Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 3

05/09/201312:00 SA(Xem: 30046)
Lời Phật Dạy Trong Kinh Tạng Nikaya Tập 3

LỜI PHẬT DẠY
TRONG KINH TẠNG NIKAYA TẬP 3
Quảng Tánh
Nhà xuất bản Tôn Giáo

bo_sach_loi_phat_day_3_bia_med

LỜI NÓI ĐẦU

Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàyakết tập những bài viết trong mục Lời Phật dạy được đăng tải hàng tuần trên báo Giác Ngộ. Lời Phật dạy được thiết lập nhằm giới thiệu những lời dạy của Thế Tôn trong Kinh tạng Nikàya một cách ngắn gọn, nguyên thủy, dễ nhận thức và thể nghiệm nhất cho đọc giả.

Kinh tạng Nikàya là cả kho tàng kinh điển Phật giáo Nguyên thủy (Pali tạng) rất đồ sộ, hiện đã chuyển ngữ hoàn toàn sang tiếng Việt, bao gồm Dìgha Nikàya (Trường Bộ), Majjhima NiKàya (Trung Bộ), Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ), Anguttara Nikàya (Tăng Chi Bộ), và Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ). So với kinh điển Hán tạng thì năm bộ Nikàya chưa phải là nhiều, song với nội dung vô cùng phong phú và được xem là nguyên thủy nhất, Kinh tạng Nikàya là nền tảng căn bản của giáo điển Phật giáo.

Đọc Kinh tạng Nikàya, chúng ta như được sống trong thời đại Thế TônThánh chúng với bối cảnh xã hội Ấn Độ đương thời cách nay gần 26 thế kỷ. Thế Tôn thật minh triết mà bình dị, đi đến đâu và gặp việc gì thì tùy duyên giáo hóa nên những lời dạy của Ngài vô cùng gần gũi, thiến thân với đời sống con người thời ấy và vẫn còn nguyên giá trị cho nhân loại ngày nay.

Những bài viết trong Lời Phật dạy gồm hai phần, kinh văn và lời bàn. Phần kinh văn hầu hết được trích dẫn nguyên bản hay một trích đoạn của kinh hoặc nguyên đoạn kinh nhưng có tĩnh lược những phần lặp lại cùng với xuất xứ cụ thể, chi tiết của đoạn kinh văn đó. Chúng tôi xem đây là phần quan trọng, chính yếu nhất vì đã góp phần giới thiệu đến bạn đọc nguyên văn lời vàng phát xuất từ kim khẩu Thế Tôn. Phần lời bàn, thực ra chỉ là sự giải thích sơ lược một số từ ngữ hay ý nghĩa kinh văn hoặc là đề xuất một hướng nhận thức cùng sự liên hệ, đối chiếu với thực tế theo thiển ý của người biên soạn, là phần thứ yếu để tham khảo thêm.

Vì tất cả những Lời Phật dạy đều được rút ra từ Kinh tạng Nikàya nên khi tập hợp thành sách có tên Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya. Nội dung tuyển tập Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya (tập I, II và III) được sắp xếp theo từng chủ đề sẽ tiện lợi cho việc tra cứu những lời Phật dạy về một đề tài nào đó vốn rải rác ở nhiều nơi trong Kinh tạng. Tuy nhiên, chủ đề ở đây cũng chỉ mang tính quy ước tạm thời vì có những Lời Phật dạy tuy cô đọng nhưng hàm súc, bao quát ý nghĩa của nhiều vấn đề.

Về địa điểm xuất xứ của từng pháp thoại, trong kinh văn không phải lúc nào cũng ghi rõ. Gặp trường hợp các pháp thoại không trực tiếp ghi địa điểm, khi biên soạn mục Lời Phật dạy, chúng tôi phương tiện bằng cách lần ngược lại phía trước, lấy đó tái xác lập địa điểm để mỗi pháp thoại đạt được hoàn chỉnh và trang nghiêm. Việc làm này rõ ràng có tính chính xác tương đối nên nhân đây, chúng tôi xin thưa rõ để bạn đọc lưu tâm.

Bằng tất cả sự cố gắng và chân thành, Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya, tập I, đã ra mắt bạn đọc. Để có được tập sách này, ngoài nỗ lực của bản thânsự giáo dưỡng, trợ duyên rất nhiều của các bậc thầy, pháp lữ và sự tán trợ của đọc giả. Xin chân thành tri ân và ngưỡng mong chư tôn đức cùng bạn đọc hằng soi sáng, chỉ giáo thêm.

 

Người biên soạn

QUẢNG TÁNH

 

LỜI GIỚI THIỆU


Lời Phật dạy là một tiểu mục trong chuyên mục Phật học của báo Giác Ngộ. Tiểu mục này được xây dựng từ năm 2003, bằng cách trích tuyển nguyên văn hoặc một phân đoạn của những kinh thuộc Trường Bộ, Trung Bộ, Tăng Chi Bộ, Tương Ưng BộTiểu Bộ (Kinh tạng Nikàya) đồng thời kèm theo phần Lời bàn ngắn gọn, súc tíchthiết thực.

Nội dung kinh tạng Nikàya bao hàm nền tảng căn bản giáo lý Phật Đà, rất thiết thân, gần gũi, dễ hiểu và dễ ứng dụng thực hành. Trong những năm qua, Lời Phật dạy đã lần lượt giới thiệu đến đọc giả rất nhiều pháp thoại với nhiều đề tài khác nhau. Từ những giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới cho đến Tứ đế, Duyên khởi, Vô ngã; từ những phương thức xây dựng đời sống gia đình an vui hạnh phúc cho hàng Phật tử tại gia, đến các phương pháp tu tập chuyển hóa phiền não nhằm thành tựu các Thánh vị cho hàng đệ tử xuất gia v.v…đều được Lời Phật dạy chuyển tải đến bạn đọc.

Với khuôn khổ nhỏ hẹp của trang báo, chắc chắn rằng nội dung của Lời Phật dạy chưa thể hiện được hết đầy đủ yếu nghĩa của Kinh tạng. Tuy vậy, với sự tìm tòi rất công phu trong Kinh tạng đồ sộ, trích tuyển kinh văn phù hợp với các nội dung tu tập của từng tời điểm trong năm cùng với cước chú chi tiết nguồn gốc mỗi bản kinh và nhất là phần lời bàn giản dị mà sâu sắc của tác giả đã giúp cho tiểu mục Lời Phật dạy được đông đảo bạn đọc quan tâm, ủng hộ.

Nay nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập và thể nghiệm lời Phậ dạy của bạn đọc, tác giả tiểu mục Lời Phật dạy tập hợp các bài viết đã đăng báo theo từng chủ đề và in thành sách Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya (tập I, II và III). Thiết nghĩ, tập sách này là hành trang cần yếu cho những ai quan tâm nghiên tầm, học tập những tinh hoaĐức Phật đã dạy. Với cổ xưa nhất của kinh tạng Nikàya, hy vọng độc giả sẽ được gội nhuần trong phạm âm vi diệu của Thế Tôn, thuở Ngài còn tại thế.

Trân trọng giới thiệu sách Lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikàya (tập I) đến với bạn đọc gần xa.

TP. HCM, ngày 25 tháng 3 năm 2008

Tổng biên tập Báo Giác Ngộ

Hòa thượng Thích Trí Quảng

MỤC LỤC TẬP III
I- AN LẠC

1- Bốn loại an lạc 460
2- Ngày lành tháng tốt 462
3- Dục lạcan lạc 464
4- Lợi lạc cho số đông 466
5- Vui trong tĩnh lặng 468
6- Pháp môn đưa đến an ổn 470
7- Biết đủ thường vui 472
8- Thiết lập an lạc 474
II- BẠN TỐT
1- Xứng đáng là bạn tốt 478
2- Chọn bạn mà chơi 480
3- Cần phải nương tựa 482
4- Thân cận bạn tốt 484
5- Người bạn chân thật 486
6- Ở đâu cũng được thương mến 488
7- Được ái mộ và noi theo 490
III- HẠNH PHÚC
1- Để mãi bên nhau 494
2- Đạo nghĩa vợ chồng 496
3- Bí quyết hạnh phúc 498
4- Tổn hại gia đình 500
5- Thiết lập hạnh phúc 502
6- Báu vật ở đời 504
7- Những cặp vợ chồng 506
IV- KHỔ ĐAU
1- Nguồn gốc khổ đau 510
2- Giàu mà không được hưởng 512
3- Khổ đau nhiều hơn hạnh phúc 514
4- Sợ hãivô úy 516
5- Ác Tỷ kheo 518
6- Gốc rễ của đấu tranh 520
7- Khổ vui do mình 522
8- Khổ và diệt khổ 524
9- Khổ tâmvô tâm 526
10-Thương người bệnh khổ 528
V- HỘI CHÚNG
1- Hòa hợp Tăng 532
2- Chúng Tăng cường thịnh 534
3- Sáu pháp hòa kính 536
4- Ba loại hội chúng 538
5- Tăng già thanh tịnh 540
6- Im lặng hùng tráng 542
7- Hội chúng tinh hoa 544
8- Tôn trọng diệu pháp 546
9- Năm hạng người sống ở rừng 548
VI- TỪ BI HỶ XẢ
1- Lợi ích tu tập tâm từ 552
2- Rải tâm từ 554
3- Từ mẫn với Phật tử 556
4- Hoan hỉ 558
5- Xả buông 560
6- An lạchoan hỷ 562
7- Hãy sống với tâm từ 564
VII- NỀN TẢNG CỦA GIẢI THOÁT
1- Nền tảng của giải thoát 568
2- Xa và gần 570
3- Tu học phải song hành 572
4- Hình thức bên ngoài 574
5- Không thối đọa 576
6- Hướng đến ánh sáng 578
7- Được tiếng thơm 580
8- Nội chứng bên trong 582
9- Cấp thiết phải làm ngay 584
10- Không có che giấu 586
VIII- NHỮNG ĐIỀU KHÓ Ở ĐỜI
1- Không dễ tái sanh làm người 590
2- Khó tìm được ở đời 592
3- Không thể ước lượng 594
4- Rất khó thực hiện 596
5- Không thể nghĩ đến 598
6- Sanh làm người là khó 600
7- Dạy con nên người 602
IX- PHẬT VÀ THÁNH TÍCH
1- Một sự xuất hiện vi diệu 606
2- Người mang hạnh phúc cho nhân loại 608
3- Sự xuất hiện của mắt lớn 610
4- Tôn giả Đại Ca Diếp 612
5- Chiêm bái thánh tích 614
6- Tứ động tâm 616
7- Di huấn sau cùng 618
X- THÂN NGHIỆP
1- Sát sanh - lợi bất cập hại 622
2- Quả báo của nghiệp giết 624
3- Sát sanh đọa địa ngục 626
4- Nguy hại của lười biếng 628
5- Quán thân bất tịnh 630
6- Tu tập niệm thân 632
7- Tác hại của lối sống xa hoa 634
8- Đi đêm gặp nhiều nguy hiểm 636
9- Bỏ ác, làm lành 638
XI- KHẨU NGHIỆP
1- Nói và im lặng như pháp 642
2- Nói như hoa, như mật 644
3- Mắng nhiếc bậc thánh 646
4- Hái hoa tặng người 648
5- Nói năng cẩn trọng 650
6- Khéo nói 652
7- Lời nóiviệc làm 654
8- Tạp thoại 656
9- Tán thán 658
10- Nói không lỗi lầm 660
11- Một điều nhịn, chín điều lành 662
XII- Ý NGHIỆP
1- Giữ tâm trong sạch 666
2- Tà tư duy 668
3- Tưởng điên đảo 670
4- Kiêu mạn 672
5- Nghiệp mới và cũ 674
6- Vượt qua dòng xoáy cuộc đời 676
7- Đặt tâm đúng hướng 678
8- Lắng lòng thanh tịnh 680

 

PHIÊN BẢN PDF: LỜI PHẬT DẠY TRONG KINH TẠNG NIKAYA TẬP 3 PDF

 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 44794)
18/04/2016(Xem: 25064)
02/04/2016(Xem: 9671)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.