- Chương I. CHÁNH KIẾN – Giới thiệu
- Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN – Giới thiệu 63
- Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu
- Chương IV. CHÁNH NGỮ
- Chương V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP – Giới thiệu
- Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC - Giới thiệu
- Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH - Giới thiệu
- Chương VIII. TRANH CHẤP
- Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
- LỜI KẾT
2. TRANH CHẤP GIỮA CƯ SĨ, TRANH CHẤP GIỮA TU SĨ
Một người Bà-la-môn đi đến Tôn giả Mahākaccāca ( Đại-ca-chiên-diên) và hỏi rằng:
- Thưa Tôn gỉa Kaccāca, tại sao người Sát-đế-lỵ tranh chấp với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ ?
- Này Bà-la-môn, do bị dính mắc say đắm các dục lạc giác quan, bị trói buộc với các dục lạc giác quan, nên người Sát-đế-lỵ tranh chấp với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ.
- Thưa Tôn giả Kaccāca, tại sao Sa-môn tranh chấp với Sa-môn?
- Này Bà-la-môn, do bị dính mắc say đắm với các quan điểm, bị trói buộc với các quan điểm ( kiến chấp), nên Sa-môn tranh chấp với Sa-môn.
- Thưa Tôn giả Kaccāca, vậy có ai trong đời đã vượt qua được sự dính mắc say đắm các dục lạc giác quan, và sự dính mắc say đắm với các quan điểm ?
- Có chứ !
- Thưa vị đó là ai ?
- Ở phương đông có thành phố tên là Sāvathiī ( Xá-vệ), tại đấy có đức Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đang cư trú. Thế Tôn đã vượt qua được sự dính mắc say đắm các dục lạc giác quan, và sự dính mắc say đắm với các quan điểm.
Khi được nghe nói như vậy, người Bà-la-môn đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, đầu gối bên phải quỳ xuống, chắp tay hướng về Thế Tôn , đảnh lễ và nói lên ba lần lời nói đầy hứng khởi : Kính đảnh lễ Đức Thế Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ! Kính đảnh lễ Đức Thế Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ! Kính đảnh lễ Đức Thế Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ! Kính đảnh lễ Đức Thế Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác ! Quả thật, Đức Thế Tôn đã vượt qua được sự dính mắc say đắm các dục lạc giác quan, và sự dính mắc say đắm với các quan điểm.
( Tăng Chi BK I, Ch.II, (IV): 6, tr 126-128 )