Đại Thừa Pháp Vương Sakya và lịch sử dòng truyền thừa Sakya

02/11/20152:44 SA(Xem: 11746)
Đại Thừa Pháp Vương Sakya và lịch sử dòng truyền thừa Sakya

ĐẠI HỪA PHÁP VƯƠNG SAKYA &
LỊCH SỬ DÒNG TRUYỀN THỪA SAKYA
La Sơn Phúc Cường trích dịch

 

lineage_foundersTruyền thừa Sakya là một trong bốn truyền thống tâm linh vĩ đại tại Tây Tạng. Truyền thống này đóng một vai trò quan trọng trong sự trì giữ và phát triển giai đoạn tân Tantra vào thế kỷ thứ 11.Truyền thống Sakya được trì giữ và hoằng dương rộng lớn, sản sinh nhiều bậc thánh tăng, Thành tựu giảhọc giả vĩ đại. Trong các thế kỷ 13 và 14, những bậc trì giữ truyền thống Sakya đồng thời đảm nhận trọng trách chính trị tại Tây Tạng. Mặc dù địa vị chính trị của truyền thống này giảm dần qua các thế kỷ, nhưng những truyền thống tâm linh siêu việt này vẫn còn được trưởng dưỡng và trì giữ nghiêm mật tới tận ngày nay. Theo sử liệu của dòng Truyền thừa Sakya, sử liệu các vị vua đời Minh, Lịch sử Phật giáo Tạng truyền đời Minh, năm 1413 bậc lãnh đạo Tâm linh dòng Sakya đã đến Nam Kinh theo lời thỉnh cầu của triều Minh, chứng kiến sự thành tựu Pháp, đạo hạnh của ngài, Minh Thành Tổ đã cúng dường ngài danh xưng Đại Thừa Pháp Vương, có nghĩa là “vạn hạnh viên dung diệu pháp tối thắng chân như tuệ trí hoằng từ quảng tế hộ quốc diễn giáo chính giác Đại Thừa Pháp vương Tây thiên thượng thiện kim cương phổ ứng đại quang minh Phật lĩnh thiên hạ Thích giáo.”

Dòng truyền thừa Sakya và các bậc Thượng sư truyền thừa

Truyền thừa Sakya khởi nguồn từ chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Nguồn giáo pháp quan trọng nhất của truyền thống Sakya truyền thừa từ Yogi vĩ đại người Ấn Độ, Virupa (thế kỷ thứ 9), một trong 84 Đại thành tựu giả và sự thành tựu vi diệu nhất thông qua đạo sư Gayadhara (994-1043) tới đệ tử người Tạng là Drokmi Lotsawa Shakya Yeshe (992-1072 ). Đạo sư Drokmi Lotsawa truyền thừa cho đệ tử của mình là Khon Konchok Gyalpo (1034-1102), ngài là tổ sư, bậc khai sáng truyền thống Sakya.

Truyền thống Sakya bắt nguồn từ dòng tộc Khon, theo sử liệu của truyền thống Sakya, đây là dòng tộc bắt nguồn từ chư thiên. Khởi đầu từ Thượng sư Khon Konchok Gyalpo (1034-l 102), bậc khai sáng truyền thống Sakya, dòng truyền thừa vẫn phát triển và được trì giữ nghiêm mật tới tận ngày nay.

 Truyền thừa giáo pháp của Đại Thành tựu giả Virupa Ấn Độ vẫn được tiếp tục trì giữ thông qua đạo sư Khon Konchok Gyalpo và tiếp đến xuống Pháp tử của ngài là Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158). Đạo sư Kunga Nyingpo trong đời đã hiển thị những năng lực và sự thành tựu tâm linh siêu việt, ngài trì giữ các dòng truyền thừa Tantra và Hiển giáo. Ngài có bốn Pháp tử là Kungabar, Sonam Tsemo, Jetsun Dakpa Gyeltsen và Palchen Rinpoche. Sonam Tsemo (1142-1182), Pháp tử thứ hai là một đại học giả ngay ở tuổi 16 và ngài có nhiều linh kiến thanh tịnh về các Bản tôn trí tuệ cùng rất nhiều đệ tử thành tựuĐạo sư Jetsun Dakpa Gyeltsen (1147-1216), Pháp tử thứ ba đã hiển thị những năng lực tâm linh ngay từ khi còn trẻ tuổi. Ngay khi 11 tuổi, ngài đã truyền trao quán đỉnh Hỷ Kim cươngtrở thành bậc trì giữ chính của dòng truyền thừa  Sakya.

Năm trong số những bậc Long tượng của truyền thống Sakya là bậc Thượng sư trứ danh Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158), Loppön Sonam Tsemo (1142-1182), Jetsun Drakpa Gyaltsen (1147-1216), Sakya Pandita (1182-1251), và Drogon Chogyal Phagpa (1235-1280). Các ngài được tôn kính là năm vị tổ sư của truyền thống Sakya.

Tiếp theo năm vị Tổ sư là Sáu Ornaments của Tây Tạng cũng là những bậc thầy tâm linh nổi tiếng của truyền thống Sakya.

Sáu Tràng hoa của xứ Tạng bao gồm ngài Yakton Sengey Phel và Rongton Sheja Künrig, những luận sư trứ danh Kinh thừa; Thượng sư Ngorchen Kunga Zangpo và Zongpa Kunga Namgyal, hai bậc thông tuệ Mật điển (Tantra); Thượng sư Gorampo Sonam Sengey và Shakya Chogden, hai bậc thông tuệ cả kinh điển và Tantra. Đạo sư Gorampa Sonam Sengey, hoằng dương môn lô-gic trong truyền thống Sakya.

Pháp tử của Palchen Rinpoche là ngài Sakya Pandita Kunga Gyeltsen (1182-1251). Ngài là bậc thông tuệ triết học, lô-gic, ngôn ngữ Sanskrit, vũ trụ học, thơ ca, nghệ thuật Phật giáotriết học của các nhiều truyền thống tôn giáo khác. Ngài đã tham học dưới sự hướng đạo của rất nhiều đạo sư vĩ đại Ấn Độ, Nepal, Kashmiri và Tây Tạng, và trở thành một trong những học giả vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng.

Các nhánh chính của truyền thừa Sakya

Không giống như những truyền thống khác của Phật giáo Tạng truyền, một số lượng lớn các nhánh đã phát triển trong truyền thống Sakya. Các truyền thừa giáo pháp dần được các đệ tử thiết lập như đạo sư Ngorchen Kunga Zangpo (1382-1457) và các bậc thầy tiếp nối mạch giáo pháp  này như ngài Konchok Lhundrup, Thartse Namkha Palsang và Drubkhang Palden Dhondup được biết đến là truyền thừa Ngor. Nhánh truyền thừa này chú trọng nhiều tới truyền thống tự viện và những pháp thực hành giới luật. Truyền thừa từ đạo sư Tsarchen Losel Gyatso (1502-1556) là truyền thừa Khẩu truyền Tsar, bao gồm các học thuyết bên ngoài, bên trong, bí mật như Mahakala, Vajrayogini, Dzambala và nhiều Bản tôn khác.. Một truyền thống quan trọng nữa là Dzongpa được kiến lập bởi Đạo sư Dzongpa Kuna Namgyal (1432-1496). Hình ảnh minh họa cho sự phát triển này là dòng truyền thừa Sakya bắt đầu từ dòng dõi Khon cao quý như một thân cây, các truyền thừa Ngorpa và Tsarpa như những nhánh cây bắt nguồn từ thân cây tỏa ra các phương hướng khác nhau.

Kinh điểngiáo pháp của truyền thừa Sakya

Ngoài dựa trên những giáo pháp Hiển giáo là nền tảng tu tập của truyền thừa, truyền thừa Sakya có nhiều những trước tác của những bậc Thượng sư Sakya, khởi nguồn từ những Đại Thành tựu giả Ấn Độ cũng như những trước tác của các Thượng sư như Sachen Kunga Nyingpo (1092-1158), Sonam Tsemo (1142-1182), Drakpa Gyeltsen (1147 -1216), Sakya Pandita Kunga Gyeltsen (1182-1251) và Drogon Chogyal Phakpa (1235-1280) – Năm vị Tổ sư của truyền thống Sakya - và nhiều thành tựu giảhọc giả khác của truyền thống.

Hai trong số những luận sư trứ danh nhất của truyền thống Sakya là Gorampa Sonam Senge (1429-1489) và Panchen Shakya Chokden (1428-1507). Những trước tác của các đạo sư này bao gồm những luận giảng về Kinh điển Hiển giáoMật Tạng đều được tu học trong tất cả các truyền thừa Phật giáo Tạng truyền khác.

Giáo phápnghi quỹ nền tảng của truyền thống Sakya là "Lamdre (Lam/bras)" hay"Đạo và Quả." Về cơ bản, quan điểm triết học thể hiện trong "Đạo và Quả" là sự "Bất khả phân giữa Luân hồi và Niết Bàn”. Theo quan kiến này, dòng tâm thứccăn bản tạo nên Luân hồi hay Niết bàn. Khi bị che chướng, dòng tâm sẽ hiện khởi tướng trạng Luân hồi, và khi không bị vướng mắc bởi những nhiễm ô, dòng tâm sẽ hiện khởi tướng Niết bàn. Mỗi hành giả phải nỗ lực để chứng đắc cảnh giới bất khả phân căn bản này thông qua thiền định.

Lamdre là một trong những pháp thiền định toàn diện nhất và có cấu trúc hệ thống nhất trong truyền thống Kim cương thừa, hợp nhât toàn bộ các thứ lớp tu tậpquả vị của Tantra tối thượng. Xét ở phương diện tuyệt đối, pháp thực hành này cho phép hành giả chứng đạt cảnh giới Bản tôn Hỷ Kim cương (Hevajra), một trong những Bản tôn chính của truyền thống Sakya. Truyền thống giáo pháp thâm diệu này bắt nguồn từ đại Thành tựu giả Ấn Độ Virupa (thế kỷ thứ 9), Đạo sư Avadhutipa, Đạo sư Gayadhara (994-1043), và Đạo sư Shakyamitra (một đệ tử của Bồ tát Long Thọ), ngài đã truyền trao giáo pháp xuống đại dịch giả Drokmi Lotsawa. Dòng truyền thừa không gián đoạn của những bậc kim cương thượng  sư vẫn tiếp tục được trì giữ nghiêm mật đến ngày nay. Truyền thống giáo pháp Lamdre đã được Đạo sư Muchen Sempa Chenpo, một đệ tử của đạo sư Ngorchen Kunga Sangpo (1382-1457) phát triển thành hai nhánh: Thứ nhất: truyền trao riêng cho từng đệ tử thích hợp. Thứ hai, truyền trao cho đại chúng. kể từ đó, giáo pháp Lamdre lần đầu tiên đã tới miền đất Tuyết và được truyền thừa không gián đoạn qua thế hệ các vị đạo sư tới ngài  Sakya Trizin đời thứ 41, bậc trì giữ bảo tòa hiện đời của truyền thống Sakya.

Ngoài ra truyền thống Sakya cũng thực hành các pháp Kim Cương thừa khác như: Tantra Hỷ Kim cương (Hevajra), Tantra Thắng lạc Kim cương (Chakrasamvara), Mahakala và v.v…Các Đại học tự viên của truyền thừa nghiên cứu Mười tám chính luận như: Kinh Bát nhã, Luật, Trung Quán, Vi Diệu Pháp, Lô-gic…

Trọng trách chính trị của truyền thừa Sakya tại Tây Tạng từ thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 14

Trọng trách chính trị của truyền thừa Sakya bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ 13. Vào năm 1240 người cháu nội của Thành Cát Tư Hãn là Hoàng tử Godan đã ra lệnh cho quân đội tấn công xứ Tạng. Khi đang tiến hành chiến dịch này, vị hoàng tử đã mong muốn tìm cầu sự hướng đạo của một Đạo sư Phật giáo trứ danh. Một số vị tướng của ông đã gửi thông tin rằng có ba Lạt-ma trứ danh tại xứ Tạng. Thượng sư của tự viên Drikhung là những bậc có nhiều bảo vật nhất; Thượng sư của tự viện Taklung hòa hợp nhất; và các Thượng sư tự viện Sakya có năng lực tâm linh nhất. Hoàng tử Godan sau đó đã gửi thư thỉnh mời và phẩm vật cúng dường lên bậc Thượng sư Kunga Gyaltsen, thỉnh cầu ngài tới nơi chốn của mình.

Đạo sư Kunga Gyaltsen (1182-1251) được tôn kính là Sakya Pandita bởi sự thông tuệ về ngôn ngữ Sanskrit, đã chấp nhận lời thỉnh mời này. Ngài rời Sakya vào năm 1244 tới khu vực Kokonor, nơi Hoàng tử Godan cắm trại. Đạo sư Sakya Pandita đã đưa cùng ngài trên hành trình hai người cháu là Phagpa Lodro Gyaltsen lên mười tuổi và Drogon Chakna lên sáu tuổi. Các đại diện Mông Cổ của Godan đã hộ tống theo ngài trong suốt hành trình. Đạo sư Sakya Pandita đã truyền trao nhiều giáo pháp trên suốt hành trình tới khu vực Kokonor. Hành trình đòi hỏi một thời gian dài, bởi vậy ngài đã gửi cho hai người cháu đi trước tới Kokonor. Trước khi ngài tới khu vực cắm trại của Godan năm 1247, hai người cháu nhỏ tuổi của ngài cũng đã cảm hóa rất nhiều người Mông Cổ tại đây. Theo các sử liệu Tây Tạng, Đạo sư Sakya Pandita đã gặp Hoàng tử Godan tại Lan-chow, thủ phủ Kansu.

Đạo sư Sakya Pandita đã truyền trao Phật pháp cho Godan và trong một lần ngài đã thuyết phục ông từ bỏ ý định dìm chết rất nhiều Trung Quốc dưới những dòng sông. Godan có ý định này bởi vì lo ngại số lượng người Trung Quốc đông khi ấy luôn luôn đe dọa quyền lực của ông. Đạo sư Sakya Pandita đã dạy rằng, việc làm đó trái với giáo pháp của đức Thế tôn. Đạo sư Sakya Pandita ở lại nơi cư trú của Godan trong vài năm, trong thời gian này ngài truyền trao rất nhiều giáo pháp, khai thị cho Godan và các vị tướng của ông. Ngài chính là bậc đã đặt nền tảng  cho Phật giáo nơi đây phát triển rực rỡ trong nhiều thế kỷ. Để tri ân giáo phápĐạo sư truyền trao, Hoàng tử Godan đã thỉnh cầu Đạo sư đảm nhận trọng trách chính trị thế tục toàn bộ 13 vùng của trung tâm Tây Tạng. Ông đã gửi một trước tác của mình tới người Tạng, có tựa đề "Thub-pai Gòn-sal," có nghĩa là "Tâm nguyện của Đức Phật." Biết rằng mình không thể thọ hơn được, ông đã gửi trước tác này như món quà Pháp cho xứ Tạng.

Năm 1251, đạo sư Sakya Pandita đã viên tịch ở tuổi 70. Hoàng tử Godan qua đời sớm sau đó và hoàng tử Hốt Tất Liệt (Kublai) tiếp ngôi, ông được biết đến là Sechen của người Tạng. Năm 1253, Hốt Tất Liệt đã thỉnh mời đạo sư Chogyal Phagpa mười chín tuổi đến hoàn cung của mình và ông đã vô cùng kính sợ trước sở học uyên bác của vị thánh tăng trẻ tuổi, ngài đã hiển bày trí tuệ siêu việt trước các câu hỏi khó. Hốt Tất Liệt sau đó đã thỉnh cầu ngài truyền trao những khai thị tâm linh nhưng vị thánh tăng trẻ tuổi đã dạy rằng, trước khi ông có thể thụ nhận giáo pháp tâm linh như vậy, ông cần phải đỉnh lễ trước ngài, bậc đạo sư tâm linh của ông trong bất kỳ lần gặp gỡ nào và bảo tòa của ngài phải ở phía trên, cao hơn ngai vàng của hoàng đế. Hốt Tất Liệt trả lời rằng ông chưa thể làm công khai như vậy được trước người dân hay ở nơi công cộng, vì có thể sẽ đánh mất địa vịquyền lực của mình. Một số nguồn tư liệu khác viết rằng, Hốt Tất Liệt đã đồng ý đặt ngai vàng của mình thấp hơn bảo tòa của bậc Đạo sư khi ông thụ nhận giáo pháp từ ngài và đặt ngang bằng nhau khi ông giải quyết công việc triều đình.

Theo truyền thống, Thượng sư Phagpa đã truyền trao quán đỉnh và luận giảng giáo pháp cho Hốt Tất Liệt và hai mươi lăm vị quan của ông trong ba lần. Sau lần đầu tiên, Hốt Tất Liệt đã thỉnh cầucúng dường ngài đảm nhận trọng trách bậc lãnh đạo tâm linhthế tục 13 địa hạt (Trikhor Chusum) trung tâm Tây Tạng. Sau lần thứ hai, Hốt Tất Liệt đã cúng dường ngài xá lợi của Đức Phậtthỉnh cầu ngài đảm nhận trọng trách bậc lãnh đạo tâm linhthế tục toàn bộ ba khu vực Tây Tạng (chol-ska-sum). Khi Hốt Tất Liệt trở thành Khan vào năm 1260, sau lần nhận quán đỉnhgiáo pháp lần thứ ba, ông đã cúng dường đạo sư Phagpa danh xưng "bậc vua Pháp”. Trong cùng năm, ông đã thỉnh cầu đạo sư Phagpa cử hành và chủ trì nghi thức cho buổi lễ đăng quang của mình. Lịch sử ghi lại rằng, mối quan hệ giữa bậc thượng sư với người đệ tử, giữa thượng sư với người bảo trợ là các Khan Mông Cổ được ví như “mặt trời và mặt trăng trên bầu trời."

Năm 1265 Đạo sư Phagpa trở về Tây Tạng lần đầu tiên. Tại trung tâm tự viện truyền thống Sakya ngài đã được cung đón nồng nhiệt và được tôn kính trọng thị bởi các trưởng tộc Tây Tạng. Đạo sư Chogyal Phagpa đã thiết lập một hệ thống chính quyền quản lý tập trung ở Tây Tạng. Một chức danh là quan Thượng thư ("Ponchen), có trọng trách quản lý chung toàn bộ công việc chính quyền. Dưới chức danh này là 13 tộc trưởng (Tripons), những vị quan trực tiếp quản lý địa hạt riêng của mình. Theo quy định, quan thượng thư sẽ được bổ nhiệm bởi chính đạo sư Phagpa và được đặt danh hiệu là Ponchen Shakya Sangpo. Theo phương thức này ngài Chogyal Phagpa đã hợp nhất toàn bộ xứ Tạng dưới sự điều hành của Chính quyền trung ương.

Nhận lời thỉnh mời của Hốt Tất Liệt, năm 1268 đạo sư Chogyal Phagpa trở lại hoàng cung Khan tại Mông Cổ. Với sự thông tuệ của mình, ngài đã gửi cho Khan một bộ chữ viết mới mà ngài đã soạn cho người Mông Cổ. Hốt Tất Liệt đã vô cùng hoan hỷhệ thống chữ viết mới được biết đến là "Phagpa Script" đã được chính thức được đưa vào sử dụng. Khan đã đỉnh lễ cúng dường đạo sư Phagpa tôn xưng "Pháp Tử các Bản tôn Ấn Độ”, "Pháp chủ tôn quý của Đất Trời”, “Bậc Sáng tạo chữ viết”, "Sứ giả của hòa bình trên toàn thế giới", và "Bậc Sở hữu Ngũ Minh”. Thượng sư Phagpa viên tịch tại Sakya năm 1280. Chogyal Phakpa là bậc đạo sư đầu tiên trong lịch sử Tây Tạng đảm nhận trọng trách bậc lãnh đạo cả về tâm linhthế tục. Người em của ngài là đạo sư Chakna sau đó đã tiếp tục đảm nhận trọng trách này, tiếp đến thế hệ các lãnh đạo của truyền thừa đảm nhận trọng trách lãnh đạo Tây Tạng trong hơn một trăm năm.

Vào năm bậc Thượng sư Phagpa viên tịch, Hốt Tất Liệt cuối cùng đã chinh phục toàn cõi Trung Quốc, và đã lên ngôi hoàng đế của Trung Quốc. Đạo sư Dharmapala, Pháp tử của ngài Drogon Chakna được tôn xưng và nắm giữ trọng trách "Tishri" vào năm 1282. Đạo sư Tishri Kunga Lodro Gyaltsen (1299-1327) đã kiến lập bốn Hoàng cung (pho Brang): Zhithog, Rinchen Gang, Lhakhang, và Ducho, trong số đó ngày nay chỉ còn hai hoàng cung vẫn còn tồn tại.

Vào thế kỷ thứ mười lăm, hoàng cung Ducho được chia thành hai là (1) Dolma Phodrang và (2) Phuntsok Phodrang. Bậc lãnh đạo hai hoàng cung này là ngài Sakya Trizin.

Năm 1287, ngài đã tới xứ Tạng nhưng đã viên tịch trong hành trình dài. Năm 1295 Hốt Tất Liệt qua đời. Trong suốt thời gian của đạo sư Sakya Pandita và thế hệ các đạo sư sau đó, chính quyền Tây Tạng được đặt dưới sự quản lý của người Tạng.  Các mối quan hệ giữa nhà cầm quyền Mông Cổ và các bậc Thượng sư Tây Tạng không nên được nhìn, xem xétphương diện chính trị thế tục. Tư duysuy xét một cách sâu sắc vào thái độ, sự trân quý của các Khan tới các bậc đạo sư của mình như Chogyal Phagpa, chúng ta thấy, ông đã thành tâm thỉnh cầu, cúng dường các ngài đảm nhận trọng trách bậc lãnh đạo tâm linhthế tục tại xứ Tạng. Mối quan hệ giữa Bậc Thầy-Đệ tử, người bảo trợ được thiết lập giữa các bậc thầy Tạng và người Mông cổ dựa vào sự trân quý, thực tâm thực hành giáo pháp vì lợi ích chúng sinh.

Sau khi Hốt Tất Liệt qua đời năm 1295, quyền lực của người Mông Cổ bắt đầu suy giảm tại Trung Quốc. Năm 1305 Đạo sư Dagnyi Zangpo Pal đảm nhận trọng trách bậc lãnh đạo tâm linh truyền thống Sakya trong mười ba năm. Hệ thống quản lý đất nước dưới sự điều hành bởi các Ponchen và Tripons (quan thượng thư và hạt chủ) được tiếp tục trong thời gian này. Khi trong giai đoạn chính quyền dưới sự điều hành của Thượng sư Ponchen Gawa Zangpo và Sonam Gyaltsen, trọng trách chính trị của truyền thống Sakya bắt đầu suy yếu. Hầu hết các bậc Thượng sư truyền thống Sakya các đời kế tiếp đều tập trung nhiều hơn vào trọng trách tâm linh và để lại trọng trách nhiều hơn cho các đời quan Thượng thư.

Những tự viện chính của truyền thừa Sakya

Các tự viện chính của truyền thống Sakya là Sakya Lhakhang Chenmo, được thành lập bởi đạo sư Khon Konchok Gyelpo, nằm ở khu vực Tsang trung tâm Tây Tạng. Tự viện Ngor E-Vam Choden được thành lập bởi đạo sư E-Vam Kunga Zangpo, đây là trụ xứ chính của dòng Ngor Sakya ở miền trung Tây Tạng. Tự viện Dar Drangmoche, được thành lập bởi đạo sư Tsarchen Losal Gyatso, là trụ xứ chính của tự viện cũng nằm trong vùng Tsang.

Truyền thống Sakya có các tự viện lớn khác như: Phenpo Nalanda trong khu vực Phenpo miền trung Tây Tạng, được xây dựng bởi các học giả trứ danh Rongton Sheja Kunrig, và tự viện Tsedong Sisum Namgyel, được thành lập bởi đapk siw Namkha Tashi Gyeltsen. Những tự viện lớn khác như tự viên Dhondup Ling, được thành lập bởi đạo sư Dagchen Sherab Gyeltsen; tự viện Lhundup Teng được thành lập bởi đạo sư Thangton Gyalpo, trong khu vực Derge tỉnh Kham miền đông Tây Tạng; tự viện Dzongsar- trụ xứ của Rinpoche Dzongsar Khyentse; và tự viện Deur Chode, được kiến lập bởi đạo sư Chodrak Sangpo khu vực Amdo tỉnh Kham miền đông Tây Tạng. Ngoải ra cũng có nhiều tự viện khác tại vùng Tây Tây Tạng, Trung QuốcMông Cổ.

Các tự viện lớn ngày nay của dòng tại Ấn Độ bao gồm tự viện Tsechen Tenpai Gatsal ở Rajpur, bang Uttar Pradesh, được thành lập bởi ngài Sakya Tridzin; tự viện Ngor E-Vàm Shedrup Dhargye Ling ở Bir, bang Himachal Pradesh; tự viện Tsechen Dhongag Chöling ở Mundgod, bang Karnataka; và tự viện Ngor E-Vam Choden ở Dehradun, bang Uttar Pradesh; tự viện Tashi Rabten Ling tại Lumbini, Nepal, và nhiều tự việnẤn Độ, Nepal, và nhiều nước trên thế giới.

Bậc lãnh đạo hiện đời của truyền thừa Sakya

Bậc lãnh tụ của dòng truyền thừa Sakya hiện đời là ngài Sakya Trizin (Ngakwang Kunga Thekchen Palbar Samphel Ganggi Gyalpo), đản sinh năm 1945 tại Tsedong, Tây Tạng thuộc dòng dõi bộ tộc Khon...

Ngài hiện đang an trú tại Rajpur, Ấn Độdu hóa, hoằng dương giáo pháp dòng truyền thừa Sakya rộng khắp nhiều nơi trên thế giới làm lợi ích vô số hữu tình. Ngài có hai Pháp tử là Ratna Vajra Rinpoche (đản sinh năm 1974) và Jnana Vajra Rinpoche (đản sinh năm 1979).

La Sơn Phúc Cường trích dịch từ http://www.hhthesakyatrizin.org/tradition.htmlhttp://kagyuoffice.org/buddhism/buddhism-in-tibet/the-sakya-school/

Ảnh chú thích: Năm bậc tổ sư của dòng truyền thừa Sakya.

Trung tâm là bậc thượng sư Sachen Kunga Nyingpo;
Phía trên bên trái là thượng sư Sonam Tsemo;
Phía trên bên phải là thượng sư Dragpa Gyaltsen;
Phía dưới bên trái là bậc Thượng sư Sakya Pandita;
Phía dưới bên phải là bậc thượng sư Chogyal Phagpa


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.