152. Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhàvanà Sutta)

18/05/201012:00 SA(Xem: 28679)
152. Kinh Căn Tu Tập (Indriyabhàvanà Sutta)
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

152. Kinh Căn tu tập
(Indriyabhàvanà sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Kajangala, tại Mukheluvana. 

Rồi thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pasariya đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với thanh niên Bà-la-môn Uttara, đệ tử của Pasariya đang ngồi một bên: 

-- Này Uttara, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử không?

-- Thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya có thuyết về căn tu tập cho các đệ tử.

-- Nhưng này Uttara, Bà-la-môn Pasariya thuyết về căn tu tập cho các đệ tử như thế nào? 

-- Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, không nên thấy sắc với mắt, không nên nghe tiếng với tai. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, Bà-la-môn Pasariya thuyết căn tu tập cho các đệ tử.

-- Nếu là như vậy, này Uttara, theo như lời nói của Bà-la-môn Pasariya, người mù sẽ là người có căn tu tập, người điếc sẽ là người có căn tu tập. Này Uttara, người mù không thấy sắc với mắt, người điếc không nghe tiếng với tai.

Khi được nói vậy, thanh niên Bà-la-môn Uttara đệ tử của Pasariya ngồi im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Uttara, đệ tử của Pasariya im lặng, hổ thẹn, thụt vai, mặt cúi gầm xuống, trầm ngâm, không nói năng gì, liền gọi Tôn giả Ananda và nói: 

-- Này Ananda, Bà-la-môn Pasariya thuyết cho các đệ tử căn tu tập một cách khác; nhưng trong giới luật các bậc Thánh, vô thượng căn tu tập khác như vậy.

-- Bạch Thế Tôn, nay đã đến thời ! Bạch Thiện Thệ nay đã đến thời để Thế Tôn thuyết vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh. Sau khi nghe Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

-- Vậy này Ananda, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

-- Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vị nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo tai nghe tiếng khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể búng tay một cách dễ dàng; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các tiếng do tai nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo do mũi ngửi hương khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như những giọt nước mưa chảy trượt đi, không có đọng lại trên một lá sen hơi chúc xuống; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các hương do mũi nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo lưỡi nếm vị khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tinh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể nhổ ra một cách dễ dàng cục đờm đọng lại trên đầu lưỡi; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các vị do lưỡi nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo thân cảm xúc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, ví như một người có thể co duỗi cánh tay được co lại của mình, hay co lại cánh tay duỗi ra của mình; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các xúc do thân nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo, ý nhận thức các pháp khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý. Khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt đun nóng mỗi ngày, này Ananda, các giọt nước rơi rất chậm nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.

Như vậy, này Ananda, là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh.

Và này Ananda, thế nào là đạo lộ của vị hữu học? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo mắt thấy sắc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Sau khi tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận thức pháp, vị ấy khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý . Vì rằng có khả ý khởi lên, có bất khả ý khởi lên, có khả ý bất khả ý khởi lên, vị ấy ưu não, tàm quý, ghét bỏ. Như vậy, này Ananda là đạo lộ của vị hữu học.

Và này Ananda, thế nào là bậc Thánh, các căn được tu tập? Ở đây, này Ananda, sau khi mắt thấy sắc, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly đối với (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn; "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly", đối với (sự vật) không yếm ly và (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác ", thời ở đây, vị ấy an trú xả chánh niệm, tỉnh giác.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo sau khi tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận thức pháp, vị Tỷ-kheo khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly đối với (sự vật) yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng ta an trú với tưởng yếm ly (đối với sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng không yếm ly (đối với sự vật) yếm ly và (sự vật) không yếm ly", thời ở đây, vị ấy sống an trú với tưởng không yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi an trú với tưởng yếm ly (đối với sự vật) không yếm ly và sự vật yếm ly", thời ở đây, vị ấy an trú với tưởng yếm ly. Nếu vị ấy khởi lên ước muốn: "Mong rằng tôi, sau khi từ bỏ cả hai yếm ly và không yếm ly, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác", thời ở đây, vị ấy an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác.

Như vậy, này Ananda, là bậc Thánh, các căn được tu tập.

Như vậy, này Ananda, Ta đã giảng vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh, đã giảng đạo lộ của bậc hữu học, đã giảng bậc Thánh, các căn được tu tập. Này Ananda, những gì một bậc Đạo sư phải làm, vì lòng từ mẫn, mưu cầu hạnh phúc cho các đệ tử, những điều ấy Ta đã làm cho các Ông. Này Ananda, đây là những gốc cây, đây là những chỗ trống. Này Ananda, hãy Thiền tư, chớ có phóng dật, chớ có hối hận về sau. Đây là những lời giáo giới của Ta cho các Ông.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Hết Kinh Trung Bộ

Majjhima Nikaya 152
Indriya-bhavana Sutta
The Development of the Faculties
Translated by Bhikkhu Thanissaro


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying among the Kajjangalas in the Bamboo Grove. Then the young brahmin Uttara, a student of Parasiri (Parasivi) went to the Blessed One and, on arrival, exchanged friendly greetings and courtesies. After this exchange of courteous greetings he sat to one side. 

As he was sitting there, the Blessed One said to him: "Uttara, does the brahmin Parasiri teach his followers the development of the faculties?" 

"Yes, master Gotama, he does." 

"And how does he teach his followers the development of the faculties?" 

"There is the case where one does not see forms with the eye, or hear sounds with the ear [in a trance of non-perception]. That's how the brahmin Parasiri teaches his followers the development of the faculties." 

"That being the case, Uttara, then a blind person will have developed faculties, and a deaf person will have developed faculties, according to the words of the brahmin Parasiri. For a blind person does not see forms with the eye, and a deaf person does not hear sounds with the ear." 

When this was said, the young brahmin Uttara sat silent and abashed, his shoulders slumped, his head down, brooding, at a loss for words. The Blessed One -- noticing that Uttara was sitting silent and abashed, his shoulders slumped, his head down, brooding, at a loss for words -- said to Ven. Ananda, "Ananda, the development of the faculties that the brahmin Parasiri teaches his followers is one thing, but the unexcelled development of the faculties in the discipline of a noble one is something else entirely." 

"Now is the time, O Blessed One. Now is the time, O One Well-Gone, for the Blessed One to teach the unexcelled development of the faculties in the discipline of the noble one. Having heard the Blessed One, the monks will remember it." 

"In that case, Ananda, listen and pay close attention. I will speak." 

"As you say, lord," Ven. Ananda responded to the Blessed One. 

The Blessed One said: "Now how, Ananda, in the discipline of a noble one is there the unexcelled development of the faculties? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a man with good eyes, having closed them, might open them; or having opened them, might close them, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to forms cognizable by the eye. 

"Furthermore, when hearing a sound with the ear, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily snap his fingers, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to sounds cognizable by the ear. 

"Furthermore, when smelling an aroma with the nose, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as drops of water roll off a gently sloping lotus leaf and do not remain there, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to aromas cognizable by the nose. 

"Furthermore, when tasting a flavor with the tongue, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily spit out a ball of saliva gathered on the tip of his tongue, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to flavors cognizable by the tongue. 

"Furthermore, when touching a tactile sensation with the body, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity.' With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might easily extend his flexed arm or flex his extended arm, that is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to tactile sensations cognizable by the body. 

"Furthermore, when cognizing an idea with the intellect, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He discerns that 'This agreeable thing has arisen in me, this disagreeable thing...this agreeable and disagreeable thing has arisen in me. And that is compounded, gross, dependently co-arisen. But this is peaceful, this is exquisite, i.e., equanimity. With that, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. Just as a strong man might let two or three drops of water fall onto an iron pan heated all day: Slow would the falling of the drops of water, but they quickly would vanish and disappear. That is how quickly, how rapidly, how easily, no matter what it refers to, the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing ceases, and equanimity takes its stance. In the discipline of a noble one, this is called the unexcelled development of the faculties with regard to ideas cognizable by the intellect. 

"And how is one a person in training, someone following the way? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He feels horrified, humiliated, and disgusted with the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing. 

"When hearing a sound with the ear...When smelling an aroma with the nose...When tasting a flavor with the tongue...When touching a tactile sensation with the body...When cognizing an idea with the intellect, there arises in him what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. He feels horrified, humiliated, and disgusted with the arisen agreeable thing...disagreeable thing...agreeable and disagreeable thing. 

"This is how one is a person in training, someone following the way. 

"And how is one a noble one with developed faculties? There is the case where, when seeing a form with the eye, there arises in a monk what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome and what is. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome and what is not. If he wants -- in the presence of what is loathsome and what is not -- cutting himself off from both, he remains equanimous, alert, and mindful. 

"When hearing a sound with the ear...When smelling an aroma with the nose...When tasting a flavor with the tongue...When touching a tactile sensation with the body...When cognizing an idea with the intellect, there arises in him what is agreeable, what is disagreeable, what is agreeable and disagreeable. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome. If he wants, he remains percipient of loathsomeness in the presence of what is not loathsome and what is. If he wants, he remains percipient of unloathsomeness in the presence of what is loathsome and what is not. If he wants -- in the presence of what is loathsome and what is not -- cutting himself off from both, he remains equanimous, alert, and mindful. 

"This is how one is a noble one with developed faculties. 

"So, Ananda, I have taught you the unexcelled development of the faculties in the discipline of a noble one; I have taught you how one is a person is in training, someone following the way; I have taught you how one is a noble one with developed faculties. Whatever a teacher should do -- seeking the welfare of his disciples, out of sympathy for them -- that have I done for you. Over there are the roots of trees; over there, empty dwellings. Practice jhana, Ananda. Don't be heedless. Don't later fall into regret. This is our message to you all." 

That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Ananda delighted in the Blessed One's words. 



Source: http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn152.html (Revised: 9 November 1998)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45441)
18/04/2016(Xem: 27178)
02/04/2016(Xem: 10211)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :