Con Đường Tuệ Giác.

06/02/202312:12 CH(Xem: 2076)
Con Đường Tuệ Giác.
CON ĐƯỜNG TUỆ GIÁC.
Trung Vũ Dhammasila

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa (1).
Con xin cúi đầu đảnh lể Đấng Thế Tôn, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
Con xin cúi đầu đảnh lể Đấng Thế Tôn, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
Con xin cúi đầu đảnh lể Đấng Thế Tôn, Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác.
 
I. DẪN NHẬP.

Bài viết này nhằm mục đích xin trã lại sự thật cho Phật Ngôn và phãn biện lại bài viết Tứ Niệm Xứ - Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm của Thiền sư Ajahn Brahmavamso (2) hay gọi tắc là Ajahn Brahm, mà Tiến sĩ Binh Anson đã lược dịch đăng trên trang www.budsas.org hay trên mạng www.coinguonhanhphuc.blogspot.com.
Thiền sư Ajahn Brahm viết:
“ Thật ra, "con đường duy nhất" đã được Đức Thế Tôn đề cập đến, không phải là Tứ Niệm Xứ, mà là Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo), như trong Kinh Pháp Cú:
" Trong tất cả các con đường, Con Đường Tám Chánh là thù thắng nhất (...)
Đây là con đường duy nhất, không có con đường nào khác, để đi đến tri kiến thanh tịnh "(...)
(Pháp Cú, 273-274, giản lược)
Như thế, "con đường duy nhất" đến Giác Ngộ, như mọi Phật Tử đều đã biết rõ, là Bát Chánh Đạo. Bốn nền tảng của Chánh Niệm (Tứ Niệm Xứ) chỉ là một phần của con đường đó. Đó là chi phần thứ 7 (Chánh Niệm). Ngoài ra, còn có Chánh Định là chi thứ 8, và cũng còn có Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Tinh Tấn, và 3 chi của Chánh Giới (Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng). Mỗi chi phần nầy đều cần thiết như nhau, đễ đạt Giác Ngộ. Nếu có chi phần nào mà không cần thiết thì ắt hẳn Đức Phật đã dạy về Đạo Bảy Chánh, Đạo Sáu Chánh, v.v. Thế nhưng, trong kinh điển, lúc nào Ngài cũng luôn luôn đề cập đến Đạo Tám Chánh. Cho nên, trong công tác tu họchành trì của các bạn, các bạn cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng tất cả tám chi phần của Bát Chánh Đạo cần phải được tu dưỡng đồng đềutrọn vẹn, như là "một con đường duy nhất ".

II.      PHÁP HỌC.

1.       XUẤT XỨ.
Bài kinh Satipatthàna – Tứ Niệm Xứ này, đã được Đức Phật thuyết tại thị trấn Kamasadhamma, thuộc xứ Kuru (3). Bài kinh này đã được kết tập lần thứ nhất bởi 500 Vị Thánh A La Hán – Arahan, ba tháng sau khi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn – Maha Nibbàna. Như vậy bài kinh này thuộc về Chánh Kinh trong Tam Tạng Nikaya Sutta, không phải là kinh thuộc về chế tác sau này.
-    Trong phần mở đầu bài kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật dạy:
 “ Ekàyano Maggo" – This is only way - Con đường duy nhất, " Sattànam visuddhiyà " - for the purification of beings - Làm cho chúng sanh trở nên thanh tịnh, "Soka pariddavànam samatikkamàya" - for the overcoming of sorrow and lamentation ”- Làm cho vượt qua phiền nãota thán, " dukkha domanassànam atthangamàya " - For the cessation of physical and mental pain - Làm cho tiêu diệt khổ nãoâu sầu, " nàyassa adhiga màya " - for reaching the Noble Path - Đem ta vào Chánh Đạo, " Nibbànassa sacchikiriyàya " - for the realization of Nibbaana - để chứng quả Niết Bàn ”.
-        Khi Đức Thánh Tăng Maha Kassapa đặt câu hỏi về Kinh Đại Niệm Xứ (Màha Satipatthana Sutta), Ngài Thánh Tăng Ananda (4) đã trả lời, bắt đầu bằng câu:
 “ Tôi nghe như vầy
Khi nói: “ Tôi nghe như vầy ” Ngài Ananda đã loại bỏ tư cách cá nhân của mình, lúc lập lại những lời dạy của Đức Phật và chỉ đóng vai trò một chứng nhân của Đức Phật, khi tụng đọc lại những lời dạy này. Ngài tổng kết những lời dạy của Đức Phật để tạo nên kho tàng Pháp Bảo, hướng dẫn cho những ai muốn đi trên đường giải thoát. Ngài đã tạo nên một đức tin vững vàng nơi trời và người khi Ngài xác quyết:
" Đây là những lời nói mà tôi đã được nghe từ chính nơi Đức Phật, bởi vậy không nên phân vân hoặc hoài nghi những lời dạy này về nghĩa lý hay ý tưởng, về câu văn hay vần điệu ".
-        Đây là những lời dạy chân thật của Bậc Thánh Arahan, Bậc Trong Sạch, Bậc Trọn lành, Bậc Đáng Được Cúng Dường, Thầy của chư Thiênnhân loại (5).
- Ở đây, Thiền Sư Ajahn Brahm có thật sự hoài nghi về lời nói của những Bậc Thánh Tăng chăng?

2.       THIỀN – JHÀNA.
Như chúng ta đã được biết có hai cách tu tập Thiền (6):
-        Tu Thiền Định Samadhi Bhavana trước, đắc những tầng Thiền, xong mới qua Thiền Quán.
-        Tu Thiền Quán - Vippasana Bhavana – Thiền Tứ Niệm Xứ - Satipatthàna: Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp. Quán trực tiếp vào các Pháp để đạt được các Tuệ Giác
-        Tỳ khưu Ajahn Brahmavamso rất thiện xão chuyên về Thiền Định, chứ không thiện xão trong Thiền Tứ Niệm Xứ - Thiền Quán.
-        Tỳ khưu Ajahn Brahmavamso nói rằng Tứ Niệm Xứ - Bốn Nền Tảng của Chánh Niệm. Chánh Niệm (7) chỉ là chi thứ 7 trong Bát Chánh Đạo. Còn các chi Chánh Định, Chánh Tinh Tấn…
-        Trong Pháp Hành Satipatthàna này, hành giả sơ cơ chỉ sữ dụng Niệm – Sati, Chú Niệm, hay nói theo cách của Ngài Henepola Gunaratana là “ Thực hành Niệm ” (8) trên các đối tượng Thân Thọ Tâm Pháp… Bên cạnh đó, hành giả còn phải biết Kỹ Thuật – Patipàda (9) và sự trợ giúp của Ngũ căn, Ngũ lực (10) thì tu tập mới mau có kết quả.
-         Hành giả có sữ dụng Định, nhưng cái Định trong Thiền Quán là Sat-na Định, nhờ có Định nên tâm Niệm của hành giả luôn luôn bám sát vào đối tượng. Nhờ có Satna Định này nên tâm hành giả luôn quán sát chặt chẽ đối tượng và một thời thiền đi qua rất nhanh.
-  Chỉ những hành giả tu tập theo Pháp Hành Tứ Niệm Xứ này, tuần tự đắc được các Tuệ Giác (11), thấy được Tam Tướng (12): Vô Thường, Khổ Đau, Vô Ngã. Và quan trọng nhất là Tuệ Biết - Tuệ Tri -  Pàjanàti (13).
 Sau khi đắc được Tuệ Tri – Pàjanàti – Tuệ Biết ( cái Biết với Trí Tuệ ) bao gồm Tâm Chánh Kiến và Tâm Chánh Tư Duy, Tâm Chánh Niệm... là hành giả đang bước chân vào Con Đường Bát Chánh. Như vậy đúng như câu Phật ngôn:
 " nàyassa adhiga màya " - for reaching the Noble Path – Nhập vào Chánh Đạo.
-        Như vậy, trong Pháp Hành Tứ Niệm Xứ này có: “ Chánh Đạo - Bát Chánh Đạo (14).

3.       NGỮ CĂN.
1.       Tỳ khưu Ajahn Brahamsaro này không có Tín căn vững chắc, tâm hoang mang và chưa thông suốt về Pháp Học. Lại nữa, nếu tỳ khưu Ajahn Brahm không hiểu rành về cổ ngữ Pali, sao không chịu khó đọc qua về những bản dịch của những bậc cao tăng giỏi về Pháp Học lẫn Pháp Hành.
 -       Vì không có được học hỏi về cổ ngữ Pali, nên tôi chỉ dựa vào những bản dịch Anh ngữ.
Câu " nàyassa adhiga màya "
2.  Ngài Henepola Gunaratana (15) dịch sang Anh ngữ:
 “ for the attainment of the Noble Path ”. Chị Diệu Liên Lý Thu Linh dịch sang Việt ngữ là: Đem ta vào Chánh Đạo.
Ngài Silananda (16) dịch sang Anh ngữ:
 “ for the attainment of the Noble Path ”. Đại đức Khánh Hỷ dịch là: Đạt đến Chánh Đạo.
3.       Bikkhu Jotika và Bikkhu Dhamminda (16) đồng dịch:
 “ for the attainment of the Noble Path ”.
4.       Tu sĩhọc giả Phật Giáo Thanissaro (17) dịch sang Anh ngữ:
 “ for the attainment of the right method ”. Câu này ban biên dịch của HT Thích Minh Châu dịch là: Thành Tựu Chánh Trí (18).
5.       Như vậy về Pháp Học trong bài kinh Satipatthàna này, Đức Phật đã nói đến Chánh ĐạoBát Chánh Đạo.
-        Vì câu " Nibbànassa sacchikiriyàya " - and for the realization of Nibbàna – “ Để chứng quả Niết Bàn ” là câu kết của Phật Ngôn trên, nên Chánh Đạo ở đây phải hiểu là Bát Chánh Đạo, là Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế, là Con Đường tu tập, là Pháp Hành để chứng ngộ Giải Thoát – và Niết Bànmục tiêu tối hậu để đạt đến.

III. THỰC HÀNH.

Muốn tu tập có kết quả, hành giả bắt buộc phải giử ít nhất Ngũ Giới làm căn bản. Không giử đủ Ngũ Giới, tâm hành giả sẽ bất an, giao động, không thể chú Niệm, hành giả không thể nào đạt được Tuệ Giác.
Bên cạnh đó hành giả phải nhờ Ngũ Căn, Ngũ Lực (19) trợ giúp.

1.       TÍN – Sadha.
-        Là có niềm tin vào Phật Bảo. Đức Phật Gotama, vị Phật thứ tư của thế gian này, là vị Phật lịch sữ và có thật (20).
-        Là có niềm tin vào Pháp Bảo, là Pháp Hành tu tập này sẽ đưa ta đến con đường thoát khổ, và thành tựu Tuệ Giác.
-        Là có niềm tin vào người thầy, người bạn hướng dẫn mình tu tập pháp môn này.

2.       TẤN – Vỉriya.
-        Là sự siêng năng, nỗ lực, tinh tấn trong tu tập. Giống như muốn có một ấm nước sôi, người ta phải tập trung đun củi, hay duy trì, giử gìn ( nhiệt độ ) sự cháy liên tục, đến một thời điểm nào đó nước sẽ sôi. Còn khi có, khi không có nhiệt, nước sẽ không bao giờ được sôi.

3.       NIỆM – Sati.
-        Trong bộ Tăng Nhứt A-Hàm, Anguttara Nikaya, Đức Phật dạy:
“ Nầy chư Tỳ-khưu, Như Lai không thấy gì có năng lực hùng mạnh như tâm Niệm, đễ làm phát sanh những tư tưởng thiện chưa phát sanh, và làm tan biến những tư tưởng bất thiện đã phát sanh. Với người có tâm Niệm, những tư tưởng thiện, nếu chưa phát sanh, sẽ phát sanh, và những tư tưởng bất thiện, nếu đã phát sanh, sẽ tan biến " (21).
-        Kinh Trung A-Hàm, Majjhima Nikaya, Đức Phật dạy:
" Tâm niệm, nầy chư Tỳ-Khưu, Như-Lai tuyên bố, tâm niệmyếu tố tối cần thiết trong mọi việc, bất luận nơi nàọ có Tâm niệm (trong đời sống) cũng thiết yếu như muối trong ca-ry ".
-        Ngay trước giờ Đại Niết Bàn, lời di chúc tối hậu của Đức Phật là:
" Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Hãy kiên trì chăm chú để thành đạt giải thoát ".
(Vaya dhamma sankhara, appamadena sampadetha) - (Parinibbana Sutta, Digha N., Kinh Đại Niết-Bàn, Trường A-Hàm số 16).
- Và lời khuyên dạy cuối cùng của Đức Sariputta - Xá-Lợi-Phất, vị đại đệ tử của Đức Thế Tôn là:
" Hãy gia công chuyên niệm, kiên trì chăm chú. Đây là lời khuyên dạy của ta ".
(Sampadetha appamadena esa me anusasana).
-        Niệm là sự “ hay biết ” của tâm trên các đối tượng. Niệm rất quan trong sự tu tập vì Niệm có mặt trong:
- Ngũ cănNiệm Căn.
- Ngũ lựcNiệm Lực.
- Thất Giác ChiNiệm Giác Chi.
- Bát Chánh ĐạoChánh Niệm.
          Theo trong Tạng Vi Diệu Pháp - Abhidhamma, phần sở hửu tâm, sở hửu Niệm - Sati là một trong 25 sở hữu tịnh hảo – Sobhana cetasika (22). Khi Niệm có mặt, dù rằng trước đó là tâm bất thiện, tâm sau này cũng trở thành tâm thiện.
-        Ở đây, hành giả cần phải nắm vững Kỷ Thuật – Patipàda về sự tu tập Niệm (23).
-        Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật dạy Niệm phối hợp cùng Nổ lực, Tỉnh giác- Satima, và Hiểu biết – Pajànàti.

- NIỆM THÂN:
Để thấy được sự sống chỉ phụ thuộc vào một hơi thở. Và thấy được sự Vô Thường Sanh Diệt của nó.
-        Niệm về các đề mục 32 thể trược và Niệm về tử thi, để nhận ra sự cấu tạo của thân thể, để thấy sự ô trượcnhàm chán cái thân thể này, mà trước đây đã từng được xem là đẹp đẽ, đáng yêu…

- NIỆM THỌ:
Để thấy đuợc các cảm thọ, hỷ, lạc, khổ và xã.

- NIỆM TÂM:
Để thấy được các loại tâm thiện, bất thiệntrung tính.

- NIỆM PHÁP:
Để thấy được tất cả những gì đang sanh khởi chỉ là những chuổi nhân duyên Sanh và Diệt. Không có một cái ta, cái gì của ta cả - Vô Ngã!

4.       ĐỊNH – SAMMADHI.
Trong thiền Tứ Niệm Xứ, Satna Định phối hợp cùng Niệm làm cho tâm luôn hay biết các pháp đang sanh khởi trong hiện tại – “ các pháp đang là ”. Khi Định mạnh, thời thiền một giờ của hành giả trôi qua thật nhanh.

5.       TUỆ GIÁC. – TUỆ TRI – TUỆ BIẾT.
 “ Tuệ Tri – Pajànàti ”. Tuệ Giác này ẩn tàng như viên ngọc quý nằm trong đá. Nhờ hành giả giữ “ Giới ” trong sạch, có lòng tin vững chắc vào Tam Bảo – “ Tín ”, và đặc biệt nhất là vào Pháp Hành này. Gia công tinh tấn “ Tấn ” và “ Niệm ” liên tục, cùng với sự hổ trợ của “ Định ” nên tâm lúc nào cũng bám sát, tâm chỉ có “ biết – biết ” - Pajànàti  “ to know, to undersatand ” vào đề mục đang sanh khởi mà thôi. Cho đến một thời khắc, Ngũ Lực đủ sức mạnh để công phá, đập bể tan hòn đá. Ánh sáng “ Viên Ngọc ” nó chói rọi và soi sáng sự vật, hành giả đắc được Tuệ Giác “ Tâm Biết - Tuệ Tri – Pajànàti ”
- Sau đó, khi có một tâm nào sanh khởi lên, nhờ “ Tuệ Chánh Kiến ”, hành giả biết được tâm này thuộc về loại tâm gì, tâm Bất Thiện hay tâm Thiện. Nhờ “ Tuệ Chánh Tư Duy ”, nếu là tâm Thiện, hành giả biết đây là loại tâm tốt đẹp, hoàn hảo. Hành tâm này sẽ cho những quả an vui. Hành tâm này bậc thiện trí thường khen ngợi. Hành giả sẽ " Tuệ Chánh Tinh Tấn " vun đấp và làm cho tăng trưởng hơn. Và nếu đó là tâm Bất thiện, nhờ có Tuệ Chánh Kiến, biết ngay đó là tâm bất thiện. Nhờ Tuệ Chánh Tư Duy, biết đây là tâm xấu. Hành tâm này sẽ bị người trí khiển trách, sẽ cho những quả xấu, đau khổ trong nhiều đời kiếp, dẩn dắt thêm trong Sanh Tử Luân Hồi. Nên hành giả sẽ Chánh Tinh Tấn ngăn ngừa, xa lánh, từ bỏ những loại tâm Bất Thiện Pháp này.
- Tuệ Tri này bao gồm các Tuệ Chánh Kiến, Tuệ Chánh Tư Duy, và Tuệ Chánh Niệm luôn đi chung với nhau (24).

6.       Tuệ Tri còn gọi là người có Paññā Trí Tuệ (Paññavā) là người thấu hiểu (Pajānāti) bản chất của hiện tượng đau khổ hay phiền não (Tứ Diệu Đế). Theo Bà Rhys Davis.
Như vậy Tuệ Tri – Pajānāti là một Tuệ Giác vô cùng quan trọng mà hành giã tu tập cần chứng đắc. Đó là hành giã đã và đang bước chân vào Con Đường Đạo – Nhập Vào Dòng Suối Bát Chánh ( Enter the Stream ) và đang tu tập Pháp Bát Chánh để thanh tịnh thân tâm, để chứng những đạo quả cao hơn, đúng như lời dạy của Đức Phật ở trên:
" nàyassa adhiga màya " Nhập vào Chánh Đạo, " Nibbànassa sacchikiriyàya " Để chứng quả Niết Bàn ”.
-        Với Tuệ Tri hành giả đã chứng đắc Đạo Quả Sotàpanna – Nhập Lưu (25)
 Hành giả lưu ý: Trong suốt Bài Kinh Tứ Niệm Xứ này, Đức Phật không sử dụng từ Sati, Ngài chỉ dung từ Pajànàti – Hay Biết. Từ này đồng nghỉa cùng với Niệm- Sati.
-        Hành giả vẫn còn thực hành Bát Chánh để thanh lọc thân tâm, để chứng đắc những đạo quả cao hơn, cho đến khi chứng đắc được Đạo Quả A La Hán – Arahant, giải thoát hoàn toàn, không còn tái sanh trở lại nữa.
Nhập vào Chánh Đạo từ này hửu lý hơn, chính xác hơn từ Đạt Đến Thánh Đạo.
-        Vì: Đạt Đến Thánh Đạo có thể nghỉ lầm rằng không còn tu tập nữa.
-        Vì rằng khi hành giả bước chân vào Dòng Suối ( Nhập Lưu ) – vẫn còn phải tu tập Pháp Bát Chánh, để thanh lọc tâm cho đến khi hoàn toàn thanh tịnh, không còn bị ô nhiểm “ chứng ngộ đạo quả giải thoát hoàn toàn ” - Bậc Thánh Tứ Quả Arahat – A La Hán.
-        Để hiểu thêm về tầm quan trọng của Pháp Hành Bát Chánh xin đọc thêm:
Bát Chánh ĐạoCon Đường Đến Hạnh Phúc ” của Ngài Henepola Gunaratana biên soạn. Diệu Liên Lý Thu Linh dịch sang Việt ngữ.

IV. KẾT LUẬN.

Trong bài kinh Satipatthàna này, Đức Phật không dạy về Chánh Niệm - Sammasati, mà chỉ dạy tu tập Pajànàti – Hay Biết ( đồng nghỉa với Niệm – Sati ) trên bốn đối tượng Thân, Thọ, Tâm và Pháp, để Nhập Vào Chánh ĐạoBát Chánh Đạo, để chứng ngộ Niết Bàn.
- Trong phần cuối bài Kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phậthứa khả, Ngài dạy rằng:
Hành giả nào tinh tấn tu tập Pháp Hành này, lâu lắm là 7 năm, nhanh nhất là 7 ngày sẽ đạt được kết quả. Một là A La Hán đạo quả, hai là A Na Hàm đạo quả ”.
  Đây là tuyên ngôn của Đức Phật Toàn Giác.
Chúng ta hãy vững lòng tin mà tinh tấn thực hành.
Như vậy, đến đây, đã làm sáng tỏ Phật Ngôn:
“ nàyassa adhiga màya " – Nhập Vào Chánh ĐạoBát Chánh Đạo " Nibbànassa sacchikiriyàya " - Để chứng quả Niết Bàn ”.
Trong bài kinh Satipàtthàna – Tứ Niệm Xứ này có Bát Chánh Đạo. Không như lời của Thiền sư Ajahn Brahmmavamso là chỉ có chi Chánh Niệm.
Ngưởng mong cho các hành giả luôn được có sức khỏe, tinh tấn tu tập Pháp hành Satipatthàna, để sớm bước chân vào Chánh Đạo, để sớm chứng ngộ Niết bàn.

Mong thay!
Trung Vũ Dhammasila.
Mọi thắc mắc, thư từ xin liên lạc đến: thynganguyen118cx@gmail.com
 
CHÚ THÍCH:
(1). Muốn tìm hiểu về ý nghĩa của câu kệ Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa này, xin vào link:
https://vomonthientu.org/a860/tim-hieu-y-nghia-cau-ke-namo-le-phat-
 (2). Tỳ Khưu, Thiền Sư Ajahn Brahmavamso, tu sĩ người Anh, đã từng tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài Ajahn Chah. Hiện nay đang trụ trì tu viện Bhodhinyana. Tây Úc. Thiền Sư đã viết rất nhiều sách và thuyết giảng về thiền trên youtube.
Đọc “ Tứ Niệm Xứ - Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm ”. Thiền sư Ajahn Brahm.
http://budsas.org/uni/u-vbud/vbthn026.htm
(3). Câu này xuất xứ từ đoạn đầu của bài kinh Satipatthàna sutta:
(4). Ngài Ananda vừa mới đắc đạo quả Bậc Thánh Arahat – A La Hán đêm trước ngày kết tập Tam Tạng lần thứ nhất và đặc biệt Ngài đắc đạo quả ngoài bốn oai nghi “ đi, đứng, nằm, ngồi ”. Ngài vừa ngã lưng đang nằm xuống, Ngài đã đắc đạo quả khi đầu chưa chạm vào mặt giường.
  (5). Đọc Đại Niệm Xứ do Ngài Silananda biên soạn. Bikkhu Khánh Hỷ dịch.
https://www.budsas.org/uni/u-dainiemxu/dnx01.htm
 (6). Đọc Thiền ChỉThiền Quán do Ngài V.F. Henepola Gunaratana biên soạn. Bikkhu Pháp Thông chuyển dịch.
http://www.trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/ConDuongThien/index.htm
 (7). Chánh Niệm. Ở đây, tỳ khưu Ajahn Brahm ( hay là người dịch ) sử dụng sai từ ngữ, nếu là Sati – phải dịch là Niệm. Nhưng trong bài kinh Satipàtthàna Đức Phật chỉ sử dụng từ Pajànàti : “ Biết ”-  to know, to understand. Từ này tương đương - Tâm Biết - Pajànati ( tương đương với Sampajjanna ).
(8). Thực Hành Niệm là từ mà Ngài Henepola Gunaratana dùng trong sách “ Pháp Tứ Niệm XứĐời Sống Hiện Đại ”.
https://www.budsas.org/uni/u-ngan/4niemxu.htm
 (9). Kỹ Thuật Niệm  – Patipàda.
a. Đức Phật dạy ông Bàhiya như sau:
 " Này Bàhiya, anh phải luyện tập như thế này:
"Ditthe dittha - mattam bhavissati
Sute suta - mattam bhavissati
Mute muta - mattam bhavissati
Vinnàte - vinnàta - mattam bhavissati".
Tạm dịch:
" Khi trông thấy vật gì, anh chỉ nên thấy vật ấy mà thôi.
Khi nghe tiếng gì, anh chỉ nên nghe tiếng ấy mà thôi.
Khi có một ý tưởng nào, anh chỉ nên nhận thức ý tưởng ấy mà thôi.
Khi có sự hiểu biết nào, anh chỉ nên nhận thức sự hiểu biết ấy mà thôi ".
Bấy nhiêu lời đủ làm cho ông Bàhiya giác ngộ.
Trích Kinh Bàhiya sutta.
          Thấy, Nghe, Nhận thức, hiểu biết: “ Tâm Biết – Pajànàti ”.
 
2. Theo Ngài Henepola Gunaratana kỷ thuật của Niệm được giải thích như sau:
" Song, làm thế nào để đạt được những kết quả cao quý và tốt đẹp ấy? Cho đặng thành tựu như thế thì cái Niệm mà ta thực hành không phải chỉ thuộc về thế gian này, không phải là Niệm "tại thế" (lokiya), nhưng phải là Niệm "siêu thế" (lokuttara), nghĩa là phải có một đặc tính riêng biệt thuộc về tinh thần, và do đó phải có một kỹ thuật đặc biệt để thực hành Niệm. Pháp Tứ Niệm Xứ đề cập đến bốn cách Niệm và phương pháp cần thiết để thực hiện. Như vậy, khi ta hành về một trong Tứ Niệm Xứ bằng phương pháp đặc biệt của nó, ta có thể thu thập được những kết quả hứa hẹn.
Niệm cho đúng phương phápđặc điểm là nó đòi hỏi phải nhìn sự vật một cách khách quan, chứ không chủ quan; nếu Niệm không chứa đựng được yếu tố quan trọng là nhìn sự vật một cách khách quan, thì chưa chắc phải là Niệm đúng theo nghĩa của nhà Phật mà trong Kinh gọi là Sati. Ta phải cần phân biệt giữa lối nhìn khách quan và lối nhìn chủ quan. Khi có người yêu cầu Pythagore định nghĩa nhà hiền triết là như thế nào, thì ông trả lời với một ý nghĩa cũng tương tợ như trên là khi mọi người trên thế gian này được mời đến dự "tiệc đời", thì có một số người đến đặng hưởng lạc, một số nữa đến đặng cầu tiếng tăm, danh vọng, nhưng cũng có một số người khác đến để mà xem. Những hạng người sau này chính là những nhà hiền triết vậy. Tỷ dụ ấy ngụ ý là bậc triết nhân không đồng nhất mình với cuộc đời. Bậc triết nhân nhìn đời một cách bàng quan. Người tập luyện Sati cũng phải nhìn sự vật như thế ".
( Trích trong Pháp Tứ Niệm XứĐời Sống Hiện Đại. Satipatthàna in A Modern Life by V.F. Henepola. Gunaratana.
https://www.budsas.org/uni/u-ngan/4niemxu.htm
(10).  NGŨ CĂN & NGŨ LỰC.
Đọc 37 Pháp Hổ Trợ Giác Ngộ - 37 Bồ Đề Phần do Ngài Ledi Sayadaw biên soạn. Ông Phạm Kim Khánh dịch.
https://www.budsas.org/uni/u-37bd/37bd-00.htm
(11). TUỆ GIÁC.
Theo trong Thanh Tịnh Đạo của Ngài Buddhagosa thì có tất cả 16 Tuệ Giáchành giả tuần tự đạt được trong tu tập như sau:
1.     Tuệ Phân Biệt Danh và Sắc – Nàma – Rùpapariccheda nàna
2.     Tuệ Phân Biệt Duyên của Danh và Sắc – Paccayapariggaha nàna
3.     Tuệ Thấu Đạt – Sammàsana nàna
4.     Tuệ thấy sự Sanh Diệt của Danh Sắc – Udayabbayànupassanàn àna.
5.     Tuệ Diệt – Bhanga nàna.
6.     Tuệ Sợ - Bhaya nàna.
7.     Tuệ thấy hiễm nguy của Ngũ Uẩn – Adinava nàna.
8.     Tuệ Chán Nãn – Nibbida nàna.
9.     Tuệ muốn Giải thoát – Mũncitukamyata nàna.
10. Tuệ Suy Tư – Patisankha nàna.
11. Tuệ Xã Hành – Sankharùpekkha nàna.
12. Tuệ Thuận Thứ - Anuloma nàna.
13. Tuệ Chuyển Tánh – Gotrabhu nàna.
14. Tuệ Đạo – Magga nàna.
15. Tuệ Quả - Phala nàna.
16. Tuệ Kiểm Soát Phiền não và Tuệ Niết Bàn – Paccavekkhana nàna ( Tuệ xem xét, ôn lại tuệ gì đã chứng đắc ).
(12). TAM TƯỚNGVô Thường. Khổ Đau. Vô Ngã.
- Vô Thường Tùy Quán (Aniccānupassanā).
- Khổ Não Tùy Quán (Dukkhānupassanā).
- Vô Ngã Tùy Quán (Anattānupassanā).
-         Hành giả nào nhờ quán về Vô Thường – Anicca mà được giải thoát, gọi là Vô Tướng Giải Thoát – Animittovimokkho.
-        Nhờ quán về Khổ Đau – Dukkha mà được giải thoát thì gọi là Vô Nguyện Giải Thoát - Appanihitovimokkho.
-        Nhờ quán về Vô Ngã – Anattà mà được giải thoát thì gọi là Không Tánh Giải Thoát - Suññatāvimokkho.
Hành giả nhờ tu tập ba pháp môn nói trên mà được giải thoát nên chúng còn được gọi là Tam Giải Thoát Môn (Tīnimokkhamukkha).
 (13). TUỆ TRI – Pajànàti. Tuệ Giác này tàng ẩn như viên ngọc quý nằm trong đá. Nhờ hành giả giữ “ Giới ” trong sạch, có lòng tin vững chắc vào Tam Bảo “ Tín ”, và đặc biệt nhất là vào Pháp Hành này, siêng năng, gia công ( nổ lực ) tinh tấn “ Tấn ” và “ Niệm ” liên tục, cùng với sự hổ trợ của “ Định ” nên tâm lúc nào cũng bám sát “ biết biết - Pajànàti ” vào đề mục đang sanh khởi. Cho đến một thời khắc, Ngũ Lực đủ sức mạnh để công phá, đập bể tan hòn đá. Ánh sáng của “ Viên Ngọc ” nó chiếu sáng và soi sáng sự vật, hành giả đắc được Tuệ Giác “ Tâm Biết - Tuệ Tri – Pajànàti ”.
- Sau đó, khi có một tâm nào sanh khởi lên, nhờ “ Tuệ Chánh Kiến ”, hành giả biết được tâm này thuộc về loại tâm gì, tâm Bất Thiện hay tâm Thiện. Nhờ “ Tuệ Chánh Tư Duy ”, nếu là tâm Thiện, hành giả biết đây là loại tâm tốt đẹp, hoàn hảo. Hành tâm này sẽ cho những quả an vui. Hành tâm này, bậc thiện trí thường khen ngợi. Hành giả sẽ " Chánh Tinh Tấn " vun đấp và làm cho tăng trưởng hơn. Và nếu đó là tâm bất thiện, nhờ có “ Tuệ Chánh Kiến ”, biết ngay đó là tâm bất thiện. Nhờ “ Tuệ Chánh Tư Duy ”, biết đây là tâm xấu, không tốt đẹp. Hành tâm này sẽ bị người trí khiển trách, sẽ cho những quả xấu, đau khổ trong nhiều đời kiếp, dẩn dắt thêm trong Sanh Tử Luân Hồi. Nên hành giả sẽ “ Chánh Tinh Tấnngăn ngừa, xa lánh, từ bỏ những loại tâm bất thiện này.
- Tuệ Tri còn gọi là người có Paññā Trí Tuệ (Paññavā) là người thấu hiểu (Pajānāti) bản chất của hiện tượng đau khổ hay phiền não (Tứ Diệu Đế). Theo Bà Rhys Davis.
- Như vậy: “ Tuệ Tri -  Pajānāti là một Tuệ Giác thật vô cùng quan trọng mà hành giả cần chứng đạt đến, là hành giả ( đã và đang ) bước chân vào Con Đường và đang tu tập Pháp Bát Chánh, để thanh lọc thân tâm đúng như lời Đức Phật dạy.
 “ nàyassa adhiga màya  - Nhập vào Chánh Đạo, " Nibbànassa sacchikiriyàya " - Để chứng quả Niết Bàn ”.
Để hiểu thêm về tầm quan trọng của Pháp Hành Bát Chánh xin đọc thêm: “ Bát Chánh ĐạoCon Đường Đến Hạnh Phúc – Eight Mindful Steps To Happiness của Ngài Henepola Gunaratana biên soạn. Diệu Liên Lý Thu Linh dịch sang Việt ngữ.
https://vanhoaphatgiaovietnam.net/thu-vien/sing/bat-chanh-dao-con-duong-den-hanh-phuc-139
 " nàyassa adhiga màya " - for the attainment of the Noble Path – Có người dịch câu này là “ Thành Tựu Chánh Trí ” ( câu này ban biên tập của HT Thích Minh Châu dịch không đúng với từ Noble Path, vã lại trong tu tập hành giả không có đắc được pháp nào gọi là Chánh Trí ). Nhập Vào Chánh Đạo - Đem Ta Vào Chánh Đạo là câu dịch của chị Diệu Liên Lý Thu Linh, theo tôi cho là xúc tích và chính xác nhất. Và khi hành giả bước chân vào Chánh Đạo, hành giả vẫn còn tu tập Pháp Bát Chánh đễ chứng đắc những đạo quả cao hơn cho đến khi được giải thoát hoàn toàn.
(14). BÁT CHÁNH ĐẠOĐẠO ĐẾ.
- Con Đường theo dấu chân của Đức Phật gồm tám ngành:
1.       Chánh Kiến – Sammà - Ditthi.
2.       Chánh Tư Duy – Sammà - Samkappa.
3.       Chánh Ngữ - Sammà – vàcà.
4.       Chánh Nghiệp – Sammà – Kammanta.
5.       Chánh Mạng – Sammà – Àjìva.
6.       Chánh Tinh Tấn – Sammà – Vàyàma.
7.       Chánh Niệm – Sammà - Sati.
8.       Chánh Định – Sammà – Samàdhi.
- Bát Chánh ĐạoPHÁP HÀNH do tu tập Thiền Satipàtthàna ( sau khi đắc được Tuệ Biết – Pajànàti ), chứ không phải đơn thuần là PHÁP HỌC.
- Trong Pháp của Đức Phật chỉ có Bát Chánh ĐạoCon Đường Duy Nhất – là Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế đễ chứng ngộ Giải Thoát, ngoài ra không có con đường nào khác.
- Trước khi chứng ngộ đạo quả A La Hán, hành giả phải tu tập, thực hành Pháp Bát Chánh, thanh lọc tâm cho đến khi thanh tịnh hoàn toàn, không còn một chút ô nhiểm, tinh khiết, giải thoát không còn tái sanh kiếp nào nữa.
1. Bậc Thánh Từ Đà Hườn – Sotàpanna – Bậc Thánh Nhập Lưu - Bậc Thánh Thất Lai còn tái sanh 7 lần trong cỏi Dục giới: cỏi Trời và cỏi người.
Không tái sanh trong 04 cỏi dữ. 1. Địa Ngục (Niraya). 2. Cảnh Thú (Tiracchana-yoni). 3. Cảnh Ngạ Quỉ (Peta-joni). 4. Cảnh Giới A Tu La (Asura-yoni).
2. Bậc Tư Đà Hàm – Sakadagami – Bậc Thánh Nhất Lai. Còn tái sanh trở lại cảnh người một lần chót.
3. Bậc A Na Hàm – Anagami - Bậc Thánh Bất Lai vẫn còn phải tu tập nên gọi là Bậc Thánh Hữu Học- Sau khi chết các Ngài tái sanh về cỏi Thiền Tịnh Cư và đắc quả A La Hán ở đó.
4. Bậc Thánh A La Hán - Arahant gọi là Bậc Thánh Vô Học ( không còn học nữa, không còn tu tập nữa ). Kiếp sống này là kiếp chót. Không còn tái sanh lại nữa.
(15). Ngài Henepola Gunaratana là một Trưởng Lảo người Sri Lanka – Tích Lan, đã thọ đại giới hơn 70 năm, thông suốt Pháp Học và Pháp Hành. Ngài có viết vài quyển sách rất được nhiều người đọc và đã dịch ra nhiều ngôn ngữ:
- Hành Trình Đến Chánh Niệm.
- Pháp Tứ Niệm Xứ Áp Dụng trong đời sống hiện đại.
https://www.budsas.org/uni/u-ngan/4niemxu.htm
- Bát Chánh ĐạoCon Đường Đến Hạnh Phúc…
http://thuvienhoasen.org/a3942/bat-chanh-dao.
(16). Ngài Silananda là đệ tử của Ngài thiền sư nổi tiếng Mahasi, rất giỏi về Vi Diệu Pháp, đã tham dự Kỳ Kết Tập Tam Tạng lần thứ 6 tại hang động Yangon năm 1956. Ngài vâng lời Ngài Mahasi ở lại hoằng pháp trong một chuyến đến Hoa Kỳ.
(17). Bikkhu Jotika và Bhikkhu Dhamminda.
- Bikkhu Jotika tu sĩ người Miến Điện, là đệ tử của Ngài Shwe O Min, có viết nhiều sách về thiền quán như “ Tuyết Giửa Mùa Hè ”.
- Bikkhu Dhaminda một tu sĩ người Miến Điện.
Mahasatipatthana by Bikkhu Jotika and Bikkhu Dhamminda. http://www.buddhanet.net/e-learning/mahasati.htm.
(18). Ngài tu sĩ, học giả Thanissaro người Mỹ, đã dịch nhiều Tạng Kinh từ Pali sang Anh ngữ. Ngài cũng viết rất nhiều sách về Phật Giáo
Đoạn văn dịch của Ngài Thanissaro: “ nàyassa adhiga màya  - Đem vào Chánh Pháp, " Nibbànassa sacchikiriyàya " - Để chứng quả Niết Bàn ”. " for the attainment of the right method (a) and for the realization of Unbinding (b)"
(a)-  “ for the attainment of the right method ” có nghĩa là:  “ Để đạt được Chánh Pháp ”.
Lẽ ra ở đây, nên dịch là Right Path hoặc Noble Path = Chánh Đạo thì chính xác hơn. Vì Niết bàn ở đây là đối tượng (câu này nguyên văn Pali vẫn có từ Nibbàna)  và Ngài Thanissaro cũng biết chỉ có một “ Con Đường Duy Nhất ” để đạt đến Niết Bàn, đó là Bát Chánh Đạo, là Đạo Đế trong Tứ Diệu Đế.
(b) - Unbinding: Không Ràng buộc. Không trói buộc.
: Bind (động từ): trói buộc, ràng buộc + ing= danh động từ. Un (tiếp đầu ngữ): Không.
Ràng Buộc là một định nghĩa khác của Tam ĐộcTham Sân Si ”.
(19). Thành Tựu Chánh Trí. Câu này ban phiên dịch của Ngài Thich Minh Châu
dịch không chính xác từ câu “ for the attainment of the right method ” hay câu “ for attainment of the Noble Path ”.
- Noble Path chỉ dịch là Chánh ĐạoThánh Đạo.
Vã lại trong Pháp Hành này không có Pháp nào hay Tuệ giác nào có tên Chánh Trí.
(20). Đọc 37 Phẩm Trợ Đạo do Ngài Ledi Sayadaw biên soạn. Ông Phạm Kim Khánh dịch.
https://www.budsas.org/uni/u-37bd/37bd-00.htm.
(21). Đức Phật Gotama – Phật Thích Ca, vị Phật lịch sử có thật.
Đọc “ Đức PhậtPhật Pháp ” do Ngài Narada biên soạn. Ông Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ để biết rõ về thân thế và giáo pháp của Ngài.
www:http//budsas.org/ducphatvaphatphap.00
(22). Cetasika – Sở hữu Tâm. Đọc Vi Diệu Pháp Toát Yếu (Abhidhammattha Sangaha). do Ngài Luận sư Anuruddha biên soạn. Ngài Narada chú giải, Phạm Kim Khánh dịch.
https://www.budsas.org/uni/u-vdp-ty/vdpty00.htm
(23). Trong tiến trình của một lộ tâm “ Không bao giờ có hai lộ tâm cùng xãy ra trong một lúc ”. Do vậy, dù rằng trước đó là tâm bất thiện, khi tâm Hay Biết – Pajànàti hoặc tâm Chú Niệm -  Sati có mặt, Tâm Hay Biết về tâm bất thiện đó trở thành tâm Thiện. Vì bản thân Sati là một sở hửu Hoàn Thiện - Tịnh hảo– Sobhana cetasika.
-  Đọc A manual of Abhidhamma - Vi Diệu Pháp Toát Yếu do Ngài Narada biên soạn, ông Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ: www.budsas.org/vidieuphaptoatyeu-narada-0.
(24). Theo các Ngài Thiền Sư các loại Tuệ Chánh Kiến, Tuệ Chánh Tinh Tấn và Tuệ Chánh Niệm luôn đi chung. Các loại tuệ khác cũng luôn bao gồm ba loại tuệ giác này.
(25). Bậc Thánh Nhập Lưu – Sotàpanna.
" Cũng như người đi trong đêm tối nhờ trời chớp, nhìn thấy quang cảnh quanh mình rồi giữ lại hình ảnh ấy trước mắt một lúc lâu. Cũng thế ấy, do cái chớp bật sáng lên của tuệ giác, hành giả nhoáng chứng ngộ Niết Bàn một cách rõ rànghình ảnh ấy lưu lại trong tâm, không còn phai mờ nữa." [6]
Người đã thành tựu Niết Bàn lần đầu tiên được gọi là Tu Đà Huờn (Sotapanana, Nhập Lưu), có nghĩa là người bước vào dòng suối chảy đến Niết Bàn lần đầu tiên.
Dòng suối là Bát Chánh Đạo.
1) Vị Tu Đà Huờn (Sotàpanna) không còn là người phàm tại thế (puthujjana) nữa. Ngài đã là bậc Thánh Nhân (Ariya).
Khi bước vào dòng suối, vị Tu Đà Huờn đã tận diệt ba Thằng Thúc (Samyojana), tức là ba trong mười dây trói buộc cột chúng sanh vào cuộc phiêu lưu vô tận, sanh tử triền miên trong vòng luân hồi.
Trích Đức PhậtPhật Pháp. Phần III Con Đường Niết Bàn, chương 38.
https://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp38.htm
2). Đây là giai đoạn thanh lọc thứ bảy. Nó chỉ cho Nhập Lưu Đạo Tuệ ( Sotàpatti – magga – nàma ), tuệ giác đầu tiên về Đạo ( Magga-nàma ). Khi đắc được Đạo Tuệ này, thiền sinh trở thành Bậc Thánh Nhập Lưu ( Sotàpanna ). Sota có nghĩa là lưu hay dòng nước và àpanna là người bước vào. Do đó, Sotàpaanna có nghĩa là người bước vào dòng nước hay Bậc Nhập Lưu.
Những thiền sinh nào mà đạt Nhập Lưu Đạo Tuệ thì đã bước chân vào dòng Bát Thánh Đạo.
Chỉ khi đó, thiền sinh mới đạt được Sự Thanh Lọc Tuệ GiácTri Kiến hay Tri Kiến Tịnh ( Nàna-dasana-visuddhi ). Nanadasana-visuddhi – làm trong sạch cái thấy biết.
Trích:  Tiến Trình Thiền Minh Sát Niệm Xứ - Thiền Sư Janakabhivamsa ( Chanmyay Sayadaw ).
Thiện Anh Phạm Phú Luyện dịch. Trang 149.
TUỆ TRI – PAJÀNÀTI – TUỆ BIẾT.
Nhờ có Giới làm nền móng. Tín, có lòng tin vững chắc vào Pháp hành này. Tấn - Tinh tấn, siêng năng. Niệm liên tục và Định hổ trợ, nên đến một lúc nào đó tâm hành giả thấy được Tam Tướng:
Anicca - Vô Thường.
Dukkha - Khổ Đau.
Anatta - Vô Ngã.
- Và sau đó, hai satna tâm “ Biết - Biết ” sanh khởi lên trong tâm hành giả. Tuệ Giác này gọi là Tuệ Tri – Pajànàti bao gồm các Tuệ Chánh Kiến, Tuệ Chánh Tư Duy, Tuệ Chánh Niệm...
- Kể từ đây, khi một tâm nào phát sanh lên, nhờ Tuệ Chánh Kiến, hành giả biết được tâm này thuộc về loại tâm gì, Tâm Bất Thiện hay Tâm Thiện. Nhờ Tuệ Chánh Tư Duy, nếu là Tâm Thiện, hành giả biết đây là Tâm Tốt đẹp, hành tâm này sẽ cho những quả an vui, hành giả sẽ sữ dụng " Tuệ Chánh Tinh Tấn " làm cho tăng trưởng hơn. Nếu là Tâm Bất Thiện, hành giả biết đây là Tâm Xấu, nếu hành tâm sẽ bị người trí khiển trách, sẽ cho những quả xấu, đau khổ, dẩn dắt thêm trong Luân hồi. Nên hành giả sẽ sữ dụng Tuệ Chánh Tinh Tấn để ngăn ngừa, từ bỏ pháp bất thiện này.
- Kể từ đây, hành giả mới thật sự sử dụng Tâm Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo. Chánh Niệm - Cái Biết Trí Tuệ, thông suốt, thấu hiểu nhân quả của Pháp sanh khởi. Chỉ khi nào hành giả đắc được Tuệ Tri thì hành giả mới có Chánh Niệm, Chánh KiếnChánh Tư Duy. Ngoài ra thì hành giả chỉ có Tâm Niệm – hay biết ( to know, to understand ) mà thôi!
- Tuệ Tri còn gọi là người có Paññā Trí Tuệ (Paññavā) là người thấu hiểu (Pajānāti) bản chất của hiện tượng đau khổ hay phiền não (Tứ Diệu Đế). Theo Bà Rhys Davis.
- Như vậy “ Tuệ Tri – Tuệ Biết ” là một Tuệ Giác thật quan trọng mà hành giả tu tập Pháp Hành này cần đạt đến, và sau đó hành giả (đã) bước chân vào Con Đường và đang tu tập Pháp Hành Bát Chánh, đúng như lời dạy của Đức Phật:
" nàyassa adhiga màya " - để nhập vào Chánh Đạo, for the attainment of the Noble Path - " Nibbànassa sacchikiriyàya " - Để chứng quả Niết Bàn - and for the realization of Nibbana".
Tuệ Tri bao gồm có Tuệ Chánh Kiến nên cũng gọi là Tuệ Chánh Tri Kiến hay Tuệ Tri Kiến Thanh Tịnh - Nanadassana-visuddhi.
Người bước chân vào dòng sông Bát Chánh gọi là Bậc Thánh Nhập Lưu – Sotàpatti.
 
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/02/2020(Xem: 3661)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.