- Chương I. CHÁNH KIẾN – Giới thiệu
- Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN – Giới thiệu 63
- Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu
- Chương IV. CHÁNH NGỮ
- Chương V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP – Giới thiệu
- Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC - Giới thiệu
- Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH - Giới thiệu
- Chương VIII. TRANH CHẤP
- Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
- LỜI KẾT
7. BIẾT NÊN NÓI GÌ VÀ NÓI NHƯ THẾ NÀO
[ Đức Phật nói với các Tỷ-kheo :] “ Người ta nói rằng: ‘Không nên nói ra điều bí mật, và không nên nói lời gây tổn thương.’ Và điều này được nói với ý nghĩa như thế nào ?
“ Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi hành giả biết rằng điều bí mật là không đúng sự thật, không chính xác, không lợi ích, thì hành giả không nên nói ra. Khi hành giả biết rằng điều bí mật là đúng sự thật, chính xác, nhưng không lợi ích, thì hành giả cũng không nên nói ra. Nhưng khi hành giả biết rằng điều bí mật là đúng sự thật, chính xác, và lợi ích, thì hành giả có thể nói ra, biết rằng đã đến lúc cần nói ra.
“Ở đây, này các Tỷ-kheo, khi hành giả biết rằng lời nói gây tổn thương là không đúng sự thật, không chính xác, không lợi ích, thì hành giả không nên nói . Khi hành giả biết rằng lời nói gây tổn thương là đúng sự thật, chính xác, nhưng không lợi ích, thì hành giả cũng không nên nói. Nhưng khi hành giả biết rằng lời nói gây tổn thương là đúng sự thật, chính xác, và lợi ích, thì hành giả có thể nói, biết rằng đã đến lúc cần nói ra.
“ Vì thế, chính với ý nghĩa như vậy mà người ta nói rằng: ‘Không nên nói ra điều bí mật, và không nên nói lời gây tổn thương.’ ”
( Trung BK III, Kinh số 139: Kinh Vô Tránh Phân Biệt, tr 534-535 )