Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

22/05/201012:00 SA(Xem: 77561)
Kinh Tiểu Bộ Tập I (Khuddhaka Nikàya)

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TIỂU BỘ TẬP I
Khuddhaka Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
kinh-tieu-bo1
Mục Lục Tập I
Kinh Tiểu Tụng (Việt-Anh)

Kinh Pháp Cú (Việt-Anh) [Mục Lục]
Phẩm 01-10
Phẩm 11-20
Phẩm 21-26

Kinh Phật Tự Thuyết [Mục Lục]
Chương 01-03
Chương 04-05
Chương 06-08

Kinh Phật Thuyết Như Vậy
Chương 01
Chương 02
Chương 02
Chương 04

Kinh Tập [Mục Lục]
Chương 01 - Phẩm Rắn
Chương 02 - Tiểu Phẩm
Chương 03 - Đại Phẩm
Chương 04 - Phẩm Tám
Chương 05 - Trên Đường Đến Bờ Bên Kia

GIỚI THIỆU KINH TIỂU BỘ
(Khuddaka Nikàya)
Giáo sư Trần Phương Lan

Tiểu Bộ kinh có nhan đề "Tiểu Bộ", nhưng lại chứa đựng số lượng kinh lớn nhất trong năm bộ Nikàya là 15 tập, so với Trường Bộ (3 tập), Trung Bộ (3 tập), Tương Ưng Bộ (5 tập) và Tăng Chi Bộ (3 tập). Chữ "Tiểu" ở đây, theo các vị luận sư, muốn chỉ tính cách hỗn hợp nhiều đề tài được diễn tả bằng nhiều thể văn khác nhau, từ các kinh kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết giảng, các tiền thân Đức Phật với hàng ngàn bài kệ do các vị Tỳ kheo cảm tác, tiểu sử các Đức Phật, các vị A la hán, sự tích Thiên cung, Ngạ quỷ do chư vị kết tập kinh điển biên soạn..., đến các luận thư phân tích giáo lý mở đầu cho văn học A Tì Đàm (Abhidhamma) của Luận tạng về sau. Tóm lại Tiểu Bộ kinh là một hợp tuyển đa diện gồm 15 tập theo thứ tự như sau:

1) Khuddaka Pàtha (Tiểu tụng): gồm 9 kinh và kệ ngắn gọn do Đức Phật thuyết về Tam quy, Thập giới, Các điềm lành, Phật bảo, Lòng từ v.v. cho các đệ tử mới học đạo.

2) Dhammapada (Pháp cú): gồm 423 bài kệ do Đức Phật thuyết được sắp theo các chủ đề trong 26 phẩm, là tập kinh phổ biến nhất trong các nước theo đạo Phật Nam truyền vì tính cách cô đọng phần cốt tủy của giáo lý qua các bài kệ ngắn gọn làm nền tảng của nếp sống đạo, từ đó nhiều bộ kinh lớn được phát triển về sau.

3) Udàna (Cảm hứng ngữ, Phật tự thuyết): gồm 80 chuyện gợi niềm cảm hứng để Đức Phật phát biểu những vấn đề hoan hỉtính cách giáo dục và khích lệ hội chúng, được chia làm 8 phẩm.

4) Itivuttaka (Phật thuyết như vậy): gồm 112 kinh chia ra 4 chương theo lối văn xuôi pha lẫn thơ kệ. Tập này cũng trích dẫn những cảm hứng ngữ trang nghiêm của Đức Phật nhưng bắt đầu bằng câu "Đây là điều được Đức Thế Tôn thuyết và tôi nghe như vậy".

5) Suttanipàta (Kinh tập): gồm 71 kinh trong 5 chương viết theo thể kệ, miêu tả hoàn cảnh xã hội cổ Ấn Độbàn luận những lời dạy đầy tính cách triết họcđạo đức của Đức Phật, cùng lý tưởng trong nếp sống thanh tịnh của các Tỳ kheo.

6) Vimanavatthu (Chuyện Thiên cung): gồm 85 chuyện chia ra 7 chương, miêu tả mọi cảnh huy hoàng của các lâu đài Thiên giớiđời sau dành cho những người sống theo chánh đạo và làm thiện sự ở đời này.

7) Petavatthu (Chuyện Ngạ quỷ): gồm 51 chuyện trong 4 chương miêu tả cảnh giới khổ đau của các loài quỷ do ác nghiệp của chúng tạo ra ở đời này. Cả hai tập chuyện Thiên cungNgạ quỷ này nhằm nói lên tương quan giữa Nghiệp và Quả, cùng khích lệ sự tu tập của giới tại gia.

8) Theragàthà (Trưởng lão Tăng kệ): gồm 1,360 bài thơ kệ do 264 vị Tỷ kheo cảm tác từ đời sống tu tập của chư vị.

9) Therigàthà (Trưởng lão Ni kệ): gồm 524 bài kệ do 73 Tỷ kheo ni cảm tác. Cả hai tập thi kệ Theragàthà và Therigàthà được đánh giá là những tác phẩm đẹp nhất trong văn học Ấn Độtính cách mang nặng tình người hòa lẫn thiền vị của các đệ tử Phật. Đây là những khúc hoan ca phản ánh đời sống thanh tịnh của những người tầm cầu giải thoát giác ngộ, chân hạnh phúc.

10) Jàtaka (Bổn sanh hay Chuyện tiền thân Đức Phật): gồm 547 chuyện ngắn và dài theo thể văn xuôi xen kẽ thi kệ trong 22 chương, theo thứ tự các bài kệ tăng dần từ chương một với một bài kệ cho đến chương 22, chấm dứt với tiền thân Vessantara nổi tiếng qua cả ngàn bài kệ. Các chuyện tiền thânmục đích tạo niềm tin vào đạo pháp trong mọi tầng lớp xã hội từ vua chúa, Bà la môn cho đến các giới bình dân cùng khổ. Đối với các học giả, các chuyện tiền thân có tầm quan trọng lịch sử vì chúng được xây dựng trong khung cảnh Ấn Độ cổ đại.

11) Nidesa (Nghĩa tích): là một luận thư trình bày sự phân tích bình giải các vấn đề giáo lý của tập kinh Sutta Nipata. Sách này gồm hai phần: Đại nghĩa tích và Tiểu nghĩa tích.

12) Patisambhidàmagga (Vô ngại giải đạo): một luận thư trình bày các vấn đề phân tích giáo lý theo hình thức hỏi đáp như trong bộ A Tì Đàm. Hai tập kinh này được đánh giá là các tác phẩm tiền phong của văn học A Tì Đàm và được xem là do Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) thuyết giảngbình luận 32 vấn đề giáo lý trong 3 phẩm.

13) Apadana (Sự nghiệp anh hùng): kể theo thể thơ kệ cuộc đời Đức Phật và các Thánh đệ tử của Ngài. Tập kinh gồm 4 phần: cuộc đời Đức Phật Gotama (Thích Ca), 41 vị Độc giác Phật, và 559 vị Tỷ kheoTỷ kheo ni đã trải qua những cuộc chiến đấu anh hùng cao thượng để đạt cứu cánh giải thoát giác ngộ.

14) Buddhavamsa (Phật sử): tập kinh theo thể thơ kệ nói về sự tích 24 vị cổ Phật từ Đức Phật Dipankara (Nhiên Đăng) đến Đức Phật Kassapa (Ca Diếp) và phương cách các Đức Phật chuyển Pháp luân. Tất cả đều do Đức Phật Gotama kể lại từ khi Ngài còn là Bồ tát được Đức Phật Dipankara thọ ký cho đến khi Ngài diệt độ trong Niết bàn Vô dư y.

15) Cariyà Pitaka (Sở hạnh tạng): gồm 35 chuyện tiền thân Đức Phật được kể theo lời thỉnh cầu của Tôn giả Sariputta, với mục đích nêu rõ ý chí tầm cầu giải thoát với nỗ lực cao độ và sự hy sinh vô thượngBồ tát đã thực hiện qua mười công hạnh Ba la mật (viên mãn) của Ngài.

(Trích Nguyệt san Giác Ngộ, 01-1999)


GIỚI THIỆU KINH TẬP
Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Tập I
 Kinh Tập Sutta Nipata
Mục Lục
Giới thiệu
Chương Một - Phẩm Rắn (Uragavagga)
1. Kinh Rắn
2. Dhaniya
3. Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng
4. Kinh Kasibbàradvàja, Người Cày Ruộng
5. Kinh Cunda
6. Kinh Bại Vong
7. Kinh Kẻ Bần Tiện
8. Kinh Từ Bi
9. Kinh Hemavata
10. Kinh Alavaka
11. Kinh Kinh Thắng Trận
12. Kinh Vị ẩn sĩ
Chương Hai - Tiểu Phẩm
1. Kinh Châu Báu
2. Kinh Hôi Thối
3. Kinh Xấu Hổ
4. Kinh Điềm Lành Lớn
5. Kinh Sùciloma
6. Kinh Hành Chánh Pháp
7. Kinh Pháp Bà La Môn
8. Kinh Chiếc Thuyền
9. Kinh Thế Nào Là Giới
10. Kinh Đứng Dậy
11. Kinh Ràhula
12. Vangiụsa
13. Kinh Chánh Xuất Gia
14. Kinh Dhammika
Chương Ba - Đại Phẩm
1. Kinh Xuất Gia
2. Kinh Tinh Cần
3. Kinh Khéo Thuyết
4. Kinh Sundarika Bhàradvàja
5. Kinh Màgha
6. Kinh Sabhiya
7. Kinh Sela
8. Kinh Mũi Tên
9. Kinh Vàsettha
10. Kinh Kokàliya
11. Kinh Nàlaka
12. Kinh Hai Pháp Tùy Quán
Chương Bốn - Phẩm Tám
1. Kinh Về Dục
2. Kinh Hang Động Tám Kệ
3. Kinh Sân Hận Tám Kệ
4. Kinh Thanh Tịnh Tám Kệ
5. Kinh Tối Thắng Tám Kệ
6. Kinh Gìa Tám Kệ
7. Kinh Tissametteyya
8. Kinh Pasùra
9. Kinh Màgandiya 
10. Kinh Trước Khi Bị Hủy Hoại
11. Kinh Tranh Luận
12. Sự Tập Hợp Nhỏ Bé
13. Những Vấn Đề To Lớn
14. Kinh Tuvataka
15. Kinh Chấp Trượng
16. Kinh Sàriputta
Chương Năm - Trên Đường Đến Bờ Bên Kia
1. Bài Kệ Mở Đầu
2. Câu Hỏi Của Thanh Niên Ajita
3. Câu Hỏi Của Thanh Niên Tissametteyya
4. Câu Hỏi Của Thanh Niên Punnaka
5. Câu Hỏi Của Thanh Niên Mettagù
6. Câu Hỏi Của Thanh Niên Dhotaka
7. Câu Hỏi Của Thanh Niên Upasiụva
8. Câu Hỏi Của Thanh Niên Nanda
9. Câu Hỏi Của Thanh Niên Hemaka
10. Cau Hỏi Của Thanh Niên Todeyya
11. Câu Hỏi Của Thanh Niên Kappa
12. Câu Hỏi Của Thanh Niên Jatukanniụ
13. Câu Hỏi Của ThanhNiên Bhadràvudha
14. Câu Hỏi Của Thanh Niên Udaya
15. Câu Hỏi Của Thanh Niên Posàla
16. Câu Hỏi Của Thanh Niên Magharàja
17. Câu Hỏi Của Thanh Niên Pingiya
18. Kết Luận


Giới Thiệu Kinh Tập (Sutta Nipata)
Hoà thượng Thích Minh Châu

Tập Sutta Nipatà là kinh thứ 5, trong 15 kinh thuộc Bộ Khuddaka Nipàta tức là Tiểu Bộ Kinh. Bộ Tiểu Bộ Kinh gồm có 15 kinh:
Khuddakapàtha (Tiểu Tụng Kinh), 
Dhammapada (Pháp Cú), 
Udàna (Phật Tự Thuyết Kinh, Cảm Hứng Ngữ), 
Itivuttaka (Như Thị Ngữ Kinh, Phật Thuyết Như Vậy), 
Vimànavatthu (Thiên Cung Sự Kinh), 
Petavatthu (Ngạ Quỷ Sự Kinh), 
Theragàthà (Trưởng Lão Tăng Kệ), 
Therigàthà (Trưởng Lão Ni Kệ), 
Jàtaka (Bổn Sanh), 
Mahàniddesa (Đại Nghĩa Tích), 
Cùlaniddesa (Tiểu Nghĩa Tích), 
Patisambhidàmagga (Vô Ngại Giải Đạo), 
Apadàna (Thí Dụ Kinh), 
Buddhavamsa (Phật Sử) và 
Cariyàpitaka (Tiểu Nghĩa Kinh, Sở Hạnh Tạng).
Theo một phân loại khác, Luật Tạng, Luận Tạng và tất cả kinh chưa được sưu tập vào 4 Bộ Nikàyà chính, lập thành Tiểu Bộ Kinh. Các vị thọ trì Trường Bộ Kinh không chấp nhận các kinh Khuddakapàtha, Cariyàpitaka và Apadàna, và phân loại các kinh khác vào Luận Tạng. Các vị thọ trì Trung Bộ Kinh không chấp nhận tập Khuddakapàtha, nhưng chấp nhận các kinh còn lại và phân loại chúng vào Kinh tạng. Theo truyền thống Miến Điện, 4 tập khác được cộng thêm vào, như Milindapanha, Suttasamgaha, Petakopadesa và Nettipakarana.
Kinh Tập này gồm có 5 Chương:
Chương I, Phẩm Rắn (Uragavagga) gồm có 12 kinh; 
Chương II, Tiểu Phẩm gồm có 14 kinh. 
Chương III, Đại Phẩm gồm có 12 kinh; 
Chương IV, Phẩm Tám gồm có 16 kinh; và
Chương V,  PhẩmTrên Con Đường Đến Bờ Bên Kia, gồm có 17 kinh tất cả.
Tổng cộng kinh này có 5 Chương và 71 bài kinh.
*
Đặc biệt của tập này gồm những kinh có thể được xem là những kinh xưa nhất, cổ nhất, nghĩa là gần với thời đức Phật nhất. Chúng tôi dựa trên một số yếu tố để xác nhận tánh chất thật sự nguyên thủy của Bộ Suttànipàta này, về cả hai mặt Văn cú và Nội dung.
Trước hết, Tập Suttanipàta viết bằng một thể văn Pàli xưa nhất và cổ kính nhất, so sánh với các thể văn chúng ta thường được gặp trong các Bộ Dìgha Nikàya (Trường Bộ), Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Tăng Chi Bộ). Nhiều thể văn gần với văn Vedà (Vệ Đà) được tìm thấy rất nhiều trong tập này, nhưng không tìm thấy trong các tập khác, như các danh từ và động từ số nhiều: sitàse, upatthitàse, caramàse. Các hình thức chủ cách số nhiều và sử dụng cách số ít của một số danh từ như: vinicchayà thế cho vinicchayàni, lakkhanà thế cho lakkhanàni, mantà thế cho mantàya. Ngoài ra, chúng ta thường gặp các nguyên mẫu Vedà như vippahàtane, sampayàtave, unnametave rất ít khi được tìm thấy trong các tập kinh khác. Nhiều khi chúng ta thấy một số danh từ đặc biệt như chữ datthu thế cho disvà, atisìtvà thế cho atikkamivà, maga thế cho miga, tumo thế cho so v.v... Những danh từ này rất gần với tiếng Vệ đà không tìm thấy ở các bộ kinh khác. Như vậy, chứng tỏ Tập Suttanipàta được viết trong thời kỳ xưa nhất của ngôn ngữ Pàli, chưa được trau chuốt lưu loát, nhiều âm điệu như ngôn ngữ Pàli sau này. Giá trị cổ kính của ngôn ngữ Pàli trong tập này đánh giá tánh chất nguyên thủy của tập Suttanipàta.
Một yếu tố nữa giúp chúng ta biết giá trị cổ kính của tập này là một số kinh của tập này được tìm thấy trong các bộ kinh khác, và chứng tỏ các kinh khác đã sưu tầm một số kinh hiện có trong bộ Suttanipàta. Ví dụ kinh Seta (Sn. 548-573) được tìm thấy trong Majjhima Nikàya M.i. 146; kinh Vàsettha (Sn. 594-656) được tìm thấy cũng trong Majjhima Nikàya M.ii. 196.
*
Ngoài ra, tập Suttanipàta có ghi chép lại một vài giai đoạn trong đời sống tìm đạo và học đạo của Thái tử, những mẫu chuyện này rất giản dị và mộc mạc, không có xen lẫn thần thông phù phép với những hình ảnh thật đơn sơ và tươi đẹp.
Kinh Xuất gia (Sn. 405-424) diễn tả cuộc gặp gỡ giữa Thái tử với Vua Bimbisàra, khi Thái tử vừa mới xuất gia. Vua Bimbisàra đứng trên lầu nhìn xuống thấy Thái tử đang đi khất thực.
"Bình Sa Vương thấy Ngài,
Đứng trên sân lầu thượng
Thấy đầy đủ tướng tốt,
Bèn nói lên lời này." (409)
Sau khi sai sứ giả đi theo để tìm chỗ Thái tử, Vua Bimbisàra liền đi đến gặp Thái tử và thưa:
"Ngài thanh niên tuổi trẻ,
Ngây thơ, bước vào đời,
Cao đẹp được viên mãn,
Thiện sanh giòng Sát lỵ...
Tài sản ta cho ngươi.
Hãy hưởng và trả lời." (420-421)
Thái tử dứt khoát trả lời :
"Giòng họ thuộc mặt trời
Sanh tộc là Thích Ca,
Từ bỏ gia tộc ấy,
Thưa vua Ta xuất gia.
Ta không có thiết tha,
Đối với các loại dục,
Thấy nguy hiểm trong dục,
Bỏ chúng, là an ổn;
Ta sẽ đi, tinh tấn,
Ý Ta được hoan hỷ." (423-424)
Kinh Tinh Tấn tiếp theo nói lên sự cám dỗ của Ác ma. Khi Thái tử ngồi dưới cây Bồ đề tu hành, Ác ma đến gần, nói lên giọng từ mẫn :
"Ngươi ốm, không dung sắc
Nhà ngươi gần chết rồi,
Cả ngàn phần, ngươi chết;
Chỉ một phần còn sống.
Hãy sống, sống tốt hơn,
Sẽ làm các công đức." (426-427)
Thái tử trả lời từ tốn, nhưng không kém phần nghị lực :
"Bà con ác phóng dật,
Ngươi đến đây làm gì?
Với công đức nhỏ bé,
Ta đâu có cần đến!
Đây có tín, tinh tấn,
Và Ta có trí tuệ,
Như vậy Ta tinh tấn
Sao ngươi hỏi Ta sống." (431-432)
Thái tử nói lên quyết tâm chiến đấu của mình :
"Ôi này Ma Nu Ci!
Đây là quân đội ngươi,
Đây quân đội chiến trận
Của giòng họ Kanhà,
Kẻ nhát, không thắng ngươi
Ai thắng ngươi được lạc.
Ta mang cỏ Munja
Vững thay, đáng đời sống
Thà Ta chết chiến trận
Tốt hơn sống thất bại." (439-440)
cuối cùng, Ác ma thất bại trước dũng chí của Thái tử và vừa bỏ đi vừa than:
"Bảy năm ta bước theo
Chân theo chân Thế Tôn,
Không tìm được lỗi lầm
Nói Thế Tôn chánh niệm,
Như quạ bay xung quanh,
Hòn đá như đống mỡ."
"Có thể có gì mềm?
Có thể có gì ngọt?
Không tìm được vị ngọt
Quạ từ đó bay đi!
Như quạ mổ hòn đá
Ta bỏ Gotama." (446-448)
Câu chuyện thứ ba nói về ẩn sĩ Asita (A Tư Đà) đoán tướng cho Thái tử. Asita thấy Chư thiên vui mừng liền hỏi duyên cớ. Chư thiên đáp :
"Tại xứ Lâm tì ni
Trong làng các Thích Ca,
Có sanh vị Bồ tát
Báu tối thắng, vô tỷ.
Ngài sanh, đem an lạc
Hạnh phúc cho loài người,
Do vậy chúng tôi mừng
Tâm vô cùng hoan hỷ.
Ngài, chúng sanh tối thượng
Ngài, loài người tối thắng,
Bậc Ngưu Vương loài người
Thượng Thủ mọi sanh loại.
Ngài sẽ chuyển Pháp luân,
Trong khu rừng ẩn sĩ,
Rống tiếng rống sư tử,
Hùng mạnh, nhiếp loài thú." (683-684)
Đạo sư Asita liền vội vàng đi đến Kapilavatthu để được chiêm ngưỡng Thái tử.
"Sau khi thấy Thái tử,
Chói sáng như lửa ngọn,
Thanh tịnh như Sao ngưu
Vận hành giữa hư không
Sáng chiếu như mặt trời
Giữa trời thu mây tịnh
Ẩn sĩ tâm hoan hỷ
Được hỷ lạc rộng lớn." (687)
Khi thấy Thái tử chói sáng như mặt trời, khi nghĩ đến viễn ảnh chánh pháp được tuyên thuyết, nghĩ đến phận mình già yếu, A Tư Đà đã phát khóc.
"Khi vị ấy nghĩ đến
Số mệnh của tự mình,
Số mệnh không tốt đẹp,
Vị ấy rơi nước mắt"... (691)
Trước sự lo lắng của các vị Thích Ca, ẩn sĩ A Tư Đà giải tỏa mối lo lắng:
"Thấy họ Thích lo lắng
Vị ẩn sĩ trả lời:
Ta không thấy bất hạnh
Xảy đến cho Thái tử
Đối với (Thái tử) ấy,
Chướng ngại sẽ không có.
Vị này không hạ liệt,
Chớ có lo lắng gì.
Thái tử này sẽ chứng
Tối thượng quả Bồ đề,
Sẽ chuyển bánh xe Pháp
Thấy thanh tịnh tối thắng
lòng từ thương xót,
hạnh phúc nhiều người,
đời sống Phạm hạnh
Được truyền bá rộng rãi
Thọ mạng ta ở đời
Còn lại không bao nhiêu
Đến giữa đời sống Ngài,
Ta sẽ bị mệnh chung.
Ta sẽ không nghe Pháp
Bậc tinh cần vô tỷ
Do vậy ta sầu não,
Bất hạnh và khổ đau." (692-694)
*
Yếu tố thứ tư xác nhận sự cổ kính của Kinh Tập này là một số câu văn, một số ví dụ, một số hình ảnh được diễn tả, đã trở thành những câu cách ngôn dân gian.
Biển lớn thì im lặng. Khe nước thời chảy ồn. Cái gì trống kêu to. Cái gì đầy thì yên lặng. Những ví dụ này cho chúng ta thấy những kẻ ít hiểu biết thì hay nói nhiều, những kẻ hiểu biết nhiều thời thường im lặng như 2 câu kệ sau đây :
"Hãy học các giòng nước,
Từ khe núi vực sâu
Nước khe núi chảy ồn
Biển lớn đầy im lặng." (720)
"Cái gì trống kêu to,
Cái gì đầy, im lặng,
Ngu như ghè vơi nước
Bậc Trí như ao đầy." (721)
Với những kẻ hay nói, họa sẽ tự miệng sanh, như câu kệ khéo diễn tả dưới đây:
"Phàm con người đã sanh,
Sanh với búa trong miệng,
Kẻ ngu khi nói bậy,
Tự chặt đứt lấy mình." (657)
Hình ảnh sau đây, có vẻ trào phúng, nói đến đàn quạ thấy hòn đá lầm tưởng là miếng thịt mỡ, đến mổ để tìm cái gì ngọt, khi mổ xong biết mình lầm liền bay đi. Câu kệ châm biếm Ác ma đi theo đức Phật để tìm cơ hội hại Ngài, cuối cùng hại Ngài không được nên bỏ đi.
"Như quạ bay xung quanh
Hòn đá như đống mỡ.
"Có thể có gì mềm?"
"Có thể có gì ngọt?" (447)
"Không tìm được gì ngọt
Quạ từ đó bay đi
Như quạ mổ hòn đá
Ta bỏ Gotama." (448)
Một câu kệ nữa nói đến sóng biển không sanh ở giữa biển đại dương, cho chúng ta biết, kẻ đã giải thoát bao giờ cũng trầm tĩnh yên lặng, như bài kệ sau đây:
"Như chính giữa trung ương
Của biển cả đại dương,
Sóng biển không có sanh,
Biển hoàn toàn đứng lặng
Cũng vậy, vị tỷ kheo,
Đứng lặng không giao động
Không có sự bồng bột
Náo nức ở giữa đời." (920)
Đức Phật khuyên các người xuất gia, nên sống riêng một mình tinh tấn tu hành, như con tê giác chỉ có một sừng, sống một mình trong rừng.
"Do thân cận giao thiệp
Thân ái từ đấy sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này có thể sanh.
Nhìn thấy những nguy hại,
Do thân ái sanh khởi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng". (36)
"Như nai trong núi rừng
Không gì bị trói buộc,
Tự đi chỗ nó muốn
Để tìm kiếm thức ăn,
Như các bậc hiền trí
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng." (37)
*
Khi đức Phật thuyết pháp, giới thiệu đạo mới của Ngài, Ngài phải đương đầu với hai hệ thống xã hội rất hùng mạnh đang ngự trị trên xã hội Ấn Độ bấy giờ, tức là tổ chức Sa môn và tổ chức Bà la môn. Mỗi hệ thống có một số giáo chủ cầm đầu với hội chúng, với chủ thuyết, với phương pháp tu hành sai biệt và nhiều khi mâu thuẫn nhau. Đức Phật đã mạnh dạn loại bỏ những gì Ngài xem là trở ngại cho con người giác ngộgiải thoát, và tự mình vạch ra một con đường mới mẻ đặc biệt của Ngài.
Trước hết, đức Phật không chấp nhận đời sống người tu hành mà còn đoán số, đoán mộng, bói toán, ăn các đồ ăn do kệ tụng đem lại :
"Ta không có thọ dụng
Đồ ăn từ kệ tụng,
Hỡi này Bà la môn,
Đây không phải là pháp,
Của những người có trí.
Chư Phật đều từ bỏ,
Ca hát các bài kệ." (480)
"Chớ có dùng bùa chú,
Anthava Vedà,
Chớ tổ chức đoán mộng,
Coi tướng và xem sao,
Mong rằng đệ tử Ta,
Không đoán tiếng thú kêu
Không chữa bệnh không sanh,
Không hành nghề lang băm." (927)
Đức Phật cũng không chấp nhận cầu mong điềm lành. Các chư Thiên hỏi đức Phật làm thế nào được điềm lành (Mangalam), đức Phật trả lời bằng 48 hành động tốt, vì chỉ có hành động lành là điềm lành tối thượng, như kinh Mangala sutta đã khéo diễn tả :
"Không thân cận kẻ ngu
Như gần gũi bậc trí,
Đảnh lễ người đáng lễ
điềm lành tối thượng." (259)
"Học nhiều nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện, học tập
Nói những lời khéo nói.
điềm lành tối thượng." (261)
"Hiếu dưỡng mẹ và cha
Nuôi dưỡng vợ và con
Làm nghề không rắc rối,
điềm lành tối thượng." (262)
"Bố thí, hành đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp, không lỗi lầm,
điềm lành tối thượng." (263)
"Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong pháp không phóng dật,
điềm lành tối thượng." (264)
"Kính lễ và hạ mình
Biết đủ và biết ơn
Đúng thời, nghe chánh pháp
điềm lành tối thượng." (265)
Như vậy, đức Phật bác bỏ sự tin tưởngđiềm lành và khuyến khích làm các hạnh lành, vì các hạnh lànhđiềm lành tối thượng.
Thêm một bước nữa, đức Phật không chấp nhận quan điểm của các Bà la môn, tin tưởng ở thuyết thọ sanh tử cho mình là giai cấp đáng tôn trọng nhất, chỉ vì sanh ra từ miệng Phạm thiên và do vậy các giai cấp Sát đế lỵ, Phệ xáThủ đà phải tôn trọng phục vụ giai cấp Bà la môn. Đức Phật chống lại quan điểm thọ sanh này và tuyên bố rằng chỉ do hành động mới đánh giá giá trị con người, xem con người có đáng tôn trọng hay không.
"Bần tiện không vì sanh.
Phạm chí không vì sanh,
Do hành, thành bần tiện,
Do hành thành Phạm chí." (136)
"Không phải do thọ sanh (*)
Được gọi Bà la môn!
Không phải do thọ sanh,
Gọi phi Bà la môn
Chính do sự hành động,
Được gọi Bà la môn
Chính do sự hành động
Gọi phi Bà la môn." (Trung Bộ Kinh)
(*) thọ sanh: đẻ
Bước thêm một bước nữa, đức Phật bác bỏ các luận thuyết, các triết lý suông, vì chúng không thể đưa con người đến giải thoát, an tịnh. Có đến 63 luận thuyết thịnh hành trong thời đức Phậtđức Phật đều bác bỏ chúng, vì chúng chỉ gây thêm tranh luận :
"Các Sa môn tranh luận,
Có đến 63 thuyết,
Các ngôn thuyết văn tự
Y đây, các tưởng khởi." (538)
"Ai thiên trú trong kiến,
Xem kiến ấy tối thắng
Ở đời đặt kiến ấy
Vào địa vị tối thượng,
Người ấy nói tất cả,
Người khác là hạ liệt,
Do vậy không vượt khỏi
Sự tranh luận ở đời." (796)
"Những ai muốn tranh luận
Sau khi vào hội chúng,
Chúng công kích lẫn nhau,
Chúng gọi nhau là ngu
Cái làm nó cống cao
Cũng là đất hại nó,
Tuy vậy nó vẫn nói
Lời cống cao kiêu mạn." (830)
"Không phải từ tri kiến
Từ truyết thống, từ trí
Không phải từ giới cấm,
Thanh tịnh được đem đến." (839)
"Ngươi đã có cuồng tín,
Không đưa đến thanh tịnh
Vì đã có thiên vị,
Với tri kiến tác thành." (910)
Sau khi bác bỏ mê tín dị đoan, tà kiến, truyền thống, điềm lành, các luận thuyết, tế thần, tế lửa, v.v... Đức Phật tự mình xây dựng con đường giải thoát, giác ngộ của mình. Và tập Suttanipàta sưu tầm cho chúng ta thấy, những bài kệ diễn tả đức Phật, sai khác với các ngoại đạohiện tại như thế nào.
Trước hết, Ngài là bậc có mắt, cakkhumantu, có pháp nhãn thấy rõ tất cả :
"Đức Phật thật có mắt
Đối với tất cả pháp. (161)
"Bậc có mắt xuất hiện
Đời này và thiên giới
Quét sạch mọi u ám,
Độc cư, chứng an lạc." (956)
"Vị ấy Chánh đẳng giác
Hỡi này Bà la môn,
Bậc có mắt thấy được
Trong tất cả các pháp." (992)
Đức Phật là vị có một cái nhìn sáng suốt, một sự hiểu biết thấu triệt, thấy đau khổ trong các chủ thuyết, không chấp nhận chủ thuyết nào, tìm đến chân lý, Ngài thấy được sự an tịnh nội tâm.
"Với Ta không có nói!
Ta nói như thế này,
Sau khi quan sát kỹ
Sự chấp thủ trong pháp
Trong tất cả tri kiến.
Ta không có chấp trước,
Ta thấy sự cất chứa
Tịch tịnh trong nội tâm." (837)
"Ai đã chặt sanh hữu,
Không còn gieo giống thêm,
Sanh hữu đã đoạn tận,
Không còn muốn thọ sanh,
Được gọi là ẩn sĩ
Một mình đi im lặng,
Bậc ẩn sĩ đã thấy
Con đường tịch tịnh ấy." (208)
Nếp sống đức Phật giới thiệu là một nếp sống của vị ẩn sĩ, Mâu ni, một vị đã từ bỏ gia đình sống không gia đình, không có trú xứ nào.
"Thân mật, sinh sợ hãi,
Trú xứ sanh bụi bậm
Không trú xứ, không thân
Hình ảnh bậc ẩn sĩ." (207)
Một vị đã nhiếp phục tham áiái dục, không để ái dục chi phối.
"Vị ấy sống viễn ly
Mọi sự việc ở đời...
Như hoa sen có gai,
Sinh ra ở trong nước,
Không bị nước và bùn
Mắc dính và thân ướt,
Như vậy bậc ẩn sĩ
Nói an tịnh, không tham,
Không bị dục và đời,
Mắc dính và thấm ướt." (845)
Một vị ẩn sĩ không có thiếu thốn, không có tri kiến, không có tà kiến, từ bỏ các chủ thuyết và không có tranh luận với ai ở đời.
"Chính đối với vị ấy,
Ngã, phi ngã đều không
Vị ấy đã tẩy sạch,
Mọi tà kiến ở đời." (787)
"Một số người nói rằng
Đây mới là sự thật,
Chứng nói các người khác,
Là trống không giả dối.
Do chấp thủ như vậy,
Chúng tranh luận đấu tranh,
Vì sao bậc Sa môn.
Không cùng nói một lời." (88)
"Thường trú xả, chánh niệm
Không nghĩ mình bằng người.
Hơn người thua kém người
Vị ấy không bồng bột." (855)
Sống đời sống viễn ly, không tham đắm vật gì, vị ẩn sĩ sống đời sống vô hữu, không có "Ta"; không có "của Ta", thực hành hạnh vô ngã một cách tốt đẹp.
"Vị ấy không con cái,
Thú vật, ruộng, tài sản,
Không có gì nắm lấy,
Là ta, là không ta." (858)
"Ai không có vật gì,
Không có, không sầu muộn,
Không đi đến các pháp
Vị ấy gọi an tịnh." (861)
"Không nghĩ: "đây của tôi"
Không nghĩ: "đây của người"
Người không có tự ngã
Không sầu gì không ngã." (951)
Nhờ thực hành vô ngã, vị ẩn sĩ đi đến an tịnh trong nội tâm:
"Hãy giữ được an tịnh
Về phía từ nội tâm
Đã không có tự ngã,
Từ đâu có vô ngã!" (919)
Và đích cuối cùng của con đường tu hành, đối với vị ẩn sĩ là "Niết bàn tịch tịnh".
"Từ bỏ lòng tham dục,
Đây tỷ kheo có tuệ,
Chứng bất tử tịch tịnh,
Niết bàn giới, thường trú!" (204)
*
Một điểm son đáng chú ý là tập này có một số kinh rất được phổ thông, và được chư Tăng các nước Nam Tông tụng đọc thường xuyên như kinh Ratanasutta (kinh Châu Báu), kinh Mangalasutta (kinh Điềm Lành) và kinh Mettasutta (kinh Từ Bi). Ngoài ra có nhiều bài kinh ngắn gọn, ý tứ hàm xúc, tán thán hạnh ẩn sĩ làm nổi bật đặc điểm của kinh này là tán dươngđời sống của vị xuất gia tầm đạo, như kinh Rắn, kinh Vị ẩn sĩ, kinh Ràhula, kinh Dhammika, kinh Nàlaka, kinh Paràbhida, kinh Tuvataka, kinh Attadanda, kinh Sàriputta. Những kinh này phần lớn đề cập đến hạnh ẩn sĩ, và như vậy làm nổi bật bối cảnh an tịnh tu hànhKinh Tập này đề cao một cách đặc biệt.
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Thiền viện Vạn Hạnh
Sài Gòn, 1978 (PL. 2522)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45418)
18/04/2016(Xem: 27109)
02/04/2016(Xem: 10192)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.