SƠN CƯ PHÁP NHŨ (4 tập)

25/01/20249:34 SA(Xem: 2831)
SƠN CƯ PHÁP NHŨ (4 tập)
Giới thiệu sách:

SƠN CƯ PHÁP NHŨ (4 tập)
Tác giảKarma Chakme, Khenpo Karthar Rinpoche
Biên dịch Như Nhiên
Hiệu đínhlama Trí Không

blank

  • LỜI GIỚI THIỆU

Sơn Cư Pháp Nhũ - Giáo Huấn Nhập Thất Khẩu Truyền dành cho Thiền Giả, Hành Giả, của ngài Karma Chakme Rinpoche là một cuốn cẩm nang toàn diện về mọi mặt của thực hành ở mức độ bên ngoài của Đại thành tựu giả Rinpoche Karma Chakme. Thực chất nó là bản văn đề cập đến cách làm thế nào để khai phóng Phật tánh của chính chúng ta. Phật tánhbản chất thật sự của chúng ta. Nó là chân tánh của chính chúng tachắc chắn đó là điều cốt lõichúng ta phải hiểu điều này như là cơ sở của động lực để thực hành.

Đơn giản biết rằng chúng ta vốn có Phật tánh, tuy nhiên, nó không đủ để đưa đến giác ngộ. Nếu chúng ta biết điều này mà chẳng thực hành, sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Suy cho cùng, điều này luôn là bản tánh của chúng ta. Chúng taPhật tánh, hay Như lai tạng, nhưng chúng ta chưa đạt Phật quả. Chỉ sự hiện diện của nó thôi chưa đủ. Điều này giống việc xoay xở với nguồn nước ở Tây Tạng trước đây. Giờ thì hiển nhiên có rất nhiều nước dưới lòng đất của Tây Tạng. Đã có thời chúng tôi nghĩ rằng có vấn đề với nguồn nước, nhưng giờ thì chúng tôi biết rằng nếu đào sâu xuống lòng đất, chúng tôi có thể dễ dàng tìm thấy nó. Tuy nhiên, nước có sẵn dưới đất cũng không ích gì trừ khi chúng tôi khoan giếng thực sự. Cũng thế, quan điểm duy nhất của việc tìm hiểu Phật tánh là khích lệ thực hành Phật pháp, bởi lẽ chỉ có thực hành – không phải kiến thức – mới giúp hiển lộ Phật tánh và đưa chúng ta đạt đến Phật quả.

Những gì chúng ta gọi là Phật quả không gì khác hơn là sự hiển lộ hoàn toàn những phẩm tính bẩm sinh của chính chúng ta mà chúng thì vốn luôn hiện hữu trong chúng ta. “Phật” không phải là cái gì ngoài chúng ta. Chừng nào chúng ta chưa khám phá Phật tánh bên trong của chúng ta, chừng đó chúng ta vẫn xem “Phật” ở bên ngoài vì chúng ta chưa kinh nghiệm “Phật” như cái gì ở ngay bên trong chúng ta. Cuốn sách này, Sơn Cư Pháp Nhũ - Giáo Huấn Nhập Thất Khẩu Truyền dành cho Thiền Giả, Hành Giả của ngài Karma Chakme liên quan đến mỗi giai đoạn và mỗi chi tiết của tiến trình khám phá Phật tánh của chúng ta. Nó mô tả cách tiêu trừ mỗi loại chướng ngại bất định và các chướng ngại khác mà bằng mọi cách che giấu hay ngăn cản nhận diện ra chúng.

Tuy nhiên, có khả năng hiểu lầm về quan điểm đối với bản văn này. Bởi vì bản văn gọi là Sơn Cư Pháp Nhũ - Giáo Huấn Nhập Thất Khẩu Truyền dành cho Thiền Giả, Hành Giả, khiến một số người nghĩ rằng nó chỉ hữu ích cho những ai đang nhập thất cô tịch, nghiêm mật, nhưng đó không phải là những gì mà tựa đề trên nói đến cả. Sơn Cư Pháp Nhũ nói đến thực tế rằng đây là bản văn hướng dẫn thực hành đầy đủ nhất. Một khi con đã thọ nhận những trao truyền và nhập môn cần thiết từ một bậc chân sư, nếu con đem bản văn này theo khi nhập thất kín và không có nguồn tham vấn nào khác – không có tài liệu khác và người hướng dẫn – thì con có thể vẫn đủ mọi dẫn dắt và hướng dẫn mà con cần. Lý do nó được gọi là Sơn Cư Pháp Nhũ vì nó sẽ trao cho con bất cứ hướng dẫn nào con cần, bất cứ khi nào con cần đến nó. Nó chứa đựng mọi công cụ mà con sẽ cần ở các giai đoạn thực hành khác nhau của con để nhận ra Phật tánh của con. Cho nên tựa đề sách không có nghĩa nó chỉ dành cho những người nhập thất; đúng hơn, nó có nghĩa là đầy đủ cho những người nhập thất.

Hơn nữa, bản văn không chỉ dành cho những hành giả cao cấp. Nó mở đầu với những phần cơ bản nhất của Phật pháp – giới nguyện quy y... – và tiếp tục hành trình xuyên suốt mọi con đường, giảng giải mọi điều con cần phải biết và mọi điều con cần thực hành để đạt đến Phật quả. Nó chứa đựng mọi giáo lý của cả Kinh và Mật, một giảng giải về mọi giai đoạn của giới và hạnh tương ứng với Biệt giải thoát giới (Hinayana), Bồ tát giới (Mahayana) và Mật thừa giới (Vajrayana). Do sự hoàn chỉnh của nó, bản văn này vì thế được xem là vượt trội so với phần lớn các bản văn khác về loại này.

Giai đoạn lịch sử mà bản văn này được biên soạn là một giai đoạn khác thường và gian truân của dòng truyền thừa chúng ta. Nó là thời của ngài Karmapa đời thứ mười, Choying Dorje, do hoàn cảnh chính trị nên ngài không thể trực tiếp làm lợi lạc chúng sanh trong bất kỳ cách thức có ý nghĩa nào. Ngài đã dạy rằng Rinpoche Karma Chakme là hiện thân hoạt động của ngài trong việc bảo tồn giáo lý của dòng truyền thừa và phát huy nó sâu rộng. Hơn nữa, theo thị kiến của ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm, Karma Chakme được xem nhưhiện thân về tâm của Đức A Di Đà. Trong thời đại của ngài Karmapa đời thứ mười và ngài Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm, tác phẩm của Rinpoche Karma Chakme được truyền bá nhanh chóng khắp xứ Tây Tạng, nhất là ở vùng Kham, nó mãi chuyển biến sâu xa con đường tu tập của chúng ta.

 

Trích từ bài giảng của Khenpo Karthar Rinpoche, trong đó ngài giới thiệu một số bối cảnh của bản văn.

  • MỤC LỤC

I. SƠN CƯ PHÁP NHŨ - TẬP 1:

Chương 1  ̶  Tràng hoa quý: Danh mục nội dung theo trình tự để tránh xáo trộn.

Chương 2  ̶  Thấy sanh hoan hỷ: Giới thiệu về Pháp nhập thất ẩn cư để dìu dắt người bình thường nhập Pháp môn.

Chương 3  ̶  Buông con súc sắc: Cách rũ bỏ nẻo sanh tử và xuất sanh sự xả ly bền vững.

Chương 4  ̶  Gandi của Tôn giả: Phân loại thực hành của những cá nhân thuộc các thừa Phật giáo khác nhau.

Chương 5  ̶  Vầng mặt trời: Cách giữ ba giới nguyện dễ dàng, thọ nhận chúng theo trình tự..

Chương 6  ̶  Bảo vệ khỏi mọi hiểm nguy: Hướng dẫn về quy y để được bảo vệ khỏi mọi hiểm nguy của luân hồi..

Chương 7  ̶  Con đường chính đến giác ngộ: Hướng dẫn về phát tâm Bồ đề khiến mọi kẻ phát tâm được tiến bước trên đường giác ngộ.

Chương 8  ̶  Bóng mát từ bi: Đặt bản thântha nhân dưới sự bảo hộ của Tam Bảo nhờ thiền định.

Chương 9  ̶  Xua tan mọi chướng ngại: Các quán tưởng dùng trong các thời tu để giúp khi bất lực, ốm đau,…

Chương 10  ̶  Dòng sông cam lồ: Hướng dẫn về tịnh hóa nghiệp, ác hạnh, và chướng ngại tích lũy suốt mọi kiếp sống.

Chương 11  ̶  Ngọn núi công đức: Hướng dẫn về cách thức dễ dàng hoàn thành tích tập công đức nhờ cúng dường mạn đà la.

Chương 12  ̶  Dòng sông ân phước: Đạo sư Du già, thực hành để nhận ân phước và tăng trưởng kinh nghiệmchứng ngộ.

 

II. SƠN CƯ PHÁP NHŨ - TẬP 2:

Chương 13  ̶  Đạo ca cho những viễn khách sẽ trải qua hành trình dài: Thực hành về thiền định và cách thức khai ngộ.

Chương 14  ̶  Áo giáp từ và bi: Cách bảo vệ khỏi mọi hiểm họa.

Chương 15  ̶  Phong thủy: Hội tụ mọi tinh hoa.

Chương 16  ̶  Thiện đạo giải thoát: Chỉ dẫn nhập thất.

Chương 17  ̶  Chiếc rìu chặt đứt chấp ngã: Cách thức hội tụ tích lũy của một hành khất trước khi ngủ.

Chương 18  ̶  Kết hợp thực hành trường thọthịnh vượng: Bạch Độ Mẫu và Trường Thọ Mẫu.

Chương 19  ̶  Âm điệu Phạm thiên: Sự khác biệt giữa Kinh và Mật và thực hành Mật điển nói chung.

Chương 20  ̶  Đóng cửa ác đạo: Thực hành Mật điển Du già cho hành giả thuần thục nghi lễthủ ấn.

Chương 21  ̶  Chỉ đường giải thoát: Quán tưởng trong nghi lễ Nam Môn của thực hành Phật Đại Nhật.

 

III. SƠN CƯ PHÁP NHŨ TẬP 3

Chương 22  ̶  Giải thoát qua nhĩ căn: Giới thiệu về Trung ấm, nhận diện nó khiến hương linh có thể giải thoát.

Chương 23  ̶  Bóng cây vô ưu: Cách phòng tránh kẻ trộm và thần chết khi nhập thất.

Chương 24  ̶  Mọi kết nối có ý nghĩa: Cách đốt tan một chủng tự sinh lực để tịnh hóa chướng ngại của thí chủ tín tâm.

Chương 25 ‒ Móc câu từ bi: Cách dẫn dắt người chết, để tất cả họ kết nối với bậc có khả năng đưa họ đến các Tịnh độ.

Chương 26 ‒ Tiếng sấm của thần chú: Thực hành bên ngoài của một Bổn tôn theo Đại du già, nhấn mạnh giai đoạn Sanh khởi.

Chương 27 Tiếng gầm của Dũng phụ: Thực hành bên trong, cho những hành giả tụ hội dâng cúng tô ma, các chất thành tựu…

Chương 28 Bài ca khát ngưỡng của chư Dakini trí tuệ: Thực hành bí mật cho những hành giả có khả năng quán tưởng giai đoạn sanh khởi cực kỳ rõ nét.

Chương 29 Một viên ngọc sặc sỡ: Một lễ hỏa tịnh cho những hành giả có ít nguồn lực nhưng tinh tấn thực hành.

Chương 30 Ngọn lửa tối thượng của đại lạc: Thực hành cực mật của Mật điển Vô thượng Du già.

Chương 31 Thanh tịnh vô hạn: Bậc chính nhân thực hành Mật điển Vô tỉ Du già.

Chương 32 Viên ngọc như ý: Thực hành kết hợp, cho hành giảđịnh lực hùng hậu không thích phức tạp.

Chương 33 Vàng từ sông Jambu: Khẩu quyết gốc về những luyện tập thể chất để thiết lập duyên sanh trong thân.

Chương 34 ‒ Gương ảo thuật: Một tiểu luận về những dấu hiệu cho phép hành giả xác định họ đã thành tựu Ba gốc hay chưa.

Chương 35 ‒ Chỉ đường không lỗi: Tránh những lệch lạc, để hành giả vẫn tiến trên con đường chân thiện mỹ đến giác ngộ.

Chương 36 ‒ Một cơn mưa cam lồ: Những chỉ dẫn về hóa giải những chướng ngại bên ngoài, bên trong, và bí mật.

Chương 37 ‒ Ngọc như ý: Những chỉ dẫn về sự cải thiện, để kinh nghiệmchứng ngộ tăng trưởng như trăng đang tròn.

Chương 38 ‒ Con công vĩ đại chế ngự độc tố: Những chỉ dẫn hỗ trợ về từ bỏ chướng ngại bởi năm độc phiền não.

 

IV. SƠN CƯ PHÁP NHŨ TẬP 4

Chương 39 ‒ Thực hành của Pháp tử Đấng Chiến thắng: Những chỉ dẫn về hạnh, để hành giả cư xử theo luật của Đấng Chiến thắng.

Chương 40 ‒ Đại dương hoạt động: Những chỉ dẫn về lợi ích chúng sanh, để hành giả hoàn thành lợi ích vĩ đại cho giáo lýchúng sanh.

Chương 41 ‒ Quả của cây như ý: Cách chết của hành giả Thượng thừa, Trung thừa, và Hạ thừa.

Chương 42 ‒ Hướng dẫn tìm kiếm châu báu: Chọn một Tịnh độ, để hành giả biết mình sẽ về đâu.

Chương 43 ‒ Chiến mã Balaha: Cách đến một Tịnh độ nếu người chết không có thời gian dành cho thiền định.

Chương 44 ‒ Chiếu chỉ của Hoàng đế: Nhắc nhở hành giả thiền định để nhận ra thanh quang lúc chết.

Chương 45 ‒ Những cơn sóng vĩ đại của hoạt động: Thực hành về Hộ pháp nói chung, để giáo lý chư Phật thịnh vượng.

Chương 46 ‒ Mưa đá trong một cơn bão tuyết, thành tựu mọi hoạt động: tốc thành hoạt động của chư Hộ pháp.

Chương 47 ‒ Núi Tu di của Hala: Cách kiểm soát ma xó, để không có chướng ngại xuất hiện trong bất kỳ thực hành nào.

Chương 48 ‒ Như ruồi bâu thịt thối: Cách thu hút Hộ pháp đến bản thân hay tha nhân bằng cách dùng linh thạch và vật liệu hỗ trợ.

Chương 49 Châu báu của chư thiên: Bản văn về tô ma, để xua tan mọi chướng ngạithành tựu mọi mong cầu.

Chương 50 Mẫu và Hộ pháp hợp nhất, pháp đặc biệt của Karma Pakshi: Sự hòa hợp của hướng dẫn truyền văn tựtruyền khẩu.

Chương 51 Thực hành Hộ pháp Tài Bảo, pháp đặc biệt của Drogon Rechen: để tự động tăng trưởng thịnh vượngđịa vị.

Chương 52 Những chỉ dẫn Hộ pháp từ Lhodrak: Thành tựu mọi hoạt động nhờ kinh mạch và khí năng.

Chương 53 ‒ Bảo châu: Chỉ dẫn về Hồi hướng, để công đức được cất giấu như một bảo tạng vô tận.

Chương 54 ‒ Bảng liệt kê các Pháp, những giáo huấn tâm linh của dòng truyền thừa độc nhất: Để Mật thừa không phổ biến rộng rãi, và giữ ân phước mãi dồi dào.

 

Chú thích: Các chương có chữ in nghiêng không được đưa vào trong ấn bản tiếng Anh. Chúng sẽ được xuất bản riêng, dành cho các đệ tử cao cấp. Do đó, chúng cũng không có trong ấn bản tiếng Việt.



  • THỈNH SÁCH LIÊN HỆ:

A- Tại Hà Nội:
1- bạn Phương Minh : sdt +84 82 2618888
2- bạn Nguyễn Phương : sdt 091 7835988
3- bạn Nguyễn Chi : sdt 094 5200991
4- bạn Bảo Khang : sdt +84 34 3322371

B- Tại Hồ Chí Minh :
1- bạn Việt Long sdt : +84 91 6713931
2- bạn Quế Như sdt 096 6528528
3- bạn Trương Khuyên sdt : 090 6836720

C- Tại Đà Lạt
Bạn Bảo Châu : 098 2797245

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…