Phần một: Nguyên nhân chính yếu - Chương một: Tinh túy giác ngộ

24/10/20162:47 CH(Xem: 3004)
Phần một: Nguyên nhân chính yếu - Chương một: Tinh túy giác ngộ
PHÁP BẢO CỦA SỰ GIẢI THOÁT
Gems of Dharma, Jewels of Freedom
cẩm nang kinh điển, xác thực và dễ hiểu của Phật giáo Đại thừa
của Đại Bồ Tát Tây Tạng thế kỷ 12 Jé Gampopa
Bản dịch Anh ngữ từ tiếng Tây Tạng của Ken và Katia Holmes
dựa trên những giảng nghĩa chi tiết theo
truyền thống của Dòng Kagyü
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

PHẦN MỘT:

NGUYÊN NHÂN CHÍNH YẾU
CHƯƠNG MỘT
TINH TÚY GIÁC NGỘ

 

Như chúng ta đã thấy, ta cần được giải thoát khỏi bản tánh mê lầm của sinh tửđạt được giác ngộ tối thượng. Tuy nhiên, ta có thể suy nghĩ một cách chính đáng: “Nếu tôi hay những người tầm thường như tôi cố gắng, thậm chí hết sức nỗ lực, làm thế nào chúng tôithể đạt được giác ngộ?” Thực ra, nếu người nào đó thực hành với nỗ lực to lớn, người ấy không thể không đạt được giác ngộ! Vì sao? – bởi mọi hình thức chúng sinh hữu tình, trong đó có chúng ta, đều sở hữu nguyên nhân chính yếu: trong chúng tatinh túy của sự giác ngộ. Trong sâmadhirâjasûtrâ (Tam Ma Địa Vương Kinh) (1) nói:

“Tinh túy giác ngộ (sugatagarbha) (2) hoàn toàn thấm đẫm tất cả chúng sinh.”

 

Trong mahâparinirvânasûtrâ (Kinh Đại Bát Niết Bàn) bản ngắn nói:

 

“Tất cả chúng sinh đều có tinh túy giác ngộ (tathâgatagarbha).(3)”

 

Ngoài ra, trong Kinh Đại Bát Niết Bàn bản dài nói:

 

“Giống như bơ hoàn toàn thấm đẫm sữa, tương tự như thế, tinh túy giác ngộ thấm đẫm tất cả chúng sinh.”

 

Trong mahâyâna-sûtrâlankâra (Đại Thừa Trang nghiêm Kinh Luận) cũng nói:

 

“Như thị (tathata) thì đồng nhất đối với tất cả và mỗi một chúng sinh”; nó là cái gì thuần tịnh. Vì thế bản tánh giác ngộ (tathâgata) là tinh túy đích thực của tất cả chúng sinh.”

 

Các lý do khiến tất cả chúng sinh đều có tinh túy giác ngộ này là:

 

1. Dharmakâya (Pháp Thân), tánh Không, thấm đẫm tất cả chúng sinh.

 

2. Tinh túy phổ quát (dharmata – Pháp tánh), như thị (tathâta), thì không có sự phân biệt

 

3. Tất cả chúng sinh đều có tiềm năng giác ngộ. (4)

 

Điều này cũng được nói đến trong mahâyanottaratantraśâstra (Mật điển Vô song):

 

“Mọi sinh loài luôn luôn có tinh túy giác ngộ bởi sự tỏa khắp của kâya (5) (thân) giác ngộ viên mãn, bởi sự không thể phân chia của chân tánh của các sự việc (vạn pháp) và bởi sự hiện hữu của một tiềm năng.”

 

1. Hãy khảo sát lý do thứ nhất. Ta được biết là Pháp Thân thấm đẫm mọi chúng sinh. Phật là PhápThân và Pháp Thântánh Không. Bởi tánh Không là cái gì thấm đẫm tất cả chúng sinh nên tất cả chúng sinh đều có tinh túy của Phật quả.

2. Lý do thứ hai là tinh túy phổ quát – bản tánh đích thực của các sự việc (của vạn pháp) thì không có sự phân biệt. Điều này có nghĩa là dù chúng sinh tốt hay xấu, lớn hay nhỏ, cao hay thấp, không có sự khác biệt giữa tinh túy phổ quát trong chư Phật và tinh túy phổ quát trong chúng sinh. Vì thế chúng sinhtinh túy của chư Phật.

3. Lý do thứ ba là chúng sinh có tiềm năng thành Phật. Họ được nhận ra là có năm hình thức của

tiềm năng Phật. Các tiềm năng này được tóm lược như sau:

“Những người có tiềm năng giác ngộ có thể được tóm tắt là thuộc về năm nhóm: những người bị cắt đứt (6) tiềm năng, những người có tiềm năng không rõ ràng, tiềm năng Thanh Văn, (7) tiềm năng Phật Độc giác (8) và tiềm năng Đại thừa. (9)”

 

1. Những người có tiềm năng “bị cắt đứt”

 

Những người này được mô tả bằng sáu đặc điểm – không có cảm thức về phẩm giá hay cảm

thức xấu hổ, không có lòng bi mẫn v.v.. Đại sư Vô Trước vĩ đại đã nói về họ như sau:

 

  • Mặc dù nhận ra những lỗi lầm của sinh tử, họ chẳng hề chán ngán.

  • Mặc dù hiểu biết những phẩm tính của các bậc giác ngộ, họ không có chút niềm tin nào ở các ngài.

  • Không có sự tự trọng (10)

  • Hay một cảm thức xấu hổ (11)

  • Và thậm chí không có chút xíu bi mẫn nào

  • Thậm chí họ không cảm thấy hối tiếc về những hành vi bất thiện mà họ đắm mình trong đó.

Do bởi sáu khiếm khuyết này, họ hoàn toàn chưa sẵn sàng cho việc giác ngộ.”

 

Trong Đại Thừa Trang nghiêm Kinh Luận cũng nói:

 

“Chắc chắn là một số người chỉ dấn mình vào những ác hạnh. Một số thường xuyên hủy hoại những gì tốt đẹp. Những người khác thiếu những đức hạnh có lợi cho sự giải thoát. Họ thiếu tất cả những gì có thể là tốt lành ở một cách nào đó.”

 

Mặc dù những người có những đặc điểm ở trên được coi là ‘có tiềm năng bị cắt đứt”, điều này ám chỉ họ phải trải qua một thời gian dài dằng dặc trong sinh tử nhưng không có nghĩa dứt khoát là họ đã bị chặt đứt mọi cơ hội để đạt được giác ngộ. Nếu nỗ lực, họ có thể đạt được giác ngộ. Về điều này mahâkarunâpundarîkasûtra (Kinh Đại Bi Liên Hoa) có nói:

 

“Ananda! Nếu có người thiếu sự thuần thục tâm linh để đạt được niết bàn tung một đóa hoa lên không trung trong khi chỉ nghĩ tưởng đến Phật quả, người ấy sẽ có kết quả là niết bàn. Ta quả quyết rằng người đó sẽ đạt được niết bàn và sẽ thể nhập cùng đích tối thượng của nó.”

 

2. Những người có tiềm năng không rõ ràng

 

Số phận của họ phụ thuộc vào hoàn cảnh. Những người tu tập dưới sự dạy dỗ của các vị Thầy Thanh Văn, nối kết với các Thanh Văn, tìm kiếm Kinh văn của Thanh Văn, hiện có tiềm năng Thanh Văn, thì hiển nhiên là sẽ thực sự trở thành các Thanh Văn. Cũng thế, những người gặp các hoàn cảnh liên quan đến Phật Độc giác hay Đại thừa sẽ đi theo con đường Phật Độc giác hay Đại thừa.

 

3. Những người có tiềm năng Thanh Văn (12)

 

Đây là những người sợ hãi sinh tử, tin tưởngNiết bàn nhưng ít lòng bi mẫn. Các Kinh điển nói:

 

“Họ sợ hãi khi nhìn thấy những khổ đau của sinh tử. Họ có niềm tin thật rõ ràngNiết bàn. Họ không hoan hỉ khi làm việc vì hạnh phúc của chúng sinh. Tiềm năng Thanh Văn có ba biểu hiện này.”

 

4. Những người có tiềm năng Phật Độc giác

 

Đây là những người mà ngoài ba đặc điểm trên, họ có sự tự tin to lớn, giữ kín về các vị Thầy của họ và thích sống cô tịch. Có câu nói rằng :

 

“Như thế người hiền trí nên nhận ra tiềm năng Phật Độc giác: họ nhàm chán sinh tử, tha thiết Niết bàn, ít lòng bi mẫn, vô cùng tự tin, giữ kín về các vị Thầy của mình và thích sống trong sự cô tịch.”

Hai nhóm người trên – những người có tiềm năng Thanh Văn hay Phật Độc giácphát khởi hai khả năng (13) để thực hành (yâna). Những người phát triển hai khả năng này sẽ được hưởng những kết quả tương ứng nhưng những gì họ thành tựu không phải là nirvâna (14) (niết bàn). Vào lúc thành tựu, do bởi một điều kiện vô minh tiềm ẩn, họ sẽ thừa hưởnghiện hữu trong một thân tinh thần vi tế, có được nhờ hoạt động (nghiệp) bất nhiễm của họ trong quá khứ. Tuy nhiên, họ tin chắc rằng trạng thái thiền định sâu xa bất nhiễm mà họ đang có là niết bàn và họ đã đạt được niết bàn. Thực ra, đó không phải là niết bàn thực sự và điều này có thể dẫn đến sự tra vấn về tính chất thích đáng của việc Đấng Chiến Thắng Thành tựu Siêu việt (15) giảng dạy hai con đường này cho họ.

 

Thực ra, việc Đức Phật giảng dạy cho họ là hoàn toàn đúng đắn. Hãy xem xét ví dụ dưới đây.

 

Vài thương gia từ cõi Diêm Phù Đề (16) khởi hành đến vùng đất ở bên kia đại dương để tìm châu báu. Vào một thời điểm trong chuyến du hành, trong khi vượt qua vùng đất hoang vu, họ cảm thấy mệt mỏikiệt sức đến nỗi nghĩ rằng họ sẽ chẳng bao giờ có thể tìm ra châu báu. Họ muốn quay trở về. Tuy nhiên, bằng các năng lực thần thông, người chỉ huy của họ đã tạo ra một cung thành vĩ đại ở đó họ có thể nghỉ ngơi và hồi phục sức mạnh của mình.

 

Giống như những thương gia trong ví dụ, chúng sinhquyết tâm yếu ớt sẽ hoàn toàn sợ hãi khi

nghiên cứu về trí tuệ vĩ đại của chư Phật và có thể cảm thấy công việc thành tựu Phật quả thật đáng sợ, vượt quá khả năng của những người như họ. Vì cảm thấy sợ hãi, họ sẽ chẳng bao giờ đảm đương nổi sự giác ngộ hay họ sẽ (bắt đầu nhưng) từ bỏ công việc đó. Bằng cách giảng dạy hai con đườngcon đường Thanh Văn và Phật Độc giácĐức Phật làm cho họ đạt được trạng thái thanh thản, an lạc của Thanh Văn hay Phật Độc giác. Trong saddharmapundarîkasûtrâ (Kinh Diệu PhápLiên Hoa) có nói:

 

“Cũng thế, tất cả các Thanh Văn, có cảm tưởng rằng họ đã đạt được niết bàn, được chư Phật chỉ dạy rằng thực ra ‘niết bàn’ của họ là một sự nghỉ ngơi.”

 

Khi các Như Lai biết rằng các vị này đã nghỉ ngơi và thanh thản trong trạng thái của một Thanh Văn hay Phật Độc Giác, các Ngài khuyến khích họ tiếp tục thành tựu Phật quả. Bằng cách nào? Các Ngài gây hứng khởi cho họ bằng thân tướng toàn hảo, lời nói thanh tịnhtâm thức cao quý

của các Ngài: những tia sáng tuôn ra từ tim các Ngài, chạm vào thân tinh thần của các Thanh Văn và Phật Độc giác. Sau đó các Như Lai xuất hiện với thân tướng toàn hảo và nói những lời sau bằng ngữ thanh tịnh:

 

“Ồ các nhà sư. Chỉ bằng cách thực hiện những gì các ông đã làm, công việc không được thành tựu: công việc chưa hoàn tất. Niết bàn của các ông không phải là niết bàn. Các nhà sư! Hãy đến gần Như Lai và chú ý những gì Như Lai nói; hãy hiểu rõ lời dạy của ngài.”

 

Ngài thúc đẩy họ như thế. Điều này cũng được dạy trong các câu kệ của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa:

 

“Ồ các nhà sư! Như thế hôm nay ta đã chỉ dạy các ông rằng chỉ bằng điều này các ông sẽ không đạt được niết bàn và để có thể đạt được Giác tánh tinh túy của Đấng Toàn Trí, các ông phải phát khởi một con sóng nỗ lực cao quý và vĩ đại. Bằng cách làm như thế các ông sẽ thành tựu giác tánh tinh túy toàn tri.”

 

Nhờ được thúc đẩy theo cách này, Thanh Văn và Phật Độc giác sẽ trau dồi trí lực hướng tới đại  giác ngộ. Sau khi hành xử như các Bồ Tát trong vô lượng kiếp, (17) họ sẽ thành Phật. Chúng ta tìm thấy điều này được nói trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, cũng giống như được nói trong lankavatarasûtrâ (Kinh Lăng Già):

 

“Bằng cách thực hành Bồ Tát hạnh, các Thanh Văn không đạt được Niết Bàn sẽ hoàn toàn thành Phật.”

 

5. Những người có tiềm năng Đại thừa

 

Tóm tắt:

Tiềm năng Đại thừa được tóm lược bằng sáu chủ đề: phân loại, tính chất cốt tủy của chúng, các từ đồng nghĩa, các lý do khiến nó hơn hẳn các tiềm năng khác, các hình thứctính chất riêng biệt của nó.

 

5a. Phân loại

 

Tiềm năng này có hai loại chính:

 

a. Tiềm năng như hiện hữu tự nhiên

b. Tiềm năng như điều gì được đạt tới một cách đúng đắn nhất.
 

   5b. Một phân tích về những tính chất cốt tuỷ của mỗi loại tiềm năng

a. Tiềm năng như hiện hữu tự nhiên: đây là khả năng hiện hữu từ vô thủy và có được nhờ tinh túy phổ quát (Pháp tánh), để sinh khởi các phẩm tính giác ngộ. (18)

 

b. Tiềm năng như điều gì được đạt tới một cách đúng đắn nhất: là khả năng làm sinh khởi các phẩm tính giác ngộ có được nhờ sự trau dồi đức hạnh trong quá khứ.

 

Cả hai phương diện trên của tiềm năng Đại thừa khiến ta sẵn sàng thành tựu giác ngộ.

 

5c. Những từ đồng nghĩa với tiềm năng

 

Nó được gọi là “tiềm năng,” “chủng tử,” “yếu tố” và “bản tánh đích thực”.

 

5d. Những lý do khiến tiềm năng này siêu vượt các tiềm năng khác

 

Các tiềm năng Thanh Văn và Phật Độc giác thì thấp thỏi vì để nhận ra những tiềm năng này ta chỉ phải diệt trừ che chướng ô nhiễm (phiền não chướng). (19) Tiềm năng Đại thừa thì siêu việt bởi chứng ngộ trọn vẹn của nó bao gồm sự diệt trừ cả hai che chướng. (20) Điều này khiến tiềm năng Đại thừa trở thành vô song, vượt xa, rất xa tất cả những tiềm năng khác.

 

5e. Những hình thức khác nhau của tiềm năng đại thừa

 

Tiềm năng có thể được kích hoạt hay ngủ yên:

 

Tiềm năng được kích hoạt: các biểu hiện của nó thật hiển nhiên – “các kết quả được thành tựu một cách đúng đắn nhất.”

 

Tiềm năng ngủ yên: các biểu hiện không rõ ràng - “các kết quả không được thành tựu một cách đúng đắn nhất.”

 

Điều gì khiến cho tiềm năng được kích hoạt? Khi không gặp các điều kiện bất lợi và có sự hỗ trợ của các điều kiện thuận lợi, tiềm năng sẽ được kích hoạt. Ngược lại, tiềm năng vẫn ngủ yên. Có bốn điều kiện bất lợi:

 

Bốn điều kiện bất lợi:

 

a. Bị sinh trong một hình thức hiện hữu bất lợi, (21)

b. Thiếu khuynh hướng quen thuộc, (22)

c. Bị dính mắc trong những cách thế sai lạc

d. Bị phiền não bởi các che chướng.

 

Hai điều kiện thuận lợi:

 

a. Điều kiện bên ngoài (do những người khác) – có các vị Thầy trong đời ta.

b. Điều kiện bên trong, nhờ đó ta có một thái độ đúng đắn; sự khát khao điều tốt lành v.v..

 

5f. Những biểu hiện của tiềm năng này

 

Về các biểu hiện cho thấy sự có mặt của tiềm năng Bồ Tát này, dashadharmakasûtra (Kinh Mười Phẩm tính) có nói:

 

“Tiềm năng của bậc hiền trí, của các Bồ Tát, được nhận ra bởi những biểu hiện của nó, giống như lửa được nhận ra nhờ khói và nước được nhận ra nhờ sự hiện diện của con chim nước.”

 

Những biểu hiện này là gì? Các Bồ Tát có sự an bình tự nhiên và không giả tạo trong tất cả những gì các ngài làm hay nói, tâm các ngài không gian dối hay đạo đức giả và các ngài tràn đầy thương yêu và hỉ lạc trong những mối liên hệ với chúng sinh. Về điều này, trong Kinh Mười Phẩm tính có nói:

 

“Không bao giờ cộc cằn hay thô lỗ, vượt lên sự giả dốiđạo đức giả và tràn đầy thương yêu đối với tất cả chúng sinh: các ngài là những Bồ Tát.”

 

Ngoài ra, như sự mở đầu cho bất kỳ hành động nào các ngài làm, các ngài phát khởi lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh; các ngài chân thành khát khao Giáo pháp Đại thừa; các ngài sẽ đảm nhận một công việc khó khăn với sự nhẫn nhục, không bao giờ khước từ vì e sợ tầm vóc của công việc và các ngài thực hành đúng đắntuyệt vời những điều luôn luôn là nguồn mạch của đức hạnh, bản tánh đích thực của sự toàn thiện siêu việt. (23) Trong Đại Thừa Trang nghiêm Kinh Luận có nói:

 

“Lòng bi mẫn đi trước hành động của các ngài – và những khát khao, nhẫn nhụcthực hành các đức hạnh đúng đắn nhất – các ngài nên được nhận ra qua những biểu hiện tiềm năng này của các ngài.”

 

Như thế, trong năm loại tiềm năng ở trên, tiềm năng Đại thừanguyên nhân trực tiếp và chính yếu để đạt được Phật quả. Các tiềm năng Thanh Văn và Phật Độc giác cũng là những nguyên nhân để đạt được Phật quả nhưng là những nguyên nhân xa hơn. Tiềm năng không rõ ràng thì đôi khi là một nguyên nhân trực tiếp, đôi khi là một nguyên nhân xa. Tiềm năng bị cắt đứt được coi là tượng trưng cho một nguyên nhân rất xa nhưng không phải là hoàn toàn không có khả năng giác ngộ: vì thế đó là một nguyên nhân vô cùng xa đối với sự giác ngộ.

 

Như thế ta đã nhận ra rằng, bởi có loại này hay loại khác trong những loại tiềm năng này, chúng sinhtinh túy của Phật quả và điều này cũng được biểu lộ qua ba lý do ở trên. Cách thức thực sự mà họ sở hữu có thể được minh họa bằng các ví dụ: bạc hiện diện trong quặng bạc, dầu mè hiện diện trong những hạt mè hay bơ hiện diện trong sữa. Có thể lấy được bạc ở trong quặng. Có thể lấy được dầu trong các hạt mè. Có thể lấy được bơ trong sữa và cũng thế, có thể đạt được Phật quả ở trong chúng sinh.

Điều này kết thúc chương thứ nhất về tiềm năng giác ngộ,

trong tác phẩm Pháp Bảo của sự Giải thoát

 


----------------------------------

(1) sâmadhirâjasûtrâ: Tam Ma Địa Vương Kinh – quyển Kinh này có ý nghĩa to lớn bởi nó gắn liền với cuộc đời của ngài Gampopa. Ngài được coi là Bồ Tát Candraprabhakumara, phần lớn quyển Kinh nói về và phó chúc tương lai lâu dài của vị Bồ Tát này. Trong quyển Kinh này ta tìm thấy những tiên tri về sự xuất hiện sau này của ngài (là Gampopa) như một thầy thuốc tinh thông Giáo pháp.
 

(2) sugatagarbha (Phật tạng, Như Lai tạng, Phật tánh) - xem chú thích ở Phần 3.

 

(3) tathâgatagarbha (Như Lai tạng) – xem chú thích ở Phần 3

 

(4) tiềm năng giác ngộ (TT: rigs) – một thuật ngữ khó dịch bởi những nghĩa khác nhau của nó. Thuật ngữ mang lại cho ta cảm tưởng về tiềm năng sẵn có, hầu như là điều gì đó hiện diệntính chất di truyền: vì thế về sau này có được phân ra làm năm loại.

 

(5) Một giảng nghĩa về kâya được đưa ra trong chương 20. Cũng xem “Bản tánh Bất biến”.

 

(6) tiềm năng bị cắt đứt – nghĩa đen là “cắt đứt”. “Bị cắt đứt” được sử dụng để tránh sự hàm ý, như được giảng trong bản văn, một tiềm năng giác ngộ bị cắt bỏ không thể thay đổi được.

 

(7) Thanh Văn (Phạn: śrâvaka, TT: nyan.thos) được dịch sát nghĩa là “những người lắng nghe” – lắng nghe Phápphương pháp chính yếu để học Pháp. Đây là những người nghiên cứu: xem định nghĩa theo sau trong bản văn.

 

(8) Phật Độc giác (Phạn: pratyekabuddha, TT: rang.sangs.rgyas) được dịch sát nghĩa là “những người tự-giác ngộ.” Đây là những Thanh Văn đã phát triển mạnh mẽ sự hiểu biết của mình và phạm vi khả năng thiền định: cũng xem định nghĩa trong bản văn.

 

(9) Đại thừa (TT: theg.chen) – “năng lực to lớn,” đôi khi được gọi là “đại thừa” (cỗ xe lớn). Điều này được đề cập chi tiết trong các chương sau. Đó là con đường mà những người kiên quyết giúp đỡ tất cả những hình thức chúng sinh hữu tình đạt đến giác ngộ.

 

(10) tự trọng: cảm thức riêng tư về sự đúng và sai đối với các hành động của ta.

 

(11) xấu hổ: tương tự như phẩm giá ở trên, nhưng có quan hệ đến phương diện công khai của những hành động của ta: hậu quả của chúng đối với những người khác.

 

(12) tiềm năng Thanh Văn Điều này không có nghĩa là tiềm năng là Thanh Văn. Nó có nghĩa tiềm năng phổ quát của Phật tánh, được dùng theo cách các Thanh Văn sử dụng.

 

(13) khả năng – (yana – thừa) có nghĩa là “khả năng để mang vác” hay “phương tiện để..”. Xem chú thích trong mục 1 của chương này.

 

(14) nirvâna – có nghĩa là “chấm dứt đau khổ” – không ám chỉ một loại mà đủ loại trạng thái, từ sự hoàn toàn siêu vượt đau khổ và những nguyên nhân của nó (trạng thái A La Hán) cho tới sự sở hữu của cải trí tuệlòng bi mẫn của sự giác ngộ (Phật quả).

 

(15) Đấng Chiến Thắng Thành tựu Siêu việt - một cách dịch theo nghĩa đen của tiếng Tây Tạng bcom.lden.’das, là cách dịch từ bhagawan (Thế Tôn) trong Phạn ngữ.

 

(16) Diêm Phù Đề (Nam Thiệm Bộ Châu) - đại lục ở phía nam Núi Tu Di, trong bức họa thế giới cổ xưa. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để chỉ hành tinh của chúng ta.

 

(17) vô lượng kiếp - một thuật ngữ được dùng để mô tả một khoảng thời gian dài của vũ trụ.

 

(18) các phẩm tính giác ngộ: các phẩm tính của các bậc giác ngộ thì không thể mô tả, vô số và không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, những phẩm tính chính yếu thường được nhắc đến là 4 vô úy, 18 phẩm tính khác biệt, mười năng lực (thập lực) và 32 dấu hiệu chính yếu (32 tướng tốt) của một đấng toàn hảo. Xem mahayanottaratantraśâstra (“Bản tánh Bất biến”).

 

(19) che chướng ô nhiễm – tâm thái thô lậu và có hại ngăn che chân tánh của tâm thức; chủ yếu bao gồm những tập khí tham, sân, si, ganh tị và kiêu ngạo, và tất cả những phạm trù phụ của chúng. Những tập khí này sinh khởi do bởi vô minh, ảo tưởng về bản ngã và sự nhị nguyên.

 

(20) Xem chú thích ở trên. Che chướng khác là che chướng nhận thức (sở tri chướng): tập quán vi tế của tâm không nhận ra chân tánh của các sự việc và thay vào đó là nhận thức chia chẻ một cách tùy tiện thành hai – chủ thể và đối tượng.

 

(21) các điều kiện bất lợi - xem chương kế tiếp.

 

(22) khuynh hướng quen thuộc – một khuynh hướng về điều tốt lành, lòng bi mẫn v.v.. hiện diện bởi những tập quán được hình thành trong những hiện hữu trước đó.

 

(23) sự toàn thiện siêu việt (Phạn: pâramitâ – ba la mật) bao gồm việc đã “đạt tới bờ bên kia” (theo nghĩa đen), có nghĩa là các phẩm tính thực sự toàn thiện, và việc sẽ “đưa ta đến bờ bên kia,” nghĩa là sự phát triển những phẩm tính đó. Bờ bên kia là sự giác ngộ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.