Nói chung, có con đường tu luyện tiệm tiến đã được giải thích trong các thừa mang tính chất triết lý, cụ thể hóa những phẩm hạnh thị hiện, và tu tập thiền định hiện diện, con đường tu luyện tức thời trong trạng thái bản nhiên xác minh yếu tánh tự nhiên. Hai con đường này tối hậu thì giống nhau nhưng tạm thời thì không. Tuy nhiên, ở đây miêu tả các con đường (đạo) và các địa (bhumi) và cách đi qua chúng.
Ngay từ khi mới bắt đầu bước vào con đường gia trì cho đến khi thấy yếu tánh và hoàn thiện sức mạnh của thiền định Qui Nhất tương ứng với thời kỳ ở mức của người mới bắt đầu và con đường tích lũy.
Lên đến và gồm cả ba giai đoạn thiền định Đơn Giản tương ứng với thời kỳ ở mức hành xử sùng mộ và con đường kết hợp.
Ba giai đoạn thiền định Nhất Vị và các giai đoạn Không-thiền-định nhỏ và trung bình tương ứng với thời kỳ của địa thứ nhất và con đường thấy, cũng như con đường tu dưỡng từ địa thứ nhì đến địa thứ mười.
Không-thiền-định lớn tương ứng với cảnh giới giác ngộ và con đường thành tựu viên mãn.
Hiện tại, vì quí vị chỉ đơn giản hành trì con đường trạng thái tự nhiên và không tu tập theo con đường được giải thích trong các thừa thông thường, do đó cũng không có sự xuất hiện các dấu hiệu của con đường sau. Tuy nhiên, người ta chủ trương rằng tất cả những phẩm tính thị hiện sẽ đồng thời và tự động xuất hiện một khi quí vị hoàn thiện được sức mạnh của Không-thiền-định lớn.
Tuy nhiên, nếu quí vị tu tập bằng cách hòa lẫn với con đường phương tiện Mật Chú (Mantra), như được giải thích là những dấu hiệu kế tiếp nhau của con đường Mật Chú thực sự xuất hiện.
Sự thực có nhiều cách phối hợp một cách chi tiết mười hai cách tu luyện thiền định của mười hai (ba-lần-bốn) yoga bằng các con đường và địa của các thừa có tính triết lý, nhưng phức tạp khi hệ thống hóa chúng một cách tỉ mỉ.
Như vậy, bản văn hướng dẫn chính này cho con đường Đại Thủ Ấn gia trì có nghĩa quyết định là nên dạy theo cách thông thường qua kinh nghiệm cá nhân. Đối với những người không có kinh nghiệm như thế, tôi dùng những chỉ dạy cốt lõi của các bậc tổ của Dòng Tu Tập giải thích nó một cách đơn giản để hiểu, không hòa lẫn nó với ngôn ngữ và cấu trúc học giả. Sợ rằng sẽ khiến nó trở nên quá nặng nề bằng những trích dẫn hộ trợ, tôi đã tiết chế làm như vậy. Quí vị có thể tìm những chi tiết như thế ở chỗ khác.[1]
Đến khi cá nhân kinh nghiệm điều nói trên, xin quí vị hãy tử tế với chính mình bằng cách áp dụng một phương pháp thiền định thích hợp với khả năng cá nhân của mình. Dù thế nào, chủ yếu là đừng đem những gì quí vị hiểu về những lời này mà vô tình thốt ra những “cao kiến”. Xin hãy tránh trở thành “người thành thạo Pháp” mà không có kinh nghiệm!
KỆ KẾT THÚC
Lời kim cương của những bậc thầy thành tựu cao cả
Bị méo mó trong tâm của những kẻ ngây ngô của thời đại âm u.
Một vài bản văn hướng dẫn sâu xa làm sáng tỏ đôi phần
Không cho sự hộ trợ cuối cùng làm sao hay khi nào kinh nghiệm phát sinh.
Ngoài những ai có học lực và tu luyện trước kia,
Chỉ một vài người có thể kết tập những đoạn rời rạc của lời khuyên truyền miệng.
Bản văn hướng dẫn của tôi làm sáng tỏ các giai đoạn trên đường đạo
Do đó, nó là cống hiến vô song của hành giả yoga này.
Vì nguồn gốc và chư sư chủ trương Dòng Tu Tập,
Nguyện nó là một man-đa-la ban cho sự gia trì và chứng ngộ!
Vì những thiền giả thượng thừa đã phát sinh chứng ngộ,
Nguyện nó là sự cúng dường nhắc nhở và khởi hứng niềm tin.
Vì những thiền giả đã quen nuôi dưỡng những mầm non kinh nghiệm và chứng ngộ,
Nguyện nó là bữa tiệc của khẳng định cắt đứt nghi ngờ.
Vì những thiền giả mới tu, tinh tấn nhưng bám vào kinh nghiệm,
Nguyện nó là tặng phẩm để phá tan những cái thấy sai và thiền định lỗi lầm.
Vì những người giải đãi với Pháp chỉ góp nhặt dữ kiện mà không kinh nghiệm,
Nguyện nó là vật di tặng để đạt những phẩm tính của cảnh giới tự nhiên.
Vì tất cả những khiếm khuyết do vô minh và hiểu sai của tôi
Tôi sám hối mãi mãi với tất cả những bậc cao cả.
Qua đức hạnh này, cầu mong tất cả chúng sinh
Nhanh chóng hoàn thiện chứng ngộ Đại Thủ Ấn.
~~~~
LỜI CUỐI SÁCH
Dựa trên sự yêu cầu của nhiều môn đệ thiền giả, tôi viết ra bản văn này, một cẩm nang hướng dẫn quyết định và có thể tin cậy được về Đại Thủ Ấn. Người từ Gampo có tên là Mangala (Tashi) sáng tác trong hạ tuần tháng thứ tư âm lịch, năm con Cừu ở trung tâm ẩn cư Dakla Gampo đại tọa, vinh quang, với sự trợ giúp của thư ký Tashi Döndrub. Nguyện nó đem lại thiện đức cho tất cả chúng sinh. Sarvada mangalam (Vạn sự cát tường). Nguyện nó là đức hạnh!
~~~~
Lời Bạt của Dịch Giả Bản Tiếng Anh
Mong ước của Khenchen Thrangu Rinpoche[2] là muốn cho bản văn này khả dụng bằng một bản dịch tiếng Anh. Hoàn thành mong ước ấy là một đặc ân và là niềm vui sâu xa. Với những lời dạy bằng miệng của sư trong hai khóa chuyên đề ở Namo Buddha và những minh giải phụ thêm của sư hướng dẫn, cố gắng đầu tiên này do Erik Pema Kunsang và Michael Tweed thực hiện tại am Nagi Gompa, tháng 4 năm 2001.
Rinpoche mong ước gồm cả bản văn Tạng ngữ đi kèm để làm cho việc dạy và hiểu trở nên thuận lợi hơn.[3] Christopher B. Barstow, đệ tử của sư, đã đánh máy. Cảm ơn Khenpo Jigmey và Khenpo Pema Gyatsen đã đọc và sửa bản in thử tiếng Tây tạng, và vợ tôi kiểm tra bản thảo. Đặc biệt tỏ lòng tín cậy đối với Larry Mermelstein của Ban Dịch Thuật Nalanda (Nalanda Translation Committee) vì sự duyệt lại và những đề nghị của ông. Những chú thích cũng như những khiếm khuyết và lỗi là của tôi.
Nguyện [giáo lý] này đem vô số chúng sinh đến tiếp xúc với bản tánh tự nhiên của họ.
~~~~
Vài Nét Tiểu Sử của Dakpo Tashi Namgyal
Dakpo Tashi Namgyal (1511–1587) là người nắm giữ truyền thừa dòng Dakpo Kagyu của Phật giáo Tây tạng. Sư cũng được huấn luyện trong dòng Sakya.
Sư nổi tiếng là học giả và hành giả Yoga. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của sư là Ánh Trăng Đại Thủ Ấn (Moonlight of Mahamudra) và Sáng Tỏ Cảnh Giới Tự Nhiên (Clarifying the Natural State) cũng gọi là Cẩm Nang Tu Tập Đại Thủ Ấn, đã trở thành những bản văn Đại Thủ Ấn kinh điển được nghiên cứu học tập rộng rãi đến ngày nay. Về sau trong đời, sư đã phục vụ như là Viện trưởng của Tự Viện Kagyu Gampo, nam Tây tạng.
~~~~
Thư Mục
Dakpo Tashi Namgyal:
-Clarifying the Natural State –Tr.: Erik Pema Kunsang; Rangjung Yeshe Publications & Esby, Boudhanath, Hong Kong 2001
-Mahamudra, The Quintessence on Mind and Meditation –Tr.: Lobsang P. Lhalungpa; Motial Nanarsidass Publishers, LTD, Delhi, India 1993
Khenchen Thrangu Rinpoche:
-A Song for the King, Sahara on Mahamudra Meditation –Tr. & Ed.: Michele Martin& Peter O’Hearn; Wisdom Publications, MA, USA 2006
-The Life of Tilopa & The Ganges Mahāmudra – Tr.: Clark Johnson; Namo Buddha Publications, CO, USA 2002
-An Ocean of the Ultimate Meaning, Teachings on Mahā-mudra – Tr: Peter Alan Roberts; Shambhala Public-ations, Inc., Boston, MA, 2004
-Crystal Clear, Practical Advice for Mahāmudra Meditators – Tr.: Erik Pema Kunsang; Rangjung Yeshe Publications & Esby, Boudhanath, Hong Kong 2003
-Essentials of Mahamudra, Looking Directly to the Mind – Tr.: Clark Johnson; Wisdom Publications, MA, USA 2004
-The Practice of Tranquility and Insight, A Guide to Tibetan Buddhist Meditation – Tr.: Peter Roberts; Snow Lion Publications, Ithaca, NY USA 1993
-Shentong & Rangtong, Two Views of Emptiness – Tr.: Peters Roberts, Ed.: Clark Johnson; Namo Buddha Public-ations, Boulder, CO USA 2009
The 9th Karmapa Wanghu’g Dorje:
-The Mahāmudra, Eliminating the Ignorance of Darkness by; Tr.: Alexander Berzin; Library of the Tibetan Works & Archives; New Deli, India 2007
Rodney P. Devenish:
-Natural Mind Meditation – Dharma Fellowship of His Holiness Gyalwa Karmapa, Sans Francisco & Denman Island, 2012
Daniel P. Brown:
-Pointing Out the Great Way, The Stages of Meditation in the Mahamudra Meditation –Wisdom Publications, Inc.; Somerville, MA USA 2006
Keith Dowman, Translator.:
-Masters of Māhamudra, Songs and Eighty Four Buddhist Siddhas – State University of New York, NY USA 1985
Jetsun Milarepa:
-The Hundred Thousand Songs of Milarepa – Tr.: Garma C. C. Chang; Shambhala Publications, Inc., Boston, MA USA 1962
Lama Kazi Dawa-Samdup, Translator:
Tibetan Yoga and Secret Doctrines – Editor: W. Y. Evans-Wentz; Oxford University Press, London, UK 1965
Lotsawa Tony Duff:
-Gampopa’s Mahāmudra, The Five Parts Mahamudra of the Kagyus – Padma Karpo Translation Committee; Nepal 2008
Ven. Khenpo Karthar Rinpoche:
-The Instructions of Gampopa, A Precious Garland of the Supreme Path – Tr.: Lama Yeshe Gyamtso; Wisdom Publications, Ithaca, NY, USA 1996
Gampopa:
-The Jewel Ornament of Liberation –Tr.: Khenpo Konchog Gyaltsen Rinpoche; Wisdom Publications, Ithaca, NY, USA 1998
Reginald A. Ray:
Secret of the Vajra World, Shambhala Publications, Inc. Boston, MA, USA 2001
Lama Anagarika Govinda:
-Foundations of Tibetan Mysticism – Samuel Weiser, Inc.; York Beach, Maine, USA 1969
C.W. Huntington, Jr. with Geshe Namgyal Wangchen:
-The Emptiness of Emptiness – University of Hawaii Press USA 1994
[1] Có thể tìm thấy những trích dẫn lời các sư của Dòng Tu Tập trong cuốn Moonbeams of Mahamudra, Shambhala Publications, 1986.
[2] Khenchen Thrangu Rinpoche sinh ở Kham, Tây tạng vào năm 1933. Lúc năm tuổi sư đã được chính thức thừa nhận là nhục thân đầu thai lần thứ chín của đức Thrangu tulku vĩ đại. Là một trong những bậc sư về thiền định Đại Thủ Ấn (Mahamudra) được trọng vọng nhiều nhất. Rinpoche đã tiếp xúc với đời sống của người học từ mọi phần của thế giới qua sự hiện diện lân mẫn, kiến thức mênh mông, và cách làm cho những giáo lý phức tạp trở thành có thể tiếp cận được. Sư còn được đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 chỉ định làm thầy dạy riêng cho đức Karmapa thứ 17. [ND].
[3] Bản dịch tiếng Việt này chỉ căn cứ vào bản dịch tiếng Anh và không giữ lại bản văn nguyên tác Tạng ngữ. Độc giả nào muốn tham khảo bản văn Tạng ngữ, xin đọc “Clarifying tha Natural State” do nhà Rangjung Yeshe Publications ấn hành. [ND].