10 Bài Ca Cây Gậy Sừng

05/01/201112:00 SA(Xem: 8758)
10 Bài Ca Cây Gậy Sừng
10
Bài ca Cây Gậy Sừng


Jetsušn và Seben Repa cùng đến Nyang Thượng trong tỉnh Tsang. Qua một vùng xa lạ, họ đến ven một làng nơi có một số người tụ tập. Mila nói với họ, “Chúng tôi hai thiền giả có lời nguyện chỉ khất thực ở “cửa nhà đầu tiên”. Có người nào nhiều đức tin xin cho tôi một ít thức ăn.”

Một người đàn ông trẻ, khoảng hơn ba mươi, hỏi, “Các thầy từ đâu tới ?”

“Chúng tôi đến Tsang từ Tây Tạng Thượng.”

“Người ta nói rằng một thiền giả tốt thì có thể rút ra những thí dụ từ bất cứ vật hay việc gì. Hãy hát cho chúng tôi một bài ca về những ý nghĩa tượng trưng của cây gậy sừng sơn dương trong tay thầy ; rồi tôi sẽ cúng thức ăn.”

Bấy giờ Jetsušn hát bài ca này :

Con cầu nguyện dưới chân Marpa, người tốt nhất trong loài người,
Ngài đã nuôi nấng con với đại bi không giới hạn
Khi đắm mình trong tịnh quang của Đại Ấn
Trong cung điện Pháp thân trống không và thoát khỏi mọi tạo tác.
Xin hãy ban phước cho tất cả chúng sanh để hướng họ đến chánh pháp !

Hãy nghe điều này, thí chủ hỏi đạo :
Cái sừng này
Mà tôi, thiền giả cầm trong tay –
Nó từ đâu có ?
Nó đến từ vùng đất phương bắc của chư thiên của sự thịnh vượng.
Nguồn gốc nó từ xứ sở chư thiên của thịnh vượng
Tượng trưng sự thịnh vượng của tôi qua tri túc.

Nó mọc trên đầu một con sơn dương.
Nó lớn trên đầu một chúng sanh
Tượng trưng thực tế quy ước.

Cái sừng thì vô tri, không có sự sống.
Sự vô tri và không có người tri giác này
Tượng trưng thực tế tối hậu.

Cắt nó từ đầu con vật
Tượng trưng sự phân ly của thân và tâm ;
Phần gốc đồ sộ của nó
Tượng trưng về sự hiểu biết về cội gốc ẩn khuất của sanh tử,
Và nhiều sống của nó
Tượng trưng những ngọn sóng chìm ngập của khổ đau
Trên đại dương sanh tử luân hồi.

Ba chỗ cong của cái sừng này
Tượng trưng sự đi lạc vào ba cảnh giới thấp
Qua những việc xấu sanh ra từ ba độc ;

Những đoạn thẳng giữa những chỗ cong
Chỉ rằng dù hiện giờ chúng ta đang lang thang trong sanh tử,
Thì mục đích tối hậu sau cùng sẽ được đạt đến.

Cái sừng này trống rỗng bên trong
Tượng trưng sự trống không của sanh tử ;
Màu sậm của nó,
Là tính bất biến của thực tại ;
Và sự bền chắc và cứng rắn của nó,
Là sự chuyên cần không thối chuyển trong Pháp
Của tôi, thiền giả repa Tây Tạng.

Mũi nhọn này ở dưới cái sừng
Chỉ ra rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng,
Bay như một mũi tên bắn đi
Qua không gian của sáu cõi sanh tử.

Mười cái nút của sợi dây thừng ở phần đuôi sừng

Chỉ ra rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng,
Đã đạt đến cung điện của pháp thân
Bằng cách du hành qua mười địa của bồ tát.

Cắm đầu sừng xuống đất
Tượng trưng sự dẫn dắt cho chúng sanh địa ngục ở bên dưới.
Hay đôi khi tôi để nằm trên mặt đất
Để chỉ sự dẫn dắt cho ma quỷthú vật lạc lầm.
Đôi khi tôi chỉ nó lên trời
Để tượng trưng sự thuần hóa chư thiên và bán-thiên,
Và đôi khi tôi cầm lấy nó và dạo chơi các miền
Tượng trưng sự thuần hóa và dẫn dắt loài người.
Lỗ hổng trên cán này được khoan xuyên qua gậy
Chỉ rằng tâm tôi xuyên suốt những hình tướng không chướng ngại
;
Cái bọc cán da hoẵng mềm mại này
Chỉ ra tính cách nhu nhuyễn của tâm thiền giả.
Cái dây cán gậy bền dai không thể đứt này
Chỉ rằng tôi, thiền giả repa Tây Tạng
Không sợ phải rơi vào những cảnh giới thấp.

Bài ca này diễn tả ý nghĩa hiện thực,
Nhưng không chắc những biểu tượng được thấu hiểu ;
Vậy thì bây giờ hãy nhận một bài ca giải thích :

Mang cây gậy sừng này
Tượng trưng sự chiến đấu của tôi với những con chó dữ của sân hận
Khi lang thang các miền không mục đích.

Bài ca ngắn này từ đôi môi tôi
Chỉ rằng tôi kiếm đồ nuôi dưỡng bằng khất thực ;
ngôn ngữ tượng trưng của bài ca
Chỉ ra chuyện tầm phào trẻ con của một thiền giả.

Hãy hiểu ý nghĩa của nó, chư thiênloài người !
Hãy biến nó thành một nguồn cảm hứng cho đức hạnh !
Hãy dùng nó như một nhắc nhở cho niềm tin !

Mọi người tràn ngập xúc động và xin Mila ban phước, họ nói, “Bây giờ chúng tôi đã được gặp mặt đối mặt với Milarepa mà chúng tôi vẫn thường nghe nói.” Họ cúng dườngthỉnh cầu dạy Pháp, nhưng Mila nhịn ăn ở đó trong ba ngày rồi ra đi.
 

Nhân cách năng độngcuộc đời hoạt động của Mila chứng minh sự kiện rằng thành tựu giác ngộ không phải là một loại “cái chết tình cảm” như một số người tưởng tượng. Phật quả không đạt được chỉ bằng đàn áp những xúc cảm ; thật vậy, Mật thừa dùng những yếu tố thường là quấy nhiễu này như chính nhiên liệu của thực hành. Sự hiểu lầm về phương tiện phát triển cá nhân đã xảy ra ở mọi thời, thế nên Mila giải thích sự chứng đắc Phật quả nghĩa là gì. Ngài bác bỏ những ý tưởng cho rằng trẻ con và thú vật thì giác ngộ một cách tự nhiên, rằng những thần lực siêu nhiên là một dấu hiệu của chứng ngộ và sự thực hành những cấp độ nhập định đầy phúc lạc dẫn về hướng giác ngộ. Rồi ngài tóm lược hành trình của con đường đến giác ngộkết thúc với một chuỗi dài những chỉ bảo.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/08/2010(Xem: 109925)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :