7 Bài Ca Chứng Ngộ Trong Hang Tịnh Quang

05/01/201112:00 SA(Xem: 9121)
7 Bài Ca Chứng Ngộ Trong Hang Tịnh Quang
7
Bài ca Chứng Ngộ trong Hang Tịnh Quang


Jetsušn Milarepa rời Động Răng Ngựa Đá Trắng và trở lại Hang Tịnh Quang ở Gungthang. Khi ở đó, sự chiếu sáng trong trẻo tiến triển mạnh mẽ trong tâm tập trung và ngài hát bài này :

Kính lễ lama thiêng liêng của con.

Tôi, thiền giả Milarepa,
Hiến tặng kinh nghiệmchứng ngộ của tôi
Cho tất cả thiền giả khắp mười phương.

Tâm tôi thảnh thơi trong trạng thái tự nhiên của nó
Không cứng cỏi hay căng thẳng
Qua sự nuôi dưỡng dịu dàng, không phóng dật.

Tôi nhìn thẳng phía trước với con mắt của tỉnh giác quán xét,
Ở đàng sau người canh giữ của tỉnh giác tập trung,
Và giữ thân tâm thoải mái tỉnh thức.
 

Tâm thức tôi ở yên trong trạng thái bổn nhiên của nó
Thoát ngoài hôn trầm và xáo động,
Những lầm lạc của con mắt tâm tôi
Và những kinh nghiệm khác nhau trong định
Đều tan biến và trở về cội nguồn bổn nhiên của chúng.

Trong kinh nghiệm của định tĩnh vô niệm
Tâm sáng tỏ lấy lại sức mạnh vốn có của nó,
Trần trụi – trong trẻothuần khiết.
Đây đúng là kinh nghiệm định tĩnh
Một số người cho đó là quán chiếu,
Nhưng tôi không đồng ý như vậy.(16)

Trên con ngựa định tĩnh tốt đẹp như thế
Tôi cỡi lên sự tỉnh giác thấu rõ
Tính vô ngã của người (ngã) và vật (pháp)
Qua sự kiểm tra tinh tế bằng trí huệ phân tích.

Mang theo những ban ân của lama như lương thực,
Chúng có được từ sự cầu nguyện thành tâm.
Tôi đồng hành với trí huệphương tiện
Với những tính cách của tánh KhôngĐại Bi.

Thúc đẩy bởi động lực sâu xa, lớn lao và sắt thép
Của thiện ý được phát động mạnh mẽ,
Tôi nhìn trở đi trở lại vào thực tại nền tảng
Với sự chăm sóc dịu dàng không chểnh mảng
Tự do ngoài mọi hy vọngthất vọng.

Hãy biết rằng tôi đã du hành qua con đường thiền định tốt đẹp này
Giờ đây tôi nhìn nó với quán thấy tỏ suốt.
Hãy biết tôi đã đến trong xứ sở không còn phải du hành ;
Hãy biết tôi có bột mà không cần xay.

Hãy biết rằng tôi đang xem quang cảnh không thể thấy.
Hãy biết rằng tôi đã tìm ra quê nhà phúc lạc.
Hãy biết rằng tôi đã tìm ra người phối ngẫu thường hằng.
Hãy biết rằng tôi cung cấp lợi lạc cho chính tôi và những người khác.

Đây là những kho tàng của Milarepa ;
Nếu tôi đang ở trên con đường sai lầm, xin hãy sửa tôi cho đúng.

Eh ma ! Cho đến khi các bạn, những hành giả trong mười phương
Đạt đến Phật tánh viên mãn
Chớ bác bỏ nhân quả của hành động !
Cho đến khi chứng nghiệm trạng thái hiện thực hiện tiền.
Chớ chuyện trò vô nghĩa, trống không !


Cho đến khi các bạn có thể đổi lợi ích, quan tâm của mình cho người khác
Chớ có nói : “Tôi đã đạt đến Bồ Đề Tâm.”

Cho đến khi thân các bạn phản chiếu như thân bổn tôn
Chớ có nói : “Tôi đã đạt đến giai đoạn phát sanh !”

Cho đến khi cả hai giai đoạn đã đạt đến.
Chớ có nói : “Tôi là một thiền giả của những mật chú !”

Khi nào kinh nghiệm định tĩnh còn lộn xộn
Và những hình tướng huyễn hóa trong giấc mộng còn gây lầm lẫn,
Chớ có vất bỏ những tiên triý nghĩa
Mà cho là đã có tri giác siêu nhiên.

Sự tin tưởng mạnh mẽ vào những giáo huấn của lama dâng trào trong các đệ tử của ngài. Họ tiếp tục có những nỗ lực mới mẻ trong thực hành thiền định không xao lãng, sâu xa liên tục như một dòng chảy của một con sông.

Phần này xoay quanh bản chất của quán chiếu phân tích và trí huệ siêu việt phát sanh từ đó. Sự thiền định của Rechungpa đã bị xáo trộn bởi một số ảo giác tràn ngập. Ông có thể nhận ra rằng chúng do sức mạnh thiền định của mình khơi dẫn ra và đã áp dụng những biện pháp sửa sai, nhưng đối diện với ảo giác hư vô của cái trống không rốt ráo ông đã bất lực. Đây là một kinh nghiệm chung : những ảo tưởng là những tri giác lầm lạc thuộc vật chất thì dễ đối phó hơn là những tri giác lầm lạc vào tà kiến hư vô.

Mila nói đúng điều đã xảy ra bằng những từ của việc thiền định – rằng những kinh nghiệm đó đi kèm theo những tiến bộ tích cực của Rechungpa – và rồi giải thích điểm chính yếu ; rằng trí huệ siêu việt bao gồm sự chứng ngộ tính bất nhị của chủ thể và đối tượng. Tâm không thể tự thấy chính nó ; bản tánh của nó chỉ có thể chứng ngộ qua sự loại trừ những tri giác sai lầmđịnh kiến che khuất tâm và những đối tượng của nó. Tâm thức bình thường, thế tục diễn dịch kinh nghiệm bằng những quy ước danh xưng, sự đồng thuận thuộc ý niệm về thế giới được quy định trước khi sanh ra, và sau đó được bổ sung chi tiết bởi những sự điều kiện hóa của kinh nghiệm lầm lạc. Kinh nghiệm trực tiếp tánh Không là sự tri giác về sự không có tính chất độc lập (vô tự tánh) trong tất cả mọi sự. Nó được đạt đến qua sự loại trừ có hệ thống những giả định sai lầm đã diễn dịch thế giới như là cái gì hơn hay là cái gì kém so với nó thực là. Không có tính chất, vô ngã, vô tự tánh tuy nhiên hiện tượng đa dạng của thế giới chủ quan và khách quan xuất hiện – đó là sự chứng ngộ vào lúc chót của quá trình thiền định quán chiếu phân tích.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109927)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :