Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

02/02/20154:04 CH(Xem: 8643)
Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Thí Dụ Về Biển Cả,  Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

(The Simile of the Ocean, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi
Source: www.bps.lk)

Vào một thời Đức Phật sống tại xứ Verañjā, dưới chân cây nimba của Naleru [cây neem ở Ấn Độ thường gọi là cây nimba, có công dụng chữa bệnh, gần cây nầy có lăng thờ dạ-xoa (yakkha) Naleru.] Có vị thần tên Pahārāda, là vị thần cai quản các vị A-tu-la, đến gần Đức Thế Tôn, đảnh lễ ngài, rồi vị thần nầy đứng sang một bên. Đức Thế Tôn sau đó nói chuyện với thần Pahārāda như sau:

"Pahārāda, ta nghĩ rằng các A-tu-la đã có nhiều vui thích về biển cả."

"Bạch Thế Tôn, đúng như thế."

"Pahārāda, có bao nhiêu phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu về biển cả, mà các A-tu-la đã nhận ra và nhiều lần vui thích?"

"Bạch Thế Tôn, có tất cả là tám phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu về biển cả, mà các A-tu-la đã nhiều lần vui thích. Đây là tám phẩm chất:

(1) Bạch Thế Tôn, biển cả dốc xuống dần dần, và nghiêng xuống từ từ, chứ không phải đột ngột dốc xuống thẳng tắp như vực thẳm. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu đầu tiên mà các A-tu-la nhận ra về biển cả và đó là lý do mà họ đã vui thích.

(2) Biển cả thì ổn định và nước không tràn lan ra khỏi ranh giới của nó. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ hai....

(3) Biển cả không dung chứa một xác chết hay một thây ma; nếu có một xác chết, biển cả sẽ nhanh chóng đẩy xác vào bờ rồi xô nó lên mặt đất. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ ba....

(4) Sau khi những con sông mạnh mẽ - như sông Hằng, Yamuna, Aciravatī, Sarabhū và sông Mahi - đổ ra biển cả, không còn ai gọi tên những con sông nầy nữa, vì tên chúng nay được thay thế bằng biển cả. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ tư....

(5) Dù tất cả các dòng nước, dòng sông trên thế giới chảy ra biển cả, cộng với nước mưa từ trên trời rơi xuống, nhưng nước biển dường như không thấy tăng hay giảm. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ năm....

(6) Biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ sáu....

(7) Biển cả có nhiều vật quý giá, khác nhau về thể loại và mầu sắc như: ngọc trai, đá quý, ngọc lưu ly, vỏ sò, đá thạch anh, san hô, bạc, vàng, hồng ngọc, và ốc mắt-mèo (cats-eyes). Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ bẩy....

(8) Biển cả là nơi trú ngụ của những sinh vật khổng lồ: cá timi, cá timiṅgala, cá timirapiṅgala, A-tu-la, long thần, và gandhabbas [demi-god, nửa thần, nửa người]. Có sinh vật dài một trăm do-tuần, hoặc dài hai, ba, bốn hoặc năm trăm do-tuần [1 do-tuần dài khoảng 6 miles tức gần 10 km]. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ tám mà các vị A-tu-la nhận ra về biển cả và đó là lý do mà họ đã vui thích.

"Bạch Thế Tôn, đây là tám phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu mà các A-tu-la đã nhiều lần vui thích về biển cả. Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng các Tỳ Kheo cũng vui thích trong Giáo PhápGiới Luật, có phải không?"

"Họ đã vui thích, Pahārāda."

"Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu mà các Tỳ Kheo đã nhận ra về Giáo PhápGiới Luật, mà họ đã nhiều lần vui thích?"

"Pahārāda, có tám phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu trong Giáo PhápGiới Luật, mà các Tỳ Kheo đã nhiều lần nhận ra, và đó là lý do mà họ đã vui thích. Đây là tám phẩm chất:

(1) Giống như là biển cả dốc xuống dần dần, và nghiêng xuống từ từ, chứ không phải đột ngột dốc xuống thẳng tắp như vực thẳm; Pahārāda, cũng như thế về Giáo PhápGiới Luật: đây là một sự huấn luyện, thực tập dần dần, rồi tiến bộ từ từ; vì không có cách nào hiểu rõ một cách đột ngột chân lý tột cùng. [Nghĩa là, sẽ không có sự đột nhiên hiểu ra chân lý tột cùng, nhanh chóng như bước chân nhẩy vọt của một con ếch. Ngay từ lúc bắt đầu đi tu, nếu không sống hoàn toàn đạo đức, từ bi v.v., thì không thể đạt được quả A-la-hán. Chỉ bằng cách tu hành sống đời đức hạnh, tập trung tâm ý và dùng trí tuệ, rồi tu theo một thứ tự thích hợp - tức là giới, định, tuệ - mà người tu có thể đạt được quả A-la-hán.] Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu đầu tiên mà các Tỳ Kheo nhận ra trong Giáo PhápGiới Luật và đó là lý do mà họ đã vui thích.

(2) Giống như biển cả là sự ổn định và nước không tràn lan ra khỏi ranh giới của nó; cũng như thế, khi Như Lai dạy các đệ tử học hỏi về giới luật, họ sẽ không vi phạm vì họ xem giới luậtmục đích sống của đời họ. [Thí dụ như đối với các đệ tử cao quý như các vị Tu-Đà-Hoàn v.v., thì giới luật không thể nào làm cho tan vỡ.] Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ hai của Giáo PhápGiới Luật....

(3) Giống như là biển cả không dung chứa một xác chết hay một thây ma, biển sẽ nhanh chóng đẩy xác vào bờ rồi xô nó lên mặt đất; cũng như thế, Tăng Đoàn sẽ không dung chứa một tăng sĩ vô đạo đức trong hàng ngũ của mình, người mà có tính tình xấu xa, bất tịnh, có hành vi đáng ngờ vực, có những hành động bí mật, sống không đúng như một tăng sĩ khổ hạnh mà sống như một tăng sĩ giả hiệu, không trong sạch nhưng giả vờ sống trong sạch, thối tha đến tận lõi, nhiều dục vọng và có hành vi ghê tởm. Trong trường hợp nầy, Tăng Đoàn sẽ nhanh chóng tập họp và khai trừ ngay tăng sĩ đó. Mặc dù lúc tăng sĩ nầy hãy còn ngồi tập họp chung với Tăng Đoàn, nhưng người nầy cách xa Tăng Đoàn, cũng như Tăng đoàn cách xa người nầy. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ ba của Giáo PhápGiới Luật....

(4) Giống như những con sông mạnh mẽ sau khi đã đổ ra biển cả, không còn ai gọi tên những con sông nầy nữa, vì tên chúng nay được thay thế bằng biển cả; cũng như thế, khi những người thuộc bốn giai cấp - quý tộc, Bà la môn, thường dân và kẻ hầu hạ - khi xuất gia đi tu trở thành tăng sĩ, rồi tuân theo Giáo PhápGiới Luật lập nên bởi Như Lai, không còn ai gọi tên cũ và giai cấp của những người nầy, vì những vị tăng sĩ nầy nay được gọi là Những Người Con Thuộc Dòng Họ Đức Phật Thích Ca. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ tư của Giáo PhápGiới Luật....

(5) Giống như là biển cả, nước biển không tăng cũng không giảm, dù tất cả các dòng nước, dòng sông trên thế giới chảy ra biển cả, cộng với nước mưa từ trên trời rơi xuống; cũng như thế, dù có nhiều tăng sĩ tu hành đạt đến Niết Bàn, yếu tố Niết Bàn không có để lại "phần còn dư", nghĩa là không có tăng hay giảm trong yếu tố Niết Bàn. [Giả dụ như trong nhiều tỷ năm, vào thời không có Đức Phật xuất hiện, không có một người nào tu đạt đến Niết Bàn, ta cũng không thể nói Niết Bàn hoàn toàn trống chỗ. Nói một cách khác, trong cuộc đời Đức Phật, mỗi lần khi ngài giảng Pháp, có vô số người đạt đến Niết Bàn, ta cũng không thể nói Niết Bàn đã đầy hết chỗ.] Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ năm của Giáo PhápGiới Luật....

(6) Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo PhápGiới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ sáu của Giáo PhápGiới Luật....

(7) Giống như biển cả, có nhiều vật quý giá khác nhau về thể loại và mầu sắc như: ngọc trai, đá quý v.v.; cũng như thế, trong Giáo PhápGiới Luật có nhiều điều quý báu. Sau đây là những điều quý báu: bốn nền tảng chánh niệm hay tứ niệm xứ, bốn nỗ lực đúng, bốn cơ sở thành công, năm khả năng thiêng liêng, năm thần thông, bẩy yếu tố giác ngộ, và Bát Chánh Đạo. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ bẩy của Giáo PhápGiới Luật....

(8) Giống như biển cả là nơi trú ngụ của những sinh vật khổng lồ; cũng như thế, Giáo PhápGiới Luật là nơi cư trú của những người sống đời cao thượng: các vị Tu-Đà-Hoàn và các vị tu hành để đạt được quả Nhập Lưu [còn tái sinh từ 1 đến 7 lần vào cõi dục giới]; các vị Tư-Đà-Hàm và các vị tu hành để đạt được quả Nhất Lai [còn tái sinh 1 lần vào cõi dục giới]; các vị A-Na-Hàm và các vị tu hànhđạt được quả Bất Lai [không còn tái sinh vào cõi dục giới]; các vị A-La-Hán và các vị tu hành để đạt được quả A-La-Hán [không còn luân hồi, sinh tử]. Đây là phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu thứ tám của Giáo PhápGiới Luật, mà các Tỳ Kheo đã nhiều lần nhận ra và đó là lý do mà họ đã vui thích.

"Pahārāda, đây là tám phẩm chất tuyệt vờikỳ diệu trong Giáo PhápGiới Luật, mà các Tỳ Kheo đã nhiều lần nhận ra và đó là lý do mà họ đã vui thích."

On one occasion the Blessed One was dwelling at Verañjā, at the foot of Naḷeru’s nimba tree. [92] There Pahārāda, a chief of the asuras, approached the Blessed One, and having paid homage to him, he stood to one side. The Blessed One then spoke to Pahārāda thus:

“I suppose, Pahārāda, the asuras find delight in the great ocean.”

“They do, Lord.”

“Now, Pahārāda, how many wonderful and marvellous qualities do the asuras again and again perceive in the great ocean so that they take delight in it?”

“There are, Lord, eight wonderful and marvellous qualities which the asuras again and again perceive in the great ocean by reason of which they take delight in it. These are the eight:

(1) The great ocean, Lord, slopes away gradually, falls gradually, inclines gradually, not in an abrupt way like a precipice. This is the first wonderful and marvellous quality that the asuras perceive in the great ocean by reason of which they take delight in it.

(2) The great ocean is stable and does not overflow its boundaries. This is the second wonderful and marvellous quality….

(3) The great ocean does not tolerate a dead body, a corpse; if there is a dead body in it, the great ocean will quickly carry it to the shore and cast it on to the land. This is the third wonderful and marvellous quality….

(4) When those mighty rivers - the Ganges, the Yamunā, the Aciravatī, the Sarabhū and the Mahī - reach the great ocean, they lose their former names and designations and are reckoned just as the great ocean. This is the fourth wonderful and marvellous quality….

(5) Though all the streams of the world flow into the great ocean and rain falls into it from the sky, yet there appears neither a decrease nor an increase in the great ocean. This is the fifth wonderful and marvellous quality….

(6) The great ocean has but one taste, the taste of salt. This is the sixth wonderful and marvellous quality….

(7) In the great ocean, there are many and variegated precious substances: pearls, gems, lapis lazuli, shells, quartz, corals, silver, gold, rubies, and cats-eyes. This is the seventh wonderful and marvellous quality….

(8) The great ocean is the abode of vast creatures: the timi, the timiṅgala, the timirapiṅgala, asuras, nāgas, and gandhabbas. [93] There are in the great ocean beings one hundred yojanas long, or two, three, four and five hundred yojanas long. This is the eighth wonderful and marvellous quality that the asuras perceive in the great ocean by reason of which they take delight in it.

“These, Lord, are the eight wonderful and marvellous qualities which the asuras again and again perceive in the great ocean by reason of which they take delight in it. I suppose, Lord, the monks take delight in this Dhamma and Discipline?”

“They do, Pahārāda.”

“But, Lord, how many wonderful and marvellous qualities do the monks again and again perceive in this Dhamma and Discipline by reason of which they take delight in it?”

“There are, Pahārāda, eight wonderful and marvellous qualities in this Dhamma and Discipline, which the monks again and again perceive by reason of which they take delight in it. These are the eight:

(1) Just as the great ocean slopes away gradually, falls gradually, inclines gradually, not in an abrupt way like a precipice; even so, Pahārāda, is this Dhamma and Discipline: there is a gradual training, gradual practice, gradual progress; there is no penetration to final knowledge in an abrupt way. [94] This is the first wonderful and marvellous quality in this Dhamma and Discipline, which the monks perceive by reason of which they take delight in it.

(2) Just as the great ocean is stable and does not overflow its boundaries; even so when I have made known a rule of training to my disciples, they will not transgress it even for life’s sake. [95] This is the second wonderful and marvellous quality in this Dhamma and Discipline….

(3) Just as the great ocean will not tolerate a dead body, a corpse, but quickly carries it to the shore and casts it on to the land; even so the Sangha will not tolerate within its ranks a person who is immoral, of bad character, of impure and suspicious conduct, secretive in his actions, not a true ascetic but rather a sham-ascetic, not chaste but pretending to be chaste, rotten to the core, lustful and of vile behaviour. In such a case, the Sangha quickly assembles and expels such a person. Even if seated in the midst of the monks’ assembly, yet he is far from the Sangha and the Sangha is far from him. This is the third wonderful and marvellous quality in this Dhamma and Discipline….

(4) Just as the mighty rivers on reaching the great ocean lose their former names and designations and are just reckoned as the great ocean; even so, when members of the four castes - nobles, brahmins, commoners and menials - go forth from home into the homeless life in this Dhamma and Discipline proclaimed by the Tathāgata, they lose their former names and lineage and are reckoned only as ascetics following the Son of the Sakyans. This is the fourth wonderful and marvellous quality in this Dhamma and Discipline….

(5) Just as in the great ocean neither a decrease nor an increase will appear though all the streams of the world flow into it and rain falls into it from the sky; even so, even if many monks attain final Nibbāna in the Nibbāna element that is without residue left, there is no decrease or increase in the Nibbāna element that is without residue left. [96] This is the fifth wonderful and marvellous quality in this Dhamma and Discipline….

(6) Just as the great ocean has but one taste, the taste of salt; even so this Dhamma and Discipline has but one taste, the taste of liberation. This is the sixth wonderful and marvellous quality in this Dhamma and Discipline….

(7) Just as in the great ocean there are many and variegated precious substances such as pearls, gems, etc.; even so in this Dhamma and Discipline there is much that is precious. These are the precious things in it: the four foundations of mindfulness, the four right efforts, the four bases of success, the five spiritual faculties, the five spiritual powers, the seven factors of enlightenment, the Noble Eightfold Path. [97] This is the seventh wonderful and marvellous quality in this Dhamma and Discipline….

(8) Just as the great ocean is the abode of vast creatures; even so is this Dhamma and Discipline the domain of great beings: the stream-enterer and one practising for the realization of the fruit of stream-entry; the once-returner and one practising for the realization of the fruit of once-returning; the non-returner and one practising for the realization of the fruit of non-returning; the arahat and one practising for arahatship. This is the eighth wonderful and marvellous quality in this Dhamma and Discipline, which the monks perceive again and again by reason of which they take delight in it.

“These, Pahārāda, are the eight wonderful and marvellous qualities in this Dhamma and Discipline, which the monks perceive again and again by reason of which they take delight in it.”

FOOTNOTES:

92. The eightfold simile of the ocean is found, in a different setting, at Ud 5.5 [0]and Vin II 235–40. Naḷeru-Pucimanda: Vin Comy says that near that tree there was a shrine dedicated to the yakkha (demon) Naḷeru. The asura are titanic beings said to dwell in a region of the Tāvatiṃsa heaven; they are in constant conflict with the devas (See SN 11:1–6; 35:207). They also take delight in the ocean; see AN 8:19. The asuras had three chiefs, Vepacitti, Rāhu (AN 4:50) and Pahārāda. Rāhu is an asura king dwelling in the sky who periodically abducts the moon and the sun (see SN 2:9, 10). The myth represents the ancient Indian interpretation of the solar and lunar eclipse. A-a explains that for eleven years after the Buddha’s enlightenment Pahārāda had delayed visiting the Blessed One. When, in the twelfth year, he finally came, he felt too shy to address the Buddha first, so the Buddha asked him a question about the ocean as a way to “break the ice.”

93. The first three are mythical fishes of huge size. According to Ud Comy, the second can swallow the first and the third can swallow the other two. Nāgas are sea-serpents or dragons, dwelling beneath the ground and in the ocean, guardians of hidden treasure. Gandhabbas are another kind of demi-god, sometimes depicted as celestial musicians, but also said to inhabit trees and flowers. The yojana is a unit of length, approximately six miles.

94. Aññā: the knowledge of arahatship. A-a: “There is no breakthrough to final knowledge like the hop of a frog. Without having practised from the very beginning, i.e. the fulfilment of virtue, etc., there is no attainment of arahatship. Only by practising virtue, concentration and wisdom in due order can one attain arahatship.”

95. According to A-ṭ, this refers to the noble disciples (ariya-sāvaka), i.e. the stream-enterer, etc. For them, the moral rules become unbreakable.

96. A-a: “Even if not a single being attains Nibbāna during the immeasurable aeons when no Buddhas appear, it cannot be said that Nibbāna is empty. And on the other hand, if, in the lifetime of a Buddha, during one single meeting (of instruction), innumerable beings attain to the Deathless, one cannot say that Nibbāna becomes full.”

97. See Ch. VII, n.12. 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh208-u.html#48.TheSimileoftheOcean

Bản dịch của HT. Thích Minh Châu:

blankĐại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TĂNG CHI BỘ 
Anguttara Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương Tám Pháp

(IX) (19) A-Tu-La Pahàràda

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Veranjà, dưới gốc cây Nalerupucimanda. Rồi vua A-tu-la Pahàràda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên. Thế Tôn nói với vua A-tu-la Pahàràda đang đứng một bên: 

- Này Pahàràda, có phải các A-tu-la thích thú biển lớn? 

- Bạch Thế Tôn, các A-tu-la thích thú biển lớn.

- Này Paràhàda, có bao nhiêu sự vi diệu chưa từng có trong biển lớn mà do thấy chúng , các A-tu-la thích thú biển lớn? 

- Bạch Thế Tôn, có tám vi diệu chưa từng có trong biển lớn mà do thấy chúng, các A-tu-la thích thú biển lớn. Thế nào là tám? 

2. Bạch Thế Tôn, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Vì rằng bạch Thế Tôn, vì rằng biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ nhất, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

3. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Vì rằng bạch Thế Tôn, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ, bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ hai, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

4. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Vì rằng bạch Thế Tôn, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền . Nên Bạch Thế Tôn đây là vi diệu chưa từng có thứ ba, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

5. Lại nữa, bạch Thế Tôn, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông hằng, sông Yamunà, sông Aciravatì, sông Sarabhù, Sông Mahì, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Vì rằng, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng ... trở thành biển lớn, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ tư, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

6. Lại nữa, bạch Thế Tôn, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy. Bạch Thế Tôn, vì rằng, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy, bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ năm, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

7. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn chỉ có một vị là vị mặn, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ sáu do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

8. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như chân trâu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Vì rằng, Bạch Thế Tôn , biển lớn có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như chân trâu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Bạch Thế Tôn đây là vi diệu chưa từng có thứ bảy, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn.

9. Lại nữa, bạch Thế Tôn, biển lớn là trú xứ các loại chúng sanh lớn, tại đấy, có những chúng sanh như các con Timi, Timingalà, Timiramingalà, những loại Asurà (A-tu-la), các loại Nàgà, các loại Gandhabbà. Trong biển có những loài hữu tình có tự ngã dài một trăm do tuần, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do tuần. Vì rằng, bạch Thế Tôn, biển lớn là trú xứ các loài chúng sanh lớn ... năm trăm do tuần, nên bạch Thế Tôn, đây là vi diệu chưa từng có thứ tám, do thấy vậy, thấy vậy, các A-tu-la thích thú biển lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này? 

- Này Pahàràda, Tỷ-kheo có thích thú trong Pháp và Luật này.

- Bạch Thế Tôn, trong Pháp và Luật này có bao nhiêu pháp vi diệu chưa từng có mà do thấy chúng, thấy chúng các Tỷ-kheo thích thú trong pháp và luật này? 

10. - Này Pahàràda, có tám pháp vi diệu này chưa từng có trong Pháp và Luật mà do thấy chúng, thấy chúng các Tỷ-kheo thích thú trong pháp và luật này. Thế nào là tám? 

11. Ví như, này Pahàràda, biển lớn tuần tự thuận xuôi, tuần tự thuận hướng, tuần tự sâu dần, không có thình lình như một vực thẳm. Cũng vậy, này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thụctuần tự, các con đườngtuần tự, không có sự thể chấp chánh trí thình lình. Này Pahàràda, vì rằng trong pháp và luật này, các học pháp là tuần tự, các quả dị thụctuần tự, các con đườngtuần tự, không có sự thể chấp chánh trí thình lình, nên này Pahàràda, đây là vi diệu chưa từng có thứ nhất mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. 

12. Ví như, này Pahàràda, biển lớn đứng một chỗ, không có vượt qua bờ. Cũng vậy, này Pahàràda, khi các học pháp được ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua,. Vì rằng này Pahàràda các học pháp được ta sửa soạn cho các đệ tử, các đệ tử của ta, dầu cho vì nhân sinh mạng, cũng không vượt qua,. Nên này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là vi diệu chưa từng có thứ hai do mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. 

13. Ví như, này Pahàràda, biển lớn không có chấp chứa xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên đất liền. Cũng vậy, này Pahàràda, người nào là ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, có những hành vi che đậy, không phải là Sa-môn, nhưng tự nhận là Sa-môn, không phải sống Phạm hạnh nhưng tự nhận có Phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục, tánh tình bất tịnh. Chúng Tăng không sống chung với người ấy, lập tức hội họp lại và đuổi người ấy ra khỏi. Dầu cho người ấy có ngồi giữa chúng Tỷ-kheo Tăng, nhưng người ấy sống xa chúng Tăngchúng Tăng sống xa người ấy. Vì rằng, này Pahàràda, người ấy là ác giới, theo ác pháp, ... tánh tình bất tịnh ... và chúng Tăng sống xa vị ấy, nên này Pahàràda, trong pháp và luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ ba mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. 

14. Ví như, này Pahàràda, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông hằng, sông Yamunà, sông Aciravatì, sông Sarabhù, Sông Mahì, các con sông ấy khi chảy đến biển, liền bỏ tên họ cũ trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahàràda, có bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá, Thủ-đà, sau khi từ bỏ gia đình, sống không gia đình, xuất gia trong Pháp và Luật được Như Lai tuyên bố, họ từ bỏ tên và họ của họ từ trước, và họ trở thành những Sa-môn Thích tử. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tư mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. 

15. Ví như, này Pahàràda, phàm có những dòng nước gì ở đời chảy vào biển lớn, phàm có những nước mưa từ trời rơi xuống, nhưng không vì vậy biển lớn được thấy có vơi có đầy. Cũng vậy, này Pahàràda, nếu có nhiều Tỷ-kheo nhập vào Niết-bàn giới không có dư y, Niết-bàn giới cũng không vì vậy được thấy có vơi có đầy. Này Pahàràda, nếu có nhiều vị Tỷ-kheo nhập vào Niết-bàn giới không có dư y, Niết-bàn giới cũng không vì vậy được thấy có vơi có đầy. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ năm mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. 

16. Ví như, này Pahàràda, biển lớn chỉ có một vị mặn. Cũng vậy, này Pahàràda, Pháp và Luật cũng chỉ có một vị là vị giải thoát. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ sáu mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. 

17. Ví như, này Pahàràda, biển lớn có nhiều châu báu, có nhiều loại châu báu, ở đây có những châu báu này, như chân trâu, ma-ni châu, lưu-ly, xa-cừ, ngọc bích, san hô, bạc, vàng, ngọc đỏ, mã não. Cũng vậy, này Pahàràda, Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này, như Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm cần, Năm lực, Bảy giác chi, Thánh đạo tám ngành. Này Pahàràda, vì rằng Pháp và Luật này có nhiều châu báu, nhiều loại châu báu, ở đấy có những châu báu này, như Bốn niệm xứ ... Thánh đạo tám ngành, nên này Pahàràdan, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ bảy mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. 

18. Ví như, này Pahàràda, biển lớn là trú xứ các loại chúng sanh lớn, tại đấy, có những chúng sanh như các con Timi, Timingalà, Timiramingalà, những loại Asurà (A-tu-la), các loại Nàgà, các loại Gandhabbà. Trong biển có những loài hữu tình với tự ngã dài một trăm do tuần, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm do tuần. Cũng vậy, này Pahàràda, Pháp và Luật là trú xứ của các loài chúng sanh lớn. Ở đấy có những loại chúng sanh này: bậc Dự lưu, bậc đã hướng đến chứng ngộ Dự lưu quả, bậc Nhất Lai, bậc đã hướng đến chứng ngộ Nhất lai quả, bậc Bất lai, bậc đã hướng đến chứng ngộ Bất lai quả, bậc A-la-hán, bậc đã hướng đến chứng ngộ quả A-la-hán. Này Pahàràda, vì rằng Pháp và Luật này là trú xứ của các loại chúng sanh lớn. Ở đấy có những chúng sanh này ... quả A-la-hán. Này Pahàràda, trong Pháp và Luật này, đây là pháp vi diệu chưa từng có thứ tám mà do thấy vậy, thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này. 

Này Pahàràda, đây là tám pháp vi diệu, chưa từng có trong pháp và luật và do thấy vậy, do thấy vậy, các Tỷ-kheo thích thú trong Pháp và Luật này.


http://thuvienhoasen.org/p15a1254/pham-01-03





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45441)
18/04/2016(Xem: 27178)
02/04/2016(Xem: 10211)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :