Kinh Paramatthaka Sutta

24/04/20188:16 CH(Xem: 8175)
Kinh Paramatthaka Sutta

KINH PARAMATTHAKA SUTTA

kinh sachGiơí Thiệu: Kinh “Paramatthaka Sutta” tiếng Anh có tựa đề là On Views/Supreme”, tiếng Việt là “Kinh Tối Thắng Tám kệ” thuộc Kinh Tiểu Bộ, Tập I - Kinh Tập Chương 4, Phẩm 8, từ kệ 796 đến 803. Do HT. Thích Minh Châu dịch Việt từ tạng Pali. HT. Thích Nhất Hạnh dịch mang tên Kinh Sự Thật Đích Thực. Đây là một trong một số bài kinh thuộc loại cổ xưa nhất, xuất hiện trong thời kỳ đầu của đạo Phật, khi những vị tăng hầu hết là có thâm niên tu hành và chú trọng thực hành hơn là những đề tài triết lý.

Kinh thuyết giảng về sự khác biệt về quan điểm của các giáo viên ở thành Savatthi (Thành Xá Vệ - một thành cổ ở Ấn Độ, kinh đô của vương quốc Kosala). Sau khi nghe về những tranh chấp liên tục của họ, nhà vua cho lệnh triệu tập một số người khiếm thị và đặt trước họ một con voi. Sau đó, họ được yêu cầu sờ vào voi, và mỗi người đã mô tả những gì nó xuất hiện giống như họ sờ vào. Nhà vua nói với các nhà dị giáo rằng quan điểm khác biệt của họ không đáng tin cậy như mô tả của những người mù sờ voi. Đức Phật nghe được điều này, liền giảng bài kinh để xác nhận sự phán xét của vị vua.

Tương tự như những người mù sờ voi, có người hay nhóm người cho rằng: “thế giới là thường còn”; số khác không đồng ý, bảo: “thế giới là vô thường”; số khác nữa lại bảo: “thế giới là có biên tế”; số nữa lại khẳng định: “thế giới là vô biên” v.v... Nhóm nào cũng cho rằng: “đây là sự thật, ngoài ra là hư vọng”, “... như thế này không phải pháp, như thế này là pháp”. Họ cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi.

Vì thế kinh dạy rằng không nên đưa mình vào các suy đoán triết học, vào các quan điểm khác nhau mà không dẫn đến đâu và thúc đẩy các cuộc chiến. Đây là bản văn đầu tiên của kinh Pali nói lên sự từ bỏ hoàn toàn, và không bám víu vào bất kỳ quan điểm nào về "trở thành hoặc không trở thành", về giới cấmlễ nghi.


Kinh Tập (Sutta Nipata) Chương Bốn - Phẩm Tám - Kinh Tối Thắng Tám Kệ Kinh Tiểu Bộ Tập I-Khuddhaka Nikàya, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Kinh Sự Thật Đích Thực
(Chân Đế Kinh, Paramattaka sutta, Attakavagga 5, Sutta Nipata)
Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh dịch Việt

Sn 4.5 PTS: Sn 796-803
Paramatthaka Sutta: On Views
translated from the Pali by
John D. Ireland
© 1994


796. Ai thiên trú trong kiến, 
Xem kiến ấy tối thắng
Ở đời đặt kiến ấy, 
Vào địa vị tối thượng
Người ấy nói tất cả, 
Người khác là hạ liệt
Do vậy không vượt khỏi, 
Sự tranh luận ở đời.

797. Khi nó thấy lợi ích
Đến với tự ngã nó, 
Đối với vật thấy nghe, 
Giới đức hay thọ tưởng; 
Vị ấy ở tại đấy, 
Liền chấp trước nắm giữ, 
Nó thấy mọi người khác, 
Là hạ liệt thấp kém.

798. Người y chỉ kiến ấy, 
Thấy người khác hạ liệt
Bậc thiện nói như vậy, 
Đấy là sự trói buộc
Do vậy đối thấy nghe, 
Thọ, tưởng hay giới cấm
Bậc Tỷ-kheo không có 
Y chỉ, nương tựa vào.

799. Chớ có tác thành ra 
Tri kiến ở trên đời, 
Từ ở nơi chánh trí
Hay từ nơi giới đức
Không bận tâm so sánh
Tự ngã bằng người khác, 
Không có suy nghĩ đến, 
Đây "liệt " hay đây "thắng".

800. Đoạn tận, từ bỏ ngã, 
Không chấp thủ sự gì, 
Không tác thành, dựng nên, 
Nương tựa ở nơi trí, 
Chân thật giữa tranh chấp 
Không theo phe phái nào, 
Vị ấy không đi theo 
Một loại tri kiến nào.

801. Với ai, hay cực đoan
Không có hướng nguyện gì, 
Với hữu và phi hữu
Hay đời này đời sau
Vị ấy không an trú
Tại một trú xứ nào, 
Từ bỏ mọi chấp thủ
Đối với tất cả pháp.

802. Đối vị ấy ở đây, 
Những gì được thấy nghe, 
Được cảm thọ tưởng đến, 
Chút suy tưởng cũng không; 
Vị Bà-la-môn ấy 
Không chấp thủ tri kiến
Không ai ở đời này 
Có thể chi phối được.

803. Họ không tác thành gì, 
Họ không đề cao gì, 
Các pháp không được họ, 
Chấp trước nắm giữ gì 
Không một Phạm chí nào, 
Bị giới cấm dắt dẫn, 
Đi đến bờ bên kia
Vị ấy không trở lui

https://thuvienhoasen.org/
p15a1547/chuong-04-pham-tam 




Kẻ nào còn ôm ấp tư kiến, xem nhận thức của mình là cao nhất thế gian, cho rằng ‘kiến giải này là tối thượng’ và công kích mọi nhận thức khác, kẻ ấy còn được xem là chưa thoát khỏi vòng tranh chấp.

Khi thấy, nghe hoặc cảm nhận được một điều gì rồi nghĩ rằng điều đó là cái duy nhất có thể đem lại lợi lạctiện nghi cho cá nhân và đoàn thể mình, người ta dễ có khuynh hướng bám víu vào điều ấy rồi cho rằng tất cả mọi kẻ khác so với mình đều là thua kém.

Bị lệ thuộc vào chủ thuyết mình đang theo và xem thường tất cả những kiến giải khác, điều này được kẻ trí nhận thức là một sự ràng buộc, là một sự đánh mất tự do. Kẻ hành giả đứng đắn không nên vội tin vào những gì mình nghe, thấy và cảm nhận, kể cả những cấm giớilễ nghi.

Vị hành giả chân chính không có nhu yếu tạo ra một chủ thuyết mới cho thế gian, hoặc bằng kiến thức đã thu nhặt được, hoặc bằng những cấm giới và lễ lược đã được học hỏi, không tự cho mình là ‘hơn người’, ‘thua người’ hay ‘bằng người’.

Bậc thức giả là kẻ đã buông bỏ ý niệm về ‘ta’ và không còn giữ thái độ nắm bắt. Vị ấy không bị lệ thuộc vào bất cứ một cái gì, kể cả kiến thức, không đứng về phía nào khi có một cuộc tranh chấp và không còn duy trì một tư kiến hoặc một giáo điều nào nữa cả.

Vị ấy hoàn toàn không còn tìm cầu và nắm bắt, hoặc cái này hay cái kia, hoặc trong đời này hay trong đời khác. Vị ấy đã chấm dứt mọi tư kiến và không còn đi tìm sự nương náu hoặc an ủivỗ về trong bất cứ một chủ thuyết nào.

Bậc thức giả chân chính là người không còn tư kiến đối với những gì mình thấy, nghe và cảm nhận.

Làm sao còn có thể phê phán hoặc nắm bắt được bằng khái niệm một bậc hành giả thanh tịnh đã từ bỏ mọi tư kiến?

Bậc ấy quả không còn nhu yếu thiết lập một giáo điều hoặc chọn lựa một ý thức hệ. Mọi giáo điềuý thức hệ đều đã bị bậc ấy buông bỏ. Kẻ cao sĩ không hề bị cấm giớilễ nghi ràng buộc. Kẻ ấy đang đi từng bước vững chãi đến bờ giải thoát và không bao giờ còn trở lại chốn trầm luân.

https://langmai.org/tang-kinh-cac/kinh-van/kinh-van/kinh-su-that-dich-thuc/ 

English Text:
Discourse on the Absolute Truth

He who still abides by a dogmatic view, considering it as the highest in the world, thinking “this is the most excellent” and disparaging other views as inferior, is still considered not to be fee from disputes.

When seeing, hearing, or sensing something and considering it as the only thing that can bring comfort and advantage to self, one is always inclined to get caught in it and rule out everything else as inferior.

Caught in one’s view and considering all other views as inferior — this attitude is considered by the wise as bondage, as the absence of freedom. A good practitioner is never too quick to believe what is seen, heard, and sensed, including rules and rites.

A good practitioner has no need to set up a new theory for the world, using the knowledge he has picked up or the rules and rites he is practicing. He does not consider himself as “superior,” “inferior,” or “equal” to anyone.

A good practitioner abandons the notion of self and the tendency to cling to views. He is free and does not depend on anything, even on knowledge. He does not take sides in controversies and does not hold on to any view or dogma.

He does not seek for anything or cling to anything, either this extreme or the other extreme, either in this world or in the other world. He has abandoned all views and no longer has the need to seek for comfort or refuge in any theory or ideology.

To the wise person, there are no longer any views concerning what is seen, heard, or sensed. How could one judge or have an opinion concerning such a pure being who has let go of all views?

A wise person no longer feels the need to set up dogmas or choosing an ideology. All dogmas and ideologies have been abandoned by such a person. A real noble one is never caught in rules or rites. He or she is advancing steadfastly to the shore of liberation and will never return to the realm of bondage. 

Paramatthaka Sutta - Sutta Nipata 4.5


"A person who associates himself with certain views, considering them as best and making them supreme in the world, he says, because of that, that all other views are inferior; therefore he is not free from contention (with others). In what is seen, heard, cognized and in ritual observances performed, he sees a profit for himself. Just by laying hold of that view he regards every other view as worthless. Those skilled (in judgment)[1] say that (a view becomes) a bond if, relying on it, one regards everything else as inferior. Therefore a bhikkhu should not depend on what is seen, heard or cognized, nor upon ritual observances. He should not present himself as equal to, nor imagine himself to be inferior, nor better than, another. Abandoning (the views) he had (previously) held and not taking up (another), he does not seek a support even in knowledge. Among those who dispute he is certainly not one to take sides. He does not [have] recourse to a view at all. In whom there is no inclination to either extreme, for becoming or non-becoming, here or in another existence, for him there does not exist a fixed viewpoint on investigating the doctrines assumed (by others). Concerning the seen, the heard and the cognized he does not form the least notion. That brahmana[2] who does not grasp at a view, with what could he be identified in the world?

"They do not speculate nor pursue (any notion); doctrines are not accepted by them. A (true) brahmana is beyond, does not fall back on views."

Notes:
1.I.e., the Buddhas and their disciples who have realized the goal.2.I.e., a perfected one.


https://www.accesstoinsight.org/


Thư Viện Hoa Sen








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/08/2011(Xem: 45443)
18/04/2016(Xem: 27187)
02/04/2016(Xem: 10213)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :