8
Sự bối rối của Rechungpa
Một buổi sáng khi Jetsušn Milarepa và “con” của ngài là Rechungpa đang ở trong động Núi Khối Đỏ, Rechungpa
đến gần ngài. Sau khi
đảnh lễ nhiều lần, ông quỳ gối
chắp tay và nói :
Con
tán thán hiện thân của Jetsušn :
Thân thể trần truồng mà sáng chói,
Lời nói hiện bày
âm thanh kim cương ngọt ngào không dứt,
Tâm chìm trong
cảnh giới thanh tịnh của
thực tại.
Con, Rechungpa Dorje Drak,
Sinh trong đồng bằng Gungthang thượng
Có được thân người do
phước đức đã gom
Và gặp ngài, bậc
cứu độ vinh quang của
chúng sanh.
Được dẫn dắt bởi
lòng từ bi
bao la của Thầy
Con bắt đầu
đi vào giáo pháp của
con đường sâu xa.
Đặc biệt, con
nỗ lực trong
giáo lý tummo,
Và khi
kinh nghiệm và
chứng ngộ ban sơ khởi lên,
Thầy đã phát hiện cho con cái
tối hậu.
Niềm tin vào cái thấy đã sinh ra ở bên trong,
Và con có được
đức tin không lay chuyển.
Jetsušn, rồi Thầy đã nói với con,
“Mọi
kinh nghiệm như huyễn xảy ra
Đều là những tạo tác
huyễn hóa của tâm.
Hãy đi đến
trạng thái thực tại bổn nhiên.”
Đã xảy như thế này :
Con lạc khỏi
tỉnh giác trong sáng tự nhiênVà rơi vào sự xáo động của những
ảo tưởng tâm thức.
Đôi khi những
ảo giác thuộc đất xảy ra :
Trong khi những
biến cố khủng khiếp như bẫy sập, đất chuồi và đá rớt,
Con
chú tâm vào
thật tánh của chúng,
Và dòng chảy của những
hình tướng tư tưởng đa dạng chiếu sáng
Như là những
quang minh của ánh sáng
rực rỡ, vàng chói.
Đôi khi những
ảo giác thuộc nước xảy ra :
Con bị cuốn đi bởi nước trôi ào ạt
Và ném vào những làn sóng của
đại dương –
Và chúng chiếu sáng như những
quang minh màu xanh đậm.
Đôi khi những
ảo giác thuộc lửa xảy ra :
Những lưỡi lửa lóe sáng ; và con rơi vào một cảnh
rùng rợn,
Bị bao phủ trong lửa đỏ sậm và khói –
Và chúng chiếu sáng như là những
quang minh bốc lửa.
Nhưng có khi những ngọn gió lớn
gầm thét,
Con bị thổi
vào khoảng tối của
không gianVà lắc lư
tới lui với
âm thanh gấp gáp.
Không có điểm định hướng nào trong tâm
Con bị nỗi
sợ hãi cái trống không cùng cực khống chế.
Khi những
ảo giác phá hoại ấy xảy ra
Thiền định bị đứt quãng và
lạc đường.
Con phải
đối phó với điều ấy như thế nào ?
Lama
nhân từ, xin hãy nói.
Để
trả lời Mila hát :
Với thân, khẩu, ý kính cẩn
Con
cầu nguyện dịch giả Marpa
Người đặt con vào
con đường không hư huyễn
Bằng cách đập tan chuồng cũi huyễn hoặc.
Giờ hãy nghe, Rechungpa :
Đôi khi đang
chú tâm vào
trạng thái thực tạiẢo giác thuộc về đất được
kinh nghiệm,
Và cũng như thế với nước, lửa, gió và
hư không.
Do chúng mà
sợ hãi tấn công,
Những màu sắc sáng
tự nhiên của các đại chiếu sáng,
Và những
sáng tạo như huyễn và đa dạng
xuất hiện.
Thân thể này có được là từ hành động (nghiệp)
Đã tích tập bởi
vô minh qua
thời gian vô thủy,
Chính cái
tâm thức tác nhân chủ yếu
Tiếp tục gieo những hạt của hành động
vô minhVào miếng đất của
tâm thức căn bản.
Từ thời
vô thủy đến nayCon đã lạc mất mình trên cánh đồng
bao la của huyễn hoặc
Trong những thân
như huyễn tạo thành cách
sai lầm đó.
Bây giờ do những
giáo huấn của lama
Tâm thức con bị ép lại một chút,
Và những
ảo giác gây khổ đau được trải nghiệm
Bởi sự
xâm nhập yếu ớt của
bốn đại vào cửa những kinh mạch –
Dấu hiệu của sự nới lỏng bớt những kinh mạch bị thắt gút
Và sự khơi động khí và hạt trắng.
Tại sao lại khổ sở hay
sợ hãiHay
kinh hoàng bởi việc này ?
Đó là dấu hiệu khó chịu của sự
thực hành tốt,
Một chút nhỏ của
kinh nghiệm thiền địnhDấu hiệu mở ra của những kinh mạch,
Sự phát hiện vẻ huy hoàng của
bốn đại.
Giờ đây là
giáo huấn của lama của con về điều ấy,
Sự cổ vũ của ngón tay ngài chỉ bày –
Hãy mang nó trong tâm, đứa con cao quý !
Nếu con muốn cái thấy của
trí huệ thực sự,
Hãy
khám phá bản tánh của tâm
Với
chính tâm theo lối này :
Tâm này tự
bản tánh trong sáng và trống không,
Như
hư không tự do với
mọi vật ;
Không chút gì
hiện hữuĐể có thể biến nó thành một đối tượng cho sự
hiểu biết.
Lấy ví dụ, điều này giống như sự bất lực
Của một con mắt để thấy chính nó,
Hay của
hư không để
phát lộBản chất không thể
phát lộ của mình.
Tâm không thể thấy chính nó –
Chủ thể và đối tượng không thể là hai ;
Bởi thế, để thấy tâm
Con phải nhìn và
thăm dò bằng con mắt của
trí huệ.
Khi
thăm dò và khảo sát
cặn kẽVới sự thẩm sát và
khám phá theo lối phân tích
Cái tâm thì giống như tim bấc của một
ngọn đènChiếu sáng chỉ qua sự tỏa sáng của chính nó.
Cũng thế, dù cái tâm
tự nhiên, tự sáng này
Thì
trong sáng và
thoát khỏi mọi che tối,
Nó sanh và diệt theo
nhân quảTrong mỗi niệm của tánh Giác
Và chỉ biết nó qua
phân tích quán sát.
Bấy giờ cách thức nào cho sự
chứng ngộ ấy ?
Trong
chứng ngộ tánh Không nhờ cái giác
bất nhị,
Phúc lạc,
trong sáng và
thoát khỏi dòng
tư tưởng,
Ngay sự
chứng ngộ này do cái giác ấy
Thoát khỏi nhị nguyên của chủ thể và đối tượng,
Của người biết và cái được biết,
Thì sự
chứng ngộ này cũng chỉ là một
quy ước danh xưng.
Hãy biết rằng những
quy ước danh xưng
Không thể xem là
hiện hữuMột cách
chủ quan, khách quan hay cả hai.
Để
tóm tắt, nó như thế này :
Tâm thức nền tảng này
Tự trong chính nó là không có gì hết thảy.
Trong
tánh Không của
thực tạiKhông có người-chứng-ngộ và cái được-chứng-ngộ được
chứng ngộ,
Không có người thấy và cái bị-thấy được thấy,
Không có người biết và cái để biết được biết,
Không có người
tri giác và đối tượng
tri giác được
tri giác.
Như thế, bằng cách chặt đứt những
giả định lầm lạc của con từ bên trong.
Bằng cách
chứng ngộ, thấy, biết và
tri giác.
Sự không
hiện hữu của bất kỳ một
trung tâm nào ở trong tâm,
Hãy hiểu rằng mọi
hình tướng này –
Những
chuyển hóa đa dạng của tâm –
Là Một Vị trong
tánh Không của
thực tại.
Trong
tánh Không, không có tăng thêm hay
giảm bớt –
Không có
xuất hiện, biến mất hay thay đổi.
Thực tại này của tâm
tự giác,
Dầu cho nó
xuất hiện như hợp lưu của nhiều lầm lỗi,
Tự
bản chất vốn
thoát khỏi sanh hay diệt,
Đến hay đi, hay
biến dịch sát na.
Trong đó, không có hơn hay thiếu, không đầy hay khuyết,
Không có sự giúp đỡ hay làm hại, không có
hiện hữu hay không
hiện hữu chút nào.
Thức nền tảng này của
Tự TâmKhông có nền tảng khởi nguyên,
Không có nhân hay duyên tạo tác
Vì sự
thường hằng của nó, không có cái gì để cần làm cho
sáng tỏTrong những
chức năng ý thức phù du của nó ;
Và lúc
cuối cùng không có sự
chấm dứt.
Tánh Giác
rốt ráo trong sáng và thông tỏ này.
Không
phân biệt với
hư không,
Mà chỉ là đồng nhất
Tuy nhiên do những duyên cho đối tượng mà cái nhiều
xuất hiện ;
Cái nhiều
xuất hiện, mà chỉ là một –
Và trong đó không có
đặc tính nào được
tri giác thấy.
Mở cánh cửa ra
tánh Không của
đặc tính (
vô tự tánh),
Giác
trong sáng thanh tịnh tràn ngập khắp nơi,
Và dầu khắp nơi, không ở nơi đâu một
đặc tính có thể được
tìm thấy.
Dầu
vô tự tánh hiện diện trong
trạng thái của
thực tại,
Những
huyễn hóa chớp nhoáng lóe qua tâm.
Dầu những
lỗi lầm đa dạng xảy ra,
Không có căn cứ hay gốc gác nào trong chúng có thể được nắm bắt.
Hãy trau dồi sự hòa nhập này vào
trạng thái bổn nhiên
Qua thẩm sát và
khám phá triệt đểBằng
trí huệ phân tích.
Như thế, hôm nay ta đã
tiết lộ cho con ta
Lời khuyên bảo này của người cha ;
Sau khi
thực hiện ý nghĩa tối hậu của nó,
Mong con có
phước đức hướng dẫn
Cho tất cả
chúng sanh đến
giải thoát.
Phadampa Sangye, một
đạo sư Ấn Độ có những
thành tựu phi thường, đến
Tây Tạng năm 1092. Ngài được kể lại trong chương 30 của Một Trăm Ngàn Bài Ca như là một trong năm thiền giả
giác ngộ của
thời đại. Ngài là một
đệ tử của những
thành tựu giả Ấn Độ Nagarjuna và Virupa và thuộc về phái Mật thừa của
Tu viện Vikramasila. Dòng
giáo lý của ngài, được gọi là “Sự làm bình yên khốn khổ” (TT. sdug bsngal zhi byed) đã
không tồn tại như một
hệ thống độc lập, như ngài tiên đoán trong
câu chuyện đó.
Tuy nhiên, ngài cũng đem những
giáo lý “Cắt Đứt” (TT. gcod) đến
Tây Tạng và Nepal và dạy cho nữ thiền giả Nepal
nổi tiếng Ma Chig Lab Drošn, người đã
sáng tạo ra
hình thức “Cắt Đứt”
đặc biệt của riêng mình.
Hệ thống Cắt Đứt
tiếp tục nguyên vẹn đến ngày nay và là dòng phái
duy nhất đã truyền
trở lại Ấn Độ sau khi phát triển ở
Tây Tạng.
Câu chuyện này gồm hai bài ca
nổi tiếng – “Bài Ca Điên” và “Bài Ca Không Sợ Hãi” của Mila – cả hai nằm trong Một Trăm Ngàn Bài Ca. Những
giáo huấn chót của Phadampa Sangye cho dân chúng Dingri, thành phố phía tây nam
Tây Tạng nơi ngài đã lập ra một
tu viện và chính Mila thường đi đến đó, đã được đưa vào cuốn sách Sách
Tây Tạng về Đại
Giải Thoát (của Evans Wentz).