Đại sư Tsong Kha Pa tạo luận Pháp sưĐại Dũng, Pháp Tôn dịch Tạng Hán Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt BẬC THANG GIÁC NGỘ Bồ Đề ĐạoThứ Đệ Lược Luận Lam Rim Chung Ba Tường Quang Tùng Thư 15 Phật lịch 2556, TL 2013
Lời người dịch
Học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo là niềm khoắc khoải thiết tha của những Phật tử mong muốn tìm cầu sự an lạcgiải thoát cho chính mình, và cho tất cả chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
Trong quá trình hoằng truyền Phật phápĐại thừa, các quốc gia Đông Á, như Đại Hàn, Nhật Bổn và Trung Hoa, tuy cũng đóng góp một phần không nhỏ, thế nhưng, nếu nói đến sự thông đạtgiáo nghĩasâu xa, sự xiển dương giáo pháp với một hệ thốngtinh tế mạch lạc, và sự sinh hoạttâm linh gần gũi nhất với tinh thầnĐại thừa, chúng ta phải suy tôn Tây Tạng.
Thượng sư Tsong Kha Pa (hay Tsong Khapa) là một nhân vật Phật giáoĐại thừa vĩ đại, một bộ óc sáng tạotuyệt vời của Phật giáo Tây Tạng. Trong cuộc đờihoằng pháp, ngài đã sáng tác rất nhiều tác phẩm vĩ đại, mà trong đó Bồ Đề ĐạoThứ Đệ Quảng Luận (Lamrim Chenmo)1 có thể được coi là một đại
tập thành của tất cả giáo pháp tinh tủy Đại thừa. Điều tuyệt vời nhất là ngài đã phát huy nghiêm túc và chính xáctinh thần của Đức Phật là “một hành giảtu họcPhật pháp phải tu tậptuần tự từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu, không có sự nhảy vượt, không có sự đảo lộn, không có sự khiếm khuyết.” Điều này trái ngược với truyền thốngPhật giáo Trung Hoa đã quá đặt nặng vào một pháp tu “chuyên môn”, hoặc quá đề cao đến sự nhảy vọt, không chịu tuân theo giai bậc tu hành.
Các hành giảtu họcĐại thừa thường mắc phải căn bịnh nghiêm trọng là xem thường hai pháp tu Nhân thiên thừa và Tiểu thừa. Vì tự hào là căn cơthượng thừa, cho nên vừa bắt đầu con đường học Phật, họ đã vội vàng nhảy vào “biển lớn” của Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v…, và quên rằng nếu
chưa xây dựngvững chắc nền tảng cơ bản Phật pháp, thì những sự tu tập vội vã, thiếu trình tự đó sẽ cũng giống như xây dựng lâu đài trên bãi cát.
Ngài Tsong Kha Pa hiểu rõvấn đề này, cho nên đã đinh ninh dặn dò chúng ta phải bắt đầu tiến trình tu học bằng sự kính Phật, kính Pháp, kính Thiện tri thức. Đây là điều căn bản nhất mà phần lớn những người học Phật chúng ta đời nay thường không chú trọng. Vì thế, những hành giảsơ cơ muốn thật sự bước vào biển Phật pháp với niềm tinvững chắc, điều cần yếutrước tiên là phải bỏ ít nhiều thì giờ để nghiền ngẫm bộ sách này.
Bậc Thang Giác Ngộ (Lamrim Chungba, Bồ Đề ĐạoThứ Đệ Lược Luận) là bản tóm lược của Bồ Đề ĐạoThứ Đệ Quảng Luận (Lamrim Chenmo, Đại Luận về Giai Trình của Đạo Giác Ngộ), cho nên có đôi nơi nội dung tương đối cô đọng, khó hiểu. Nếu muốn hiểu rõ tường tận, chúng ta có thể tìm đọc bộ đại luận, trong đó sẽ giải thích đầy đủ chi tiết hơn...
Xin chân thànhcảm tạ TT. Thích Pháp Quang đã dầy công hiệu đính và viết lời giới thiệu, và cũng xin chân thànhcảm tạ quý Phật tử đã nhiệt tâm đóng góp công sức và tịnh tài vào việc hoằng truyền Pháp bảo Đại thừa trân quý này. Nếu như bản dịch có chỗ nhầm lẫn, thiếu sót, thì đây hoàn toàn là lỗi của người dịch. Kính mong các bậc cao đức cùng quý thiện tri thứcPhật giáotừ bi chỉ chánh. Ngưỡng mong dịch phẩm này sẽ đem đến cho người đọc một lòng tinsâu xa đối với Tam bảo và Phật phápĐại thừa. Nguyện tất cả đều sẽ cùng phát tâmVô thượng Bồ đề, cùng tu tậpBồ tát hạnh, cùng thành Phật đạo.
“Xuất gia thật là tốt! Cảm tạ ân thâm rộng lớn của chư Phật, điều may mắn này khiến cho tôi cảm nhận được sự yên tâm và bình tĩnh từ trong tâm”. Đó là pháp hỷ của Đại sư Tinh Vân - khai sơn Phật Quang Sơn nói về đời sống 76 năm xuất gia của ngài.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc - Xuân Quý Mão, thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi có lời chúc mừng năm mới, lời thăm hỏi ân cần tới tất cả các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tới chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức Tăng Ni, cư sĩ Phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; kính chúc quý vị một năm mới nhiều an lạc, thành tựu mọi Phật sự trên bước đường phụng sự Đạo pháp và Dân tộc!
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.