Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ

28/02/20159:19 SA(Xem: 5974)
Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ
Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến 

Thí Dụ Về Cây Đàn, Kinh Tăng Chi Bộ - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: www.bps.lk 

 

Như vầy tôi nghe. Có một thời Đức Phật ngụ tại Vương Xá (Rājagaha) trên Núi Thứu tức là Núi Có Đỉnh Kên Kên (Mount Vuture's Peak, núi đá nầy là chỗ ở của loài kên kên, và đỉnh núi nầy là nơi chúng thường hay đậu). Cũng vào thời gian đó Đại Đức Sona sống trong Rừng Thoáng Mát (Cool Forest), gần Vương Xá (Rājagaha). [Đức Phật đã tuyên bố rằng, Đại Đức Sona Kolivīsa, là một trong những vị đứng đầu, trong nhóm người mà có nguồn năng lực tráng kiện nhất của Đức Thế Tôn.]

 

Trong khi Đại Đức Sona cư ngụ ở đó một mình và tách biệt, ông nghĩ rằng: "Ta là một trong những đệ tử giàu năng lực nhất của Đức Thế Tôn, nhưng tâm ta đã không đạt được giải thoát, hãy còn tỳ vết của sự không-dính-mắc. Bây giờ gia đình ta đang giàu có, ta nên tận hưởng sự giàu có, và làm công việc từ thiện. Ta hãy từ bỏ đời sống xuất gia, để trở về đời sống cư sĩ, hưởng thụ sự giàu có, và làm công việc từ thiện."

 

Lúc đó Đức Thế Tôn, nhìn thấy ý nghĩ của Đại Đức Sona, ngài rời Núi Thứu; và, nhanh chóng như một lực sĩ chỉ mất vài giây đồng đồ để duỗi tay ra hoặc co tay lại, ngài đã xuất hiện trong Rừng Thoáng Mát trước mặt Đại Đức Sona. Ở đó, Đức Thế Tôn ngồi xuống trên một chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn cho ngài. Đại Đức Sona, đảnh lễ Đức Thế Tôn, ngồi xuống một bên, và Đức Thế Tôn nói với ông:

 

"Nầy Sona, có phải ông đang có ý nghĩ từ bỏ đời sống xuất gia, rồi trở lại đời sống cư sĩ không?"

 

"Bạch Thế Tôn, dạ phải."

 

"Nầy Sona, nói cho ta biết, những ngày trước khi xuất gia, ông đúng là người đánh đàn xuất sắc hay không?" - "Bạch Thế Tôn, dạ đúng."

 

"Nầy Sona, khi các sợi giây của cây đàn quá căng, cây đàn có lên giây đúng không và khi ông gẩy đàn có dễ dàng không?" - "Bạch Thế Tôn, dạ không."

 

"Và khi các sợi giây của cây đàn quá lỏng, cây đàn có lên giây đúng không và khi ông gẩy đàn có dễ dàng không?" - "Bạch Thế Tôn, dạ không."

 

"Nầy Sona, nhưng khi các sợi giây của cây đàn không quá căng cũng không quá lỏng, và chúng được điều chỉnh với cường độ thăng bằng, lúc đó cây đàn có lên giây đúng không và khi ông gẩy đàn có dễ dàng không?" - "Bạch Thế Tôn, dạ có."

 

"Nầy Sona, cũng như thế, nếu ông dùng nguồn sức mạnh quá mạnh mẽ, thì cơ thể ông dễ bồn chồn, và nếu ông dùng nguồn sức mạnh quá yếu ớt, thì cơ thể ông dễ mệt mỏi. Vì vậy, Sona, hãy gìn giữ nguồn sức mạnh của ông trong sự cân bằng, hiểu rõ sự thăng bằng của các nguồn trí tuệ, và từ đó ông nắm bắt được chân lý tột cùng." [Hãy giữ sự yên tĩnh hòa hợp với nguồn sức mạnh. Hãy nối kết sự yên tĩnh với nguồn sức mạnh. Hãy giữ thăng bằng với năm nguồn trí tuệ. Khi lòng tin mạnh mẽ nối kết với trí tuệ, nghĩa là, trí tuệ đi cùng với lòng tin mạnh mẽ; khi nguồn sức mạnh được nối kết với sự tập trung, nghĩa là, sự tập trung đi cùng với nguồn sức mạnh, khi đó, sự thăng bằng của các nguồn đã được gìn giữ đúng đắn. Bây giờ, hãy nói về sự nắm bắt chân lý tột cùng. Khi có được sự thăng bằng, như đã nói ở trên, chân lý phát sinh rõ ràng, giống như sự phản chiếu của khuôn mặt trên tấm gương soi; rồi ông sẽ nắm bắt được chân lý nầy, đây là kết quả có được từ nguồn hiểu biết đúng đắn, rõ ràng về con đường dẫn đến sự bình yên, và tĩnh lặng.]

 

"Bạch Thế Tôn, dạ vâng," Đại Đức Sona trả lời với sự tán thành.

 

Khi Đức Thế Tôn đã dạy dỗ, khuyên nhủ và khuyến khích Đại Đức Sona xong, ngài lập tức biến mất khỏi Rừng Thoáng Mát và xuất hiện trở lại núi Thứu.

 

Sau đó Đại Đức Sona gìn giữ nguồn sức mạnh trong sự cân bằng, hiểu rõ sự thăng bằng của các nguồn trí tuệ, và từ đó nắm bắt được chân lý tột cùng. Đại Đức Sona, tiếp tục sống một mình và tách biệt, siêng năng, nhiệt tâm và kiên quyết. Ông là người đã từ bỏ cuộc sống của người con trai sinh ra trong một gia đình khá giả, để đi theo lý tưởng cao quý của một người xuất gia không nhà cửa. Qua kinh nghiệm trực tiếp của chính ông, ông sớm nhận ra ở đây và ngay bây giờ, khi ông bước chân vào nhà Như Lai, ông đã để tâm an trú trong đó. Và ông đã hiểu rõ: "Không còn luân hồi sinh tử (nghĩa là, không còn bị sinh ra), ông đã sống cuộc đời cao quý, những gì cần làm đã được làm, không còn gì phải làm thêm, trong cuộc đời nầy." Rồi Đại Đức Sona trở thành một vị A La Hán.

 

Sau khi đạt quả A La Hán, Đại Đức Sona nghĩ: "Ta hãy đi gặp Đức Thế Tôn và báo cho ngài biết là ta đã đạt được chân lý tột cùng." Rồi Đại Đức Sona đến gặp Đức Thế Tôn, đảnh lễ ngài, và ngồi xuống một bên. Sau khi an tọa, ông thưa với Đức Thế Tôn:

 

"Bạch Thế Tôn, khi một Tỳ Kheo trở thành một vị A La Hán, người mà không còn tỳ vết, người đã sống cuộc đời cao quý, làm xong nhiệm vụ, buông bỏ gánh nặng, đạt được mục đích, loại bỏ gông cùm sinh tử, người hoàn toàn tự do vì nhờ đạt được chân lý tột cùng - người nầy đã dành hết thời giờ làm sáu điều sau đây: ông dành thời giờ cho sự từ bỏ, sự tĩnh mịch, sự không làm hại, sự loại bỏ lòng tham ái, sự loại bỏ sự vướng mắc và sự không nhầm lẫn.

 

"Bạch Thế Tôn, một trong những Tỳ Kheo ở đây có thể nghĩ rằng: 'Có thể nào vị Tỳ Kheo nầy dành hết thời giờ cho sự từ bỏ chỉ bằng cách dựa vào lòng tin vững chắc?' Nhưng chúng ta không nên nhìn theo cách đó. Một nhà sư mà không còn tỳ vết, người đã sống cuộc đời cao quý, làm xong nhiệm vụ và không thấy bất cứ điều gì mình còn phải làm, và không còn gì cần phải làm thêm - là người dành hết thời giờ cho sự từ bỏ, ông không còn tham dục vì lòng tham dục bị hủy hoại; ông không còn sân hận vì sự hận thù bị hủy hoại; ông không còn si mê vì sự si mê đã vắng mặt.

 

"Bạch Thế Tôn, một trong những Tỳ Kheo ở đây có thể nghĩ rằng: 'Có thể nào vị Tỳ Kheo nầy dành hết thời giờ cho sự tĩnh mịch vì ông khát khao tìm sự giàu có, sự tôn kínhdanh vọng ... Và có thể nào ông dành hết thời giờ cho sự không gây hại vì nó giúp ích cho sự thi hành giới luật và sự phát nguyện?' Nhưng chúng ta không nên nhìn theo cách đó. Một nhà sư mà không còn tỳ vết, người đã sống cuộc đời cao quý, làm xong nhiệm vụ, và không thấy bất cứ điều gì mình còn phải làm, và không còn gì cần phải làm thêm - là người dành hết thời giờ cho sự tĩnh mịch, ... và cũng dành hết thời giờ cho sự không gây hại, ông không còn tham dục vì lòng tham dục bị hủy hoại; ông không còn sân hận vì sự hận thù bị hủy hoại; ông không còn si mê vì sự si mê đã vắng mặt.

 

"Đó là vì ông đã hủy hoại lòng tham sân si, và bởi vì lòng tham sân si vắng mặt, nên ông dành hết thời giờ cho sự hủy hoại lòng ái dục, dành hết thời giờ cho việc hủy hoại sự dính mắc, dành hết thời giờ cho sự không nhầm lẫn.

 

"Bạch Thế Tôn, giống như mắt nhận ra các hình tướng, rồi khi các hình tướng nầy đập mạnh vào mắt của một nhà sư với tâm hoàn toàn giải thoát, chúng không thể nào chế ngự tâm của ông; trái tim ông cũng không bị rung động; vững vàng và không lay chuyển khi ông quán chiếu sự tạm bợ của chúng. Giống như tai nghe được âm thanh ... giống như mũi ngửi được mùi ... giống như lưỡi nếm được vị ... giống như thân thể biết khi va chạm ... như tâm hay biết đối tượng của tâm, và khi đối tượng nầy, đập mạnh vào tâm của một nhà sư với tâm hoàn toàn giải thoát, chúng không thể nào chế ngự tâm của ông; trái tim ông cũng không bị rung động; vững vàng và không lay chuyển khi ông quán chiếu sự tạm bợ của chúng.

 

"Bạch Thế Tôn, giống như ngọn núi đá được tạo nên từ một khối vững chắc, không có khe hở hoặc vết nứt, rồi một cơn mưa bão, thổi đến bất kỳ từ phương hướng nào, ào ạt đập mạnh, trút lên ngọn núi, cũng không thể di chuyển ngọn núi, cũng không thể lay động ngọn núi. Cũng như thế, qua giác quan, những ý tưởng dù rất mạnh mẽ, sẽ không chế ngự được tâm của nhà sư, người mà có tâm hoàn toàn giải thoát; tâm ông sẽ không bị rung động; vững vàng, và không lay chuyển khi ông quán chiếu sự tạm bợ của chúng."

 

Nếu ai ưa thích sự từ bỏ và cuộc sống cách ly,

Sự vô hại, và sự chấm dứt dính mắc;

Nếu ai ưa thích sự chấm dứt tham ái,

Và luôn luôn có cái nhìn không nhầm lẫn,

Rồi người ấy, thấy được sự phát sinh của các giác quan,

Tâm của người ấy, sẽ được hoàn toàn giải thoát.

Vị Tỳ Kheo nào như thế, sẽ có tâm tự do, và an lạc,

Những việc ông đã làm, chẳng còn gì để thêm vào,

Và, chẳng còn gì khác để làm thêm.

Giống như, cơn mưa bão không di chuyển được ngọn núi đá,

Cũng như thế, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp,

Mà thường được ưa thích, hoặc không thường được ưa thích,

Sẽ không khuấy động được, người sống ổn định,

Vì tâm người ấy vững chắctự do,

Vì người ấy thấy được, mọi việc rồi sẽ qua đi.

The Simile Of The Lute, Anguttara Nikaya - Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source: www.bps.lk

 

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Vulture Peak. On that occasion the Venerable Soṇa was dwelling in the Cool Forest, near Rājagaha. [57]

 

While the Venerable Soṇa dwelt there alone and secluded, this thought occurred to him: “I am one of the most energetic disciples of the Blessed One, yet my mind has not attained liberation from the taints by non-clinging. Now my family is wealthy, and I can enjoy my wealth and do meritorious deeds. Let me then give up the training, return to the lower state (of a layman), enjoy my wealth and do meritorious deeds.”

 

Then the Blessed One, perceiving in his own mind the Venerable Soṇa’s thoughts, left Mount Vulture Peak; and, as speedily as a strong man might stretch his bent arm or bend his stretched arm, he appeared in the Cool Forest before the Venerable Soṇa. There he sat down on a seat prepared for him. The Venerable Soṇa, having paid homage to the Blessed One, sat down to one side, and the Blessed One said to him:

 

“Soṇa, weren’t you just now thinking of giving up the training and returning to lay life?”

 

“Yes, Lord.”

 

“Tell me, Soṇa, when in earlier days you lived at home, were you not skilled in playing the lute?” - ”Yes, Lord.” 

 

“And, Soṇa, when the strings of your lute were too taut, was your lute well tuned and easy to play?” - ”No, Lord.”

 

“And when the strings of your lute were too loose, was your lute well tuned and easy to play?” - ”No, Lord.”

 

“But, Soṇa, when the strings of your lute were neither too taut nor too loose, but adjusted to an even pitch, was your lute then well tuned and easy to play?” - ”Yes, Lord.”

 

“Similarly, Soṇa, if energy is applied too forcefully it will lead to restlessness, and if energy is too lax it will lead to lassitude. Therefore, Soṇa, keep your energy in balance, penetrate to a balance of the spiritual faculties, and there seize your object.” [58]

 

“Yes, Lord,” the Venerable Soṇa replied in assent.

 

When the Blessed One had admonished the Venerable Soṇa with this exhortation, he vanished instantly from the Cool Forest and appeared again on Mount Vulture Peak.

 

Afterwards the Venerable Soṇa kept his energy balanced, penetrated to a balance of the spiritual faculties, and there seized his object. And the Venerable Soṇa, living alone and secluded, diligent, ardent and resolute, soon realized here and now, by his own direct knowledge, that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which sons of good family rightly go forth from home to the homeless life, and entering upon it he dwelt therein. And he knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world.” And the Venerable Soṇa became one of the arahats.

 

Having reached arahatship, the Venerable Soṇa thought: “Let me go to the Blessed One and in his presence declare final knowledge.” And the Venerable Soṇa went to the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. So seated, he said to the Blessed One:

 

“A monk, O Lord, who is an arahat, one with taints destroyed, who has lived the holy life, done his task, laid down the burden, attained his goal, discarded the fetters of becoming, and is liberated by final knowledge - he is dedicated to six things: he is dedicated to renunciation, to solitude, to non-harming, to the destruction of craving, to the destruction of clinging and to non-confusion.

 

“Perhaps, Lord, one of the venerables here might think: ’Could it be that this venerable one is dedicated to renunciation just by relying on faith alone?’ But one should not see it in that way. A monk with taints destroyed, who has lived the holy life, done his task and does not see in himself anything still to be done or to be added to what was done - such a one is dedicated to renunciation because he is free from lust through the destruction of lust; because he is free from hatred through the destruction of hatred; because he is free from delusion through the absence of delusion.

 

“Perhaps, Lord, one of the venerable ones here might think: ’Could it be that this venerable one is dedicated to solitude because he hankers after gain, honour and fame?… And could it be that he is dedicated to non-harming because he thinks it essential to adhere to rules and vows?’ But one should not see it in that way. A monk with taints destroyed, who has lived the holy life, done his task and does not see in himself anything still to be done or to be added to what was done - such a one is dedicated to solitude … dedicated to non-harming because he is free from lust through the destruction of lust; because he is free from hatred through the destruction of hatred; because he is free from delusion through the absence of delusion.

 

“It is because of his destruction of lust, hatred, and delusion, because of their absence, that he is dedicated to the destruction of craving, dedicated to the destruction of clinging, dedicated to non-confusion.

 

“Lord, even if forms cognizable by the eye strongly impinge on the eye faculty of a monk with a fully liberated mind, they do not overpower his mind; his heart remains untinged by them; firm and imperturbable he contemplates their transience. Even if sounds cognizable by the ear … odours cognizable by the nose … tastes cognizable by the tongue … tactile objects cognizable by the body … mind-objects cognizable by the mind strongly impinge on the mind faculty of a monk with a fully liberated mind, they do not overpower his mind; his heart remains untinged by them; firm and imperturbable he contemplates their transience.

 

“If, Lord, there were a rocky mountain of one solid mass, without clefts or fissures, and from any of the four directions a tempestuous rainstorm should lash down upon it, that rock could not be moved by it, could not be shaken, could not be stirred. Similarly, even very strong sense impressions will not overpower a monk whose mind is fully liberated; his mind remains untinged by them; firm and imperturbable he contemplates their transience.”

 

If one is bent on renunciation and solitude,

Intent on harmlessness, on the end of clinging;

If one is bent on an end to craving,

Dedicated to unconfused vision,

When one has seen the arising of the sense bases,

One’s mind will be entirely released.

For the monk thus freed, with peaceful mind,

There is no need to add to what he has done,

No further task or duty to perform.

Just as a rocky mountain is not moved by storms,

So sights, sounds, tastes, smells, contacts and ideas,

Whether desirable or undesirable,

Will never stir one of steady nature,

Whose mind is firm and free,

Who sees how all things pass.

 

 

57. This is Soṇa Kolivīsa, who was declared by the Buddha to be foremost among those vigorous in their energy. His verses appear at Th 632-44. Vv. 638-39 refer to our “simile of the lute”; vv. 640-44 are identical with the verses at the end of this discourse. Our text appears in an expanded form at Vin I 179-85.

 

58. A-a: “Keep to tranquillity combined with energy. Link tranquillity with energy. Keep to a balance of the (five) spiritual faculties. When faith is linked with wisdom and wisdom with faith; when energy is linked with concentration and concentration with energy, then the balance of the faculties is being maintained.” On “there seize your object” (tattha ca nimittaṃ gaṇhāhi), A-a says: “When such balance exists, the object can arise clearly, just like the reflection of the face in a mirror; and you should seize this object, be it of tranquillity, insight, path or fruition.” 

http://www.bps.lk/olib/wh/wh208-u.html#29.TheSimileoftheLute





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45444)
18/04/2016(Xem: 27187)
02/04/2016(Xem: 10213)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :