Kinh A Nậu La Độ

11/09/201012:00 SA(Xem: 84688)
Kinh A Nậu La Độ


KINH A NẬU LA ĐỘ

Thích Nhất Hạnh dịch

Đây là những điều mà tôi đã được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Trùng Các, trong rừng Đại Lâm, không xa thành phố Tỳ Xá Ly. Lúc bấy giờ đại đức A Nậu La Độ đang cư trú tại một cái am trong rừng, không xa nơi Bụt ở.

Một hôm có một số các du sĩ ngoại đạo đến thăm đại đức A Nậu La Độ. Sau khi trao đổi những lời chào hỏi và chúc tụng, họ hỏi đại đức: "Này hiền hữu A Nậu La Độ, đức Như Lai mà người ta tôn xưng là bậc đã chứng ngộ quả vị cao nhất, thế nào cũng đã nói và giảng giải cho hiền hữu nghe về bốn mệnh đề sau đây: một là sau khi chết, đức Như Lai vẫn còn; hai là sau khi chết, đức Như Lai không còn; ba là sau khi chết, đức Như Lai vừa còn vừa không còn; bốn là sau khi chết, đức Như Lai vừa không còn vừa không không còn. Hiền hữu nói cho chúng tôi nghe đi."

Đại đức A Nậu La Độ trả lời: "Này các hiền hữu, đức Như Lai, bậc tôn quý trên đời, người đã từng chứng ngộ quả vị cao nhất, chưa bao giờ từng nói và giảng giải trong khuôn khổ bốn mệnh đề mà các vị hiền hữu vừa đưa ra."

Nghe đại đức nói như thế, các vị du sĩ ngoại đạo nói với nhau: "Có thể là ông thầy tu này mới đi xuất gia, hoặc giả nếu ông ta đã đi tu lâu rồi, thì ông ta chỉ là một kẻ ngu độn." Không vừa ý với đại đức, họ bỏ đi.

Sau khi các vị du sĩ đi rồi, đại đức A Nậu La Độ suy nghĩ: "Nếu các vị du sĩ ngoại đạo này cứ tiếp tục hỏi như thế thì ta phải trả lời thế nào cho đúng với sự thật và không sai với ý của Bụt ? Ta sẽ trả lời như thế nào cho đúng với chánh pháp và để đừng bị người đồng đạo chê trách?"

Rồi đại đức A Nậu La Độ đi tới nơi Bụt ở, cung kính làm lễ và thăm hỏi Người. Sau đó đại đức trình lên Bụt những điều đã xảy ra. Bụt hỏi: "Này đại đức A Nậu La Độ, thầy nghĩ sao? Có thể tìm Như Lai trong hình sắc không?"

- Bạch đức Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai ngoài hình sắc không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai trong cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm Như Lai ngoài cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Này đại đức A Nậu La Độ, thầy có nghĩ rằng Như Lai là một cái gì vượt ra khỏi cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Này, A Nậu La Độ, đi tìm Như Lai ngay trong khi Như Lai còn sống đây mà còn không tìm ra được thì thử hỏi đi tìm Như Lai sau khi Như Lai đã ẩn diệt trong khuôn khổ bốn mệnh đề còn, không còn, vừa còn vừa không còn, vừa không còn vừa không không còn, đó có phải là một chuyện có thể làm được hay không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Hay lắm, thầy A Nậu La Độ! Từ trước đến nay, Như Lai chỉ giảng dạy về KHỔ và con đường Diệt KHỔ." (CCC)

 


Kinh A Nậu La Độ: Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm (99, tạng kinh Đại Chính). Kinh này tuy ngắn nhưng lại là một đề tài quán chiếu quan trọng vào bậc nhất giúp ta vượt được các ý niệm sinh / diệt, có / không, tới / đi và một / khác. Các tư tưởng của hệ thống Trung Quán đều được phát xuất từ các kinh căn bản như kinh này.

 

(Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44471)
18/04/2016(Xem: 24007)
02/04/2016(Xem: 9402)
Nhân dịp lễ tụng Luật Tạng Pali 10 ngày, trời người hoan hỉ khi hơn 4000 tăng ni và Phật tử từ các nước Đông Nam Á về tham dự, Ni sư TN Giới Hương (Trụ trì Chùa Hương Sen, California, Hoa Kỳ), quý sư cô và Phật tử xa gần đã thành tâm cúng dường tịnh tài và 3000 cuốn kinh do Chùa Hương Sen biên soạn.
Trước đông đảo chư Trưởng lão Hòa thượng, chư Thượng tọa Đại đức Tăng ni và đồng bào Phật tử, lễ tấn phong Trụ trì chùa Bảo Quang đã được long trọng diễn ra vào lúc 11 giờ sáng ngày 2 tháng 12 năm 2023 tại sân trước chánh điện chùa.
Thay mặt nhân dân Hoa Kỳ, chúng tôi xin chia sẻ lời chia buồn sâu sắc đến nhân dân Việt Nam và tín đồ Phật Giáo trên toàn thế giới trước sự viên tịch của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, nhà lãnh đạo lỗi lạc của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.