Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÁP MÔN
TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016
Những giảng giải khác nhau về vô ngã
Về mặt triết học, những tiêu chí để xác định một trường phái thuộc về Phật giáo là xét xem trường phái ấy có chấp nhận bốn pháp ấn hay không. Bốn pháp ấn là: (1) tất cả các pháp do nhân duyên hợp thành, bản chất là vô thường; (2) tất cả các pháp bất tịnh đều mang bản chất khổ đau; (3) [bản tánh rốt ráo của] tất cả các pháp đều là không và không có tự ngã; và (4) chỉ có Niết-bàn [tịch diệt] là an lạc. Bất kỳ hệ thống [tư tưởng] nào chấp nhận các pháp ấn này thì về mặt triết học đều được xem như một trường phái tư tưởng của Phật giáo. Trong các trường phái tư tưởng Đại thừa, ý nghĩa vô ngã được giảng giải một cách thâm diệu hơn, ở mức độ sâu xa hơn.
Bây giờ, tôi sẽ giải thích sự khác biệt của ý nghĩa vô ngã như được giảng giải trong lần chuyển pháp luân thứ hai so với lần thứ nhất.
Hãy khảo sát kinh nghiệm của chính mình để thấy chúng ta liên hệ với sự vật như thế nào. Lấy ví dụ ở đây, khi tôi sử dụng xâu chuỗi này, tôi cảm nhận nó là của tôi và tôi có sự tham luyến đối với nó. Nếu quý vị khảo sát sự tham luyến mà quý vị cảm thấy đối với những vật sở hữu của riêng mình, quý vị sẽ thấy là có nhiều mức độ tham luyến. Một trong các mức độ ấy là cảm thấy như có một bản ngã tự nó là trọn vẹn và tồn tại như một thực thể tách biệt không phụ thuộc vào thân tâm của quý vị; chính cái bản ngã ấy đã cảm nhận rằng xâu chuỗi này là “của tôi”.
Một khi nhờ tu tập thiền quán mà quý vị có khả năng nhận thức được sự không hiện hữu của một bản ngã tự nó đã trọn vẹn và tồn tại tách biệt với thân tâm của quý vị như thế, quý vị sẽ có thể giảm nhẹ đi sự tham luyến mạnh mẽ mà quý vị cảm thấy đối với những vật sở hữu của mình. Nhưng quý vị cũng có thể cảm thấy vẫn còn có những mức độ tham luyến thật vi tế. Mặc dù quý vị có thể không cảm thấy một sự tham luyến chủ quan từ phía mình như một bản ngã, nhưng vì vẻ ngoài xinh xắn của xâu chuỗi, màu sắc đẹp đẽ của nó v.v... nên quý vị vẫn cảm thấy một mức độ tham luyến nào đó đối với nó vì tin rằng có một thực thể khách quan nhất định quả thật tồn tại bên ngoài quý vị. Vì thế, trong lần chuyển pháp luân thứ hai, đức Phật đã dạy rằng [ý nghĩa] vô ngã không chỉ giới hạn trong phạm trù bản ngã cá nhân (nhân vô ngã), mà cũng áp dụng cho tất cả các pháp (pháp vô ngã). Khi nhận rõ được điều này, quý vị sẽ có khả năng vượt qua mọi hình thức của tham luyến và vọng chấp.
Như ngài Nguyệt Xứng đã nói khi luận giải về tác phẩm Trung luận của ngài Long Thụ, ý nghĩa vô ngã như được giải thích theo giáo lý của các tông phái Tiểu thừa - vốn chỉ giới hạn trong phạm trù bản ngã của cá nhân - không phải là dạng thức đầy đủ của vô ngã. Cho dù quý vị có nhận rõ được ý nghĩa vô ngã theo cách đó, quý vị vẫn sẽ có những tham luyến và bám chấp ở mức độ vi tế đối với các đối tượng bên ngoài, chẳng hạn như những vật sở hữu của quý vị v.v...
Mặc dù
vô ngã là
quan điểm chung của tất cả mọi trường phái
tư tưởng Phật giáo, nhưng
vẫn có những khác biệt trong sự diễn bày. Cách
diễn giải của các trường phái
Đại thừa là
thâm diệu hơn khi so với các trường phái
tư tưởng thuộc
Tiểu thừa. Một
lý do [cho
nhận xét này] là, mặc dù quý vị có thể nhận rõ được tính
vô ngã của
con người, như được
mô tả theo các trường phái
Tiểu thừa - nghĩa là mỗi
con người không phải một
thực thể tồn tại về cơ bản hay tự nó là đầy đủ - quý vị
vẫn có thể bám chấp vào một khái niệm
sai lầm nào đó về
bản ngã, nhận hiểu về
con người như một sự
tồn tại dựa vào tự tính,
hoàn toàn không
phụ thuộc và thật có.
Khi
nhận thức về tính
vô ngã của
con người ngày càng trở nên
tinh tế hơn, quý vị sẽ
nhận ra rằng mỗi
con người không hề có bất kỳ một dạng thức
bản chất độc lập nào hay
tồn tại dựa vào tự tính sẵn có. Và như vậy quý vị sẽ không cách nào có thể nhận hiểu được về một
con người mà tự thân vốn đã là
trọn vẹn. Do đó, sự
diễn giải về
vô ngã trong các trường phái
Đại thừa là sâu sắc và
thâm diệu hơn nhiều so với cách
diễn giải của các trường phái
Tiểu thừa.
Cách
diễn giải về
vô ngã của các trường phái
Đại thừa không chỉ
thâm diệu hơn trong việc
đối trị với
nhận thức sai lầm về sự
hiện hữu chân thật của
con người và các pháp, mà còn là không
mâu thuẫn với
thực tại quy ước của các pháp. Các
pháp quả thật có
tồn tại trên một nền tảng
quy ước, và sự
nhận biết được
tánh Không không hề
ảnh hưởng đến điều này.
Những
thuyết giảng khác nhau về
vô ngã của
đức Phật nên được
xem xét theo trình
tự như là để tạo nền tảng cho
quan điểm duyên khởi của
Phật giáo. Khi người
Phật tử nói về
duyên khởi, họ
liên hệ đến các pháp
phiền não vốn là
nguyên nhân gây ra khổ đau, hệ quả của chúng là khổ đau. Điều này được
giải thích trong
phạm vi ý nghĩa của “mười hai mắt xích duyên khởi”, vốn tạo thành những
yếu tố để
hoàn tất một chu kỳ
tái sinh trong
luân hồi. Do đó,
duyên khởi là cội gốc của
quan điểm Phật giáo.
Nếu quý vị không hiểu
vô ngã trong
phạm vi ý nghĩa của
duyên khởi, quý vị sẽ không thể hiểu được một cách
trọn vẹn về
vô ngã.
Năng lực tinh thần của
con người có sự khác biệt nhau. Đối với một số người, khi nghe
giảng giải rằng tất cả các
pháp không hề
tồn tại dựa vào tự tính thì họ lại nhận hiểu có vẻ như là không có gì
tồn tại cả. Một sự nhận hiểu như thế là
hết sức nguy hiểm và
tai hại, vì nó có thể khiến cho quý vị rơi vào sự
cực đoan của
chủ nghĩa hư vô. Vì thế,
đức Phật đã
thuyết giảng giáo lý vô ngã một cách
đại lược cho những người có
năng lực tinh thần như thế. Với những người
tu tập có
năng lực tinh thần cao hơn, ngài
thuyết giảng vô ngã ở một mức độ
tinh tế hơn. Dù vậy, bất kể sự
nhận biết về
tánh Không có
tinh tế đến đâu, nó cũng không làm
tổn hại đến
niềm tin của người
tu tập vào sự
hiện hữu [trong
thế giới]
quy ước của các pháp.
Do đó, sự nhận hiểu về
tánh Không phải giúp quý vị hoàn chỉnh sự nhận hiểu về
duyên khởi; và sự nhận hiểu về
tánh Không đó phải
củng cố hơn nữa
niềm tin của quý vị vào
nhân quả.
Nếu phân tích những
diễn giải của các trường phái
Đại thừa theo
quan điểm của các trường phái
Tiểu thừa, quý vị sẽ không
tìm thấy trong đó bất kỳ sự
mâu thuẫn hay bất
hợp lý nào. Ngược lại, nếu
xem xét những
diễn giải của các trường phái
Tiểu thừa theo
quan điểm của các trường phái
Đại thừa, hẳn là quý vị sẽ
tìm thấy nhiều điểm bất
hợp lý.