Ngẫu hứng Lương Sơn

17/09/20186:32 CH(Xem: 3644)
Ngẫu hứng Lương Sơn
Tạp bút
NGẪU HỨNG LƯƠNG SƠN


         Gỡ tờ lịch cũ, xem ngày mới, ngày lành tháng tốt, bỗng dưng tôi nổi hứng muốn xuất hành về hướng Bắc, bái Phật vãn cảnh một chốn già lam tự viện nào đó mà mình chưa từng ghé vào.

         Hướng Bắc, nghĩ ngay đến Ninh Hòa (cách 30km) và Vạn Ninh (cách 60km), là hai huyện có rất nhiều tự viện cổ xưa, danh lam thắng tích của Xứ Trầm Hương.

 

        Ôi chao... mà xa quá, tuổi U60 “lá vàng vàng, sức yếu yếu” rồi, mình đi xe tay gas đường trường mỏi tê tay chịu không nổi, không như cách đây 10 năm chạy một lèo cả 100km vô tận Phan Rang dự các lễ đặt đá trùng tu chùa chiền, khánh tạ thánh tượng. Thôi thì chọn “gần gần mà xa xa” trung tâm Nha Trang một chút, ra Lương Sơn vậy, chỉ cách 15km. Quyết rồi, tôi leo lên xe, thanh thản bỏ mọi chuyện gia đình ra phía sau lưng, rồ máy vi vu với tinh thần vô cùng sảng khoái, tâm thế thư thái.

        Con đi tìm Chùa bái Phật đây ạ.

        Ngay từ vạch xuất phát, tôi đã chọn con đường ven biển phẳng phiu êm ái nhiều cảnh đẹp, buổi sáng thơ mộng trời trong, mây trắng, nắng hiền, nên không đi theo Quốc Lộ 1A hướng Đèo Rù Rì, giải pháp an toàn trên xa lộ, vì đường này rất ít xe cộ lưu thông. Xe băng qua đèo núi, thấy cảnh nào bắt mắt là dừng lại, ghi ảnh, không khí thật trong lành, không gian yên ắng, ven bờ biển dài của Nha Trang uốn éo ngoằn ngoèo sao mà đẹp vô cùng, nhưng cũng đang bị tàn phá cảnh quan thô bạo vô cùng. Càng thương càng xót.

         Đến địa phận Lương Sơn, hỏi đường một anh trai dân chài, chạy xuyên vào khu dân cư đông đúc, đến được đầu ngôi Chợ lớn nhất vùng, ghé quán cà phê làm một ly, ngồi ngắm cảnh chợ lao xao trước mắt, lâu lắm rồi mới thấy lại hình bóng chiếc xe bò, nhìn phía sau thấy quốc lộ xe tải xe cẩu chạy rầm rầm… Hỏi thăm cô hàng cà phê “ngôi chùa nào nào gần đây nhất”, tôi được hướng dẫn chạy ngược ra lại hướng biển, có đến 2 ngôi chùa, hoặc ra ngoài quốc lộ chạy ngược vô hướng Nam, sẽ gặp rất nhiều Tịnh Xá ở ven đường.

         Gẫm, đã định là ra hướng Bắc, thì không cớ gì phải chạy ngược vô Nam, nên tôi chạy xe ra hướng biển, xuyên qua khu nhà cửa sấm uất mà khi nãy mình mới ngang qua, đến ngôi trường Mầm Non lớn nhất, rẽ trái, chạy một đoạn ngắn thì thấy ngôi chùa Nghĩa Phước nằm sát bên đường đi lát bê –tông. Đây là ngôi Tổ Đình kín cổng cao rào, nên tôi chỉ còn biết đứng bên ngoài mà vọng bái thánh tượng đức Quán Thế Âm ngoài sân thềm. Chạy xe ra lại khỏi con hẻm, tôi lại dừng hỏi một bác đầu bạc phơ “còn ngôi chùa nào ở gần đây nhất”, được chỉ đường chạy một đoạn hơn trăm thước, rẽ phải, qua vài chục căn nhà thì thấy cổng chùa hiển hiện sát bên: Chùa Phổ Minh.

        Ngẫu nhiên theo nhân duyên, tôi đã đặt chân đến ngôi chùa của cố Hòa thượng thượng Nhuận hạ Thông, vị cao tăng đức độ nằm trong Ban Kiểm soát Tỉnh Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa, và là bậc trưởng thượng đã phát nguyện trợ duyên cho Ban Hoằng Pháp Tỉnh Hội, cho Lớp Giáo Lý dành cho Phật tử Áo Lam Nha Trang duy trì gần 15 năm trời.

         Thú vị hơn, khi tôi nhận ra tất cả những thánh tượng chư Phật, Bồ tát, Thánh chúng từ ngoài sân vào bên trong chánh điện, đều mang dung diện, sắc màu thân quen qua đôi bàn tay điêu luyện của một nghệ nhân Phật tử rất thân thiết với mình, chính là bào đệ Vĩnh Thanh Bình.

         Đúng vậy rồi. Sau khi vào đảnh lễ giác linh Hòa thượng trú trì, lên chánh điện ở tầng trên lạy Phật, tôi được hai vị tăng trẻ niềm nở đón tiếp, ngồi bệt dưới sàn bên bàn gỗ thấp, cùng ăn bánh uống trà sen, trò chuyện thăm hỏi thân tình như đã gặp nhau nghìn lần rồi vậy. Bấy giờ tôi mới nghe chư tăng tán thán tài nghệ, cũng như tán dương công đức người em út của mình, thiệt là hãnh diện, thơm lây và vui lây.

        Mấy thầy tiễn tôi  ra đến sân chùa, gửi lời chúc  sức khỏe, an vui đến gia quyến, nhất là đến bào đệ  “nghệ nhân Bình”.  Tôi giã biệt Lương Sơn, tạm biệt ngôi chùa ngẫu nhiên mã đến, mang theo cái hẹn gặp lại, qua một buổi sáng an lành, hoan hỷ.

 

                                                                     MÃN ĐƯỜNG HỒNG

blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

blankblankblankblankblankblankblankblank

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.