Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÁP MÔN
TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016
Lần Chuyển Pháp Luân thứ hai
Trong lần chuyển pháp luân thứ hai, đức Phật thuyết giảng các kinh hệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hay trí tuệ viên mãn, trên đỉnh núi Linh Thứu, bên ngoài thành Vương Xá.
Lần Chuyển pháp luân thứ hai nên được xem như mở rộng thêm các đề mục đã được thuyết giảng trong lần Chuyển pháp luân thứ nhất. Trong lần chuyển pháp luân này, đức Phật không chỉ thuyết giảng sự thật về khổ đau, rằng đau khổ cần phải được nhận biết đúng thật, mà còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nhận biết cả khổ đau của bản thân cũng như của tất cả chúng sinh, nên ý nghĩa được mở rộng hơn nhiều. Khi thuyết giảng về nguồn gốc của khổ đau trong lần chuyển pháp luân này, đức Phật không chỉ nói riêng đến những cảm xúc phiền não, mà còn chỉ ra những chủng tử vi tế do chúng để lại trong tâm thức, nên sự giảng giải lần này thâm diệu hơn.
Diệt đế hay sự chấm dứt khổ đau cũng được giảng giải một cách sâu sắc hơn rất nhiều. Trong lần Chuyển pháp luân thứ nhất, sự chấm dứt khổ đau chỉ đơn thuần được nhận diện, nhưng trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa đức Phật giảng giải hết sức chi tiết về bản chất của sự chấm dứt khổ đau và các đặc trưng của trạng thái này. Ngài mô tả con đường tu tập có thể giúp chấm dứt mọi khổ đau và cũng mô tả trạng thái chấm dứt hoàn toàn mọi khổ đau được gọi là diệt độ đó là như thế nào.
Tương tự, Đạo đế hay con đường tu tập cũng được giảng giải một cách sâu sắc hơn trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đức Phật đã chỉ dạy một con đường duy nhất bao gồm hết thảy sự chứng ngộ tánh Không, chân tánh của vạn pháp, kết hợp với lòng bi mẫn và tâm thức giác ngộ cùng với tâm nguyện vị tha muốn đạt đến giác ngộ vì lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Vì đức Phật thuyết giảng về sự hợp nhất cả phương tiện và trí tuệ nên chúng ta thấy rằng lần chuyển pháp luân này đã mở rộng và phát triển dựa trên lần chuyển pháp luân thứ nhất.
Mặc dù trong lần
chuyển pháp luân thứ hai
Tứ diệu đế được
giảng giải một cách
thâm diệu hơn, nhưng như vậy không phải là vì có những
đặc điểm nào đó đã không được
giảng giải trong lần thứ nhất. Một
lý do như thế là không thể
chấp nhận, vì có nhiều đề tài được các
ngoại đạo giảng giải mà không được
giảng giải trong
đạo Phật, nhưng điều đó không có nghĩa là [
giáo lý của]
ngoại đạo thâm diệu hơn
đạo Phật. Lần
chuyển pháp luân thứ hai
giảng giải và phát triển một số khía cạnh của
Tứ diệu đế vốn chưa được
giảng giải trong lần thứ nhất, nhưng không hề
mâu thuẫn với cấu trúc chung của
con đường tu tập theo
đạo Phật như đã được trình bày trong lần thứ nhất. Vì thế mà
thuyết giảng trong lần thứ hai này được cho là
thâm diệu hơn.
Dù vậy, trong các
giảng luận về lần
chuyển pháp luân thứ hai cũng có một số
diễn đạt nào đó quả đúng là
mâu thuẫn với cấu trúc chung của
con đường tu tập như đã
mô tả trong lần thứ nhất, vì thế mà
giáo lý Đại thừa đề cập đến 2 nhóm
kinh điển. Một số
kinh điển được nhận hiểu qua
giá trị bề mặt và được xem là đúng thật về mặt ngữ nghĩa, trong khi một số
kinh điển khác đòi hỏi phải có sự nhận hiểu sâu sắc hơn. Do đó, dựa theo
Tứ y cứ của
Đại thừa,
chúng ta phân chia kinh điển thành 2 nhóm:
kinh điển liễu nghĩa, với
ý nghĩa quyết định rốt ráo, và
kinh điển bất liễu nghĩa, với
ý nghĩa cần được nhận hiểu sâu sắc hơn.
Tứ y cứ
bao gồm các
chỉ dẫn:
y theo giáo pháp, không
y theo cá nhân; đối với
giáo pháp thì
y theo ý nghĩa, không
y theo ngôn ngữ;
y theo kinh điển liễu nghĩa, không
y theo kinh
bất liễu nghĩa; và
y theo trí tuệ nhận hiểu
sâu xa, không
y theo tri thức của sự
nhận biết thông thường.
Phương pháp tiếp cận này được thấy ngay trong những
lời Phật dạy. Ngài nói: “Này các tỳ-kheo, các
bậc trí giả, đừng
chấp nhận những gì ta nói chỉ vì lòng
tôn kính đối với ta, mà trước hết phải phân tích, khảo sát nghiêm ngặt những lời ấy.”
Trong lần
chuyển pháp luân thứ hai với các kinh thuộc
hệ thống Bát-nhã,
đức Phật đã
giảng giải sâu xa hơn về đối tượng của sự dứt trừ,
đặc biệt là trong mối quan hệ với
tánh Không, một cách
tinh tế và
sâu rộng hơn. Vì thế,
phương pháp tiếp cận của
Đại thừa là nhận hiểu các kinh hệ Bát-nhã theo hai mức độ:
ý nghĩa văn tự,
liên quan đến sự trình bày về
tánh Không, và
ý nghĩa tiềm ẩn liên quan đến sự
giảng giải sâu kín về các giai đoạn trên đường
tu tập.