Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHÁP MÔN
TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2016
Tu tập ngoài thời gian thiền
Dưới đây sẽ trình bày một số pháp tu tập trong những lúc hành giả đã ra khỏi trạng thái thiền tập, không ngồi thiền (tức là sau khi xả thiền). Vì hành giả Mật thừa phải có nếp sống không bao giờ tách rời với sự tu tập kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ, nên những giai đoạn sau khi đã xả thiền là rất quan trọng. Có những pháp du-già khác nhau để thực hành trong các giai đoạn này, chẳng hạn như pháp du-già lúc ngủ, pháp du-già lúc ăn, bao gồm những phương pháp thích hợp để duy trì chế độ ăn uống, hay pháp du-già lúc tắm rửa v.v... Thậm chí có cả các pháp tu nhất định để thực hành trong lúc nghỉ ngơi thư giãn.
Đúng như các bậc đại sư có dạy: “Những tiến bộ trong buổi thiền tập [theo thời khóa] phải củng cố và giúp hoàn chỉnh cho các tu tập của giai đoạn sau buổi thiền tập, và những tiến bộ trong giai đoạn sau buổi thiền tập phải củng cố và bổ sung cho những tu tập trong buổi thiền tập.”
Chính trong giai đoạn sau các buổi thiền tập, quý vị mới có thể thực sự thẩm định được việc tu tập của mình trong các buổi thiền tập là có thành công hay không. Nếu quý vị nhận ra rằng, cho dù đã tu tập thiền qua nhiều năm nhưng cách suy nghĩ, nếp sống, cung cách ứng xử của quý vị trong những lúc không ngồi thiền vẫn giữ nguyên không thay đổi, không chịu ảnh hưởng gì [của sự tu tập] thì đó không phải là một dấu hiệu tốt.
Chúng ta không dùng các loại thuốc men để thử nghiệm hoặc chỉ dùng qua để biết mùi vị, màu sắc hay kích cỡ của chúng, mà chúng ta dùng thuốc là để cải thiện sức khỏe. Nếu dùng thuốc sau một thời gian dài mà chẳng thấy có gì khá hơn thì không có lý gì ta lại tiếp tục dùng mãi. Cho dù việc thiền tập của quý vị là ít hay nhiều thì điều ấy cũng phải mang lại một sự chuyển hóa hay thay đổi nào đó theo hướng tốt đẹp hơn.
Giai đoạn thành tựu
Có những nghi thức tu tập khác nhau có thể được thực hành trên căn bản pháp du-già bổn tôn của giai đoạn phát khởi. Sự kiên trì theo đuổi các hình thức tu tập như thế sẽ giúp thiền giả đạt đến trình độ bắt đầu cảm nhận được những ảnh hưởng tác động về mặt thể chất của những pháp tu này. Việc hành giả trải nghiệm được những ảnh hưởng đặc biệt về mặt thể chất này trong cơ thể mình là biểu hiện sự đạt đến mức độ đầu tiên của giai đoạn thành tựu.
Có nhiều pháp tu tập khác nhau trong giai đoạn thành tựu, chẳng hạn như pháp du-già nội hỏa, pháp khí du-già – tức là pháp du-già vận dụng các dòng năng lượng – và pháp du-già tứ hỷ lạc v.v... Pháp khí du-già bao gồm những kỹ năng như là kiểm soát hơi thở (giữ hơi trong lồng ngực) hay một pháp tu được gọi theo thuật ngữ là kim cang trì tụng.
Khi đạt đến trình độ này, một hành giả là cư sĩ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người phối ngẫu, nhưng với một hành giả là tu sĩ đã thọ Cụ túc giới thì mức độ này là chưa đủ. Để có thể dấn thân vào những pháp tu thâm diệu đến như thế của giai đoạn thành tựu, vị hành giả [tu sĩ] trước hết cần phải tỉnh giác nhận hiểu rõ về cấu trúc cơ thể của chính mình, dù là nam giới hay nữ giới, nghĩa là phải nhận hiểu được các kinh mạch tĩnh tại, các năng lượng lưu chuyển và những giọt [tinh chất] lưu trú tại những bộ phận nhất định trong cơ thể.
Khi nói đến các kinh mạch, chúng ta chỉ chung cho 3 kinh mạch chính - kinh mạch trung tâm, kinh mạch phải và kinh mạch trái - cùng với 5 luân xa hay 5 trung tâm năng lượng. Theo các bản văn mật điển thì ba kinh mạch chính này lại phân chia thành các nhánh và chi nhánh [nhỏ hơn] để tạo thành 72.000 kinh mạch trong cơ thể. Một số bản kinh cũng đề cập đến 80.000 kinh mạch trong cơ thể.
Bây giờ nói đến các năng lượng lưu chuyển. Có 10 loại năng lượng, 5 năng lượng chính và 5 năng lượng phụ. Các giọt [tinh chất] là chỉ cho các yếu tố trắng và đỏ. Tantra Thời Luân có đề cập đến 4 loại giọt [tinh chất]: giọt [tinh chất] giữa 2 chân mày, được hiển lộ trong những lúc tỉnh thức; giọt [tinh chất] nơi cổ họng, hiển lộ trong trạng thái nằm mơ; giọt [tinh chất] nơi tim, hiển lộ vào lúc ngủ say; và giọt [tinh chất] nơi rốn, hiển lộ vào giai đoạn thứ tư, tức là lúc chết.
Trong [tantra] Thời Luân, chúng ta thấy các giảng giải rất chi tiết về những điều trên. Toàn bộ cấu trúc cơ thể của hành giả với các kinh mạch, năng lượng và những giọt [tinh chất] được gọi là nội thể thời luân, vốn là nền tảng của sự tịnh hóa. Tantra Thời Luân nói đến 3 loại thời luân (kalachakra) là ngoại vi thời luân, nội thể thời luân và dịch chuyển thời luân.
Dựa trên những hiểu biết thích hợp về cấu trúc vật lý của cơ thể mình, khi thiền giả tập trung chú ý vào những sinh điểm trọng yếu nào đó và khai thông chúng, vị ấy sẽ có khả năng loại bỏ hay hòa tan dòng tâm thức hoặc khí lực ở cấp độ thô trược. Cuối cùng, hành giả sẽ có khả năng chuyển hóa mức độ vi tế nhất của tâm thức tịnh quang - tịnh quang của sự chết – vào một thực thể của con đường tu tập, đó là trí tuệ nhận biết tánh Không. Việc đạt đến một nhận thức như thế cũng giống như tìm được chiếc chìa khóa để mở ra lối đi vào nhiều kho tàng quý giá.
Một khi đạt đến giai đoạn ấy và có trong tay chiếc chìa khóa, quý vị sẽ có thể đạt đến Phật quả giác ngộ viên mãn thông qua con đường tu tập Bí Mật Tập Hội, tức là bằng cách thành tựu thân ảo hóa như được giảng giải trong tantra Bí Mật Tập Hội, hoặc qua con đường tu tập Thời Luân, là tantra nói về thể dạng Không, hoặc thông qua thân cầu vồng như được giảng giải trong tantra Mayajala và cũng được trình bày trong các pháp tu Đại Toàn Thiện.
Khi thiền giả đạt được một sự kiểm soát nhất định đối với tâm mình trong trạng thái tỉnh thức, người ấy sẽ bắt đầu vận dụng ngay cả trạng thái ngủ mê vào con đường tu tập, và một số kỹ năng nhất định để thực hiện điều đó được mô tả [trong các tantra]. Các thiền tập loại này được gọi là “cửu nhập pháp”, [bao gồm các tu tập để] thể nhập [ba thân Phật] trong 3 trạng thái: trong lúc tỉnh thức, trong lúc ngủ và trong lúc lâm chung.
Tantra
Tối thượng Du-già giảng rằng,
hành giả ưu tú nhất là người có khả năng
đạt đến giác ngộ viên mãn ngay trong kiếp sống này. Những ai có
năng lực trung bình có
thể đạt giác ngộ viên mãn trong
trạng thái trung ấm, và những ai có
năng lực kém cỏi sẽ có khả năng
đạt đến giác ngộ viên mãn trong những kiếp sống tương lai.
Những
hành giả có khả năng
giác ngộ trong
trạng thái trung ấm hay trong các kiếp sống tương lai sẽ được giảng dạy về các pháp tu như là pháp
chuyển di tâm thức. Có một pháp tu khác cũng khá
tương tự với pháp
chuyển di tâm thức, nhưng có khác biệt là
tâm thức được chuyển dịch vào
thân thể hay thi hài của một
chúng sinh khác.
Những kỹ năng này thuộc về các
pháp môn được gọi là Lục Du-già của Naropa, vốn là những kỹ năng được ngài Naropa rút ra từ nhiều tantra khác nhau. Các pháp này nằm trong những pháp
tu tập căn bản của dòng Kagyu. Dòng Gelug cũng có pháp Lục Du-già của Naropa, được rút ra từ dòng truyền của ngài Marpa. Những
thiền tập này cũng có thể thấy trong các pháp tu của dòng Śākya thuộc các phần Đạo lộ và
Quả vị, cũng như trong pháp tu Giọt [
tinh chất] ở Tim của dòng Nyingma.
Chúng ta đã bàn về những tiến trình
tu tập của
Tối thượng Du-già Mật thừa theo
truyền thống mới. Nhưng
truyền thống cổ xưa hay trường phái
Cựu dịch, phái Nyingma, thì nói đến
Đại Toàn Thiện Thừa, với các pháp
tu tập bao gồm Tâm
tập pháp,
Không xứ tập pháp và Diệu
khẩu truyền tập pháp.
Mặc dù có nhiều
tác phẩm nói về những
chủ đề này, nhưng việc nhận hiểu được sự
tinh tế của những pháp
tu tập khác nhau này là rất khó khăn. Trong 3
tập pháp nói trên thì Diệu
khẩu truyền tập pháp được cho là
thâm diệu nhất. Có thể nói rằng, sự
tu tập 2
tập pháp trước đó (Tâm
tập pháp và
Không xứ tập pháp) là để đặt nền tảng cho sự
tu tập “xuyên suốt” [Diệu
khẩu truyền tập pháp].
Quan điểm về
tánh Không được
giảng giải trong Tâm
tập pháp và
Không xứ tập pháp nhất định phải có những nét đặc thù để
phân biệt với
quan điểm tánh Không được
giảng giải trong các thừa ngoại mật, nhưng sự khác biệt này rất khó
giải thích rõ ràng qua
từ ngữ. Việc
tu tập Diệu
khẩu truyền tập pháp có 2
mục đích:
thành tựu Pháp thân và
thành tựu Báo thân.
Phương pháp giúp
hành giả thành tựu hai thân Phật này chính là sự
tu tập “xuyên suốt” hay “đốn nhập” [theo Diệu
khẩu truyền tập pháp].
Qua sự nhận hiểu các chi pháp trong trường
phái Đại Toàn Thiện, quý vị có thể hiểu được
ý nghĩa các phần
Căn bản, Đạo lộ và
Quả vị của
Đại Toàn Thiện. Như tôi đã
lưu ý từ trước, đây là những
yếu tố chỉ có thể được nhận hiểu qua
kinh nghiệm mà không thể
giải thích hoàn toàn qua
ngôn ngữ.
Tuy nhiên, quý vị có thể
nhận thức được
phạm trù sâu xa và
tính chất khó khăn của
giáo pháp này bằng cách đọc qua
tác phẩm Tối thượng thừa bảo tạng của ngài Long-chen-pa viết về các pháp
tu tập của
Đại Toàn Thiện, cho dù bản văn gốc cũng như phần
luận giải đều rất đồ sộ và khó hiểu. Ngài có soạn một bản văn khác nữa là Kho báu
Thực tại, nội dung đưa ra phác thảo về các pháp
tu tập của
Đại Toàn Thiện.
Chỉ khi nào có được khả năng
giải thích các pháp
tu tập của
Đại Toàn Thiện
theo như 2
tác phẩm nói trên của ngài Long-chen-pa thì quý vị mới có
hy vọng nhận hiểu đúng về
Đại Toàn Thiện. Việc
nghiên cứu tác phẩm Kho báu
Đức hạnh của ngài Kunkhyen Jigme Lingpa viết về
Đại Toàn Thiện cũng quan trọng. Ở quyển 2 của bộ sách này, quý vị sẽ thấy có những
giảng giải về các pháp
tu tập của
Đại Toàn Thiện.
Ngoài ra còn có những bản văn rất ngắn, cô đọng, được
biên soạn bởi các bậc thầy đã tự
thân chứng nghiệm
Đại Toàn Thiện.
Bản thân tôi tin rằng, những bản văn này được
biên soạn bởi những bậc thầy có sự
chứng ngộ cao và có khả năng rút ra được những tinh yếu của mọi
chi phần trong
Đại Toàn Thiện cũng như các
pháp môn tu tập, và nhờ đó mà các vị có thể ghi lại những
kinh nghiệm của chính mình
hết sức ngắn gọn.
Tuy nhiên, tôi cho rằng việc
cố gắng nhận hiểu sự
tu tập Đại Toàn Thiện chỉ
dựa trên những bản văn ngắn này hẳn là sẽ rất khó khăn.
Lấy ví dụ như khi
Đức Phật thuyết giảng các kinh văn hệ Bát-nhã, kinh ngắn
nhất chỉ gồm mỗi một âm tiết अ (ah).
Bản kinh ngắn nhất này được cho là hàm chứa
toàn bộ các kinh trong hệ Bát-nhã, nhưng nếu
chúng ta cố gắng nghiên cứu về
Bát-nhã Ba-la-mật-đa dựa trên bản kinh này thì hẳn sẽ là
quá mức đơn giản, hoặc là quá khó khăn. Việc phát ra âm अ (ah) là rất
đơn giản, nhưng điều đó không có nghĩa là ta đã hiểu được
ý nghĩa của
bản kinh.
Khi
chúng ta nghiên cứu triết học Trung đạo với
toàn bộ sự
phức tạp của nó, ta
nghiên cứu những
lập luận khác nhau mà thông qua đó có thể đi đến
kết luận rằng tất cả mọi
hiện tượng đều không hề có sự
tồn tại theo
tự tính sẵn có. Nếu
chúng ta muốn hiểu được
toàn bộ sự
tinh tế và những nội hàm của một
quan điểm triết học như thế, thì việc nhận hiểu được
quan điểm của các trường phái
tư tưởng Tiểu thừa cũng là điều thiết yếu. Và khi ấy,
kết luận mà
chúng ta đạt đến là rất
đơn giản: “Vì mọi sự vật đều
tồn tại trong sự tương quan lẫn nhau và
dựa vào các
yếu tố nguyên nhân khác, nên chúng không có một
bản chất độc lập hay một sự
tồn tại theo
tự tính sẵn có.”
Nhưng nếu quý vị muốn tiếp cận với
quan điểm về
tánh Không của
phái Trung quán Cụ duyên ngay từ đầu với
phát biểu đơn giản rằng: “ Vì mọi sự vật đều
tồn tại trong sự tương quan lẫn nhau hay khởi sinh một cách
phụ thuộc, nên chúng
hoàn toàn không có sự
tồn tại theo
tự tính sẵn có”, hẳn là quý vị sẽ không hiểu được một cách
trọn vẹn ý nghĩa hay nội hàm của điều đó.
Tương tự, nếu quý vị đọc một bản văn ngắn về
Đại Toàn Thiện,
biên soạn bởi một vị lạt-ma có sự
chứng nghiệm, và rồi đi đến
kết luận rằng “giáo pháp
Đại Toàn Thiện rất đơn giản”, hẳn đó sẽ là dấu hiệu cho thấy quý vị đã không hiểu được
giáo pháp một cách
đúng đắn. Và hẳn cũng là điều quá
mỉa mai nếu như
giáo pháp cao
siêu nhất trong chín thừa lại cũng được cho là
đơn giản nhất!
Và đến đây tôi xin
kết thúc phần tổng quan về tất cả các pháp tu của
Phật giáo được
thực hành theo
truyền thống Tây Tạng, được thuyết dạy trong cả hai
hệ thống Kinh điển và
Mật điển.
London, 1988
Geshe Thupten Jinpa dịch sang Anh ngữ, Jeremy Russell
hiệu đính.
Chân thành cảm ơn Tibet Foundation đã
cung cấp băng giảng để
thực hiện bản dịch Anh ngữ.