh thiêng, vĩ đại với Khenpo Ape và Khenpo Rinchen. Ngài đã thọ nhận nhiều giáo lý từ chư vị.

Khi Dilgo Khyentse Rinpoche ban Rinchen Terdzod ở Sikkim, tâm Ngài hoàn toàn hướng về Dzongsar Khyentse Rinpoche. Ngài nói nhiều lần rằng Ngài đang hoàn toàn tập trung vào việc trao truyền mọi thứ cho Dzongsar Khyentse Rinpoche.

Và như thế, mọi ngườibao gồm cả chính Rinpoche – hội tụ lại và dành nỗ lực to lớn cho sự rèn luyện của Rinpoche đến mức kết quả thực sự chỉ có thể là vô cùng, vô cùng tốt đẹp.

 

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/public-talks/8-the-grilling.

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh; Janine Schulz hiệu đính.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần Phụ Lục trong bài Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/p38a34386/3/hoat-dong-kinh-ai).

[2] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[3] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[4] Tạng: zab mo nang don.
[5] Tạng: rtsa rgyud brtags gnyis.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.