150. Kinh Nói Cho Dân Nagaravinda (Nagaravindeyya Sutta)

18/05/201012:00 SA(Xem: 27977)
150. Kinh Nói Cho Dân Nagaravinda (Nagaravindeyya Sutta)
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

150. Kinh Nói cho dân Nagaravinda
(Nagaravindeyya sutta)


Như vầy tôi nghe.

Môt thời Thế Tôn du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với Đại chúng Tỷ-kheo và đi đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Nagaravinda.

Các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda được nghe như sau: "Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ gia tộc Sakka (Thích-ca), đang du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với Đại chúng Tỷ-kheo và đã đến một làng Bà-la-môn của dân chúng Kosala tên là Nagaravinda. Tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Tôn giả Gotama: "Ngài là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Với thắng trí, Ngài tự thân chứng ngộ thế giới này cùng với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, các loài Trời và Người. Khi đã chứng ngộ, Ngài còn tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa. Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ trong sạch. Lành thay nếu được yết kiến một A-la-hán như vậy!" 

Rồi các vị Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, một số người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên; một số người chấp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số người nói lên tên họ trước Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; một số người im lặng ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với những Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda đang ngồi một bên: 

Ố Này Gia chủ, nếu những du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Này Gia chủ, hạng Sa-môn, Bà-la-môn nào không đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường?" Được hỏi vậy này các Gia chủ, các du sĩ ngoại đạo ấy cần được trả lời như sau: "Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng. Những Sa-môn, Bà-la-môn như vậy không đáng cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, nhưng chúng tôi không thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy các Tôn giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường.

Những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các tiếng do tai nhận thức, đối với các hương do mũi nhận thức, đối với các vị do lưỡi nhận thức, đối với các xúc do thân nhận thức, đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng, các Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường. Vì cớ sao? Chúng tôi đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng; nhưng chúng tôi không thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, các vị Sa-môn, Bà-la-môn ấy không đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường". Được hỏi như vậy, này các Gia chủ, các Ông cần phải trả lời như vậy cho các du sĩ ngoại đạo ấy.

Nhưng này các Gia chủ, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: "Này các Gia chủ, hạng Sa-môn, Bà-la-môn nào đáng tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường?" Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng. Các Sa-môn, Bà-la-môn như vậy đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường. Vì sao vậy? Chúng tôi đối với các sắc do mắt nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp khi thì thăng bằng, khi không thăng bằng; nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, đảnh lễ, cúng dường.

Những Sa-môn, Bà-la-môn nào đối với các tiếng do tai nhận thức, đối với các hương do mũi nhận thức, đối với các vị do lưỡi nhận thức, đối với các xúc do thân nhận thức, đối với các pháp do ý nhận thức, ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường. Vì sao vậy? chúng tôi đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, khi thăng bằng, khi không thăng bằng, nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi. Do vậy, những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, lễ bái, cúng dường." Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời như vậy cho các vị du sĩ ngoại đạo ấy.

Này các Gia chủ, nhưng nếu du sĩ ngoại đạo ấy hỏi các Ông như sau: "Do căn cứ gì về các Tôn giả (ấy), do truyền thống gì, các vị nói về các Tôn giả ấy như sau: Chắc chắn các Tôn giả ấy là ly tham, hay đang đi trên con đường điều phục tham, hay ly sân, hay đang đi trên con đường điều phục sân, hay ly si, hay đang đi trên con đường điều phục si?" Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như sau: "Các Tôn giả ấy sống tại các trú xứ xa vắng trong các khu rừng nhàn tịnh. Nhưng tại các chỗ như vậy, không có các sắc do mắt nhận thức để họ có thể thấy, và sau khi thấy có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có các tiếng do tai nhận thức để họ có thể nghe, và sau khi nghe, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có hương do mũi nhận thức, để họ có thể ngửi và sau khi ngửi, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ ấy như vậy không có các vị do lưỡi nhận thức, để họ có thể nếm, và sau khi nếm, có lòng thích thú; nhưng tại các chỗ như vậy, không có các xúc do thân nhận thức, để họ có thể cảm giác, và sau khi cảm giác, có lòng thích thú. Chư Hiền giả, do căn cứ này, do những truyền thống này, mà chúng tôi nói về các Tôn giả (ấy) như sau: "Thật vậy, chư Tôn giả ấy ly tham hay đang đi trên con đường nhiếp phục tham, hay ly sân, hay đang đi trên con đường nhiếp phục sân, hay ly si, hay đang đi trên con đường nhiếp phục si". Khi được hỏi vậy, này các Gia chủ, các Ông hãy trả lời các du sĩ ngoại đạo như vậy.

Khi nghe nói vậy, các Bà-la-môn gia chủ ở Nagaravinda nói với Thế Tôn

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vị diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện để trình bày. Và nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Phápquy y chúng Tỷ-kheo Tăng, mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng!

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45416)
18/04/2016(Xem: 27107)
02/04/2016(Xem: 10191)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.